Xu Hướng 9/2023 # Thừa Vitamin D Nguy Hiểm Đến Mức Độ Nào? # Top 9 Xem Nhiều | Mfua.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Thừa Vitamin D Nguy Hiểm Đến Mức Độ Nào? # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thừa Vitamin D Nguy Hiểm Đến Mức Độ Nào? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo. Ngược với các vitamin tan trong nước, cơ thể không thể dễ dàng loại bỏ các vitamin tan trong chất béo. Do đó, bổ sung quá nhiều có thể gây tích tụ vitamin D bên trong cơ thể.

Cơ chế chính xác về độc tính của vitamin D rất phức tạp và vẫn chưa được hiểu rõ. Nhìn chung, việc này có thể làm nồng độ vitamin D thừa trong cơ thể tăng cao. Nó có thể đi vào bên trong các tế bào và lấn át các quá trình truyền tín hiệu do nó điều khiển.

Đủ: 20 – 30 ng/ml;

Giới hạn trên an toàn: 60 ng/ml;

Độc: Trên 150 ng/mL.

Từ đó, lượng vitamin D từ 1.000 – 4.000 IU (25 – 100 microgam)/ngày là đủ để đảm bảo lượng trong máu tối ưu.

Nhiễm độc vitamin D nói chung là do bổ sung quá liều vitamin D, không phải do chế độ ăn uống hoặc tắm nắng. Bổ sung lâu dài một lượng từ 40.000 – 100.000 IU (1.000 – 2.500 microgam)/ngày đã được chứng minh là gây độc cho người. Đây là 10 – 25 lần giới hạn trên được khuyến nghị.

Một số trường hợp cũng có thể do lỗi trong quá trình sản xuất.  Khi các chất bổ sung có lượng vitamin D cao hơn 100 – 4000 lần so với ghi trên bao bì.

Độc tính của vitamin D thường có thể được phục hồi, nhưng những trường hợp nghiêm trọng có thể gây suy thận và vôi hóa động mạch.

Nồng độ canxi trong máu tăng cao

Vitamin D giúp cơ thể bạn hấp thụ canxi từ thực phẩm. Trên thực tế, đây là một trong những vai trò quan trọng nhất của nó. Tuy nhiên, nếu bổ sung thừa vitamin D, canxi trong máu có thể đạt đến mức gây ra các triệu chứng khó chịu và nguy hiểm.

Vậy, thừa vitamin D gây ra bệnh gì? Đó chính là tăng canxi huyết. Các triệu chứng của tăng canxi huyết bao gồm:

Rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như nôn, buồn nôn và đau dạ dày;

Mệt mỏi, chóng mặt và lú lẫn;

Khát nước;

Đi tiểu thường xuyên.

Mức bình thường của canxi trong máu là 8,5–10,2 mg/dl.

Thực tế đã có trường hợp hai người đàn ông uống thuốc bổ sung vitamin D với liều lượng vượt quá hàm lượng nhãn. Từ đó dẫn đến nồng độ canxi trong máu là 13,2–15 mg/dl. Hơn nữa, phải mất một năm sau khi ngừng dùng chất bổ sung để nồng độ của họ trở về bình thường.

Buồn nôn, nôn mửa và kém ăn

nồng độ canxi trong máu cao.

Đau dạ dày, táo bón hoặc tiêu chảy

Đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy cũng là dấu hiệu của tăng canxi do quá liều vitamin D. Điều này có thể xảy ra ở những người dùng vitamin D liều cao điều trị việc thiếu hụt. Tác dụng này có thể xảy ra tùy thuộc vào từng cá nhân, ngay cả khi nồng độ vitamin D trong máu của họ tương tự nhau.

Mất xương

Vì vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ canxi và chuyển hóa xương, nên việc bổ sung đủ lượng là rất quan trọng để duy trì xương chắc khỏe.

Tuy nhiên, quá nhiều vitamin D có thể gây hại cho sức khỏe của xương. Bên cạnh việc tăng canxi huyết, một số nhà nghiên cứu cho rằng, liều cao vitamin D có thể dẫn đến giảm lượng vitamin K2 trong máu và hoạt động của nó. Vitamin K2 giúp gắn canxi từ máu vào xương và giữ canxi trong xương. Điều này đặc biệt nguy hiểm hơn với đối tượng trẻ thừa vitamin D. Bởi vì đây là giai đoạn phát triển xương ở trẻ.

Do đó, để bảo vệ chống lại sự mất xương, bạn nên tránh bổ sung thừa vitamin D và cần bổ sung vitamin K2. Bạn cũng có thể ăn các thực phẩm giàu vitamin K2, như sữa và thịt động vật ăn cỏ.

Suy thận

Việc hấp thụ quá nhiều vitamin D lâu dài cũng dẫn đến tổn thương thận. Một nghiên cứu đã tiến hành trên 62 người được tiêm vitamin D liều rất cao. Kết quả cho thấy, tất cả đều bị suy thận, cho dù họ có thận khỏe mạnh hay đang mắc bệnh thận.

Trường hợp suy thận sẽ được điều trị bằng cách uống thuốc hoặc phối hợp truyền tĩnh mạch và thuốc.

Như vậy, hậu quả chính của thừa vitamin D là tích tụ canxi trong máu, được gọi là tăng canxi huyết. Các triệu chứng ban đầu của tăng calci huyết bao gồm: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón và suy nhược. Ngoài ra, khát quá mức, lú lẫn, tăng huyết áp, vôi hóa trong ống thận, suy thận hoặc mất thính giác cũng có thể xảy ra.

Tình trạng tăng calci huyết có thể mất vài tháng để điều trị. Điều này là do vitamin D tích tụ trong chất béo trong cơ thể và được giải phóng vào máu từ từ. Việc điều trị bao gồm tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và loại bỏ tất cả vitamin D trong chế độ ăn uống và bổ sung.

Bác sĩ cũng có thể điều chỉnh nồng độ canxi của bạn bằng cách tăng lượng muối và chất lỏng, thường bằng cách truyền nước muối sinh lý.

Hướng Dẫn Cách Tắm Nắng Đúng Để Bổ Sung Vitamin D

Mặt trời là một nguồn cung cấp vitamin D dồi dào và miễn phí nhưng hiệu quả. Chúng ta thường dễ dàng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hằng ngày. Tuy nhiên, để nguồn ánh sáng mặt trời cung cấp vitamin D hiệu quả, chúng ta phải làm như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi trên

Việt Nam là một nước gần xích đạo nên mọi người dễ dàng nhận được sự tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, không phải ánh nắng mọi thời điểm trong ngày đều tốt cho da. Thời gian tối ưu để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để sản xuất vitamin D là từ10 giờ sáng đến 3 giờ chiều

Thời gian tối ưu để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để sản xuất vitamin D là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều

Người có làn da sẫm màu nên kéo dài thời gian tắm nắng hơn để tổng hợp cùng một lượng vitamin D trong da. Điều này được giải thích là do những người có làn da sẫm màu có khả năng chống tia cực tím nhiều hơn do lượng melatonin tăng lên trong da của họ. Ngoài ra, những người lớn tuổi cũng cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn

Advertisement

Người lớn tuổi cũng cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn để tổng hợp vitamin D

Bảo vệ da an toàn trước tác động của tia cực tím

Mặc dù ánh sáng mặt trời là một trong những cách tốt nhất để tổng hợp vitamin D, nhưng đây cũng là tác nhân thường gây ra nhiều tổn thương da: bỏng rát, đỏ da, thậm chí, nếu bạn tiếp xúc ánh nắng quá lâu trong thời gian kéo dài, đặc biệt vào những thời điểm nắng gắt trong ngày, bạn có nguy cơ bị ung thư da,….

Vì vậy, bạn phải thoa kem chống nắng và che chắn cẩn thận làn da của mình, đặc biệt là vào những khung giờ có nắng gắt. Kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên được cho là phù hợp nếu bạn có kế hoạch cho hoạt động ngoài trời trong nhiều giờ liền

Hãy tắm nắng 15-20 phút mỗi ngày để cơ thể tạo ra vitamin D

Các chuyên gia khuyên rằng nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 15 đến 20 phút, không dùng kem chống nắng, ít nhất hai lần một tuần để cung cấp đầy đủ vitamin D. Ngoài ra, bạn có thể dành 2-3 phút dưới ánh nắng mặt trời vài lần một tuần, chỉ thoa kem chống nắng cho da mặt cũng có thể giúp da tiếp xúc đủ ánh nắng để thu nhận vitamin D.

Dù bằng cách nào, các chuyên gia khuyên không nên tắm trong một giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Cần lưu ý rằng: mặt, cánh tay, chân và lưng là những vị trí thích hợp để da thu nhận được lợi ích tích cực từ tia nắng mặt trời.

Thoa kem chống nắng sau khi ra nắng 30 phút

Sau khi phơi nắng từ 15 đến 20 phút, bạn nên thoa kem chống nắng trên vùng da vừa tiếp xúc. Bức xạ UVB từ ánh nắng mặt trời sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da nếu bạn không bảo vệ da. Bạn nên đảm bảo rằng da của bạn không có cảm giác bỏng rát, quá nóng khi chạm vào, hoặc căng, khô và đau khi bạn ở dưới ánh nắng mặt trời. Nếu bạn cảm thấy có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bạn không nên phơi nắng

Dành nhiều thời gian tắm nắng hơn vào những ngày nhiều mây

Vào những ngày trời nhiều mây, bạn sẽ nhận được ít ánh sáng mặt trời hơn khoảng 50%. Nếu bạn ở trong bóng râm, bạn sẽ nhận được ít hơn khoảng 60%. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần dành ít nhất 45-60 phút để tắm nắng vào ngày trời nhiều mây

Sau khi phơi nắng từ 15 đến 20 phút, bạn nên thoa kem chống nắng trên vùng da vừa tiếp xúc

– Vị trí địa lý gần hay xa xích đạo là một trong những yếu tố cần xem xét thời gian chiếu sáng của mặt trời trong ngày

– Màu da cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất vitamin D, da trắng sản xuất vitamin D dễ dàng hơn so với da sẫm màu vì hàm lượng melanin thấp

– Những yếu tố trên thường không thể thay đổi được, nhưng bạn có thể chọn thời gian trong ngày để phơi mình dưới ánh nắng mặt trời. Hãy chọn những giờ giữa ngày, thay vì những giờ sáng sớm hoặc buổi tối. Vào giữa ngày, ánh nắng mặt trời mạnh hơn và bạn sẽ tạo ra nhiều vitamin D.

– Cứ để ánh nắng tiếp xúc với da càng nhiều càng tốt, đừng che chắn bằng quần áo. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, những giờ trong ngày có ánh sáng mặt trời quá mạnh có thể gây bỏng da

– Lưu ý rằng cường độ chiếu sáng của ánh nắng mặt trời vẫn cao ngay cả khi có mây bao phủ hoàn toàn

Cứ để ánh nắng tiếp xúc với da càng nhiều càng tốt trong thời gian tắm nắng

Nguồn: WikiHow

Tiểu Đường 7.2 Có Nguy Hiểm Không?

1. Đối với người bình thường không mắc đái tháo đường

Nếu giá trị 7.2 mmol/L là đường huyết đói thì đối tượng có khả năng bị đái tháo đường vì đã đạt ngưỡng chẩn đoán đái tháo đường. Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định cần làm thêm một mẫu đường huyết đói, hoặc HbA1c, hoặc OGTT (xét nghiệm dung nạp glucose) để chẩn đoán xác định.

Nếu 7.2 mmol/L là mức đường huyết được đo sau ăn thì đây là giá trị bình thường.

2. Đối với người mắc đái tháo đường

Trong trường hợp này thì mức đường huyết 7.2 mmol/L, kể cả là đường huyết đói hay đường huyết sau ăn, đều nằm trong giá trị chấp nhận được.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa trên 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:1

Nồng độ glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L).

Nồng độ glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75 gram (OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của WHO – Tổ chức Y tế Thế giới, người bệnh cần nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp. Dùng một lượng glucose tương đương với 75 gram glucose, hòa tan trong 250 – 300 ml nước, uống trong 5 phút. Trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150 – 200 gram carbohydrate mỗi ngày.

HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở trong phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ở những người mắc bệnh đái tháo đường có triệu chứng điển hình của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

Đường huyết lúc đói từ 100 đến 125 mg/dL là dấu hiệu của tiền đái tháo đường. Đây là tình trạng lượng đường trong máu trên mức “bình thường”, nhưng không đủ cao để được coi là bệnh đái tháo đường. Tiền đái tháo đường là một yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường típ 2, bệnh tim mạch và đột quỵ. Nó được quản lý bằng cách thay đổi lối sống và trong một số trường hợp có thể cần đến thuốc.

Trong những trường hợp không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose trong máu bao gồm: tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân thì những xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường ở trên cần được thực hiện lặp lại 2 lần để chẩn đoán xác định. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần đầu tiên có thể từ 1 đến 7 ngày.1

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị tầm soát bệnh đái tháo đường típ 2 định kỳ bắt đầu từ tuổi 35.1 Nếu kết quả bình thường vẫn nên kiểm tra lại ba năm một lần. Nếu kết quả cho thấy tiền đái tháo đường, HbA1C nên được kiểm tra một đến hai năm một lần.

Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, phương pháp thường được các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán tiểu đường là định lượng glucose huyết tương khi đói 2 lần ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Đây được xem là một phương pháp đơn giản và hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán đái tháo đường.

Đối với người lớn mắc đái tháo đường không mang thai, ADA khuyến nghị các mục tiêu đường huyết như sau:2

Đường huyết lúc đói là 80 đến 130 mg/dL (4.4 – 7.2 mmol/L).

Đường huyết 1 đến 2 giờ sau ăn dưới 180 mg/dL (11 mmol/L).

HbA1c dưới 7%.

Các mục tiêu này có thể được cá nhân hóa cho một số bệnh nhân, dựa trên các yếu tố như: thời gian mắc bệnh đái tháo đường, tuổi tác hay kì vọng sống, tình trạng nhận thức, các tình trạng bệnh đi kèm, bệnh lý tim mạch đã biết, hay có các biến chứng mạch máu nhỏ tiến triển, tình trạng không nhận biết được hạ đường huyết…

Một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả, duy trì cân nặng hợp lý, và hoạt động thể chất thường xuyên đều hữu ích. Các phương pháp bao gồm:

1. Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp

Ăn đúng bữa và không bỏ bữa.

Kiểm soát khẩu phần ăn. Ví dụ, người bệnh có thể áp dụng phương pháp cái đĩa: một nửa đĩa là rau củ không chứa tinh bột, một phần tư là protein nạc, và một phần tư là carbohydrat.

Giảm lượng tinh bột nhập vào.

Uống nhiều nước lọc thay vì nước trái cây, hoặc nước ngọt có đường.

Hạn chế đồ uống có cồn.

Ăn nhiều chất xơ.

Hạn chế chọn lựa thực phẩm có GI cao.

2. Thực hiện lối sống sinh hoạt hợp lí

Theo dõi đường huyết thường xuyên. Nhằm nhận biết các yếu tố làm tăng hoặc giảm đường huyết.

Tập luyện thể lực thường xuyên.

Duy trì cân nặng hợp lý.

Ngủ đủ giấc.

Hạn chế stress.

Bệnh Rubella Có Nguy Hiểm Hay Không?

Bệnh Rubella còn được gọi là bệnh sởi Đức vì được các bác sĩ người Đức mô tả lần đầu tiên như một bệnh khác biệt với bệnh sởi. Bệnh do một loại virus gây nên và có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.

Tùy đối tượng và độ tuổi mắc bệnh mà người bệnh có thể gặp nguy hiểm hay không. Các trường hợp bệnh rubella xảy ra ở trẻ em sau sinh hay người trưởng thành thường không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu phụ nữ mang thai bị lây nhiễm và mắc bệnh có thể ảnh hưởng nặng nề lên thai nhi.

Khi mắc bệnh, người bệnh có những biểu hiện như sốt, phát ban, nổi hạch gần giống như bệnh sởi. Nhưng rubella không giống như bệnh sởi bởi vì Rubella được gây ra do một loại virus khác, bệnh ít lây nhiễm hơn và không gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như bệnh sởi.

Nguyên nhân gây ra bệnh là do một loại virus có tên Rubella. Dưới kính hiển vi, virus này có dạng hình cầu và bị bất hoạt dễ dàng bởi lipid, tia cực tím, độ pH cùng với nhiệt độ cao.

Trước khi có vắc xin phòng bệnh, bệnh Rubella thường bùng phát mạnh vào mùa xuân, ở học sinh 5 – 9 tuổi và gây ra những trận dịch lớn. Từ khi có vắc xin phòng ngừa, không ghi nhận thêm trận dịch nào xảy ra nữa.

Con đường lây truyền bệnh:

Virus Rubella lây truyền qua những giọt nước bọt từ mũi, họng của người bệnh bắn ra khi ho hay hắc xì. Khả năng lây truyền bệnh cao nhất là khi người bệnh bị phát ban. Tuy nhiên bệnh có thể lây nhiễm từ 1 tuần trước khi phát ban cho đến 1 tuần sau khi phát ban.

Phụ nữ mang thai có thể truyền virus cho con thông qua nhau thai. Tùy thuộc nhiễm virus vào giai đoạn nào của thai kì sẽ có ảnh hưởng khác nhau lên thai nhi. Nếu người mẹ mắc bệnh vào 3 tháng đầu của thai kì thì khả năng thai bị dị tật là rất cao, bởi vì giai đoạn này có sự hình thành và phát triển các cơ quan của thai nhi.

Dịch tiết từ đường hô hấp và nước tiểu của trẻ sơ sinh mắc bệnh rubella bẩm sinh chứa một lượng lớn virus trong nhiều tháng (có thể đến 2 tuổi). Vì vậy, bệnh có thể lây truyền từ trẻ sang cho những người chăm sóc trẻ.

Lưu ý là tìm thấy virus ở họng những người vừa tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh rubella. Tuy nhiên những người này không thể truyền bệnh sang cho người khác vì số lượng virus quá ít.

Bệnh Rubella ở trẻ em sau sinh và người trưởng thành thường nhẹ hoặc đôi khi không có triệu chứng. Nếu biển hiện triệu chứng, trẻ em thường có biểu hiện nhẹ hơn người lớn. Các triệu chứng khi mắc bệnh bao gồm:

Thời gian ủ bệnh mất khoảng 2 – 3 tuần, là khoảng thời gian từ khi nhiễm virus cho đến khi xuất hiện các triệu chứng.

Sau giai đoạn ủ bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi và chán ăn vài ngày.

Trẻ cần được nhận diện sớm và phòng ngừa bệnh Rubella để giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. 

Sau đó người bệnh bị phát ban. Phát ban thường bắt đầu ở mặt và lan dần xuống phần dưới cơ thể. Ban ở vùng này sẽ biến mất nhanh khi đã lan sang vùng khác. Giai đoạn phát ban thường kéo dài trong vòng 3 – 5 ngày.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị sưng hạch hoặc viêm kết mạc mắt.

Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm viêm khớp, viêm não hay viêm gan. Tuy nhiên khả năng bị các biến chứng này là rất hiếm và thường là nhẹ.

Nhiễm Rubella trong giai đoạn mang thai có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu mẹ mắc bệnh Rubella thì có nguy cơ cao bị sẩy thai, sinh non và dị tật bẩm sinh. Yếu tố quan trọng nhất quyết định độ nặng của dị tật bào thai là tuổi thai lúc bị nhiễm virus. Tuổi thai nhiễm bệnh càng nhỏ thì dị tật mắc phải càng nặng.

Các bất thường có thể xảy ra lúc sinh bao gồm:

Bất thường về xương.

Đục giác mạc.

Thiếu máu.

Gan lách to.

Vàng da.

Nhẹ cân.

Nổi hạch.

Viêm màng não.

Viêm phổi do Rubella.

Các bất thường tiến triển kéo dài về sau bao gồm:

Điều cần lưu ý là mặc dù khả năng lây nhiễm cho con là rất cao nhưng không phải bào thai nào nhiễm Rubella đều bị dị tật. Có khả năng con sinh ra không bị dị tật bẩm sinh cho dù bị lây nhiễm ở bất kỳ tuổi thai nào. Vì vậy, nên tham vấn với bác sĩ sản khoa về khả năng con bị mắc bệnh. Từ đó có những chiến lược quản lý thai kì phù hợp.

Dĩn Là Con Gì Mà Nguy Hiểm

Dĩn là con gì?

Con dĩn là một loại côn trùng, rất giống với muỗi. Con dĩn còn có tên gọi khác là con dãn hoặc con bọ mát. Tên khoa học của con dĩn là Ceratopogonidae.

Tên khoa học: Culicoides

Bộ: Ruồi

Lớp cao hơn: Culicoidini

Phân họ (subfamilia): Ceratopogoninae

Họ (familia): Ceratopogonidae

Cấp độ: Chi

Hình dáng

Con dĩn có hình dáng tương đối giống với con muỗi. Cơ thể của con dĩn chỉ dài khoảng từ một đến ba milimet. Cấu trúc cơ thể của con dĩn được chia làm ba phần rõ rệt.

Phần đầu có kích thước nhỏ, trên đầu có phủ một lớp lông trắng. Và đầu con dĩn cũng giống con muỗi một điểm là có vòi hút ở đầu. Đây chính là công cụ để chúng hút máu.

Phần thân của con dĩn sẽ bao gồm cánh và sáu chiếc chân. Nhiệm vụ chính là giúp chúng di chuyển hoặc bay nhảy một cách thoải mái nhất.

Nơi sinh sống

Vòng đời

Con dĩn thường trải qua bốn giai đoạn trước khi trở thành một con dĩn trưởng thành. Chúng sẽ bắt đầu từ trứng dĩn, sau đó sẽ nở ra ấu trùng, rồi đến thanh trùng và cuối cùng là phát triển thành con dĩn trưởng thành. Những nơi ẩm thấp sẽ là địa điểm thuận lợi để cho dĩn sinh sôi và phát triển. Chúng thường phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết như nắng mưa, nhiệt độ, ánh sáng…

Tác hại của con dĩn

Con dĩn sẽ có những tác hại tương đối giống con muỗi. Khi nhắc đến dĩn người ta sẽ biết ngay đây là một loài côn trụng có hại cho con người. Làm ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người.

Hút máu người và động vật

Đây là đặc điểm đặc trưng nhất của con dĩn. Việc ưa thích của chúng chính là hút máu người và động vật. Máu sẽ cung cấp lượng protein giúp chúng tồn tại và sinh sản. Một điều đặc biệt là chỉ có dĩn cái mới đi hút máu. Do đến mùa sinh sản, những con dĩn cái rất cần năng lượng lớn để sinh sản. Vì vậy, việc chúng cần làm là đi hút máu người hoặc động vật để phục vụ mùa sinh sản của mình.

Ngoài ra, loài dĩn cũng được chia thành nhiều chi khác nhau. Mỗi chi sẽ có những tập tính hút máu khác nhau. Có những con dĩn chỉ hút máu ban đêm. Có những con dĩn chỉ hút máu khi có ảnh sáng. Loại dĩn khác thì lại rất được kích thích cho việc hút máu khi trời nắng.

Gây bệnh truyền nhiễm

Tại sao lại nói dĩn gây bệnh truyền nhiễm. Thực tế, con dĩn không tự gây ra bệnh truyền nhiễm được. Việc có bệnh truyền nhiễm là do trước đó con dĩn đã hút máu một vật chủ mắc bệnh truyền nhiễm. Vô tình đến lúc chúng hút máu bạn thì bạn sẽ bị lây qua đường đó. Hoặc đơn giản là do nơi chúng sống rất ẩm thấp, bẩn thỉu. Dẫn đến việc nhiều vi khuẩn bám trên cơ thể chúng. Khi tiếp xúc với chúng ta sẽ rất dễ mắc bệnh.

Con dĩn sợ mùi gì nhất?

Những tác hại khác

Con dĩn là một loại côn trùng rất thích ánh sáng. Vì vậy, vào buổi tối khi đi ngoài đường, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp từng đàn dĩn đang bám đầy trên bóng đèn. Như vậy, khả năng cao khi đi qua những nơi nhiều dĩn như vậy, sẽ khó tránh được việc bị dĩn bay vào mắt. Lúc đó sẽ gây cản trở tầm nhiền của bạn, rất dễ xảy ra tai nạn.

Những cách giảm ngứa khi bị con dĩn đốt

Dùng đá lạnh

Đá lạnh sẽ luôn là phương án sử dụng rất tốt khi bị con dĩn hoặc muỗi đốt. Vì đơn giản khi bị đốt xong, vết đốt sẽ gây phồng đỏ, và rất ngứa. Khi chúng ta chườm đá lạnh vào vết đốt. Đá sẽ làm tê liệt phạm vị vết đốt và xung quanh đó. Khi đó cảm giác ngứa và khó chịu sẽ dần biến mất.

Dùng tinh dầu

Thoa tinh dầu lên vết con dĩn đốt sẽ làm mềm da, tạo cảm giác mát mẻ và dễ chịu cho vết đốt. Khi đó bạn sẽ dần dần không cảm thấy ngứa nữa.

Dùng bã trà

Dùng quả chanh

Chanh luôn được dùng để kháng khuẩn rất tốt do trong chanh có tính axit. Vì vậy, nếu bị dĩn đốt bạn hoàn toàn có thể dùng một lát chanh và chà vào vết đốt. Cảm giác dịu mát và đỡ ngứa sẽ đến rất nhanh.

QuanTum Care thuốc trị các vết đốt con trùng

Nếu bạn bị con Dĩn đốt khiến vết thương ngứa ngáy khó chịu thì hãy sử dụng ngay sản phẩm Smart Skin (dành cho người lớn) và Baby Skin (dành cho trẻ em). Hai sản phẩm này đều thuộc thương hiệu QuanTumCare – chuyên hỗ trợ điều trị các vết thương ngoài da do côn trùng đốt. Sản phẩm hỗ trợ làm dịu da, sát khuẩn ngăn vết thương bị nhiễm trùng và an toàn cho da.

Bảo Hiểm Thất Nghiệp Là Gì? Điều Kiện, Mức Hưởng Bảo Hiểm Thất Nghiệp Mới 2023

Trong thời kỳ kinh tế có nhiều biến động, bảo hiểm thất nghiệp đã và đang là phương pháp hỗ trợ người lao động. Vậy bảo hiểm thất nghiệp là gì? Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2023 ra sao?

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp thật sự là một trong chính sách hỗ trợ, bù đắp những khó khăn kinh tế của người lao động trong lúc kinh tế có nhiều khó khăn.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp đang chiếm vị trí quan trọng đối với người lao động trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay.

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013).

Điều kiện tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trong tất cả các cơ quan, đơn vị (không phân biệt số lượng lao động đơn vị đang sử dụng).

Nếu người lao động có ký hợp đồng lao động với nhiều công ty thì công ty đầu tiên phải có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho họ (nếu hợp đồng lao động đầu tiên kết thúc thì tham gia bảo hiểm thất nghiệp ở công ty kế tiếp).

Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hợp đồng lao động có hiệu lực, doanh nghiệp phải làm thủ tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH:

Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng.

Đơn vị sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN.

Tiền lương được tính bằng lương thu nhập được quy định trong hợp đồng lao động, không bao gồm các khoản thưởng, lương làm thêm, trợ cấp từ đơn vị sử dụng lao động.

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đủ điều kiện sau:

Chấm dứt hợp đồng làm việc hay hợp đồng lao động, trừ những trường hợp sau: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng, hợp đồng lao động trái pháp luật, hưởng lương hưu và trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 thángtrước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù;

Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

Người lao động chết.

Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được quy định như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60%

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Advertisement

Hồ sơ thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp

Để được nhận trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần chuẩn bị những hồ sơ như sau:

Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu).

Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động.

Qua bài viết trên cung cấp một số thông tin cơ bản về những điều kiện, mức hưởng, thủ tục của bảo hiểm thất nghiệp, để người lao động có thể biết đến bảo vệ những quyền lợi mà mình được hưởng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thừa Vitamin D Nguy Hiểm Đến Mức Độ Nào? trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!