Xu Hướng 9/2023 # Sặc Nước Bọt: Biểu Hiện, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị # Top 10 Xem Nhiều | Mfua.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Sặc Nước Bọt: Biểu Hiện, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Sặc Nước Bọt: Biểu Hiện, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sặc nước bọt có thể xảy ra nếu các cơ điều khiển vận động nuốt bị yếu hay ngừng hoạt động do bệnh lý. Nôn ói và ho khi mà bạn không ăn hay uống gì là một biểu hiện của sặc nước bọt. Bạn cũng có thể có các dấu hiệu sau:  

Thở hổn hển.

Không thở hay nói chuyện được. 

Giật mình thức giấc vì ho hay nôn ói.

Đôi khi đây không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên thì cần tìm ra nguyên nhân để phòng ngừa tái phát trong tương lai. Các vấn đề có thể gây sặc nước bọt bao gồm: 

1. Trào ngược axit 

Trào ngược axit là khi axit dạ dày chảy ngược lên thực quản và miệng. Khi thành phần trong dạ dày đi ngược lên miệng, sự sản xuất nước bọt tăng lên để rửa trôi axit. 

Trào ngược axit cũng có thể kích thích lớp niêm mạc lót trong thực quản. Điều này có thể gây nuốt khó và làm cho nước bọt bị ứ đọng ở sau họng, gây ra sặc. 

Các triệu chứng của trào ngược bao gồm: 

Cảm giác nóng rát.

Đau ngực. 

Ợ hơi, ợ chua.

Buồn nôn.

Bác sĩ có chẩn đoán trào ngược dạ dày bằng nội soi. Điều trị có thể bao gồm các thuốc chống axit để giúp trung hòa axit dạ dày. 

Đây là một bệnh lý trong đó nước bọt ứ đọng ở miệng trong lúc ngủ và rơi vào đường thở, gây hít sặc. Bạn có thể giật mình tỉnh giấc, thở gấp và sặc nước bọt. 

3. Tổn thương hoặc u ở trong họng 

Tổn thương lành tính hay ác tính trong họng có thể làm hẹp thực quản và gây khó nuốt nước bọt, dẫn đến sặc. 

Bác sĩ có thể sử dụng các công cụ chụp chiếu để kiểm tra tổn thương trong họng. Nếu có u thì điều trị có thể là phẫu thuật, hay xạ trị hay hóa trị để làm thu nhỏ khối u. Các triệu chứng khác của khối u bao gồm: 

Một khối nhìn thấy được trong họng.

Khàn tiếng.

Đau họng.

4. Răng giả không phù hợp 

Tuyến nước bọt sản xuất ra nhiều nước bọt hơn khi các thần kinh ở miệng nhận biết có vật lạ như thức ăn. Nếu bạn đeo răng giả, não bộ có thể lầm lẫn răng giả là thức ăn và gây tiết nước bọt. Quá nhiều nước bọt trong miệng thỉnh thoảng có thể gây sặc. 

Sự tiết nước bọt có thể giảm bớt một khi cơ thể đã quen với bộ răng giả. Nếu điều này không xảy ra, hãy đến gặp bác sĩ. Răng giả của bạn có thể quá cao so với miệng hay không khớp đúng khớp cắn.

5. Bệnh lý thần kinh

Bệnh lý thần kinh có thể làm tổn thương thần kinh ở phía sau họng. Tổn thương này dẫn đến khó nuốt và sặc nước bọt. Các dấu hiệu của bệnh lý thần kinh bao gồm: 

Yếu cơ.

Co thắt cơ ở các bộ phận khác trên cơ thể. 

Nói khó. 

Thay đổi giọng nói.

Bác sĩ sẽ dùng nhiều test khác nhau để kiểm tra rối loạn thần kinh. Điều trị sẽ phụ thuộc vào rối loạn thần kinh đó là gì. Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc giảm tiết nước bọt và hướng dẫn các kĩ thuật giúp cải thiện hoạt động nuốt. 

6. Sặc nước bọt do lạm dụng rượu bia

Sặc nước bọt cũng có thể xảy ra sau khi uống quá nhiều bia rượu. Tiêu thụ quá nhiều chất cồn có thể làm giảm phản xạ cơ. Không kiểm soát được mức độ bia rượu có thể gây nên ứ đọng nước bọt ở phía sau họng thay vì trôi xuống dưới. Ngủ đầu cao có thể giúp cải thiện dòng chảy của nước bọt và phòng ngừa hít sặc. 

7. Sặc nước bọt do nói nhiều

Sự sản xuất nước bọt vẫn tiếp tục kể cả khi bạn nói chuyện. Nếu bạn nói nhiều và không dừng lại để nuốt, nước bọt có thể chảy xuống đường thở và gây kích thích sặc. Để phòng ngừa hít sặc, cố gắng nói chậm rãi và nuốt nước bọt giữa các đoạn hay các câu.  

8. Dị ứng hay các vấn đề hô hấp 

Dịch nhày hay nước bọt tiết ra do dị ứng hay bệnh lý hô hấp có thể không dễ dàng mà trôi xuống họng được. Trong khi ngủ, dịch nhày và nước bọt có thể tích tụ trong miệng và dẫn đến hít sặc. 

Các dấu hiệu khác của dị ứng hay bệnh lý hô hấp bao gồm: 

Đau họng.

Hắt hơi.

Ho.

Chảy nước mũi.

Sử dụng các thuốc chống dị ứng hay thuốc cảm để giảm tiết nhày và làm loãng nước bọt. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có sốt hay nếu các triệu chứng trở nặng hơn. Nhiễm trùng hô hấp có thể phải cần uống kháng sinh. 

9. Tăng tiết nước bọt trong thai kỳ 

Thay đổi hoóc-môn trong thai kỳ gây ra buồn nôn và ốm nghén ở người phụ nữ. Tăng tiết nước bọt đôi lúc đi kèm với buồn nôn, và một số phụ nữ mang thai nuốt ít hơn khi buồn nôn. Hai yếu tố trên góp phần tạo ra nước bọt dư thừa trong miệng và gây sặc. 

Vấn đề này có thể được cải thiện dần dần. Không có điều trị gì đặc biệt nhưng uống nước có thể giúp rửa trôi nước bọt dư thừa trong miệng.    

Sặc nước bọt không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Tuy vậy, không nên chủ quan nếu vấn đề này tiếp diễn nhiều lần. Hãy đến khám bác sĩ để có được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Trẻ Bị Bỏng Dạ (Thủy Đậu) : Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

235

Chia sẻ

Chia sẻ 

Google

Bỏng dạ là gì?

Bỏng dạ là cách gọi dân gian của bệnh thủy đậu (Chickenpox), hay còn có nhiều cái tên gọi khác là trái rạ, phỏng dạ, phỏng rạ, bỏng rạ,…

Là bệnh do vi-rút Herpes Varicella (còn gọi là Varicella Zoster) gây ra và rất dễ lây lan.

Bệnh này thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh ngoài da khác, chẳng hạn như chốc lở (Impetigo), Zona – thần kinh (giời leo- Shingles), đậu mùa (Smallpox), bệnh tay chân miệng (Hand Foot Mouth Disease)…

Điểm chung là đều xuất hiện những mụn nước ở trên da, nhưng vẫn có sự khác nhau nếu chú ý kĩ.

Thông thường bệnh này có biểu hiện nhẹ và người bị nhiễm bệnh có tự khỏi chỉ sau vài ngày. Đây là được coi là bệnh lành tính mặc dù trông khá đáng sợ.

Nhưng nó có thể trở nên nghiêm trọng với trẻ em, những người có hệ miễn dịch suy yếu, phụ nữ có thai, người mắc bệnh chàm và người cao tuổi.

Trước khi vắc xin thủy đậu ra đời, hầu hết mọi người đều từng bị nhiễm bệnh này khi còn nhỏ (trước khi trưởng thành).

Thủy đậu thường khó tái phát lại, nếu có thì triệu chứng thường nhẹ hơn rất nhiều so với lần đầu.

Bệnh này không có thuốc đặc trị.

Nguyên nhân trẻ bị bỏng dạ

Virus Varicella-zoster là nguyên nhân của bệnh này, nó dễ lây và lây lan rất nhanh. Nó lây lan qua tiếp xúc da thịt hoặc qua các giọt nước bọt nhỏ khi hắt hơi, ho.

Cơ thể người cũng chính là ổ bệnh duy nhất. Trên 90% người tiếp xúc với người đã bị nhiễm bệnh cũng sẽ bị lây nhiễm virus này.

Trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm virus này nhất, đặc biệt là khi :

Trẻ chưa từng bị thủy đậu.

Trẻ chưa được tiêm vắc xin thủy đậu.

Hệ miễn dịch rất yếu.

Nếu trẻ đã từng bị thủy đậu hoặc đã được tiêm vắc xin thủy đậu là miễn dịch với thủy đậu. Các trường hợp bị nhiễm hoặc tái phát lại là rất hiếm.

Biểu hiện trẻ bị bỏng dạ

Bệnh phát triển trong vòng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Trước khi xuất hiện phát ban, trẻ sẽ có một số biểu hiện như :

Sốt nhẹ.

Ăn mất ngon.

Đau đầu nhẹ.

Mệt mỏi.

Khi phát ban xuất hiện, nó thường đi trải qua 3 giai đoạn :

Các nốt hồng ( ửng đỏ) nổi lên, ngứa da.

Các mụn nước trở lên to hơn, căng do chứa đầy chất lỏng bên trong và sắp vỡ ra, rò rỉ chất lỏng.

Mụn nước là vỡ ra, đóng vảy cứng, hơi thâm lại.

Những đốm mụn nước chỉ xuất hiện lẻ tẻ trên một số bộ phận của cơ thể. Trường hợp nặng, lây lan ra toàn bộ cơ thể, cổ họng, mắt và màng nhầy của niệu đạo, hậu môn và âm đạo. Ngoài ra, những mụn nước mới lại xuất hiện trong vài ngày.

Người bị bệnh thủy đậu có thể lây bệnh cho người khác từ 1-2 ngày trước khi phát ban xảy ra.

Thông thường, sau khoảng 5-10 ngày cơ thể sẽ tự khỏi lại.

Biến chứng của bỏng dạ

Bỏng dạ là bệnh nhẹ và sẽ dần tự biến mất, chỉ một số ít trường hợp gây ra biến chứng, thậm chí là tử vong. Các biến chứng có thể là :

Mất nước.

Nhiễm trùng (ở da, mô mềm dưới da, xương khớp hoặc máu).

Viêm phổi.

Viêm não.

Hội chứng sốc nhiễm độc (Toxic shock).

Hội chứng Reye.

Những trẻ có nguy cơ cao bị biến chứng do thủy đậu là:

Trẻ sơ sinh có vệ sinh kém.

Trẻ có mẹ chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin thủy đậu.

Trẻ bị hen suyễn.

Trẻ đang có hệ miễn dịch suy yếu do bệnh, ví dụ như ung thư hoặc HIV.

Đang dùng thuốc steroid, aspirin hoặc thuốc ức chế hệ miễn dịch để chữa bệnh khác.

Sau khi khỏi bệnh, vi-rút Herpes Varicella vẫn tồn tại trong cơ thể ở dạng bất hoạt và có thể hoạt động trở lại, gây bệnh Zona- thần kinh.

Cách chữa bỏng dạ cho trẻ

Với những trẻ khỏe mạnh bình thường, không cần điều trị y tế nếu nhiễm bệnh.

Khi trẻ bị bỏng dạ, bạn cần nhớ các nguyên tắc chính sau :

Cách ly để đề phòng lây lan.

Không có thuốc đặc trị, nên sẽ chỉ điều trị các triệu chứng.

Xử lý tốt các nốt phỏng, nốt loét, đề phòng bội nhiễm.

Thời gian cách ly là : từ khi phát ban xuất hiện đến khi mụn nước đã bong tróc hết vảy.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị bỏng dạ :

Cho trẻ nằm trong phòng, kín gió nhưng thông khoáng.

Vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý.

Chú ý vệ sinh kỹ tai mũi họng.

Luôn giữ cho da khô và sạch; không để trẻ gãi hoặc làm vỡ mụn nước.

Những nốt loét phải được chấm dung dịch xanh methylen hoặc thuốc tím 1/4000.

Có thể cho trẻ tắm với bột yến mạch để giảm ngứa.

Đảm bảo ăn uống đầy đủ.

Chống ngứa bằng các thuốc kháng histamin như Dimedrol

Nếu trẻ bị sốt thì có thể uống thuốc hạ sốt Paracetamol.

Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc có chứa aspirin.

Khi nào thì nên gọi bác sĩ :

Phát ban lây lan đến mắt.

Các nốt phát ban được rất đỏ, ấm, dễ vỡ – dấu hiệu của nhiễm trùng.

Các phát ban kèm theo chóng mặt, mất phương hướng, nhịp tim nhanh, khó thở, run, ho, nôn mửa, cứng cổ hoặc sốt cao hơn 39 độ C.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Phòng ngừa bỏng dạ ở trẻ

Tiêm vắc xin là cách đơn giản nhất và hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh bỏng dạ ở trẻ. Khoảng 90-98%, trẻ được tiêm vắc xin sẽ được bảo vệ hoàn toàn khỏi bệnh.

Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.

Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.

Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, cách nhau từ 4-8 tuần.

Không tiêm vắc xin thủy đậu cho những trẻ :

Dị ứng với thuốc neomycine.

Đang sử dụng các loại thuốc corticoid.

Hệ miễn dịch suy giảm do bệnh hoặc do thuốc, ví dụ như HIV, ung thư.

Đang bị nhiễm trùng cấp tính hoặc đang bị sốt.

Ác Mộng Là Gì? Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị

1. Ác mộng là gì?

Giấc mơ sống động, chân thật và rất buồn

Cảm giác sợ hãi, lo âu, tức giận, buồn hoặc ghê tởm vì giấc mơ đó

Đổ mồ hôi hoặc tim đập thình thịch khi đang ngủ

Gây lo lắng khiến bạn không thể ngủ lại

Gây đau buồn hoặc suy sụp cả ngày. Chẳng hạn như lo âu hoặc sợ hãi kéo dài, lo lắng sẽ gặp ác mộng lần nữa khi đi ngủ.

Có vấn đề về tập trung hay trí nhớ, hoặc không thể ngừng nghĩ về những hình ảnh trong giấc mơ

Suy giảm chức năng nghề nghiệp, học tập hoặc xã hội

Rối loạn ác mộng ở trẻ em có thể gây rối loạn giấc ngủ đáng kể cho cha mẹ

2. Nguyên nhân gây ra rối loạn ác mộng

Căng thẳng hoặc lo âu: Các căng thẳng trong cuộc sống như gia đình, trường học, có thể gây nên ác mộng. Biến cố lớn trong đời như mất người thân, cũng có thể ảnh hưởng tương tự. Người có lo âu thường có nguy cơ cao gặp ác mộng.

Sang chấn: Các cơn ác mộng thường xảy ra sau một tai nạn, chấn thương, lạm dụng thể chất hay tình dục. Ác mộng thường gặp ở những người bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).

Thuốc: Một số thuốc như thuốc chống trầm cảm, hạ áp, chẹn beta và thuốc điều trị Parkinson

Lạm dụng chất gây nghiện: Rối loạn sử dụng hoặc cai rượu và thuốc kích thích có thể gây ác mộng.

Đọc truyện hoặc xem phim kinh dị trước khi đi ngủ có thể gây ra ác mộng

3. Yếu tố nguy cơ của Rối loạn ác mộng

Chứng rối loạn này có thể gặp ở trẻ từ 3 đến 6 tuổi và thường giảm sau 10 tuổi. Trong độ tuổi thiếu niên, nữ thường gặp nhiều hơn nam.

4. Rối loạn ác mộng gây ra biến chứng gì?

Rối loạn ác mộng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lí, bao gồm:

Rối loạn khí sắc: Chẳng hạn như trầm cảm hoặc lo âu.

Không muốn ngủ: vì sợ sẽ gặp ác mộng lần nữa.

5. Chẩn đoán Rối loạn ác mộng bằng cách nào?

Không có xét nghiệm nào được làm thường quy để chẩn đoán rối loạn ác mộng. Ác mộng chỉ được xem là rối loạn nếu các giấc mơ gây đau khổ hoặc khiến người bệnh không thể ngủ đủ giấc. Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ hỏi về tiền căn bệnh lý và triệu chứng. Bao gồm:

Khám lâm sàng: Xác định các bệnh lý có khả năng gây ra cơn ác mộng. Nếu các cơn ác mộng tái diễn biểu lộ một trạng thái lo âu, có thể cần phải khám tâm thần kinh.

Đo đa ký giấc ngủ có thể giúp chẩn đoán rối loạn giấc ngủ

6. Điều trị rối loạn ác mộng như thế nào?

Điều trị rối loạn ác mộng thường không cần thiết. Tuy nhiên, cần điều trị nếu các cơn ác mộng gây lo lắng, rối loạn giấc ngủ hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.

6.1 Các hướng điều trị y tế:

Điều trị y khoa: Nếu ác mộng do bệnh lý y khoa gây ra, mục tiêu điều trị sẽ tập trung vào nguyên nhân đó.

Điều trị stress hoặc lo âu: Nếu tình trạng tâm thần kinh, như stress hoặc lo âu, góp phần gây ra ác mộng, các kỹ thuật giảm căng thẳng hoặc trị liệu tâm thần sẽ được đề nghị.

Thuốc: Thuốc hiếm khi được sử dụng để điều trị cơn ác mộng. Tuy nhiên, có thể sử dụng thuốc cho các cơn ác mộng nặng do rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).

Điều trị stress

6.2 Thay đổi lối sống

Thiết lập một thói quen thư giãn đều đặn trước khi ngủ: Thói quen thích hợp trước khi đi ngủ rất quan trọng. Thực hiện các hoạt động yên tĩnh, nhẹ nhàng – như đọc sách, chơi giải đố – trước khi ngủ. Bạn cũng có thể hít thở sâu hoặc tập các bài tập thư giãn. Đồng thời, nên giữ cho phòng ngủ thoải mái và yên tĩnh.

Nói về giấc mơ: Mô tả lại giấc mơ. Điều gì đã xảy ra? Trong giấc mơ có ai? Tại sao giấc mơ lại đáng sợ?

Viết lại kết cục: Vẽ hoặc viết lại cơn ác mộng và tưởng tượng ra một kết thúc tốt đẹp cho nó.

Dùng đèn ngủ: Nếu bạn thức dậy giữa đêm, đèn ngủ có thể giúp trấn an tinh thần.

Rôm Sảy Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

– Rôm sảy hay rôm, sảy, phát ban nhiệt là chứng bệnh ngoài da thường gặp vào thời tiết ẩm, nóng. Bệnh không gây đau đớn nhưng có thể tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nổi mụn lớn có thể gây đau nhức, nhất là khi quần áo của trẻ cọ vào vết rôm sảy hay chạm tay vào vết mụn.

– Rôm sảy là chứng bệnh lành tính, đa số các trường hợp bị rôm sảy không cần đến bệnh viện điều trị nhưng nếu bị biến chứng, nhiễm trùng nặng, hãy đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp.

– Bệnh rôm sảy xuất hiện khi ống bài tiết trên da bị bít, tắc nghẽn, mồ hôi nhiều không thoát hết, ứ đọng bên trong ống bài tiết kết hợp với bụi bẩn tạo ra các vết mụn, nổi mẩn, rôm sảy.

– Những trường hợp dễ bị rôm sảy là những đối tượng có ống bài tiết mồ hôi chưa trường thành như ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Đặc biệt rôm sảy thường xuất hiện trong tuần đầu tiên khi trẻ vừa sinh, khi trẻ được ủ trong lồng ấp, mặc quần áo quá dày, trẻ bị sốt.

– Các trường hợp khác cũng dễ gây rôm sảy là vào thời tiết ẩm ướt, nóng nực, vận động nhiều, xuất mồ hôi quá nhiều, cơ thể quá nóng, nằm yên một chỗ trong thời gian dài, cho trẻ mặt tã quá chật, quá thường xuyên làm bít ống thoát mồ hôi.

– Triệu chứng thường gặp nhất khi mắc rôm sảy là da nổi mụn nhỏ, mẩn đỏ, gây ngứa ngáy ở các vùng da là trán, đầu, cổ, lưng, ngực, vai, vị trí có nếp gấp trên da. Trẻ nhỏ bị rôm sảy ngứa ngáy nhiều sẽ quấy khóc, khó chịu, không ngủ yên.

– Tùy theo mức độ bị tắc của ống bài tiết mồ hôi mà bệnh rôm sảy được chia làm các loại:

+ Rôm sảy nhẹ là phần bị tắc của ống dẫn mồ hôi chỉ ở lớp da trên cùng, vết mẩn dạng tinh thể, rất nhỏ, biểu hiện thường là mụn nước, bóng nước dễ làm vỡ.

+ Rôm sảy gai/đỏ, ống dẫn mồ hôi bị tắc vào sâu hơn lớp da trên cùng, biểu hiện là mụn đỏ, cảm giác ngứa nhẹ như kiến cắn.

+ Rôm sảy mủ, mức độ tắc của ống dẫn mô hôi sâu đã tạo thành chứng viêm nang mồ hôi cho da.

+ Rôm sảy sâu, ống dẫn mồ hôi đã tắc đến hạ dì, lớp sâu của da, biểu hiện trên da là có vết màu đỏ như da gà.

– Đa số các trường hợp bị rôm sảy, bệnh sẽ tự hết sau vài ngày nếu bạn chăm sóc da cẩn thận, ăn ở sạch sẽ, làm mát da, hạn chế mồ hôi đổ tối đa.

– Nhưng với các trường hợp bị rôm sảy nặng thì bạn cần dùng thuốc mỡ thoa lên da để giảm ngứa, khó chịu. Thuốc sử dụng có thể là corticoid nhưng chỉ sử dụng ở người lớn, không được tự ý sử dụng ở bé trừ khi có bác sĩ chỉ định. Đối với bé bạn có thể sử dụng các loại kem bôi như: Bepanthen, Yosun rau má,…những kem bôi có chiết xuất tự nhiên, an toàn với làn da mỏng manh của bé

– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày, tắm nước mát, sử dụng xà phòng không gây khô, xà phòng kháng khuẩn để giảm vi khuẩn trên da.

– Thường xuyên chọn các trang phục rộng rãi, vải có độ thấm hút mồ hôi tốt, không tích ẩm, nhất là vào thời tiết nóng, ẩm.

– Không cho trẻ mặc tã quá thường xuyên, chọn tã đúng kích cỡ của trẻ.

– Hạn chế cho trẻ ra nắng, tiếp xúc với ánh sáng gắt, không cho trẻ ra ngoài nắng từ khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Advertisement

– Chọn chỗ ngủ mát mẻ, thoáng khí cho trẻ, không ủ trẻ quá kín.

– Không đưa trẻ đến những nơi quá đông người, chật chội, trẻ dễ bị nóng, xuất mồ hôi.

– Hạn chế dùng kem, thuốc mỡ có thành phần dầu, dầu khoáng vì chúng dễ làm bít ống bài tiết mồ hôi.

– Khi bị ngứa, có dấu hiệu bị rôm sảy nên dùng các miếng gạc lạnh để làm mát da, giảm ngứa da, không cho trẻ nhỏ gãi ngứa để tránh bị trầy xước da.

Đau Gót Chân: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Đau gót chân là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở vùng bàn chân khiến gót chân sưng và đau nhức. Một số nguyên nhân gây đau gót chân như:

Viêm cân gan chân

Viêm bao hoạt dịch

Viêm gân gót

Chấn thương gót

Đau gót chân khiến bệnh nhân khó khăn trong việc đi lại và sinh hoạt hàng ngày. Hầu hết các trường hợp đau gót chân đều cải thiện tốt với các phương pháp điều trị không cần phẫu thuật, nhưng bệnh này cần thời gian dài để phục hồi.

Đau gót chân là một tình trạng gót chân sưng và đau nhức gây ra bởi nhiều nguyên nhân

Viêm gân gót

Viêm gân gót chân là tình trạng gân Achilles hoạt động quá mức dẫn đến bị quá tải về lực chịu và trọng lực gây nên những tổn thương nghiêm trọng ở vùng gót chân.

Viêm gân gót chân thường xảy ra đối với người hay vận động ở cường độ cao như tập thể dục quá sức hay các vận động viên.

Viêm bao hoạt dịch

Viêm bao hoạt dịch xảy ra khi các túi chứa đầy dịch được gọi là bao hoạt dịch sưng lên. Chức năng của các túi này là để làm đệm cho phần khớp, cho phép các chất lỏng di chuyển. Cảm giác bầm tím phía sau gót chân là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị viêm bao hoạt dịch.

Viêm bao hoạt dịch xảy ra sau một khoảng thời gian bạn hoạt động quá nhiều và khiến đôi chân của bạn có nhiều tổn thương.

Bao hoạt dịch sưng lên là dấu hiệu của viêm bao hoạt dịch

Các bệnh gây viêm khớp mạn tính

Tình trạng viêm khớp mạn tính còn được gọi là biến dạng Haglund, đây là biến dạng gây ra một vết sưng xương mở rộng phía sau gót chân, lâu dần dẫn đến viêm bao hoạt dịch sau màng cứng, người mắc bệnh này thường có triệu chứng đau phía sau gót.

Đối tượng chủ yếu mắc bệnh này là phụ nữ trẻ tuổi. Ngoài ra, mang giày cao gót hoặc các đôi giày có đế tương đối cao có thể khiến các vết sưng tấy nhiều hơn và cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh Sever

Trong quá trình phát triển của trẻ, do bàn chân có dạng hình phẳng nên sẽ rất dễ chịu một áp lực lớn và tổn thương khi trẻ lớn quá nhanh. Vùng xương gót chân lúc này sẽ trở nên cứng hơn và khi trẻ vận động sẽ tạo ra một áp lực đè lên gót chân và làm cho xương này bị tổn thương.

Khi mắc bệnh Sever, trẻ có thể đau một hoặc cả hai gót chân, đặc biệt khi trẻ cảm thấy đau khi bắt đầu luyện tập một môn thể thao mới. Cảm giác đau sẽ tăng dần lên khi trẻ đứng trên đầu ngón chân hay vặn mình. [1]

Chấn thương ở chân

Khi giẫm phải một vật cứng, sắc nhọn có thể làm bầm lớp đệm mỡ dưới gót chân. Người bệnh sẽ cảm thấy gót chân mềm hơn khi đi bộ và hầu như vết bầm này rất khó thấy.

Vết bầm này gây đau dọc theo mặt sau của gót chân và thậm chí là cả mặt dưới và mặt bên gây đau nhức và bất tiện trong việc đi lại.

Biểu hiện tình trạng vết bầm ở chân do chấn thương

Viêm cân gan chân

Tính đến thời điểm hiện tại, viêm cân gan chân là nguyên nhân hàng đầu gây ra đau gót chân. Tình trạng xảy ra khi các mô liên kết chạy dọc theo lòng bàn chân bị rách hoặc giãn ra.

Những người hay vận động nhiều như chạy và nhảy có khả năng cao phát triển trình trạng viêm cân gan chân. Máy chạy bộ và các bề mặt cứng để tập thể dục hoặc làm việc là những nguyên nhân xúc tác tạo nên tình trạng viêm cân gan chân.

Gai gót chân

Viêm cân gan chân mạn tính có thể gây ra sự phát triển của xương ở gót chân gây ra tình trạng gai gót chân hình thành trên xương gót chân.

Đặc điểm bệnh gai gót chân:

Đau nhức toàn bộ mặt dưới gót chân.

Đau nhiều hơn khi thức dậy, đau chói khi bước những bước đầu tiên lúc xuống giường.

Đau tăng lên khi vận động nhanh, mạnh, đột ngột hay đi trên bề mặt cứng.

Đau thần kinh tọa

Đau gót chân do đau thần kinh tọa là kết quả của áp lực lên rễ thần kinh L5-S1, đây là rễ thần kinh cung cấp sự phân chia thần kinh cho đùi sau, các cơ mông và chân. Rễ thần kinh này cũng chịu trách nhiệm về phản ứng của lòng bàn chân.

Khi bị đau thần kinh tọa, các cơn đau nhói sẽ lan xuống mông, mặt sau của đùi, cẳng chân và dần về phía gót chân bởi dây thần kinh tọa chi phối rất nhiều các nhóm cơ trong suốt quá trình hoạt động của cơ thể.

Đau thần kinh tọa dần sẽ lan xuống chân khiến gót chân của bạn đau hơn

Hội chứng đường hầm cổ chân Tarsal

Hội chứng đường hầm cổ chân Tarsal là tình trạng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh chày sau và đây là kết quả của sự chèn ép dây thần kinh trong đường hầm cổ chân.

Biểu hiện của tình trạng này có thể được mô tả thành những cơn đau chân kèm theo cảm giác ngứa quanh lòng và bàn chân và phần giữa của gót chân. Các triệu chứng thường trầm trọng hơn khi hoạt động quá sức và vận động khi cơ thể đang mệt và cần nghỉ ngơi.

Bẫy thần kinh gan chân trong và ngoài

Nhánh đầu tiên của dây thần kinh gan chân bên bị chèn ép được cho là nguyên nhân gây ra đau gót chân. Sự chèn ép này thường xảy ra giữa cơ mu bàn chân và cơ vuông gan chân khiến bệnh nhân có cảm giác nóng rát ở mặt lòng bàn chân.

Cảm giác khó chịu này càng trầm trọng hơn khi cơ thể hoạt động hằng ngày và thậm chí kéo dài cả khi cơ thể đang nghỉ ngơi.

Đứt dây chằng gót chân

Đứt dây chằng gót chân là nguyên nhân hiếm gặp gây ra tình trạng đau gót chân. Bệnh nhân thường đau dữ dội ở vòm sau gót chân khi có các tổn thương vật lý hay tác động mạnh vào.

Bệnh nhân cảm thấy đau nhói, đau nhiều hơn khi sờ vào cân gan chân. Điều này khiến dáng đi khập khiễng và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Đứt dây chằng gót chân là nguyên nhân hiếm gặp gây đau gót chân

Gãy xương gót chân

Bệnh nhân khi bị gãy xương gót cho biết họ có những cơn đau dữ dội từ việc xương gót chân bị gãy và chèn ép.

Triệu chứng đau gót chân phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cơn đau thường khởi đầu nhẹ và dần dần nghiêm trọng, nếu có vết thương ở gót chân thì cơn đau sẽ càng dữ dội hơn.

Tùy vào vị trí tổn thương mà cơn đau ở gót chân có thể rất khác nhau:

Đau ở phía dưới gót chân: nguyên nhân có thể là do bệnh lý viêm cân gan chân, đây là bệnh lý đặc trưng bởi sự mất cân bằng cơ sinh học, từ đó dẫn đến tăng áp lực dọc theo cân gan chân.

Đau ở gân Achilles: đau xuất hiện ở mặt sau cẳng chân và đau sẽ dữ dội hơn khi người bệnh căng cơ bắp chân, đột ngột thay đổi tư thế.

Đau ở mặt ngoài bàn chân: nguyên nhân có thể là do chấn thương, bong gân hoặc tổn thương chèn ép thần kinh tọa.

Ngoài ra, đau gót chân còn kèm theo các dấu hiệu khác như:

Đỏ tấy, bầm tím.

Cứng khớp.

Sưng và phù nề gót chân.

Đau nhói, đau nhiều hơn khi thay đổi tư thế ở bàn chân.

Bệnh đau gót chân nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Hoại tử gót chân: trường hợp nặng có thể cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân.

Nhiễm trùng gót chân: nếu không được điều trị dễ gây nhiễm trùng huyết,…

Đặc biệt, trường hợp đau gót chân do chấn thương nặng (gãy xương) gây phù nề, tụ máu,… thì cần được nhân viên y tế sơ cứu kịp thời do nạn nhân có thể diễn tiến nhanh chóng dẫn đến tử vong.

Khi bị chấn thương vùng gót chân cần phải sơ cứu ngay để tránh các biến chứng nặng nề

Nguyên nhân đau gót chân rất đa dạng, bác sĩ thường dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, đồng thời kết hợp với các cận lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán như:

Xét nghiệm máu: dựa vào chỉ số hồng cầu để biết được tình trạng thiếu máu của bệnh nhân và chỉ số bạch cầu để xác định dấu hiệu nhiễm trùng.

Chụp X – quang: đánh giá sự toàn vẹn của xương bàn chân, xác định được vị trí nứt gãy xương nếu có.

Chụp MRI: hỗ trợ đánh giá tổn thương phần mềm và tình trạng xương nếu phim X – quang không phát hiện được bất thường.

Chụp X – quang giúp bác sĩ đánh giá được sự toàn vẹn của cấu trúc xương

Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ

Bệnh đau gót chân không thể tự khỏi và tự điều trị tại nhà. Do đó, khi bạn mắc phải bất kỳ các triệu chứng nào như sưng, phù nề gót chân, đau gót chân, đau tăng lên khi đi lại,… thì cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nơi khám bệnh đau gót chân uy tín

Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thành phố Hồ Chí Minh,…

Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Hà Nội,…

Bệnh viện Bạch Mai, số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội

Hầu hết các tình trạng đau gót chân thông thường sẽ thuyên giảm nhờ vào các biện pháp điều trị không phẫu thuật. Các phương pháp này tập trung vào việc giảm đau, kháng viêm và phục hồi chức năng vùng bàn chân, gót chân.

Một số phương pháp dùng để chữa đau gót chân như:

Giảm đau: sử dụng thuốc chống viêm NSAID kết hợp với phương pháp chườm lạnh.

Vật lý trị liệu: xoa bóp, châm cứu giúp bệnh nhân giảm đau và phục hồi chức năng của gót chân.

Advertisement

Các bài tập kéo giãn gót chân.

Sử dụng miếng nâng gót hoặc miếng lót giày để giảm đau.

Nghỉ ngơi hợp lý.

Tránh vận động quá sức.

Đối với những trường hợp nặng thì cần phải can thiệp phẫu thuật và thời gian bình phục có thể kéo dài lâu hơn bình thường.

Xoa bóp vùng gót chân, bàn chân cũng là một biện pháp giúp giảm đau

Do đó, để phòng ngựa bệnh lý đau gót chân, bạn cần:

Duy trì cân nặng vừa phải

Hạn chế vận động mạnh và quá sức

Mang giày vừa vặn, phù hợp với kích cỡ bàn chân. Phụ nữ khi đau gót chân thì tránh mang giày cao gót

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Khởi động nhẹ trước khi tập thể dục

Béo phì có thể làm tăng nguy cơ gây đau gót chân

Đau bắp chân là bệnh gì? Tìm hiểu nguyên nhân giúp phòng ngừa hiệu quả.

Giãn tĩnh mạch chân? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

5 triệu chứng đau thần kinh tọa phổ biến không thể xem thường

Nguồn: NHS, Mayo Clinic, Cleveland Clinic, Healthline, Medical News Today

Bệnh Tim Bẩm Sinh Ở Trẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Tim được cấu tạo bởi 4 buồng nhỏ. Hai buồng trên được gọi là tâm nhĩ và hai buồng dưới được gọi là tâm thất. Cơ tim thực hiện chức năng co bóp liên tục để đẩy máu qua 4 buồng này. Từ đó máu được cung cấp đến các cơ quan để duy trì hoạt động hằng ngày. 

Máu đi từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải rồi vào phổi. Khi máu đi qua phổi, quá trình trao đổi khí xảy ra. Sau đó máu về lại tim. Tim đẩy máu đến các cơ quan nhờ các động mạch và máu được về lại tim thông qua các tĩnh mạch.

Bệnh tim bẩm sinh có thể là những bất thường ở buồng tim hay van tim, mạch máu hoặc đường phát tín hiệu ở tim. Tình trạng này có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, dòng máu bị chặn hoặc đi sai vị trí.

Hầu hết nguyên nhân của bệnh tim bẩm sinh vẫn chưa được tìm thấy rõ ràng, Tuy nhiên, một số điều kiện làm tăng nguy cơ cho trẻ sinh ra có bất thường về tim gồm:

Một số loại thuốc mẹ sử dụng trong khi mang thai hoặc trong vòng 1 đến 2 tháng trước khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ trẻ sẽ bị dị tật tim. Do đó cần hỏi ý kiến Bác sĩ trước khi dùng bất kì thuốc nào.

Nếu bất thường ở tim mức độ nhẹ, trẻ có thể không có triệu chứng và vẫn phát triển bình thường. Ngược lại, một vài trẻ có thể biểu hiện những triệu chứng sau:

Ăn uống kém, chậm tăng cân

Có nhịp tim nhanh hoặc không đều

Thở mệt hoặc thở nhanh

Đổ mồ hôi hay tím môi khi trẻ ăn, khóc hay những hoạt động gắng sức khác. Đôi khi, trẻ có thể tím ngay từ khi mới sinh ra.

Hay bị viêm phổi tái đi tái lại.

Sau khi bạn cung cấp thông tin về diễn tiến bệnh của trẻ, Bác sĩ sẽ thăm khám và làm thêm những xét nghiệm sau cho trẻ:

Theo dõi lượng oxy trong máu để đánh giá trẻ có được cung cấp đủ oxy không

Siêu âm tim đánh giá bất thường ở tim

X-quang ngực

Điện tâm đồ để đo và ghi lại nhịp tim của trẻ

Các khiếm khuyết ở tim nếu nhỏ và không ảnh hưởng nhiều đến chức năng của tim có thể không cần điều trị. Một số trường hợp các tật tim tự biến mất trong thời gian theo dõi. Nếu tật tim bẩm sinh nghiêm trọng, trẻ có thể cần phẫu thuật để sửa chữa tật này. Tùy thuộc vào bệnh tim bẩm sinh, trẻ có thể được phẫu thuật bằng 2 cách:

Thông tim là một kỹ thuật dùng ống thông, đi theo mạch máu lớn vào trong tim. Nhờ đó, Bác sĩ sẽ đánh giá được các bất thường của tim và mạch máu nuôi tim. Bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ đặt qua ống thông để sửa chữa khiếm khuyết ở tim.

Phẫu thuật tim hở.

Sẽ mất bao lâu để sức khỏe trẻ hồi phục.

Những hoạt động trẻ nên tránh và khi nào trẻ có thể trở lại sinh hoạt bình thường.

Cách chăm sóc trẻ tại nhà.

Những triệu chứng hoặc vấn đề bạn nên theo dõi và cách xử trí nếu con bạn gặp phải.

Việc trẻ cần dùng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng trước khi làm thủ thuật như nhổ răng…

Khi nào trẻ cần quay lại để bác sĩ kiểm tra.

Các vấn đề về tim bẩm sinh nếu nhẹ có thể không được chú ý cho đến khi trưởng thành. Trong khi đó, nếu nghiêm trọng trẻ có thể xuất hiện triệu chứng ngay sau ra đời. Tùy vào tật tim bẩm sinh mà tiên lượng về sau của trẻ tốt hay xấu. Bác sĩ của con bạn sẽ đánh giá và cân nhắc hương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sặc Nước Bọt: Biểu Hiện, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!