Xu Hướng 10/2023 # Rau Muống Biển: Vị Thuốc Từ Loài Rau Dại Hoa Tím # Top 18 Xem Nhiều | Mfua.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Rau Muống Biển: Vị Thuốc Từ Loài Rau Dại Hoa Tím # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Rau Muống Biển: Vị Thuốc Từ Loài Rau Dại Hoa Tím được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Rau muống biển còn được gọi là Mã an đằng, Hải khiên ngưu, Mã đề thảo,… Nó có tên khoa học Ipomoea pescarpae (L.), thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).

Đặc điểm thực vật

Đây là loại cây thảo mọc bò dài, có thân dày. Cây mọc đến đâu bén rễ đến đó, phân nhánh nhiều cành. Thân cây tím như thân rau muống thường, nhưng đặc chứ không rỗng như cây muống thường. Trên thân có 2 đường rãnh nông dọc 2 bên. Cành, thân, lá đều chứa nhựa trắng như sữa.

Lá mọc so le, gần như hình vuông, gốc hình tim. Đầu lá hơi tròn và xẻ làm đôi, hình giống như móng chân trâu hay hình yên ngựa. Kích thước phiến dài 3 – 7 cm, rộng 2 – 5 cm. 2 mặt lá nhẵn, cuống chung dài 5 – 7 cm. Lá non có 2 mảnh cụp vào nhau.

Cụm hoa màu tím, nhìn qua cũng giống hoa rau muống thường. Mọc thành xim ở kẽ lá. Hoa lớn, hình phễu. Cuống chung dài 2 – 4cm. Hoa nở vào mùa hè và mùa thu.

Quả nang hình cầu, đường kính 2 cm, chứa 4 hạt hình 3 góc, có lông vàng hung.

Phân bố

Trên thế giới, cây mọc ở nhiều nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Phillippines,…

Tại nước ta, cây mọc hoang ở những bãi cát ven biển. Nó có tác dụng giữ cho cát khỏi trôi đi và cố định bờ biển khỏi sạt lở. Người ta thường hái rau muống biển về cho heo, ngựa, trâu, bò ăn.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây

Thu hái, chế biến: Thu hái quanh năm. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu, người ta thấy:

Thân: Nhựa 7,27%, tinh dầu 0,048%, các chất pentatriacontane, triacontane, sterol, acid behenic, acid melissic, acid butyric, acid myristic, acid benzoic, acid caproic, acid caprylic, β-sitosterol, n-triacontane…

Lá: Actinidol, ergomitrin, ergotamine, isoquercitrin, eugenol, iso-adenostylon, acid malic (acid fumaric, mellein), acid citric, acid tartaric, acid succinic…

Rễ: Ancaloid…

Tác dụng của Rau muống biển theo Y học cổ truyền

Vị thuốc có vị cay, đắng, tính hơi hàn. Nó có tác dụng:

Khu phong trừ thấp.

Tiêu ung nhọt, tán kết.

Rễ trị phong thấp tê mỏi.

Thông tiểu tiện.

Chữa phù thũng.

Trị rắn cắn, trị ung nhọt.

Dùng ngoài đắp lên các vết loét, mụn nhọt đang mưng mủ, trị bỏng.

Chữa bệnh ngoài da, viêm da dị ứng.

Chữa trĩ, trĩ xuất huyết.

Hạt, lá chữa người mệt mỏi, căng thẳng.

Ngày dùng 8 – 16g. Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng ngoài. Dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài thì nhai nuốt nước, bã đắp ngoài.

Bài thuốc chữa chân tay tê bại, đi lại yếu

Rau muống biển 14g, Xấu hổ 20g, Cỏ xước 16g, Ké đầu ngựa 12g, Huyết rồng 16g, Thần xạ 16g, Dầu lai biển 8g, Cây duối 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa đau lưng

Rau muống biển 14g, Tang ký sinh 20g, Tang thầm 12g, Thổ phục linh 14g, Địa long 12g, Nghệ đen 12g, Mắc cỡ 14g, Cam thảo 8g, Gai yết hầu 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa tê phù, chân sưng căng đi đứng khó khăn

Rau muống biển 10g, Hạt cau rừng 10g, Ké đầu ngựa 16g, Trần bì 6g, Ngũ gia bì 16g, Sinh địa 10g, Hương phụ 10g, rễ Cỏ xước 15g, Chỉ xác 8g, Ý dĩ 15g, Ngải cứu 10g, Cam thảo dây 15g, Quế chi 8g, Tơ hồng 10g, Can khương 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa

Rau muống biển 20g, Cây hoa giấy 20g, Tế tân 12g, cây Xấu hổ 20g, Cỏ xước 20g, Cối xay 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

​Mùa Hoa Rau Muống Biển

Đầu hạ về với biển, ngắm những vạt rau muống biển tím ngát phủ trên triền cát ai cũng thấy lòng dịu hẳn. Lại nhớ chuyện tình của chàng Biển, nàng Muống và nỗi niềm của những người phụ nữ nơi miền gió cát…

Du lịch hè ngắm ​mùa hoa rau muống biển

Một thảm hoa rau muống biển ở vùng biển miền Trung – Ảnh: Cao Cát

Đầu hạ, rau muống biển nở hoa lần thứ nhất. Không ai biết loài rau muống biển này có từ bao giờ và đến từ đâu.

Có thể là hạt giống của những cây mẹ từ vùng biển khác hàng ngàn năm trước đã theo sóng lênh đênh (hạt giống của cây hoa rau muống biển nổi trên mặt nước và không hề bị nước mặn ảnh hưởng) tấp vào bờ biển Việt Nam rồi bám rễ, sinh sôi.

Mùa nắng, chúng thu mình lại để bước sang mùa mưa, thường là đầu hạ, lại vươn mình ra đón nước và xanh tươi nở hoa, tạo thành những vạt hoa tím thẫm. Sau đó kết trái, theo nước mưa trôi ra biển, hay vùi xuống cát ẩm để tiếp tục sinh sôi.

Hoa rau muống biển còn một đợt hoa nở vào mùa thu, dù có ít hơn, để tích nước vào thân dự trữ cho mùa nắng khô cằn sắp đến.

Những ngư dân lớn tuổi hay nói mùa hè mà hoa rau muống biển ra hoa dầy là dấu hiệu cho một mùa mưa to gió lớn sắp đến. Cây hoa như đón trước về độ ẩm, hơi gió và hối hả ra hoa để phát triển nòi giống.

Nhưng dù gì mùa hạ nóng nực, ngắm những vạt rau muống biển tím ngát màu hoa phủ trên cát ai cũng thấy lòng dịu hẳn. Có thể chẳng có mấy lợi ích, nhưng chúng cũng tạo được một thảm thực vật với sắc màu thật đẹp, nhất là khi kết hợp với loài phi lao chắn cát.

Còn chuyện loài hoa luôn mọc hướng ra biển thì gần như ai làm du lịch cũng thuộc nằm lòng chuyện tình của chàng Biển và nàng Muống. Một câu chuyện có kết cục buồn như muôn câu chuyện về những người yêu nhau không thể sống trọn đời với nhau.

Đó là chuyện chàng Biển sau khi chết, hồn biến thành những cơn sóng, những cơn sóng cứ vỗ bờ. Còn nàng Muống sau khi chết hóa thành một loài dây leo xanh, hoa tím, ngọn cứ vươn dài ra biển để nắm lấy những ngọn sóng, cũng là chàng Biển ngày xưa.

Riêng với nhiều phụ nữ vùng biển, sự tích loài hoa rau muống biển là một nỗi oán hờn những cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Nghề biển mà.

Loài hoa rau muống biển đó có màu tím thủy chung và buồn bã. Như những người bà, người mẹ, người chị, người em, người con gái vùng biển, cứ đến mùa sóng to gió lớn, lại thắc thỏm cầu mong bình yên cho người ông, người cha, người chồng, người anh, người em, người con của họ tàu ra khơi khoan đầy cá, an ổn quay về…

Con đường cát và thảm hoa rau muống biển – Ảnh: Cao Cát

Con đường phủ đầy hoa mua và rau muống biển ở đảo Vĩnh Thực, Móng Cái – Ảnh: V.N.A.

Đầu hạ là mùa rau muống biển khoe sắc – Ảnh: Cao Cát

Những cây rau muống biển với ngọn vươn dài ra biển ở Phan Thiết, Bình Thuận – Ảnh: Cao Cát

Những bông hoa màu tím trên thảm lá biếc xanh – Ảnh: V.N.A.

Hoa rau muống biển ở đảo Cô Tô, Quảng Ninh – Ảnh: La Lune

Rau muống biển có ở các vùng biển Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines… Tại Việt Nam, có thể gặp rau muống biển mọc hoang ở khắp các bãi cát ven theo mọi bờ biển, hải đảo suốt từ Bắc chí Nam…

Hiện tại đã có một số nhà vườn đưa rau muống biển vào dạng cây cảnh, trồng bằng cành và cho nở hoa vào mùa mưa..

Rau muống biển có tên khoa học là Ipomoea pes-caprae, là một loài thực vật thuộc họ bìm bìm (Convolvulaceae) và còn có tên mã an đằng, nhị diệp hồng thự. Đây là loài cây thân thảo, mọc bò chứ không leo, là loài cây dại có hoa nở đẹp. Ngoài hoa đẹp còn có tác dụng phủ xanh vùng cát ven biển do chịu được nước ít và không khí mặn.

Gọi là rau nhưng rau muống biển không thể ăn được do trong cây thân lá có sớ dai, vị lại đắng và có mủ độc. Những ngư dân vùng biển nói rằng mủ của loài dây leo này nếu bắn vào mắt chữa trị không kịp sẽ dẫn đến mù lòa.

“Nó” chỉ có công dụng tức thời là ở những vùng quê heo hút, xa nhà thuốc, bệnh viện, khi những người đi biển chạm phải sứa độc, có thể giảm phỏng ngứa bằng cách hái một nắm lá rau muống biển giã nát đắp lên chỗ bị thương. Hoặc nấu uống khi bị đau nhức khớp xương, đắp lên mụn nhọt…

Đăng bởi: Diễm Hương Lê Thị

Từ khoá: ​Mùa hoa rau muống biển

Rau Đắng Đất: Vị Thuốc Đến Từ Loại Rau Dân Dã

Những người con miền Tây, mấy ai mà chưa từng nghe qua lời bài hát “Còn thương rau đắng mọc sau hè”, mấy ai mà chưa từng một lần ăn rau đắng. Thứ rau đắng nghét là thế, vậy mà đi xa rồi, mới nhớ thương da diết, nhớ mà ngọt lòng. Rau đắng đó chính là Rau đắng đất, đừng nhầm lẫn với loài Rau đắng biển. Và cũng như bao bài viết khác trên YouMed, ngày hôm nay, từ một loại rau quen thuộc của người miền Tây, người viết sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc những công dụng bất ngờ từ món rau – vị thuốc này.

Rau đắng đất có tên khoa học Glinus oppositifolius (L.) A. DC. Syn. Tên đồng nghĩa: Mollugo oppositifolia L., thuộc họ Rau đắng đất (Aizoaceae).

Ngoài cái tên này, nó còn được biết đến với những tên khác như: Rau đắng lá vòng, Thốc hoa túc mễ thảo, Mễ toái thảo,…

Đặc điểm thực vật

Đây là loại cây thân thảo sống lâu năm. Thân cành nhẵn, mảnh, mọc bò lan, tỏa sát mặt đất. Lá mọc vòng, gồm 2 – 5 lá không đều nhau, cũng có khi có tới 6 lá. Lá hình mác hẹp, thuôn dài, kích thước dài 2 – 3cm, có một gân chính. Lá kèm rất nhỏ, thường rụng sớm. Hoa màu lục nhạt, có cuống dài, tụ họp 2 – 5 hoa ở nách lá. Hoa không có cánh. Nhị 5, nhụy có 3 vòi nhụy. Quả nang, mang hạt hình thận. Mùa hoa quả kéo dài từ tháng 4 – 7. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt.

Phân bố

Trên thế giới, cây phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, từ Ấn Độ đến Malaysia, Campuchia, Việt Nam và đảo Hải Nam Trung Quốc.

Rau đắng đất rất dễ mọc, có khi nó mọc trộm sau hè nhà, mọc gần ảng nước, bờ ao, chỗ nào lúp xúp nước thì có rau đắng. Vì rất dễ mọc nên cây phát triển dọc từ Nam Định đến vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt cây phát triển ở khu vực đất cát pha nước. Cây ưa sáng, phân nhánh rất khỏe nên thường mọc thành mảng, lấn át các loại cây cỏ khác.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: toàn cây

Thu hái: thu hái quanh năm, tốt nhất là lúc cây chưa có hoa.

Chế biến: dược liệu hái về đem rửa sạch đất cát. Có thể dùng dưới dạng tươi hoặc phơi khô dùng dần.

Bảo quản: dược liệu tươi chỉ có thể giữ được vài ngày, có thể bảo quản lâu hơn trong tủ lạnh. Dược liệu khô cần cất giữ nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm mốc, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc.

Thành phần hóa học có trong dược liệu

Thành phần hóa học chủ yếu trong Rau đắng đất là Saponin, Flavonoid, Triterpenoid.

Trong Lá cây, người ta thấy có: acid spergulagenic, một chất sapogenine, triterpenoid bảo hòa, spergulagenin A, và một tri-hydroxy cetone.

Rễ cây chứa: glucoside, spergulatriol,  spergulagenol, spergulagenin A,…

Ngoài ra còn có sự hiện diện của một số nguyên tố khoáng như: sắt Fe, sulfates, chlorures nitrates, và một nguồn nguyên tố calcium Ca.

Tác dụng dược lý của Rau đắng đất

Theo một số nghiên cứu, người ta thấy các bộ phận của dược liệu này có khả năng:

Có thể chống bệnh sốt rét do chứa hợp chất saponin triterpenoid

Ức chế nấm Candida albicans

Diệt một số loài ấu trùng và loài nhuyễn thể

Làm sạch gốc tự do

Chống oxy hóa

Bảo vệ gan

Chống động vật đơn bào

Tác dụng của Rau đắng đất theo Y học cổ truyền

Theo dân gian, vị thuốc này có vị đắng, tính mát. Có những công dụng:

Giúp khai vị, lợi tiêu hóa

Lợi tiểu

Hạ nhiệt

Nhuận gan

Có thể thay thế Rau má làm thuốc hạ sốt, chữa các bệnh về gan và chứng vàng da

Toàn cây giã ra, thêm dầu thầu dầu hơ nóng làm thuốc đắp trị đau đầu

Dịch lá cây đắp trị bệnh ngoài da, ghẻ ngứa

Cây đem đốt thành tro dùng ngâm lấy nước gội đầu

Liều lượng: 4 – 8g/ 1 ngày

Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, làm món ăn, dùng ngoài. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc thanh can giải độc

Rau đắng đất 6g, Nhân trần 5g, Dành dành 5g, Cỏ xước 6g, Rau má 6g, Ké đầu ngựa 6g, Dây khổ qua 6g, Cỏ mực 8g, Muồng trâu 6g, Rễ tranh 6g, Sài đất 6g, Cam thảo 3g. Tất cả đem sắc uống hoặc tán bột, luyện viên.

Chữa chứng đau vàng da, chậm tiêu, nổi u nhọt mày đay

Rau đắng đất 1 thúng, Dây cứt quạ 1 thúng. Hai thứ trên đem sắc chung, bỏ xác. Nước nấu đặc thành cao, thêm nước đường hoặc mật. Mỗi sáng, trưa và tối uống 1 muỗng cà phê.

Rau đắng đất, loại rau mọc sau hè, nhưng lại có những công dụng thật bất ngờ. Tuy nhiên, cũng như bất kì một vị thuốc nào, chúng ta không nên lạm dụng thuốc. Và khi có bệnh, cần có sự thăm khám và tư vấn từ những người có chuyên môn để tránh những hậu quả không mong muốn.

Hoa Dẻ: Vị Thuốc Từ Loài Cây Có Những Bông Hoa Vàng Cánh Rủ

Cây Dẻ (có tên khoa học Desmos chinensis) thuộc họ Na (Annonaceae). Đây là loại cây bụi sống lâu năm, thân mọc trườn. Chúng có chiều cao trung bình từ 1 – 3 m trong điều kiện phát triển tốt. Còn với môi trường khí hậu không thích hợp, cây hoa dẻ có thể thấp dưới 1 m. Thân và cành Dẻ mảnh. Cành non phủ một lớp lông thưa. Sau đó nó trở nên nhẵn, có màu đen và những nốt sần nhỏ.

Lá Dẻ hình mác hoặc gần thuôn, gốc lá tròn hay hình tim. Lá đơn, mọc so le nhau. Kích thước lá thay đổi, dài khoảng 7 – 17 cm, rộng tầm 3 – 6 cm. Mặt trên lá nhẵn bóng, mặt dưới phủ lông tơ vàng nhạt. Phần cuống lá ngắn và có lông.

Hoa Dẻ thơm, màu vàng lục nhạt, mọc đơn độc ở kẽ lá hay đối diện với lá. Lá đài hình mác nhọn, dài tầm 7 – 15 mm, rộng tầm 3 – 4 mm. Lá đài có lông ở mặt ngoài. Hoa Dẻ thường có 6 cánh, dài gấp 6 – 7 lá đài. Cánh hoa thường đồng đều nhau về kích thước và hình dạng. Cánh mỏng, rủ ngược xuống. Lá noãn và nhị nhiều, nhị cao 1,5 cm. Mùa hoa rơi vào tầm tháng 4 – 6.

Phần quả mọng không có lông, khi chín có màu vàng hay đỏ. Quả hình chuỗi dài, mỗi quả gồm 2 – 9 hạt, phân thành các đốt. Các hạt có hình trứng hay gần hình cầu.

Cây Dẻ phân bố trên khắp Đông Nam Á, ngoài ra còn ở Ấn Độ, Trung Quốc,…

Ở nước ta, cây phân bố tương đối rộng rãi ở nhiều tỉnh thuộc vùng trung du, núi thấp và đồng bằng từ miền Bắc đến miền Nam. Như các tỉnh: từ Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Thái, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa… tới Khánh Hòa, Kontum, Lâm Ðồng, Ðồng Nai….

Đây là loại cây ưa sáng thường mọc trên các đồi cây bụi hay bờ nương rẫy, ven rừng thứ sinh. Cây có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất, trong đó có cả đất đồi bị xói mòn mạnh chỉ còn trơ tầng đá ong. Nó cũng thường được trồng trong các đô thị, đường phố, do sự phát triển của lá dày đặc của nó cung cấp bóng mát. Thân cây tương đối mỏng và hệ thống rễ không phá vỡ vỉa hè.

Bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây Dẻ là hoa, lá và rễ. Hoa thường thu hái vào mùa hè, khi hoa mới nở. Hoa lấy về đem phơi nắng nhẹ hay sấy nhẹ cho khô nhưng vẫn giữ được mùi thơm. Còn rễ cây nên thu hoạch lúc cây đã trưởng thành để có lượng hoạt chất dồi dào hơn. Rễ đem rửa sạch đất cát, rồi thái mỏng, phơi hay sấy khô để dùng dần. Lá Dẻ có thể thu hái quanh năm.

Lưu ý bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát. Hoa nên cất trong hũ kín hay bịch cột chặt để không mất mùi. Tránh những nơi ẩm thấp, mối mọt, tránh ánh nắng trực tiếp để không hư hại thuốc.

Theo nghiên cứu, người ta thấy:

Trong Hoa Dẻ chứa: 5–methoxy–7 hydroxy–flavanon; 8–formyl–2,5,7–trihydroxy–6-methyl–flavanon (theo Qais, N. và cs 1996, Umezawa Kazuo và cs, 1992).

Rễ chứa: 4,7 –dihydroxy–5–methoxy–6–methyl–8–formylflavan và 5,7–dihydroxy–6,8–dimethyl–dihydroflavon (theo Zhao Jing, 1992. CA – 117 – 86757w, CA. I26, I69100p, CA 121, 18019Q)

Ngoài ra khi nghiên cứu thành phần trong tinh dầu hoa cây Dẻ, người ta thấy chủ yếu là hợp chất Sesquiterpen. Có  13 thành phần, trong đó có những hợp chất chính: b-caryophyllen (28.9%), bicyclogermacren (11,5%), a-humulen (7.2%), D-germacren (7,2%), b-elemen (6,4%).

Hoa Dẻ theo đông y có vị cay, tính hơi ấm. Nó thường được dùng để chữa một số chứng bệnh sau:

Chữa tê thấp, chân tay tê bại, đau nhức gân xương.

Trị mụn nhọt, mẩn ngứa.

Chữa ngộ độc.

Chữa phù thũng.

Chữa đau bụng trước khi sinh và xuất huyết, thống kinh.

Rễ và lá trị các bệnh đường tiêu hóa, trướng bụng, tiêu chảy, đau dạ dày.

Rễ sắc nước uống để trị lỵ và chóng mặt.

Nước sắc hoa Dẻ cho phụ nữ sanh khó uống.

Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương.

Dùng lá tươi giã nát thêm rượu và đắp vào chỗ đau.

6.1. Bài thuốc chữa tê thấp, đau nhức

Rễ hoa Dẻ, rễ Rung rúc, rễ Gắm, vỏ thân Ngũ gia bì chân chim, rễ Bưởi bung, mỗi vị 80 g.

Rễ Sâm nam, rễ Cỏ xước, rễ Ô dược, rễ Bướm bạc, rễ Tầm xuân, Tầm gửi cây dâu, rễ Bạch đồng nữ, mỗi vị 40 g, rễ Chỉ thiên, cả cây Cỏ roi ngựa, mỗi vị 20 g.

Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 2 lít rượu trắng, càng lâu càng tốt (Bách gia trân tàng).

6.2. Chữa mụn nhọt, ngộ độc nấm

Rễ hoa Dẻ, Kim ngân hoa, mỗi vị 30 g. Sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày (Nam dược thần hiệu).

Rau Sam: Vị Thuốc Quý Với Nhiều Công Dụng Bất Ngờ

Rau sam là một loại rau mọc hoang khá phổ biến trong dân gian, thường xuất hiện trong các bữa cơm gia đình. Ngoài làm thức ăn, rau này còn được xem là một vị thuốc quý hỗ trợ chữa nhiều bệnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đây là một trong những cây thuốc được sử dụng nhiều nhất. Bài viết sẽ giúp các bạn biết thêm công dụng, đặc tính của vị thuốc quý này.

Rau sam hay còn gọi là mã xỉ hiện, có tên khoa học là Portulaca oleracae L., thuộc họ Rau sam Portulacaceae.

Đây là một loại cỏ sống hàng năm, có nhiều cành mẫm, nhẵn. Thân có màu đỏ nhạt, dài 10 – 30cm. Lá hình bầu dục dài, phía đáy lá hơi thót lại, không cuống. Phiến lá dày, mặt bóng, dài 2cm, rộng 8 – 14mm. Những lá phía trên họp thành một thứ tổng bao quanh các hoa. Hoa mọc ở đầu cành, màu vàng, không có cuống. Quả nang hình cầu, mở bằng 1 nắp. Trong có chứa nhiều hạt màu đen bóng.

Cách trồng rau sam? Cây thường mọc hoang ở những nơi ẩm ướt của nước ta. Toàn cây được phơi khô dùng làm thuốc.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy trong rau có chứa trên 44 hợp chất bao gồm flavonoid, alkaloid, terenoid, acid hữu cơ, vitamin, khoáng chất và các hợp chất khác. Trong đó, flavonoid là hợp chất chiếm ưu thế và có nhiều tác dụng sinh học.

Y học cổ truyền Trung Quốc xem cây rau này là “vị thuốc trường thọ” và được sử dụng để chữa nhiều bệnh.

Theo các tài liệu cổ, rau này có vị chua, tính lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc.

Khi phơi khô,nó được dùng để trị sốt, kiết lỵ, tiêu chảy, tiêu ra máu, giun sán, chàm, mụn nhọt, ho lâu ngày. Liều thường dùng là 9 – 15g.

Rau sam đã được chứng minh có nhiều tác dụng tốt đối với một số bệnh lý ở người. Tuy nhiên các nghiên cứu đa phần ở mức thử nghiệm trên động vật mà chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng trên người. Một số tác dụng đã được chứng minh:

Tác dụng của cây rau sam trong bảo vệ hệ thần kinh

Tác dụng bảo vệ thần kinh của rau sam đã được nghiên cứu và báo cáo. Các thành phần trong rau sam có thể khử các gốc tự do, giảm quá trình chết các tế bào thần kinh, giảm thiếu hụt dopamine ở vùng vân của chuột. Kết quả cho thấy rằng, rau sam có thể bảo vệ thần kinh và hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson.

Ngoài ra, dược liệu này còn có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương do thiếu oxy, ức chế enzyme acetyl cholinesterase (thường gặp trong bệnh Alzheimer – sa sút trí tuệ). Do đó, rau sam có thể xem là vị thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.

Công dụng rau sam điều trị đái tháo đường

Những nghiên cứu trên động vật cho thấy rau sam có tác dụng làm giảm cân nặng, giảm các axit béo tự do trong máu, tăng nồng độ insulin trong máu, giảm tình trạng đề kháng insulin và giảm các biến chứng mạch máu của bệnh đái tháo đường type 2.

Một nghiên cứu trên bệnh nhân đái tháo đường, cho thấy hạt rau sam có thể giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường type 2. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng bột hạt rau sam, 5g x 2 lần/ngày, giúp cải thiện rối loạn lipid máu, giảm tăng men gan, giảm đường huyết đói, đường huyết sau ăn và cân nặng của bệnh nhân.

Công dụng của rau sam về chống oxy hóa

Tác dụng chống oxy hóa của rau sam từ các thành phần chứa trong dược liệu, như gallotannin, omega-3, axit ascorbic, 𝛼-tocopherol, kaempferol, quercetin và apigenin. Các chất này giúp điều chỉnh hoạt động chống oxy hóa của các enzyme. Do đó, làm giảm tổn thương bởi các chất oxy hóa gây ra cho cơ thể.

Tác dụng rau sam chống ung thư

Kết quả các nghiên cứu trên tế bào và trên chuột cho thấy, các hợp chất như polysacarit, cerebroside, homoisoflavonoid, và alkaloid có trong rau sam, có tác dụng gây độc tế bào ung thư, điều hòa miễn dịch của cơ thể. Do đó, rau sam có tiềm năng trong hỗ trợ điều trị ung thư.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy rau sam có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, bảo vệ dạ dày, chống loét dạ dày do tác nhân axit, bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị hen suyễn, chữa lành vết thương ngoài da.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm Khổ qua: Thuốc đắng dã tật, Actiso: “Thần dược” mát gan.

Bạn cần lưu ý một số điều sau trong cách chế biến và sử dụng loại dược liệu này:

Không nấu quá chín, đung sôi quá lâu. 

Không sử dụng cho phụ nữ có thai.

Người bệnh có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, cần phối hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ khi sử dụng loại rau này.

Người có tiền sử sạn thận nên thận trọng dùng loại dược liệu này. 

Cây Rau Mương: Vị Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Về Dạ Dày Hiệu Quả

Cây rau mương nghe tên có hơi lạ với nhiều người. Tuy nhiên đây là vị thuốc quý trong dân gian giúp chữa bệnh về dạ dày rất hiệu quả.

Cây rau mương là cây gì?

Cây rau mương là loại cây thuộc họ rau dừa nước, có tên khoa học là Ludwigia prostrate. Ngoài ra cây rau mương được có nhiều tên khác như: rau mương nằm, rau mương đất, rau lục, rau mương thon.

Đặc điểm cây rau mương

Cây rau mương mọc thẳng đứng, thân có nhiều nhánh, cao khoảng 25-50cm. Lá màu xanh lục, hình dáng thuôn dài và có mũi nhọn. Hoa có màu trắng mọc thành cụm 1-8 bông. Quả hình trụ, nhẵn, dài 2-3cm.

Cây rau mương sống chủ yếu ở nơi ẩm ướt như bờ ruộng, hồ nước,…. Thấy nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Lao Cai, Quảng Trị, Quảng Ninh, Tây Nguyên,…

Bộ phận sử dụng làm dược liệu

Cây rau mương có thể thu hái quanh năm, tuy nhiên thời điểm tốt nhất là vào mùa hè thu. Sau khi thu hoạch thì thái khúc và phơi khô để bảo quản được lâu.

Bộ phận dùng để làm dược liệu của cây rau mương chủ yếu là thân và lá. Thường dùng thân và lá của cây rau mương cắt khúc, phơi khô rồi sắc với nước để uống.

Theo Y Học Cổ Truyền, cây rau mương có vị ngọt, tính mát, có tác dụng trừ thấp, mát máu, thanh nhiệt, tiêu sưng, tiêu thũng, hỗ trợ cầm tiêu chảy và kiết lỵ. Ngoài ra cây rau mương còn có công dụng cải thiện một số bệnh như giảm đau nhức cơ răng, trị viêm họng, ho gà, mụn trứng cá, hỗ trợ bệnh tiểu đường, cải thiện vị giác,…

Lưu ý: Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng các bài thuốc, khi thấy có dấu hiệu bất thường, cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám.

Cây rau mương được dùng để triều trị một số bệnh sau đây:

Bài thuốc 1 Cây rau mương phơi khô rồi sao vàng, hạ thổ. Sau đó sắc với nước uống mỗi ngày.

Bài thuốc 2 Cây rau mương tươi ngâm với nước muỗi khoảng 15 phút rồi rửa sạch. Sau đó thêm một ít nước sạch rồi giã nát, chia làm 2 phần uống trong ngày. Giúp giảm triệu chứng đau dạ dày và ngăn ngừa tái phát.

Bài thuốc 3 Cây rau mương tươi và rượu 45 độ. Lấy cây rau mương rửa sạch để ráo nước, cắt khúc rồi tráng sơ với rượu, sau đó cho vào bình thuỷ tinh tiếp tục đổ rượu vào ngập rau mương trong bình. Ngâm khoảng 15 ngày, dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 15ml.

Trị bệnh tiểu đường

Dùng 15g rau mương, 15g chuối hột, 10g lá vú sữa tím, 15g dây mây, 15g lục bình, 20g khổ qua, 10g cam thảo nam. Sắc với 3 chén nước còn lại khoảng 1 chén, uống mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều.

Trị tiêu chảy, đầy bụng

Dùng 1 nắm cây rau mương tươi, rửa sạch với nước muối. Sau đó giã nát và vắt lấy nước cốt uống.

Trị viêm họng, viêm amidan

Dùng 1 ít lá cây rau mương tươi, rửa sạch sau đó nhai nuốc với một ít muối. Thực hiện trước khi đi ngủ mỗi ngày 1 lần. Sử dụng mỗi ngày đến khi bệnh thuyên giảm.

Trị mụn nhọt, áp xe

Lấy 1 ít lá và thân cây rau mương tươi rửa sạch với nước muối. Sau đó giã nát rồi đắp lên vị trí mụn nhọt khoảng 15 phút. Có thể kết hợp sắc cây rau mương uống hằng ngày để tăng hiệu quả.

Dùng cây rau mương để triều trị bệnh bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Liều dùng khoảng 40 – 50g cây tươi và khoảng 20 – 40g cây khô.

Không tự ý điều trị bệnh với cây rau mương khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

Cần rửa thật sạch trước khi điều trị bệnh, có thể ngâm và rửa với nước muối pha loãng.

Dùng với liều lượng vừa đủ, không nên lạm dụng quá nhiều có thể xảy ra tác dụng phụ.

Tuỳ vào cơ địa mỗi người mà thời gian chữa bệnh có thể khác nhau.

Nếu sử dụng cây rau mương trong thời gian dài nhưng vẫn không thấy có tác dụng thì nên đi gặp bác sĩ để thăm khám.

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

7-Dayslim

Cập nhật thông tin chi tiết về Rau Muống Biển: Vị Thuốc Từ Loài Rau Dại Hoa Tím trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!