Bạn đang xem bài viết Stress Nặng: Triệu Chứng, Hậu Quả Và Cách Quản Lý được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Stress nặng rất dễ nhận biết. Chúng biểu hiện trên tất cả mọi khía cạnh cuộc sống như hành vi, cảm xúc, sức khỏe thể chất…của người bệnh.
Các dấu hiệu cảm xúc của stress nặng1 2 Dễ kích động, thất vọng và ủ rũNhững người bị stress nặng thường có cảm xúc tiêu cực. Họ dễ bị kích động ngay cả trong những tình huống thông thường. Sự kích động có thể biểu hiện ở trạng thái dễ dàng cáu gắt, tức giận hoặc ủ rũ, thất vọng. Có thể nói, người bị stress nặng thường trở nên nhạy cảm hơn với mọi vấn đề trong cuộc sống. Họ cảm thấy bị mất kiểm soát hoặc ngược lại, muốn kiểm soát tất cả mọi điều đang xảy ra.
Có những suy nghĩ tồi tệ về bản thânMột dấu hiệu nữa dễ nhận thấy khi bị stress là người bệnh có xu hướng suy nghĩ tồi tệ về bản thân. Họ cảm thấy mình không có giá trị, bất lực hoặc cô đơn. Một số trường hợp tiến triển xấu còn khiến người bệnh xa lánh mọi người và thậm chí là đến mức trầm cảm.
Khó thư giãn và tĩnh tâmNgười bị stress nặng rất khó thư giãn. Các loại hormone stress tiết ra khiến cơ thể luôn trong tình trạng chiến đấu. Chính vì thế, họ khó bình tĩnh hay thư giãn. Stress kéo dài còn khiến tâm trạng bức bối, khó chịu và rất dễ nổi nóng.
Dấu hiệu thể chất của stress nặng Đau đầu hoặc đau nhức cơ bắpĐau nhức là một trong những triệu chứng stress nặng dễ nhận thấy. Khi phải đối diện với các vấn đề gây căng thẳng, các loại hormone được tiết ra sẽ làm cơ thể luôn phải ở trong tình trạng hoạt động cường độ cao. Do vậy, các cơn đau bắt đầu xuất hiện. Chúng như một dấu hiệu báo rằng bạn đang bị quá tải.
Giảm ham muốn hoặc khả năng tình dụcStress kéo dài có thể tác động tiêu cực đến sự ham muốn cũng như khả năng tình dục. Một kết quả nghiên cứu được công bố vào năm 2014 đã cho thấy điều này.3 Không chỉ riêng tình dục, khao khát được thân mật cũng giảm sút nếu stress chuyển thành mãn tính.
Khó ngủ hoặc mất ngủKhi bị stress lâu ngày, nguy cơ mất ngủ là rất cao. Hormone cortisol khiến bạn khó mà bình tĩnh và thư thái để có thể đi vào giấc ngủ. Đặc biệt là khi các suy nghĩ còn tràn ngập trong đầu và phần lớn đó là các suy nghĩ tiêu cực và lo lắng.
Dấu hiệu nhận thức khi bị stress nặng Giảm khả năng tập trung và hay quênNếu như gần đây bạn cảm thấy mình hay quên hoặc khả năng tập trung kém đi thì rất có thể đó là hậu quả của stress kéo dài. Một nghiên cứu trên động vật đã cho thấy, những con chuột tiếp xúc với căng thẳng cấp tính thường có hiệu suất trí nhớ kém hơn.4 Các nhà khoa học cũng đã nhận thấy một số loại hormone tiết ra sau khi căng thẳng có thể gây chấn thương hoặc suy giảm trí nhớ.5
Lo lắngBệnh stress nặng thường đi kèm với biểu hiện lo lắng. Đó là cảm giác sợ hãi thường xuyên về một vấn đề gì đó. Những người thường trải qua mức độ stress cao thường có nguy cơ bị lo lắng nhiều hơn so với những đối tượng khác.
Stress nặng kéo dài có thể làm trầm trọng hơn hoặc gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong đó bao gồm cả vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần. Người bị stress nặng có khả năng gặp các vấn đề như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách… Bên cạnh đó, các bệnh về tim mạch, tiêu hóa, rối loạn ăn uống, béo phì…cũng có thể xuất hiện hoặc nặng hơn do stress.
Stress nặng khiến người mắc phải phải đối diện với nhiều nguy cơ. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể quản lý và làm giảm chúng xuống. Có khá nhiều kỹ thuật đơn giản mà chúng ta có thể áp dụng hằng ngày để giúp tâm trí khỏe mạnh hơn.
Tăng cường các hoạt động thể chất Thiền chánh niệmThiền ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống và chúng cũng rất hữu ích trong việc quản lý stress nặng. Đặc biệt, kỹ thuật này còn được ưa chuộng bởi tính đơn giản, chi phí thấp và có thể thực hiện bất cứ lúc nào. Chỉ vài phút thiền mỗi ngày cũng giúp ích rất nhiều cho tâm trí của bạn.
Tăng cường sự kết nốiMột kỹ thuật khá đơn giản nữa để kiểm soát stress là trò chuyện với người thân hoặc người mà bạn tin tưởng. Điều này sẽ giúp chúng ta giải tỏa bớt những cảm xúc tiêu cực và có sự kết nối tốt hơn với người xung quanh. Nếu không muốn trò chuyện, bạn có thể viết nhật ký, vẽ tranh, tô màu… Đây đều là những phương pháp giải tỏa stress cực kỳ hữu hiệu.
Stress nặng có hậu quả khá nặng nề nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời. Do vậy, nếu thấy có những dấu hiệu đáng ngờ, bạn hãy áp dụng ngay một số cách để giảm tải bớt gánh nặng cho tâm trí. Nếu tình trạng kéo dài và không giảm bớt, đừng ngần ngại liên hệ với những người có chuyên môn để được giúp đỡ.
Thiếu Vitamin: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Bổ Sung Hiệu Quả
Thiếu vitamin là tình trạng không bổ sung đủ một loại vitamin trong thời gian dài. Các triệu chứng của tình trạng thiếu vitamin bao gồm tóc và móng giòn, loét miệng, rụng tóc, các mảng da có vảy,…
Thiếu vitamin thường chia thành 2 loại:
Thiếu hụt nguyên phát: gây ra bởi lượng vitamin cung cấp không đủ.
Thiếu hụt thứ phát: do rối loạn cơ bản như kém hấp thu.
Thiếu vitamin gây rụng tóc
Mệt mỏi và suy nhượcNếu bạn luôn cảm thấy buồn ngủ hoặc uể oải, bạn có thể thiếu vitamin D, bất kỳ loại vitamin B nào hoặc vitamin C.
Vitamin D giúp xương và cơ chắc khỏe, vì vậy khi không có đủ, bạn có thể cảm thấy cơ thể yếu ớt và thiếu năng lượng.
Vitamin C và tất cả các vitamin B ngoại trừ folate (B9) đều tham gia vào việc sản xuất năng lượng trong tế bào. Vì vậy nếu thiếu các loại vitamin này có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức.
Thiếu folate dẫn đến mệt mỏi và suy nhược do thiếu máu bởi cơ thể bạn không có đủ tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô. [1]
Cảm thấy buồn ngủ hoặc uể oải có thể là biểu hiện của thiếu vitamin
Da và tóc khôDa và tóc khô là những triệu chứng phổ biến của sự thiếu hụt các vitamin sau:
Vitamin A.
Vitamin B.
Vitamin C.
Vitamin D.
Da và tóc khô là những triệu chứng phổ biến của thiếu vitamin
Trầm cảmSự thiếu hụt các vitamin cần thiết đôi khi có thể dẫn đến trầm cảm:
Vitamin B1, B3, B6, B9, B12.
Vitamin C.
Vitamin D.
Cần lưu ý rằng bổ sung vitamin không có tác dụng điều trị trầm cảm, hãy đến gặp bác sĩ nếu như bạn gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần như stress và trầm cảm. [2]
Trầm cảm là biểu hiện của thiếu vitamin
Dễ bầm tím và chảy máuDễ chảy máu và bầm tím thường xuất hiện do sự thiếu hụt các vitamin cần thiết dẫn đến các vấn đề về đông máu, thiếu hụt collagen và khả năng chữa lành vết thương kém:
Vitamin C.
Vitamin K, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh khi thiếu loại vitamin này gây ra bệnh xuất huyết và có thể dẫn đến tử vong.
Dễ bầm tím và thiếu máu là biểu hiện của thiếu vitamin
Vết thương khó lànhVết thương khó lành có nghĩa là mất nhiều thời gianđể chữa lành các vết thương này. Có rất nhiều vitamin thiết yếu góp phần vào quá trình chữa bệnh này, thông qua cơ chế:
Hỗ trợ tạo collagen.
Tăng tái tạo lại các loại tế bào, mô khác nhau.
Một số khác bảo vệ tế bào thông qua hoạt động chống oxy hóa.
Sự thiếu hụt vitamin có thể góp phần làm các vết thương khó lành, chẳng hạn như:
Vitamin A.
Vitamin B.
Vitamin C.
Vitamin D.
Vitamin K.
Vết thương khó lành là biểu hiện của thiếu vitamin
Dễ nhiễm trùngThiếu hụt một số vitamin có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, do đó bạn dễ bị nhiễm trùng và mắc các bệnh truyền nhiễm:
Vitamin A.
Vitamin C.
Vitamin D.
Thiếu vitamin A đặc biệt nguy hiểm khi dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng và gây ra các biểu hiện[3] :
Tiêu chảy.
Sốt rét.
Sởi.
Bệnh lý về đường hô hấp.
Nhiễm trùng tai mãn tính.
Dễ nhiễm trùng là biểu hiện của thiếu vitamin
Xương dễ gãyCác vitamin thiết yếu như vitamin A, B6, B9, B12, C, D và K giúp xương chắc khỏe .
Đặc biệt khi thiếu vitamin D làm giảm mật độ xương, nên dẫn đến xương suy yếu, gây còi xương và dễ gãy xương.
Xương dễ gãy là biểu hiện của thiếu vitamin
Thay đổi màu daMàu da có thể thay đổi do thiếu vitamin với các biểu hiện như mất sắc tố, đặc trưng là xuất hiện các đốm trắng, da trở nên sẫm màu hoặc nhợt nhạt.
Mất sắc tố và các đốm da sáng màu có thể là kết quả của sự thiếu hụt vitamin D (ở người da trắng).
Da trở nên sẫm màu hơn có thể là do thiếu vitamin B12, vitamin D (ở người da màu).
Làn da nhợt nhạt có thể do thiếu vitamin C, vitamin B6, vitamin 9, vitamin 12.
Thay đổi màu da là biểu hiện của thiếu vitamin
Chế độ ăn uốngMột số chế độ ăn kiêng dễ dẫn đến thiếu vitamin như vitamin B12 được tìm thấy trong thịt, nên chế độ ăn thuần chay dễ dẫn đến thiếu vitamin này. Do đó, những người ăn thuần chay nên bổ sung thêm các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa chua ít béo và phô mai Thuỵ Sĩ để bổ sung vitamin B12.
Chế độ ăn kiêng tinh bột là chế độ ăn ít ngũ cốc, đây là loại thực phẩm giàu vitamin tự nhiên như vitamin D, vitamin B1, B3, B9, và các khoáng chất, nên chế độ ăn này có thể dẫn đến thiếu nhiều loại vitamin. [4]. Vì vậy, chỉ nên áp dụng chế độ ăn kiêng này trong khoảng thời gian ngắn và bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết.
Một chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến, ít trái cây tươi và rau quả có thể dẫn đến thiếu vitamin E và vitamin K.
Chế độ ăn kiêng gây tình trạng thiếu vitamin
Thiếu ánh sáng mặt trờiÁnh sáng mặt trời là một nguồn cung cấp vitamin D vô cùng quan trọng. Nên ở những vùng địa lý có khí hậu lạnh, hoặc trong mùa đông làm bạn hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến thiếu vitamin D.
Nên cung cấp thêm vitamin D bằng cách bổ sung các loại thực phẩm như hải sản, trứng và các sản phẩm từ sữa vào thực đơn hằng ngày vào mùa đông.
Thiếu ánh sáng mặt trời gây tình trạng thiếu vitamin
Một số bệnh khiến việc hấp thu và chuyển hóa vitamin trở nên khó khăn do đó có thể dẫn đến việc thiếu hụt vitamin như:
Bệnh gan do rượu.
Suy gan.
Bệnh thận.
Tiêu chảy mãn tính.
Hội chứng kém hấp thu.
Cắt bỏ dạ dày.
Bệnh viêm ruột.
Bệnh Crohn, là một bệnh viêm ruột mạn tính có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa
Hội chứng ruột kích thích.
Thiếu máu ác tính.
Bệnh gan do rượu gây nên tình trạng thiếu vitamin
Tình trạng thiếu vitamin kéo dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và không thể cải thiện ngay cả khi điều trị.
Giảm cảm giác của bàn tay và bàn chân.
Mất thị lực.
Mất trí nhớ.
Thay đổi hành vi.
Hụt hơi.
Nhịp tim nhanh.
Thiếu vitamin trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Mắt thị lực là biến chứng nguy hiểm của thiếu vitamin
Các nghiệm pháp lâm sàngBác sĩ sẽ hỏi thăm về tình hình của bệnh nhân như biểu hiện, lịch sử và các bệnh hiện tại, cùng chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Thông qua đó, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán sơ bộ và thực hiện thêm các xét nghiệm để đưa ra kết qủa chuẩn xác hơn.
Bác sĩ sẽ hỏi thăm về tình hình của bệnh nhân
Xét nghiệm máuXét nghiệm máu có thể phát hiện tình trạng thiếu vitamin và được sử dụng để đo lượng vitamin của cơ thể. Trong đó công thức máu là xét nghiệm sàng lọc phổ biến nhất. Các loại vitamin có thể định lượng bằng xét nghiệm máu bao gồm folate (vitamin B9), vitamin D và vitamin B12.
Hơn nữa, số lượng tế bào hồng cầu thấp hoặc kích thước hồng cầu lớn bất thường (thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ) là dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu vitamin B12.
Xét nghiệm máu để chẩn đoán tình trạng thiếu vitamin
Xét nghiệm can thiệpNếu bạn gặp vấn đề về tiêu hóa nên gây ra tình trạng kém hấp thu vitamin, thì bác sĩ có thể kiểm tra đường tiêu hoá bằng:
Nội soi để kiểm tra dạ dày và phần trên của ruột non.
Nội soi đại tràng được sử dụng để kiểm tra hình dạng bên trong ruột già.
Tuy nhiên, những xét nghiệm này gây khó chịu, nên phải sử dụng thuốc gây mê để tiến hành kiểm tra.
Nội soi để chẩn đoán tình trạng thiếu vitamin
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩBạn nên thăm khám bác sĩ khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường như:
Tóc khô và rụng.
Lợi sưng.
Chảy máu.
Viêm da.
Giảm cân.
Khô mắt.
Quáng gà.
Khi chảy máu bất thường nên đi gặp bác sĩ
Nơi khám bệnh thiếu vitamin
Tại Tp Hồ Chí Minh:
Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Y Dược chúng tôi Hồ Chí Minh, bệnh viện Bình Dân,…
Tại Hà Nội:
Bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Hữu Nghị,…
Nên đến các bệnh viện uy tín để chẩn đoán thiếu vitamin
Advertisement
Thay đổi chế độ ăn uống
Những thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp điều chỉnh và ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin. Bạn nên tìm hiểu các loại thực phẩm chứa vitamin cần thiết để cung cấp đủ lượng cho cơ thể.
Và bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh.
Thay đổi chế độ ăn uống để giảm tình trạng thiếu vitamin
Sử dụng vitamin thay thếBạn có thể bổ sung vitamin loại không kê đơn (OTC) hoặc thuốc bổ sung theo toa của bác sĩ để giải quyết tình trạng thiếu vitamin.
Tuy nhiên, phương pháp sử dụng vitamin thay thế này không an toàn cho tất cả mọi người vì có thể xảy ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ, tương tác với thuốc hoặc ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Vì vậy nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
Sử dụng vitamin thay thế để giảm tình trạng thiếu vitamin
Điều trị từ bác sĩTuỳ vào tình trạng bệnh nhân và nguyên nhân gây thiếu vitamin mà bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp y tế thích hợp.
Chẳng hạn như bạn mắc hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh viêm ruột, thì có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Một số bệnh, chẳng hạn như suy gan, không thể điều trị được ở giai đoạn cuối, thì sử dụng phương pháp bổ sung vitamin dài hạn.
Tuỳ vào tình trạng và nguyên nhân mà bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị thích hợp
Cách khắc phục chứng thiếu Vitamin.
Thiếu vitamin D: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị.
Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị khi thiếu vitamin B.
Nguồn: Verywellhealth
Bệnh Giời Leo: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Các giải pháp chẩn đoán và điều trị bệnh giời leoGiời leo là bệnh gì ? Nguyên nhân do đâu ?
Bệnh giời leo là một bệnh phổ biến hiện nay, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng vẫn gây cảm giác đau đớn và khó chịu cho người mắc bệnh.
Giời leo là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?
Bệnh giời leo (còn gọi là bệnh zona thần kinh) là bệnh nhiễm trùng do virus thủy đậu Varicella-zoster gây nên. Bệnh thường kèm theo những đau đớn có thời gian kéo dài từ 6 tháng tới vài năm.
Bạn đang đọc: Bệnh giời leo: Triệu chứng và cách điều trị
Hiện nay đã có vắc xin tiêm phòng mang công dụng phòng được cả bệnh thủy đậu và bệnh giời leo để hạn chế rủi ro tiềm ẩn mắc bệnh .Thời điểm Open bệnh giời leo là vào mùa mưa với thời tiết lạnh, nhiệt độ cao song song với việc cơ địa stress, sức đề kháng yếu .Bất cứ đâu trên khung hình đều hoàn toàn có thể Open giời leo, nhưng thường gặp nhất ở vùng liên sườn, gần tai và đùi trong. Bên cạnh đó bệnh còn Open ở vùng bụng, cổ, vai, mặt, sống lưng và nguy hại nhất, khó điều trị nhất là hố mắt .
Triệu chứng của bệnh giời leo
Những tín hiệu và triệu chứng của bệnh giời leo như sau :
Da đau rát do tổn thương như bị trầy xước hay bỏng, ngứa râm ran giống bị kim châm, thường Open ở những vùng da bị hở hoặc nhiều trường hợp rải rác khắp người .
Ở những vùng nhiễm bệnh Open mụn nước cấp tính, những mụn sẽ nhỏ li ti thời hạn đầu sau đó lan rộng thành từng mảng .
Vì phải chịu đau đớn cả bên trong và bên ngoài nên người bệnh bị sốt nhẹ do stress
Bên cạnh đó còn có những triệu chứng khác như : một bên tai bị giảm thính lực, phần trước lưỡi bị mất vị giác, chóng mặt, hoa mắt, ù tai và hoàn toàn có thể yếu một bên mắt. Người bệnh còn bị chảy nước mũi, thức ăn sẽ bị mắc kẹt ở nửa bên bị ảnh hưởng tác động và gây ra thực trạng khô mắt .
Bệnh giời leo lây truyền theo đường nào?
Con đường lây lan của bệnh giời leo sẽ là việc dùng tay tiếp xúc vào vùng da bị bệnh rồi sờ vào những vùng da khác khiến cho bệnh lây lan ra nhiều hơn. Vậy nên, tuyệt đối không dùng tay để gãi khi Open những vệt đỏ dài dù rất ngứa hay không dễ chịu .
Đối tượng nguy cơ bệnh giời leo
Nguy cơ bị giời leo sẽ tăng cao hơn nếu có những yếu tố như :
Người lớn tuổi, đặc biệt quan trọng trên 60 tuổi ;
Những người bị suy giảm hệ miễn dịch;
Những bệnh nhân có tiền sử bị thủy đậu .
Phương pháp phòng ngừa bệnh giời leo
Bệnh giời leo hoàn toàn có thể được phòng ngừa bằng những giải pháp sau :
Vệ sinh thật sạch vùng da bị phát ban, để giảm đau hoàn toàn có thể dùng băng ẩm đè lên vùng phát ban
Khi mắt có tín hiệu khô hãy sử dụng thuốc nhỏ mắt để dưỡng ẩm cho mắt ; buổi tối dùng thuốc mỡ tra mắt hoặc dùng miếng dán che mắt ;
Tiêm vắc-xin phòng ngừa thủy đậu cho trẻ ;
Các biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh giời leo
Chẩn đoán bệnh giời leoCó thể dựa vào bệnh sử của bệnh nhân hoặc khám lâm sàng để chẩn đoán bệnh giời leo trải qua việc bóc lớp trên cùng của bóng nước, cạo lấy lớn đáy để xét nghiệm chẩn đoán bệnh .Bác sĩ hoàn toàn có thể phải sử dụng chiêu thức chụp cộng hưởng từ để loại trừ những bệnh lý khác trong một số ít trường hợp nhất định .Điều trị bệnh giời leo
Điều trị bằng thuốc kháng sinh
Áp dụng các biện pháp thanh nhiệt giải độc cơ thể: duy trì chế độ ăn hợp lý, nhiều chất xơ, rau củ quả, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, vitamin, khoáng chất cần thiết để tăng sức đề kháng của cơ thể.
Sử dụng đỗ xanh hoặc lá khổ qua để chữa bệnh : đậu xanh hoặc lá khổ qua, gạo nếp giã nhuyễn đắp lên vị trí bị giời leo sau 3-4 ngày sẽ khỏi bệnh .
Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau : để tránh cảm xúc không dễ chịu cho người bệnh sẽ sử dụng thuốc thuộc nhóm sterroide ; để giữ sạch vết thương không bị nhiễm trùng sẽ sử dụng gạc tẩm huyết thanh hoặc dung dịch aluminin acetate 5 % ; sử dụng những dung dịch sát khuẩn và milian eosin ; Sử dụng thuốc kháng vi rút tùy theo thực trạng bệnh và hướng dẫn của bác sĩ .
Hội Chứng Ruột Kích Thích (Ibs): Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến ruột già. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón hoặc cả hai. IBS là một tình trạng mãn tính và cần phải quản lý và điiều trị lâu dài. Chỉ một số ít người bị IBS có các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng. Một số người có thể kiểm soát các triệu chứng của họ bằng cách quản lý chế độ ăn uống, lối sống và căng thẳng. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể được điều trị bằng thuốc. IBS không gây ra thay đổi cấu trúc trong mô ruột hoặc làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ruột kích thích rất đa dạng. Phổ biến nhất bao gồm:
Đau bụng, cồn cào bụng hoặc đầy hơi thường thuyên làm cho người bệnh phải đi tiêu nhiều lần để giảm sự khó chịu.
Xì hơi (trung tiện) nhiều.
Tiêu chảy hoặc táo bón, đôi khi xen kẽ các đợt tiêu chảy và táo bón.
Chất nhầy trong phân.
Hầu hết những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) có các dấu hiệu và triệu chứng theo từng đợt. Có lúc triệu chứng trở nên rất tồi tệ, có lúc lại trở về hoàn toàn bình thường.
Nguyên nhân chính xác của IBS hiện vẫn chưa được biết đến. Các yếu tố dường như đóng vai trò bao gồm:
2.1 Co thắt cơ trong ruộtCác thành của ruột được lót bằng các lớp cơ vòng. Khi thức ăn di chuyển qua, chúng co bóp giúp lưu thông thức ăn. ở người IBS, các cơn co thắt mạnh hơn và kéo dài hơn bình thường. Do đó, có thể gây ra xì hơi, đầy bụng và tiêu chảy. Các cơn co thắt ruột yếu hơn có thể làm chậm quá trình đi qua thức ăn và dẫn đến phân cứng, khô.
2.2 Hệ thần kinhBất thường ở dẫn truyền thần kinh trong hệ thống tiêu hóa có thể khiến bạn trải qua cảm giác khó chịu khi bụng bị căng ra do khí hoặc phân. Các tín hiệu phối hợp kém giữa não và ruột có thể khiến cơ thể phản ứng thái quá với những thay đổi thường xảy ra trong quá trình tiêu hóa. Từ đó dẫn đến đau, tiêu chảy hoặc táo bón.
2.3 Viêm trong ruột 2.4 Nhiễm trùng nặng 2.5 Thay đổi vi khuẩn trong ruột (microflora)
Microflora là vi khuẩn “tốt” cư trú trong ruột và đóng vai trò chính trong sức khỏe. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hệ vi sinh vật ở những người mắc IBS có thể khác với hệ vi sinh vật ở những người khỏe mạnh.
Các triệu chứng của IBS có thể được kích hoạt bởi một số yếu tố như:
3.1 Thức ănVai trò của sự không dung nạp thực phẩm trong IBS hiện chưa được hiểu rõ. Một dị ứng một loại thức ăn thực sự hiếm khi gây ra IBS. Nhưng nhiều người có triệu chứng IBS tồi tệ hơn khi họ ăn hoặc uống một số loại thực phẩm bao gồm lúa mì, các sản phẩm từ sữa, trái cây họ cam quýt, đậu, bắp cải, sữa và đồ uống có ga.
3.2 Stress
Hầu hết những người bị IBS đều có triệu chứng tồi tệ hơn hoặc thường xuyên hơn trong thời điểm stress.
3.3 Hormone
Phụ nữ có khả năng mắc IBS cao gấp đôi. Điều này có thể cho thấy sự thay đổi nội tiết tố đóng vai trò trong IBS. Nhiều phụ nữ thấy rằng các triệu chứng tồi tệ hơn trong hoặc quanh chu kỳ kinh.
Bạn có nhiều khả năng mắc hội chứng nếu bạn:
Trẻ tuổi. IBS xảy ra thường xuyên hơn ở những người dưới 50 tuổi.
Là nữ giới. Ở Hoa Kỳ, IBS phổ biến hơn ở phụ nữ. Liệu pháp estrogen trước hoặc sau mãn kinh cũng là một yếu tố nguy cơ đối với IBS.
Có tiền căn gia đình mắc IBS. Các gen có thể đóng một vai trò quan trọng trong căn bệnh này.
Chất lượng cuộc sống kém. Nhiều người bị IBS từ trung bình đến nặng báo cáo chất lượng cuộc sống kém. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị IBS bỏ lỡ ba ngày làm việc nhiều hơn những người không có IBS.
Rối loạn cảm xúc. Trải qua các dấu hiệu và triệu chứng của IBS có thể dẫn đến trầm cảm hoặc lo lắng. Trầm cảm và lo lắng cũng có thể làm cho IBS tồi tệ hơn.
Rõ ràng, hội chứng ruột kích thích (IBS) là một căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng thực sự rất ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chính vì nguyên nhân cũng chưa rõ ràng nên phương pháp điều trị vẫn còn nhiều tranh cãi. Việc xác định các yếu tố nguy cơ giúp hạn chế được tình trạng bùng phát nặng của căn bệnh này.
Bệnh nhân Hội chứng ruột kích thích cần chuẩn bị gì trước khi khám bệnh?
Nhận biết sớm dấu hiệu viêm ruột thừa
Rôm Sảy Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
– Rôm sảy hay rôm, sảy, phát ban nhiệt là chứng bệnh ngoài da thường gặp vào thời tiết ẩm, nóng. Bệnh không gây đau đớn nhưng có thể tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nổi mụn lớn có thể gây đau nhức, nhất là khi quần áo của trẻ cọ vào vết rôm sảy hay chạm tay vào vết mụn.
– Rôm sảy là chứng bệnh lành tính, đa số các trường hợp bị rôm sảy không cần đến bệnh viện điều trị nhưng nếu bị biến chứng, nhiễm trùng nặng, hãy đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp.
– Bệnh rôm sảy xuất hiện khi ống bài tiết trên da bị bít, tắc nghẽn, mồ hôi nhiều không thoát hết, ứ đọng bên trong ống bài tiết kết hợp với bụi bẩn tạo ra các vết mụn, nổi mẩn, rôm sảy.
– Những trường hợp dễ bị rôm sảy là những đối tượng có ống bài tiết mồ hôi chưa trường thành như ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Đặc biệt rôm sảy thường xuất hiện trong tuần đầu tiên khi trẻ vừa sinh, khi trẻ được ủ trong lồng ấp, mặc quần áo quá dày, trẻ bị sốt.
– Các trường hợp khác cũng dễ gây rôm sảy là vào thời tiết ẩm ướt, nóng nực, vận động nhiều, xuất mồ hôi quá nhiều, cơ thể quá nóng, nằm yên một chỗ trong thời gian dài, cho trẻ mặt tã quá chật, quá thường xuyên làm bít ống thoát mồ hôi.
– Triệu chứng thường gặp nhất khi mắc rôm sảy là da nổi mụn nhỏ, mẩn đỏ, gây ngứa ngáy ở các vùng da là trán, đầu, cổ, lưng, ngực, vai, vị trí có nếp gấp trên da. Trẻ nhỏ bị rôm sảy ngứa ngáy nhiều sẽ quấy khóc, khó chịu, không ngủ yên.
– Tùy theo mức độ bị tắc của ống bài tiết mồ hôi mà bệnh rôm sảy được chia làm các loại:
+ Rôm sảy nhẹ là phần bị tắc của ống dẫn mồ hôi chỉ ở lớp da trên cùng, vết mẩn dạng tinh thể, rất nhỏ, biểu hiện thường là mụn nước, bóng nước dễ làm vỡ.
+ Rôm sảy gai/đỏ, ống dẫn mồ hôi bị tắc vào sâu hơn lớp da trên cùng, biểu hiện là mụn đỏ, cảm giác ngứa nhẹ như kiến cắn.
+ Rôm sảy mủ, mức độ tắc của ống dẫn mô hôi sâu đã tạo thành chứng viêm nang mồ hôi cho da.
+ Rôm sảy sâu, ống dẫn mồ hôi đã tắc đến hạ dì, lớp sâu của da, biểu hiện trên da là có vết màu đỏ như da gà.
– Đa số các trường hợp bị rôm sảy, bệnh sẽ tự hết sau vài ngày nếu bạn chăm sóc da cẩn thận, ăn ở sạch sẽ, làm mát da, hạn chế mồ hôi đổ tối đa.
– Nhưng với các trường hợp bị rôm sảy nặng thì bạn cần dùng thuốc mỡ thoa lên da để giảm ngứa, khó chịu. Thuốc sử dụng có thể là corticoid nhưng chỉ sử dụng ở người lớn, không được tự ý sử dụng ở bé trừ khi có bác sĩ chỉ định. Đối với bé bạn có thể sử dụng các loại kem bôi như: Bepanthen, Yosun rau má,…những kem bôi có chiết xuất tự nhiên, an toàn với làn da mỏng manh của bé
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày, tắm nước mát, sử dụng xà phòng không gây khô, xà phòng kháng khuẩn để giảm vi khuẩn trên da.
– Thường xuyên chọn các trang phục rộng rãi, vải có độ thấm hút mồ hôi tốt, không tích ẩm, nhất là vào thời tiết nóng, ẩm.
– Không cho trẻ mặc tã quá thường xuyên, chọn tã đúng kích cỡ của trẻ.
– Hạn chế cho trẻ ra nắng, tiếp xúc với ánh sáng gắt, không cho trẻ ra ngoài nắng từ khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
Advertisement
– Chọn chỗ ngủ mát mẻ, thoáng khí cho trẻ, không ủ trẻ quá kín.
– Không đưa trẻ đến những nơi quá đông người, chật chội, trẻ dễ bị nóng, xuất mồ hôi.
– Hạn chế dùng kem, thuốc mỡ có thành phần dầu, dầu khoáng vì chúng dễ làm bít ống bài tiết mồ hôi.
– Khi bị ngứa, có dấu hiệu bị rôm sảy nên dùng các miếng gạc lạnh để làm mát da, giảm ngứa da, không cho trẻ nhỏ gãi ngứa để tránh bị trầy xước da.
Cách Bảo Quản Quả Măng Cụt Tươi Ngon Hiệu Quả
quả măng cụt
Lớp vỏ măng cụt có vị đắng bên trong đông y người ta thường kết hợp với một số thành phần khác để tạo ra một cây thuốc dễ uống hơn. Thịt quả măng cụt để ăn trực tiếp hoặc làm nước ép sẽ rất tốt cho sức khỏe, phòng chống ung thư và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư.
1. Cách chọn măng cụt tươi ngonChọn những quả vừa tay
Khi mua măng cụt, bạn nên ưu tiên chọn những quả có kích thước vừa tay, to hơn quả bóng bàn một chút, không cần quá to. Bởi vì những quả này sẽ có nhiều thịt và hạt bé. Còn những quả măng cụt to thường có lớp vỏ dày và muối nhỏ.
Lưu ý hình dáng
Những quả măng cụt chín thường có màu đỏ tím đập tự nhiên, không bị dập và bị trai cứng. Khi bóp trên bề mặt quả cảm thấy mềm và đều tay chứ không bị nhũn hoặc cứng quá.
Quan sát cánh hoa thị
Phía dưới đáy của mỗi quả măng cụt đều có cánh hoa thị màu nâu, mỗi cánh sẽ tương ứng với mỗi múi thịt bên trong quả măng cụt đồng nghĩa với việc nếu càng nhiều cánh hoa thị thì múi thịt càng nhiều và ngon.
cách chọn măng cụt ngon
Phân biệt măng cụt tự nhiên hay măng cụt ngâm thuốc
Với măng cụt chín tự nhiên phần cuống sẽ tươi và tai của chúng chuyển từ màu xanh ngả sang màu vàng nhìn rất tự nhiên. Lớp vỏ bên ngoài có xu hướng chuyển từ màu hồng cánh sen sang màu cánh sen đậm cho đến đỏ đậm tự nhiên. Ngoài ra đối với măng cụt chín tự nhiên để ở nhiệt độ phòng trong khoảng 3 ngày ăn sẽ cảm thấy không còn ngon nữa.
Còn đối với măng cụt bị ngâm thuốc phần cuống và tai quả măng cụt có màu xanh ngắt, nhìn không tự nhiên, vỏ quả có màu đen thẫm, khi ăn vị không ngọt thanh như măng cụt chín tự nhiên và không có mùi thơm.
2. Cách bảo quản măng cụt tươi ngoncách bảo quản măng cụt
Để bảo quản măng cụt thì bạn cần phải biết phân loại mức độ chín để quá trình bảo quản đạt hiệu quả cao hơn. Nếu lớp vỏ măng cụt màu hồng đậm thì sau khi hái 2 ngày ăn sẽ rất ngon. Lớp vỏ màu hồng tím thì sau khi hái 1 ngày ăn sẽ ngon còn lớp vỏ măng cụt màu tím đậm thì ăn ngay sẽ rất ngon.
Quả măng cụt khá là kị gió, nếu để măng cụt tiếp xúc lâu ngoài trời gió thì sẽ rất nhanh héo và khô cứng. Vì vậy cách tốt nhất để kéo dài thời gian bảo quản của măng cụt đó là để chúng vào một túi nhựa và cất trong ngăn mát tủ lạnh.
Khi bảo quản trong tủ lạnh bạn cho măng cụt vào túi zip có đục lỗ hoặc túi nilon ở nhiệt độ 13°C có thể giữ được từ 2 đến 3 tuần. Còn nếu cho măng cụt vào túi nilông kín để ở nhiệt độ 2°C trở xuống thì giữ được 1 tháng.
Bạn nên ăn măng cụt càng sớm càng tốt để có thể cảm nhận được hương vị thơm ngon vốn có của nó.
Khi ăn măng cụt, bạn tránh đưa lưỡi dao quá sâu để cắt vì sẽ chạm vào thịt của chúng. Nếu không có dao bạn có thể dùng hai tay ép chặt cho đến khi vỏ quả măng cụt nứt ra để ăn phần thịt bên trong.
Topcachlam
Đăng bởi: Thảo Trịnh Thu
Từ khoá: Cách bảo quản quả măng cụt tươi ngon hiệu quả
Cập nhật thông tin chi tiết về Stress Nặng: Triệu Chứng, Hậu Quả Và Cách Quản Lý trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!