Bạn đang xem bài viết Rối Loạn Phân Liệt Cảm Xúc (Phần 2): Diễn Tiến Và Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tiếp theo bài viết rối loạn phân liệt cảm xúc “Phần 1: nguyên nhân, chẩn đoán”, phần này sẽ cung cấp các thông tin về diễn tiến cũng như cách điều trị và chăm sóc bệnh nhân phân liệt cảm xúc như thế nào cho tốt.
Điển hình bệnh sẽ khởi phát vào độ tuổi thanh niên, mặc dù bệnh có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào từ thiếu niên cho tới trung niên. Nhiều bệnh nhân ban đầu biểu hiện các triệu chứng loạn thần trước nên lúc đó có thể được chẩn đoán là tâm thần phân liệt, loạn thần cấp…nhưng sau đó chẩn đoán sẽ là phân liệt cảm xúc nếu các triệu chứng về khí sắc dần xuất hiện và chiếm ưu thế hơn. Nhưng cũng có thể giai đoạn đầu tiên của bệnh là trầm cảm hoặc hưng cảm, sau đó mới biểu hiện loạn thần.
Nói về kết cục của bệnh thì phân liệt cảm xúc nằm ở giữa tâm thần phân liệt và rối loạn khí sắc, tức là sẽ tốt hơn tâm thần phân liệt nhưng lại xấu hơn so với rối loạn khí sắc.
Sự kết hợp liệu pháp hóa dược và liệu pháp tâm lý là điều trị tối ưu nhất. Để đạt được lợi ích và sự tuân thủ tối đa, kế hoạch điều trị phải được cá nhân hóa cho mỗi bệnh nhân.
Giống như tâm thần phân liệt, chỉ định nhập viện là bắt buộc đối với những bệnh nhân gây nguy hiểm cho bản thân như tự sát, tự làm đau bản thân hoặc gây tổn hại cho người khác như đánh đập, giết người hoặc bản thân không thể tự chăm sóc mình…Họ nên được nhập vào các bệnh viện có chuyên khoa tâm thần để được quản lý, chăm sóc thích hợp.
Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc, bao gồm thuốc chống loạn thần, ổn định khí sắc và thuốc chống trầm cảm. Sự lựa chọn loại thuốc nào sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và diễn tiến bệnh. Việc điều trị sớm và các chức năng trước đó tốt sẽ cải thiện tiên lượng bệnh.
Liệu pháp tâm lý cho người bệnh phân liệt cảm xúc có rất nhiều lợi ích, các liệu pháp này tập trung phát triển các kĩ năng xã hội, phục hồi chức năng nhận thức, kiểm soát cảm xúc trong tất cả các lĩnh vực đời sống bao gồm giảm stress để ngăn ngừa tái phát bệnh và tái nhập viện.
Ngoài ra trong các phiên gặp gỡ với chuyên gia tâm lý, bệnh nhân và gia đình sẽ được giáo dục về bệnh và điều trị bệnh, gia đình sẽ hỗ trợ để bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc và tham gia điều trị tâm lý, cũng như duy trì các hoạt động thường ngày của bệnh nhân.
Có nhiều người mặc dù mắc rối loạn phân liệt cảm xúc nhưng bản thân họ vẫn có thể sống vui vẻ, trọn vẹn cuộc sống thậm chí ngay cả khi vẫn còn triệu chứng, bởi họ được hướng dẫn để tự chăm sóc lấy bản thân mình [3]. Tự chăm sóc là cách bạn làm những công việc hằng ngày, tập thể dục, ăn uống, có các mối quan hệ giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh. Những thay đổi nhỏ trong nhiều lĩnh vực nhất định có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề khác phát sinh hoặc biến nó trở nên tồi tệ hơn.
Thử các phương thức thư giãn mới như tập yoga, ngồi thiền, mát-xa với tinh dầu, bấm huyệt… hay các công việc chân tay như: nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, làm đồ thủ công… miễn sao bạn cảm thấy thoải mái là được.
Bên cạnh đó chế độ ăn, hoạt động thể chất, tập trung vào những điều tích cực cũng rất quan trọng mà bản thân bệnh nhân nên thực hiện tốt.
Sự thay đổi môi trường từ ở bệnh viện và ở nhà đối với bệnh nhân tâm thần rất quan trọng vì vấn đề tuân thủ thuốc. Thường bệnh nhân mắc bệnh phân liệt cảm xúc thiếu đánh giá chính xác và ý thức về bệnh của họ. Họ hay từ chối tiếp tục uống thuốc khi được xuất viện. Khi các triệu chứng bắt đầu tốt hơn nhờ thuốc bệnh nhân có thể nghĩ không cần uống thuốc nữa, những suy nghĩ như vậy dẫn đến là ngưng điều trị và kết quả là bệnh nhân quay trở lại nhập viện trong vài tuần kế tiếp.
Rối loạn phân liệt cảm xúc là một bệnh mãn tính, hay tái phát, bệnh có những biểu hiện của loạn thần và cả khí sắc, điều trị nên phối hợp cả dùng thuốc và tâm lý liệu pháp, nếu được điều trị sớm và tuân thủ tốt bệnh nhân có thể khôi phục bệnh.
Cách Phòng Tránh Và Điều Trị Bệnh Rối Loạn Chuyển Hóa Ở Trẻ
Rối loạn chuyển hóa là căn bệnh thiếu hụt các receptor, enzyme, protein vận chuyển hoặc các yếu tố cùng vận động trong quá trình chuyển hóa axit amin, axit hữu cơ và axit béo. Làm thay đổi hoặc thoái hóa các chu trình tổng hợp của các chất trong cơ thể, tạo ra các sản phẩm bất thường làm suy giảm chức năng của một số cơ quan quan trọng và gây ngộ độc cho tế bào trong cơ thể trẻ.
Rối loạn chuyển hóa là một căn bệnh nguy hiểm và cũng khá hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Căn bệnh này được chia làm 3 nhóm chính: Rối loạn chuyển hóa chất đạm (axit amin), rối loạn chuyển hóa chất đường và rối loạn chuyển hóa chất béo (axit béo).
Cơ thể người để tồn tại và phát triển thì cần có quá trình chuyển hóa 3 loại thành phần chính có trong khẩu phần ăn của mỗi người là protein, lipid và carbohydrate.
Nếu quá trình chuyển hóa gặp trục trặc, enzyme tương ứng sẽ không được tổng hợp, dẫn đến rối loạn quá trình chuyển hóa, cơ thể bị thiếu hụt một số chất quan trọng trong khi một số chất khác lại dư thừa, dẫn đến tình trạng ứ đọng trong cơ thể. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ nhỏ.
Biểu hiện gây bệnh
Khi trẻ xuất hiện các biểu hiện sau, cần lập tức đưa trẻ đến cơ quan y tế để được khám và điều trị kịp thời:
Trẻ lờ đờ, mệt mỏi, bỏ bú. Trường hợp nào nặng có thể hôn mê, co giật.
Sức khỏe giảm sút, sốt cao.
Chướng bụng, có mùi hôi bất thường ở nước tiểu và mồ hôi.
Nhịp tim rối loạn, có hiện tượng thở nhanh hoặc ngừng thở dù trẻ
Không có tiền sử bị ngạt lúc sinh.
Hiện nay vẫn chưa có phác đồ điều trị triệt để bệnh rối loạn chuyển hóa. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo từng triệu chứng để giảm thiểu tối đa tác hại do căn bệnh gây ra:
Có chế độ ăn phù hợp, không nên cho trẻ ăn những thức ăn khó hoặc không thể chuyển hóa được.
Trong từng giai đoạn phát triển của trẻ, nên sử dụng những loại sữa riêng biệt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo chất lượng.
Với những trẻ lớn, cần theo dõi chế độ ăn, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện.
Bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ. Đối với những chất không thể chuyển hóa, cần bổ sung dưới dạng trẻ có thể hấp thụ được.
Theo dõi sức khỏe định kỳ của trẻ.
Ngoài ra, một số phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này như ghép tế bào gốc, ghép tủy đang được nghiên cứu và hoàn thiện.
Một số cách phòng tránh căn bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ:
Những trường hợp có nguy cơ sinh con bị rối loạn chuyển hóa: Cha/mẹ mang gen bị bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh; tiền sử gia đình có người mắc triệu chứng tương tự và tử vong ở độ tuổi đó mà không rõ nguyên nhân; thai phụ có con liên tục tử vong sau sinh và một trong các trẻ đã được chẩn đoán là mắc bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Những trường hợp này cần làm xét nghiệm trước khi sinh, sau khi sinh cần theo dõi sức khỏe của trẻ.
Chọn mua sữa bột cho bé tại 7-Dayslim:
7-Dayslim
Rối Loạn Chuyển Hóa Bẩm Sinh Có Thể Điều Trị Dứt Điểm Không?
Chuyển hóa là sự biến đổi các chất dinh dưỡng như đường, đạm, béo thành một chất khác để tạo năng lượng cho cơ thể. Enzyme là các chất hữu cơ chịu trách nhiệm hỗ trợ sự biến đổi này. Bệnh xảy ra khi có bất thường trong hệ gene ảnh hưởng đến sự sản xuất enzyme.
Rối loạn chuyển hóa là một phổ bao gồm rất nhiều bệnh, tương ứng với loại chất bị ảnh hưởng. Nhìn chung, chúng có thể được chia như sau:
Rối loạn chuyển hóa amino-acid.
Rối loạn chuyển hóa ammonia.
Rối loạn chuyển hóa glucose.
Rối loạn chuyển hóa acid hữu cơ.
Rối loạn chuyển hóa acid béo.
Rối loạn chuyển hóa lipid.
Rối loạn chuyển hóa nucleic acid.
Rối loạn chuyển hóa kim loại.
Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh có thể gây triệu chứng cho người bệnh hoặc chỉ biểu hiện ở mức độ nhẹ. Đa số bệnh xảy ra là sự đột biến gene nhiều hơn là được di truyền từ bố mẹ. Tuy nhiên, nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì nguy cơ sinh con mắc bệnh nặng cũng rất cao. Một số bệnh đã được phát hiện như:
Bệnh ứ đường galactose.
Bệnh ứ glycogen.
Bệnh ty thể.
Bệnh mất điều hòa Friedreich.
Bệnh siro niệu.
Bệnh phenylketon niệu.
Bệnh máu ứ sắt, ứ đồng.
Rối loạn chuyển hóa ure.
Bệnh Gaucher, Fabry, Krabbe, Tay-Sachs, Niemann-Pick trong rối loạn lysosome.
Bệnh loạn dưỡng chất trắng thượng thận, hội chứng Zellweger trong rối loạn peroxisome.
Bệnh có thể dao động từ rất nhẹ không triệu chứng cho đến rất nặng nề, nguy kịch tính mạng. Thời kỳ phát bệnh cũng biểu hiện phần nào mức độ bệnh. Dù sao, bệnh được phát hiện khi có những triệu chứng nghi ngờ ban đầu. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như:
Trẻ thường ngủ li bì.
Ăn kém, bú kém.
Đau bụng.
Buồn nôn, nôn ói.
Sụt cân.
Vàng da.
Chậm tăng cân và phát triển.
Co giật.
Hôn mê.
Có mùi bất thường ở nước tiểu, hơi thở, mồ hôi, nước bọt.
Các triệu chứng có thể xuất hiện từ từ hay đột ngột, có thể phát hiện vài tuần sau sinh hay vài năm sau đó. Bệnh thường khởi phát sau khi ăn một loại đồ ăn, thuốc, thiếu nước, hay một đợt bệnh nào đó.
Nghiêm trọng hơn hết, bệnh có thể ảnh hưởng tới chức năng thần kinh, nhất là não bộ. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tâm thần của bé và có thể để lại di chứng bệnh. Vì vậy, cần phát hiện và điều trị sốm để ngăn ngừa sự ảnh hưởng của bệnh lên não.
Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Thời gian khởi phát, triệu chứng, loại bệnh đang mắc đều có tiên lượng khác nhau.
Khởi phát bệnh càng sớm, nguy cơ bệnh càng nặng. Do đó, thường những em bé mới sinh có tiên lượng rất xấu, điều trị giúp kéo dài thời gian cho bệnh nhân.
Một số bệnh gây ảnh hưởng nặng nề hơn so với những bệnh khác. Đặc biệt là rối loạn chuyển hóa những chất quan trọng.
Nếu bệnh ảnh hưởng tới thần kinh não bộ thì thường rất nghiêm trọng. Nếu không điều trị, bé có thể bị chậm phát triển tâm thần thể chất, ảnh hưởng đến trí tuệ khi lớn.
Một số bệnh sẽ được sàng lọc trước và sau sinh để phát hiện và điều trị sớm. Sàng lọc giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh nặng và hạn chế sự tiến triển của bệnh. Song không có một phương pháp nào sàng lọc tất cả các bệnh. Quan trọng hơn, bố mẹ phải khám thai định kỳ trong thời gian mang thai và quan sát em bé liên tục trong thời gian đầu sau sinh.
Bệnh do gene rất khó điều trị, vì không thể thay thế bộ gene “bệnh”. Tuy nhiên, cải thiện công tác khám và điều trị bệnh phần nào hữu ích và có hiệu quả. Một số phương pháp điều trị có thể áp dụng là:
Xây dựng chế độ ăn đặc biệtĐiều trị hữu hiệu nhất đối với bệnh là điều trị thay đổi chế độ ăn của người mắc. Chủ yếu là không được cho người bệnh ăn những thực phẩm khó chuyển hóa.
Thuốc bổ sung enzymeBổ sung loại enzyme đang thiếu giúp đảm bảo quy trình chuyển hóa diễn ra bình thường. Cách thức này đặc biệt hữu hiệu đối với những người không thể kiêng hoàn toàn một loại thực phẩm nào đó. Ngoài ra, thuốc hỗ trợ chuyển hóa cũng được sử dụng.
Điều trị giải độcPhù hợp với người đang bị ngộ độc do vô tình sử dụng các thực phẩm được khuyến cáo phải tránh. Bệnh nhân cần đến bệnh viện nhanh để được can thiệp kịp thời.
Phẫu thuậtCấy ghép gan hay tủy – là những cơ quan chịu trách nhiệm chuyển hóa chủ đạo được ứng dụng cho những trường hợp nặng.
Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là bệnh lý tuy nguy hiểm nhưng có thể điều trị được nếu phát hiện sớm. Do đó, gia đình có con mắc bệnh nên đến gặp bác sĩ sớm nếu như có những triệu chứng ban đầu. Hơn hết, để phòng tránh những bệnh lý này, mẹ bầu nên khám thai định kỳ và làm các xét nghiệm trước sinh.
Loạn Dưỡng Giác Mạc Và Những Điều Cần Biết
Giác mạc vốn là một thành phần của vỏ bọc nhãn cầu. Giác mạc có tính chất trong suốt và góp phần giúp bảo vệ nhãn cầu. Chiếm 1/6 chu vi trước của nhãn cầu và nối với củng mạc.
Giác mạc có cấu tạo gồm 5 lớp từ ngoài vào trong bao gồm:
Lớp biểu mô,
Màng Bowman,
Nhu mô,
Màng Descemet,
Lớp nội mô.
Trong bệnh lý loạn dưỡng giác mạc sẽ có sự bất thường tích tụ của chất lạ trong một hoặc nhiều lớp của giác mạc. Hầu hết các tình trạng bệnh lý loạn dưỡng giác mạc sẽ ảnh hưởng trên cả 2 mắt. Và đa phần sẽ mang tính di truyền trong gia đình.
Loạn dưỡng giác mạc có thể gây suy giảm thị lực đáng kể và sẽ tiến triển trong thời gian mắc bệnh.
Có khá nhiều loại loạn dưỡng giác mạc khác nhau (hơn 20 loại) và nhiều cách phân loại. Tuy nhiên phổ biến nhất sẽ thường được phân thành ba nhóm:
Nhóm ảnh hưởng đến mặt ngoài của giác mạc: đây là loại ảnh hưởng đến các lớp ngoài cùng của giác mạc gồm lớp biểu mô và lớp màng Bowman.
Nhóm ảnh hưởng đến lớp nhu mô của giác mạc: là lớp giữa và dày nhất của giác mạc.
Nhóm ảnh hưởng đến các phần trong cùng của giác mạc: gồm lớp nội mô và lớp màng Descemet ( trong nhóm này phổ biến nhất là loạn dưỡng nội mô Fuchs)
Tuổi khởi phát và các triệu chứng cụ thể sẽ khác nhau giữa các dạng của bệnh.
Những bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới và nữ giới trong hầu hết các chứng loạn dưỡng giác mạc là như nhau. Ngoại trừ loại loạn dưỡng nội mô Fuchs sẽ ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.
Các triệu chứng của loạn dưỡng giác mạc cũng sẽ phụ thuộc vào loại loạn dưỡng giác mạc.
Triệu chứng mờ mắt hoặc giảm thị lựcĐa phần ở nhiều người, sự tích tụ của các chất lạ trong giác mạc khiến nó trở nên mờ đục chứ không được trong suốt như bình thường. Và điều này dẫn đến triệu chứng mờ mắt hoặc giảm thị lực.
Triệu chứng đau mắt từ nhẹ đến nặng và tăng nhạy cảm với ánh sángNhiều người cũng bị xói mòn giác mạc. Điều này xảy ra khi lớp tế bào trên bề mặt giác mạc (lớp biểu mô) bị bong ra khỏi lớp bên dưới (màng Bowman). Xói mòn giác mạc sẽ gây ra các triệu chứng: đau mắt từ nhẹ đến nặng và tăng tính nhạy cảm với ánh sáng
Một số triệu chứng khácSong song với việc nhìn mờ và suy giảm thị lực. Chứng loạn dưỡng giác mạc cũng có thể gây ra một số triệu chứng như:
Chảy nước mắt
Khô mắt
Nhạy cảm với ánh sáng
Đau mắt
Cảm giác có vật lạ trong mắt.
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng sẽ khác nhau tùy theo loại loạn dưỡng mà bạn mắc phải. Thậm chí một số người có thể không có triệu chứng.
Đa phần các trường hợp loạn dưỡng giác mạc có thể được phát hiện tình cờ khi khám mắt định kỳ.
Một bệnh nhân sẽ được chẩn đoán bị mắc bệnh khi có được xác nhận bằng việc khám lâm sàng kỹ lưỡng. Kèm theo đó là hỏi chi tiết về bệnh sử của bệnh nhân và qua các loại kiểm tra khác như:
Kiểm tra bằng đèn khe ( kính hiển cho phép phóng đại lên để khám các cấu trúc như bờ mi và bán phần trước nhãn cầu).
Một số bệnh cụ thể có thể được chẩn đoán bằng các xét nghiệm di truyền học phân tử ngay cả trước khi các triệu chứng tiến triển.
Việc điều trị loạn dưỡng giác mạc khác nhau tùy theo tình trạng bệnh.
Không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹNhững bệnh nhân không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ có thể không cần điều trị. Và những bệnh nhân này nên được kiểm tra, quan sát thường xuyên để phát hiện sự tiến triển tiềm ẩn của bệnh.
Các phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh có thể bao gồm thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ, laser và ghép giác mạc.
Bệnh nhân có các triệu chứng nặng và tiến triểnỞ những bệnh nhân có các triệu chứng nặng. Có thể cần phải cấy ghép giác mạc, vốn là một phương pháp điều trị vô cùng hiệu quả đối với bệnh. Cấy ghép giác mạc đã rất hiệu quả trong việc điều trị cho những bệnh nhân có các triệu chứng tiến triển. Tùy từng trường hợp bệnh bác sĩ sẽ có thể lựa chọn phương pháp ghép giác mạc phù hợp cho bệnh nhân, bao gồm:
Ghép giác mạc xuyên
Ghép giác mạc lớp sâu hoặc
Ghép nội mô giác mạc.
Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Có Nên Uống Sữa Không?
1. Rối loạn tiêu hóa có nghĩa là gì?
Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng xảy ra do hệ tiêu hóa hoạt động không như bình thường và gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như là Đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng,… Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như là:
Bị tấn công bởi các yếu tố gây hại bên ngoài như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng,… gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
Sử dụng kháng sinh để trị bệnh cũng ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật có lợi ở đường ruột gây rối loạn tiêu hóa.
Thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh và môi trường sống ô nhiễm.
Một số loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, các nước ngọt có ga cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa.
Đối với trẻ em, đa số các trẻ trong khoảng 6 năm đầu đời đều bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài các nguyên nhân đã kể ở trên thì đối với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện, còn rất yếu nên rất nhạy cảm với các yếu tố gây hại bên ngoài, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ em mắc chứng bệnh này nhiều hơn người lớn.
2. Các triệu chứng của bệnh
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ có những triệu chứng sau:
Nôn trớ: Đây là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện.
Táo bón: Cũng do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn chỉnh, cộng với đó là thực phẩm mà trẻ ăn khó tiêu hóa, chế độ ăn khô, ít rau, ít chất xơ.
Tiêu chảy: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa cũng có thể bị tiêu chảy do mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột( nguyên nhân thường là do sử dụng kháng sinh, thức ăn k đảm bảo vệ sinh,…)
Đau bụng: Đây cũng là triệu chứng thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?
Sữa là một nguồn dinh dưỡng quan trọng và không thể thiếu cho trẻ những năm đầu đời. Trẻ mới sinh đến 1 tuổi hầu hết đều sử dụng nguồn sữa từ người mẹ, trừ những trường hợp người mẹ không có sữa hoặc không đủ để cung cấp cho bé thì cũng sẽ được bác sĩ chỉ định loại sữa thích hợp nhất cho bé. Sau khi cai sữa, trẻ vẫn tiếp tục cần phải sử dụng các loại sữa khác thích hợp vì đây là giai đoạn trẻ phát triển mọi mặt và sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển về thể chất và tinh thần.
Việc sử dụng sữa đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm do bệnh thường xảy ra ở hầu hết các trẻ và khi phụ huynh cho trẻ dùng sữa thì các triệu chứng như nôn trớ hay tiêu chảy thường xảy ra ngay sau đó nên các bậc phụ huynh rất lo lắng về việc không biết nên cho trẻ tiếp tục uống sữa hay không.
3.1. Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu sữa được hấp thu vào cơ thể như thế nào?
Tuy nhiên lượng enzyme lactase trong cơ thể mỗi người là mỗi khác, và đa số chúng sẽ giảm theo quá trình lớn lên và cơ thể không thể tự tổng hợp lactase được nữa. Khi đó đường lactose sẽ không bị phân hủy thành đường glucose và galactose mà đi thẳng xuống ruột già và bị vi khuẩn ở đó xử lý. Đây chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy,… và được gọi là hội chứng không dung nạp lactose.
Chính vì vậy các nhà sản xuất đã giải quyết bằng cách thêm enzyme lactase vào các sản phẩm sữa để các enzyme này sẽ phân hủy đường lactose thành glucose và galactose trước khi chúng được đưa vào cơ thể để có thể sử dụng cho người mắc hội chứng không dung nạp được lactose. Các sữa này được gọi là sữa không chứa lactose nên sẽ không gây các triệu chứng đầy bụng, tiêu chảy,… cho người sử dụng. Và sữa này cũng có giá trị dinh dưỡng tương đương như sữa thông thường.
3.2. Các trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa, chúng ta phải xem xét xem nguyên nhân là do đâu, tùy từng nguyên nhân mà phụ huynh có thể sử dụng sữa cho trẻ hoặc là không.
3.2.1. Đối với trường hợp trẻ bị tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy có thể sử dụng sữa bình thường, tuy nhiên phải đảm bảo được sữa phải đảm bảo vệ sinh và các dụng cụ chứa sữa như ly hoặc bình sữa phải được tiệt trùng trước bằng nước sôi.
3.2.2. Đối với trường hợp trẻ rối loạn tiêu hóa do đổi sang loại sữa khác
Trường hợp này nên ngưng sử dụng sữa đang dùng và quay lại sử dụng sữa mẹ, nếu trẻ đang trong thời kì bú mẹ hoặc là sữa trẻ đang dùng trước đó.
Khi hệ tiêu hóa của trẻ ổn định có thể cho trẻ uống lại nhưng nên bắt đầu với lượng nhỏ để theo dõi đáp ứng của trẻ. Nếu trẻ vẫn tiếp tục, nên gặp bác sĩ để bác sĩ xem xét đổi loại sữa khác thích hợp với bé.
3.2.3. Trường hợp trẻ rối loạn tiêu hóa do thuốc kháng sinh
Khi gặp tình trạng này nên ngừng thuốc đang sử dụng và đưa trẻ đi khám để được tư vấn và chữa trị.
3.2.4. Trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn uống
Cần điều chỉnh lại chế độ ăn của trẻ cho hợp lý, giảm lượng sữa từ động vật như sữa bò và lượng đường lactose có trong sữa vì chúng có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
3.2.5. Với trường hợp rối loạn tiêu hóa do không dung nạp đường lactose
Đối với trường hợp này phụ huynh nên cho trẻ uống các loại sữa không chứa đường lactose, các loại sữa này sẽ giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn. Các loại sữa không chứa đường lactose này không mất đi chất dinh dưỡng so với các loại sữa thường nên phụ huynh cũng không cần quá lo lắng khi đổi sữa cho bé.
4. Cốm chất xơ BobBaby hỗ trợ cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Thực phẩm bổ sung chất xơ cho cơ thể Cốm BobBaby. Đây là sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ. Sản phẩm chứa các thành phần Litesse, Hay còn gọi là chất xơ hòa tan, được nhập khẩu từ Mỹ. Litesse có vai trò như là chất xơ cung cấp cho cơ thể giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ. Ngoài ra sản phẩm còn có chứa các vitamin B1, B6 và vitamin D3. Các loại vitamin này giúp trẻ tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
BobBaby được bào chế dưới dạng cốm với hương vị ngon, ngọt nên sẽ kích thích vị giác của trẻ.
Cốm BobBaby có công dụng: Giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể, giảm nguy cơ táo bón, giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu và giúp bé ăn ngon. Cốm BobBaby sử dụng cho trẻ có các triệu chứng như chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, táo bón, hấp thu kém, trẻ có chế độ ăn ít chất xơ.
Hướng dẫn sử dụng:
Trẻ em từ 6 tháng đến 1 tuổi: Ngày uống 1 lần, mỗi lần ½ gói.
Trẻ em từ 1 đến 6 tuổi: Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần ½ gói.
Trẻ em trên 6 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói.
Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các kiến thức cho bạn. Nếu có thắc mắc gì thêm bạn có thể đăng ký tư vấn hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn Miễn phí cho bạn.
Đăng Ký Tư Vấn
Tên của bạn (*):
Số điện thoại (*):
Nội dung tư vấn:
* Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì an toàn và tốt cho bé?
Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà an toàn và hiệu quả
Trẻ bị đầy hơi có nguy hiểm không ?
Top 5 loại thuốc bổ cho trẻ biếng ăn và chậm lớn
Vus Dạy Học Viên Làm Chủ Cảm Xúc
Đại diện Anh Văn hội Việt Mỹ (VUS) cho biết đơn vị thực hiện chương trình dựa trên mô hình của tác giả nổi tiếng người Mỹ – Daniel Goleman. Theo đó, nhận thức bản thân là thành phần đầu tiên cấu tạo nên trí thông minh cảm xúc (EQ). Một người mạnh về nhận thức bản thân sẽ đồng thời phát triển các năng lực thông minh cảm xúc khác và tiến gần hơn đến thành công trong công việc, cuộc sống.
“Tuy nhiên, đa phần người trẻ hiện nay đều vật lộn để đi tìm phiên bản mình muốn trở thành, trong khi vẫn bị cuốn theo những hình mẫu lý tưởng trong xã hội”, vị đại diện nhận định.
Vì thế, VUS tổ chức 180 phút giao lưu bằng tiếng Anh tại V-Club để giúp học viên VUS đưa EQ vào đời sống hiệu quả. Từ đó, các em có thể dễ dàng trả lời những câu hỏi như tôi có đang hạnh phúc, tôi có đang đi đúng hướng… và thuận lợi phát triển bản thân. Đồng thời, buổi học được dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, qua đó, học viên có thể trau dồi thêm vốn từ vựng, sử dụng ngoại ngữ tự nhiên trong cuộc sống.
Học viên VUS chia sẻ về EQ bằng tiếng Anh tại sự kiện. Ảnh: VUS
Buổi giao lưu được dẫn dắt bởi bà Đoàn Huỳnh Vân Anh – CEO Life Coaching (LCV), người sở hữu chứng chỉ khai vấn chuyên nghiệp từ Liên đoàn Khai vấn Quốc tế (ICF). Sau sự kiện, học viên VUS đã nắm được những công cụ thực tiễn như cách tư duy mở, giải quyết mâu thuẫn, hướng dẫn tạo cảm giác an toàn cho người khác để ứng dụng ngay vào cuộc sống.
Bà Vân Anh chia sẻ kiến thức về khoa học não bộ với học viên VUS. Ảnh: VUS
Sau học cách tự thấu hiểu bản thân, VUS tiếp tục tạo điều kiện cho học viên tham gia các hoạt động nhóm để thực hành bài tập về sự biết ơn, cách để duy trì những mối quan hệ chất lượng trong công việc, tình yêu và bạn bè. Qua đó, các bạn có thể đầu tư thời gian vào những thay đổi tích cực từ nội tâm đến thế giới bên ngoài.
Trong sự kiện, học viên được kết nối trực tiếp với nhau, gặp gỡ giáo viên bản ngữ và trau dồi thêm những từ vựng, kiến thức mới bổ trợ cho hành trình cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh của mình.
Bạn Minh Thư – học viên lớp tiếng Anh tương tác English Hub chia sẻ, ngoài việc tiếp nhận thông điệp về cảm xúc từ sự kiện, buổi giao lưu hôm nay còn giúp em cải thiện kỹ năng nghe – hiểu.
Giáo viên bản ngữ tham gia hoạt động nhóm với người tham dự. Ảnh: VUS
Thầy John Stretch – Giáo viên tại VUS, MC của sự kiện V-Club cũng cho biết, thông minh với cảm xúc là một trong những kỹ năng người trẻ hiện đại nào cũng cần.
“Tôi đã tận hưởng và trải nghiệm trọn vẹn cùng các học viên. Hy vọng các bạn cũng gặt hái nhiều kiến thức hữu ích phục vụ cho hành trình cá nhân của mình”, ông nói thêm.
Sau buổi chia sẻ từ Coach Vân Anh, học viên có 30 phút đối đáp để ứng dụng những gì được nghe vào các tình huống thực tế. Năm học viên đạt được số điểm cao nhất đã nhận được nhiều phần quà, bao gồm học bổng du học Thạc sĩ trực tuyến trị giá đến 28 triệu đồng kèm túi tote phiên bản giới hạn từ VUS.
Advertisement
Học viên VUS chụp hình cùng diễn giả sau sự kiện. Ảnh: VUS
Hiện, VUS cung cấp nhiều chương trình đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu học tiếng Anh cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên như English Hub (dành cho người trẻ mất gốc), iTalk (Anh văn giao tiếp cho người bận rộn), Luyện thi IELTS… Bên cạnh đó, VUS muốn thông qua V-Club đồng hành với người trẻ trên hành trình phát triển bản thân và nâng cao các kỹ năng khác.
Nhật Lệ
Cập nhật thông tin chi tiết về Rối Loạn Phân Liệt Cảm Xúc (Phần 2): Diễn Tiến Và Điều Trị trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!