Xu Hướng 9/2023 # Những Ngôi Chùa Xin Con Ở Hà Nội Nổi Tiếng Linh Thiêng # Top 10 Xem Nhiều | Mfua.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Những Ngôi Chùa Xin Con Ở Hà Nội Nổi Tiếng Linh Thiêng # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Ngôi Chùa Xin Con Ở Hà Nội Nổi Tiếng Linh Thiêng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mục Lục

1. Chùa Trấn Quốc – Ngôi Chùa Xin Con Nổi Tiếng Ở Hà Nội

Đây là ngôi chùa cổ và linh thiêng bậc nhất Hà Nội. Trước đây, chùa là nơi vua chúa đến ngắm cảnh và cúng lễ. Nay chùa Trấn Quốc được mọi người tìm đến để cầu an. Đây cũng là chùa xin con ở Hà Nội được các cặp vợ chồng thường xuyên viếng thăm. Người ta truyền tai nhau rằng, chỉ cần thành tâm cầu khấn, bạn sẽ sinh con như ý muốn.

Đây cũng là một địa điểm tham quan nổi tiếng ở Hà Nội. Chùa Trấn Quốc nằm trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Điều đặc biệt ở chùa Trấn Quốc là Bảo tháp lục độ đài sen có 11 tầng và cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm đặt một pho tượng Phật bằng đá quý. Đỉnh tháp cũng có đài sen 9 tầng cũng bằng đá quý.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: ở phía Đông bên Hồ Tây, nằm ở phía cuối đường Thanh Niên thuộc quận Tây Hồ , Hà Nội

Giờ mở cửa: 8:00 đến 16:00 hàng tuần, riêng giao thừa đền mở hết đêm. Ngày mồng 1 và ngày rằm: 6:00 đến 20:00

Giá vé : miễn phí, phí gửi xe 5k/người

2. Chùa Hương Ở Hương Sơn – Chùa Cầu Con Ở Hà Nội

Nếu bạn đang tìm kiếm một ngôi chùa cầu con ở Hà Nội thì không nên bỏ qua chùa Hương. Các cặp vợ chồng hiếm muộn tìm đến đây với mong muốn có con. Lễ hội chùa Hương vào đầu năm mới thú hút hàng ngàn người. Bởi đây vốn nổi tiếng là vùng đất thiêng, cầu được ước thấy.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ:  Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội

Giá vé : 50.000 VND người /lượt. Người cao tuổi và trẻ em :25,000 VND người/lượt.

3. Chùa Quán Sứ – Chùa Xin Con Ở Hà Nội

Chùa Quán Sứ từ lâu đã được biết đến là ngôi chùa xin con nổi tiếng ở Hà Nội nổi tiếng. Chùa là một trong bốn trấn ở kinh thành Thăng Long. Không chỉ là một điểm tín ngưỡng, chùa còn là trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Mỗi năm, có hàng ngàn người đổ về đây dâng hương cầu điều tốt lành. Người thì xin con, người thì tài lộc, người thì xin sức khỏe,…

Từ chùa Chùa Quán Sứ, bạn có thể thăm rất nhiều địa điểm nổi tiếng. Một trong số đó có thể kể đến là Ga Hà Nội; Văn Miếu – Quốc Tử Giám; Hồ Hoàn Kiếm; Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh;…

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: số 73 phố Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Giờ mở cửa: 6h00 – 19h00

4. Chùa Phúc Khánh – Chùa Cầu Con Linh Thiêng Ở Hà Nội

Chùa Phúc Khánh còn có tên gọi khác là chùa Sở hay chùa Thịnh Quang. Đây là một ngôi chùa lâu đời ở Hà Nội. Chùa thường xuyên tổ chức những buổi lễ cầu an. Lễ lớn nhất là “Đại lễ cầu an cả năm cho mọi gia đình” diễn ra vào tối 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Ngoài ra, chùa còn có lễ dâng sao giải hạn đầu năm thường được tổ chức vào ngày mùng 8, 15 và 18 tháng Giêng.

Đã có rất nhiều cặp vợ chồng tìm đã có con như mong muốn sau khi đến đây cầu con. Nếu bạn cũng đang mong muốn có con thì hãy đến viếng thăm ngôi chùa cầu con ở Hà Nội này thử. Biết đâu, điều ước của bạn sẽ thành hiện thực.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 382 phố Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Giờ mở cửa: 8:00 – 18:00

Giá vé vào cửa: Miễn phí

5. Chùa Kim Liên – Ngôi Chùa Cầu Con Nổi Tiếng Ở Hà Nội

Cuối cùng trong danh sách những ngôi chùa xin con nổi tiếng ở Hà Nội chính là chùa Kim Liên. Những cặp vợ chồng hiếm muộn chia sẻ rằng họ đã đem sính lễ đến đây thành bái lễ, cầu xin đức Phật phù hộ đường con cái của họ. Nhờ vậy mà khao khát có con của họ đã thành hiện thực. Ngoài ra, cứ mỗi độ Tết đến xuân về, chùa lại nườm nượp người đến dâng hương.

Thông tin liên hệ: 

Đề xuất sửa nội dung

Rate this post

Những Ngôi Chùa Cổ Hà Nội Nổi Tiếng Linh Thiêng

1. Chùa Trấn Quốc – ngôi chùa cổ Hà Nội

Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ ở Hà Nội nằm yên tĩnh trên đường Thanh Niên, Quận Tây Hồ, Hà Nội.

Trấn Quốc được xem là ngôi chùa lâu đời nhất ở Thăng Long có lịch sử lên đến 1500 tuổi. Ngôi chùa tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ nằm ở phía đông Hồ Tây với vườn cây xanh cùng hồ nước mênh mang đầy chất thơ tình.

Tổng thể ngôi chùa là một quần thể nhiều lớp nhà với 3 ngôi chính là tiền đường, nhà thiêu công và thượng điện nối thành chữ Công. Hiện nay, trên cửa chùa vẫn còn bút tích ba chữ Phương Tiện môn và cả hai câu đối được viết bằng chữ Nôm:

“Vang tai xe ngựa qua đường tục

Mở mặt non sống đứng cửa thiền”.

Theo bảng xếp hạng trên trang Wanderlust, một website nổi tiếng về du lịch của Anh đã xếp hạng chùa Trấn Quốc đứng vị trí thứ 3 trong 10 ngôi chùa có cảnh đẹp trên thế giới.

2. Chùa Quán Sứ – ngôi chùa cổ Hà Nội

Chùa Quán Sứ là một ngôi chùa ở số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỉ 14 dưới thời vua Trần Dụ Tông. Trước kia, triều đình nước ta thường đón tiếp các sứ thần của các quốc gia Ai Lao, Chiêm Thành, Nam Chưởng và Vạn Tượng nên vua đã cho xây dựng một tòa công quán gọi là Quán Sứ để tiếp đón các vị thần khi đến kinh thành Thăng Long. Do sứ thần các nước đều thờ phật, để tiện cho việc cúng tế của họ trong những ngày ở bên đây, triều đình đã cho lập ngay một ngôi chùa tại công quán, lấy tên cũng là tên của công quán – chùa Quán Sứ. Ngày nay,công quán không còn nữa những chùa Quán Sứ vẫn còn tồn tại và phát triển.

Tam quan của chùa có 3 tầng mái, mái nằm giữa là lầu chuông, qua tam quan là một sân rộng lát gạch. Bước qua 11 bậc là tới chánh điện cao, hình vuông, xung quanh có hành lang.

Vào sâu bên trong sân chùa là các dãy nhà dùng làm giảng đường, thư viện, nhà khách và tăng phòng. Vào khoảng giữa thế kỷ 20, chùa đã trở thành trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Phân viện Nghiên cứu Phật học và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình cũng được đặt ở đây.

3. Chùa Vạn Niên – ngôi chùa cổ Hà Nội

Chùa Vạn Niên tọa lạc ở đường Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội. Ngôi chùa được xây dựng từ thời Lý, đến nay đã trải qua hàng ngàn năm tuổi và được xem là ngôi chùa linh thiêng nhất của kinh thành.

Trước đây, ngôi chùa có tên là chùa Vạn Tuệ, sau này mới được đổi tên thành Vạn Niên theo phái Mật Tông.

Do trải qua hàng ngàn năm lịch sử, ngôi chùa đã bị xuống cấp và trải qua nhiều lần trùng tu. Vào thời nhà Nguyễn, ngôi chùa đã trải qua một cuộc trùng tu lớn, gần như cải tạo lại toàn bộ kiến trúc. Chính vì vậy, mọi kiến trúc của chùa đều mang theo hơi hướng kiến trúc thời Nguyễn.

Chùa Vạn Niên không chỉ biết đến là một ngôi chùa tâm linh, nơi đây còn được biết đến là một trong những nơi lưu trữ nhiều kỷ vật mang giá trị lịch sử. Trong chùa còn lưu trữ 46 pho tượng phật, tượng tổ, tượng mẫu từ thời nhà Lý, có 2 quả chuông được đúc hoàn toàn bằng đồng dưới triều Nguyễn.

4. Chùa Tứ Kỳ – ngôi chùa cổ Hà Nội

 Chùa Tứ Kỳ tọa lạc ngõ ở ngõ 8 Đường Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội. Đây là một ngôi chùa cổ nằm ở phía Bắc kinh thành Thăng Long, thờ Phật theo phái Đại thừa, thờ Tổ, thờ Mẫu theo tín ngưỡng dân gian.

Chùa Tứ Kỳ nằm liền kề gần quốc lộ I, con đường huyết mạch nối liền hai miền Bắc Nam. Ngôi chùa có quy mô bề thế khang trang so với một số ngôi chùa khác trong vùng. Công trình kiến trúc của chùa được quy hoạch tập trung theo chiều sâu, trong không gian rộng, những nếp nhà cổ ẩn mình dưới những tán cây bốn mùa xanh tốt tạo cho cảnh quan của chùa thêm sự tôn nghiêm.

Trải qua hơn 300 năm chùa đã được sửa sang và tôn tạo lại nhiều lần. Kiến trúc của chùa được làm theo kiểu truyền thống, từ ngoài vào trong bao gồm: tam quan, nhà bia, tiền đường, thượng điện, nhà Tổ, nhà Mẫu, bảo tháp, vườn cây, nhà hậu. Sau nhiều lần trùng tu, nhìn chung hình dáng của chùa vẫn giữ được phong cách nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn.

5. Chùa Láng – ngôi chùa cổ Hà Nội

Chùa Láng tọa lạc tại làng Láng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngôi chùa được xây dựng từ thời vua Lý Thần Tông (1128 -1138) ngay trên nền nhà cũ của ông bà Từ Vinh (thân sinh ra vị thiền sư nổi tiếng Từ Đạo Hạnh).

Chùa Láng ngoài thờ Phật còn thờ Từ Đạo Hạnh và Lý Thần Tông. Trước đây chùa có đủ 100 gian, được xây theo kiểu nội công ngoại quốc. Đây là kiểu chùa phổ biến xưa với đặc trưng là hai hành lang dài nối liền nhà Tiền đường và Hậu đường làm thành một khung hình chữ nhật khép kín vây lấy một công trình kiến trúc ở giữa có thể là nhà thiêu hương hay nhà thượng điện. Chùa Láng xưa kia còn được mệnh danh là đệ nhất tùng lâm có nghĩa là nơi có rừng thông đẹp nhất ở phía Tây kinh thành Thăng Long.

Đăng bởi: Dương Dương

Từ khoá: Những ngôi chùa cổ Hà Nội nổi tiếng linh thiêng

9 Ngôi Chùa Nổi Tiếng Ở Hà Nội

Đi chùa vào những dịp lễ, ngày cuối tuần sẽ rất có ích cho tinh thần của bạn, sau đây Cuối Tuần Của Tui sẽ giới thiệu đến các bạn 9 ngôi chủa nổi tiếng nhất tại Hà Nội mời mọi người cùng xem qua.

1. Chùa Trấn Quốc

Người Hà Nội hẳn không ai không biết đến ngôi chùa này đây là một ngôi chùa linh thiêng và danh thắng nổi tiếng ở Hà Nội.Những ngày đầu xuân mọi người thường đến đây đi lễ chùa mà còn là đi vãn cảnh đầu xuân.

2. Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ được thành lập từ thế kỷ 15, người sáng lập là vua Lý Thế Tông. Chùa nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng, thanh tịnh. Ít ai biết rằng chùa Quán Sứ cũng là một trong rất ít ngôi chùa ở Việt Nam mà tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ.

Ngoài ra đây là ngôi chùa hiếm có trên đất bắc Việt Nam, tuy xây từ lâu đời nhưng luôn gìn giữ chính pháp và đặc biệt ” không thờ mẫu tam tứ phủ ” trong chùa vì đây là một dạng tín ngưỡng bản địa không thuộc Phật giáo.

3. Chùa Bà Đá

Chùa Bà Đá được xây dựng từ năm 1056, nằm trên con phố Nhà Thờ, chùa được dựng trên nền tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa. Chùa Bà Đá nổi tiếng vì sự linh thiêng và có cảnh quan khá đẹp với nhiều bức tượng gỗ.

4. Chùa Bằng

Chùa Bằng là một ngôi chùa cổ ở quận Hoàng Mai với lịch sử hàng trăm năm. Hiện nay chùa vẫn còn lưu giữ được nhiều di vật cổ có giá trị. Vườn chùa hiện còn có những ngôi tháp cổ. Đặc biệt trong chùa có tháp Báo Ân với 104 tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng.

5. Chùa Hà

Chùa nổi tiếng vì là nơi cầu duyên. Những ngày đầu năm, chùa Hà luôn tấp nập khách đến lễ chùa, trong đó có rất nhiều nam thanh nữ tú đi lễ cầu duyên. Trong chùa có rất nhiều cây cổ thụ trong đó có những cây có tuổi đời lên tới hơn 300 năm.

6. Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Hể là người Việt Nam thì không ai không biết đến nơi đây. Đây là nơi nhiều sĩ tử đến lễ đầu năm để xin may mắn trong học hành, thi cử dù đây vốn không phải là chùa. Truyền thống ấy vẫn còn được giữ đến ngày hôm nay. Khi đến đây bạn còn được ngắm nhìn kiến trúc cổ tuyệt đẹp và dạo chơi ở phố ông đồ vốn họp vào mỗi đầu năm mới.

7. Phủ Tây Hồ

Nếu chùa Hà là nơi cầu duyên, Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi cầu công danh thì Phủ Tây Hồ là nơi cầu tài lộc. Vào dịp tết chùa luôn tấp nập người đến lễ viếng. Bên cạnh đó Phủ Tây Hồ còn sở hữu vị trí rất đẹp, ngay sát Hồ Tây, rất hợp để vãn cảnh.

8. Chùa Bia Bà

Chùa Bia Bà nằm trong quần thể di tích văn hóa La Khê, Hà Đông, Hà Nội. Cụm di tích này gồm đình La Khê, chùa Diên Khánh và đền Đức Thánh Bà. Bia Bà là tấm bia ghi về sự tích Bà đệ nhị cung phi triều Mạc Thái Tông. Những ngày đầu năm mới, hàng ngàn du khách thập phương đổ về chùa Bia Bà để thắp hương cầu tài, cầu lộc với quan niệm “Cầu duyên thì đến chùa Hà, cầu tài, cầu lộc thì đi Bia Bà”.

9. Tổ đình Phúc Khánh

Là một ngôi chùa nhỏ nhưng lại thu hút đến cả ngàn người đến đây vào những dịp lễ lớn. Chùa rất nổi tiếng về sự linh thiêng, mọi người đến đây vào dịp đâu năm để dâng sao giải hạn và mong gặp được nhiều may mắn.

Đăng bởi: Hùng Phạm

Từ khoá: 9 ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội

Top 13 Ngôi Chùa Nổi Tiếng Đẹp Và Linh Thiêng Nhất Việt Nam

Top 13 ngôi chùa nổi tiếng đẹp nhất Việt Nam

Top 13 ngôi chùa nổi tiếng đẹp nhất Việt Nam

Tên chùa Địa chỉ

Chùa Bái Đính Xã, Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình

Chùa Côn Sơn Km 39, quốc lộ 18, phường Cộng Hoà, TP Chí Linh, Hải Dương

Chùa Hương Hà Nội Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Chùa Một Cột Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Chùa Thiên Mụ Đường Nguyễn Phúc Nguyên, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chùa Vĩnh Nghiêm 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 14, Quận 3, Hồ Chí Minh

Chùa Phước Hải 73 Đường Mai Thị Lựu, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh

Chùa Bà Thiên Hậu 4 Nguyễn Du, Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam, P. Núi Sam, Châu Đốc, An Giang

Chùa Đại Tòng Lâm QL51, TT. Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu

Chùa Bửu Long 81 Nguyễn Xiển, Long Bình, Quận 9, Hồ Chí Minh

Chùa Trấn Quốc Cuối đường Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội

Thiền Viện Trúc Lâm Trúc Lâm Yên Tử, Phường 3, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

Chùa Bái Đính Ninh Bình

Quần thể chùa Bái Đính tọa lạc tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ngôi chùa lớn nhất Việt Nam này cũng là chủ nhân của hàng loạt kỷ lục gồm chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á… Chùa sở hữu kiến trúc đậm nét truyền thống với nhiều khu gồm chùa Bái Đính cổ, chùa Bái Đính mới và các học viện Phật giáo, công viên bao quanh.

Là một quần thể chùa lớn, có nhiều kỷ lục châu Á như: Chùa có tượng Phật lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất Châu Á, chùa có tượng Di Lặc lớn nhất Đông Nam Á,… Đây là ngôi chùa sở hữu nhiều kỉ lục lớn tầm quốc gia và khu vực của Việt Nam, chính vì vậy mà nó trở thành điểm thu hút khách du lịch đến đây tham quan rất lớn.

Chùa Bái Đính là một trong những quần thể chùa cổ được xây dựng nối tiếp trong 3 triều đại: nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý. Trong khu quần thể này, bạn không chỉ được tham quan chùa, mà còn có nhiều di tích khác như Giếng Ngọc, Đền thờ Thánh Nguyễn, Đền thờ Thần Cao Sơn, Hang Sáng, Hang Tối.

Chùa Côn Sơn ở Hải Dương

Chùa Côn Sơn (hay còn được gọi là Thiên Tư Phúc tự) được xây từ năm 1304 trên núi Côn Sơn, thuộc xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đây là một phần của quần thể di tích quan trọng thuộc khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc. Chùa đã được xếp hạng di tích đặc biệt quan trọng cấp quốc gia.

Chùa Hương ở Hà Nội

Ngoài bề dày lịch sử, chùa Côn Sơn còn khiến nhiều du khách ấn tượng bởi kiến trúc cổ kết hợp hài hòa với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Lễ hội chùa Côn Sơn thường bắt đầu từ khoảng ngày 10 đến 22 tháng Giêng âm lịch.

Chùa Hương (hay gọi là chùa Trong) nằm ở vị trí trung tâm của một quần thể văn hóa – tôn giáo gồm nhiều ngôi đền. Chùa thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Do nằm trong hang động Hương Tích, chùa Hương không sở hữu kiến trúc cầu kỳ mà chủ yếu là các công trình làm từ đá. Lễ hội chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng đến khoảng cuối tháng 3 âm lịch. Đây cũng là thời điểm chùa đón số lượng khách hành hương đông nhất trong năm.

Chùa Hương là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng rất linh thiêng của thủ đô Hà Nội. Đến với chùa Hương, du khách vừa có thể được du ngoạn ngắm cảnh vừa tìm lại sự bình yên trong tâm hồn. Lễ hội Chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là lễ hội đầu năm lớn nhất của thủ đô Hà Nội cũng là lễ hội lớn nhất trong năm của Việt Nam. Lễ hội chính thức diễn ra từ rằm tháng giêng đến hết 18 tháng 2 âm lịch với rất nhiều hoạt động vui chơi vô cùng hấp dẫn.

Lễ hội Chùa Hương diễn ra vào dịp xuân đầu năm nên số lượng Phật tử đổ về nơi đây dự lễ rất đông. Du lịch Chùa Hương dịp lễ hội, du khách sẽ có dịp được tham gia, hòa mình vào không khí tưng bừng nhộn nhịp của những hoạt động văn hóa hấp dẫn và lôi cuốn cùng với người dân địa phương. Ngoài dịp lễ hội Chùa Hương thì thời điểm du lịch Chùa Hương lý tưởng nhất chính là vào đầu mùa hạ và mùa thu (khoảng tháng 7 – tháng 10).

Khung cảnh chùa Hương vào thời gian này không còn cảnh người người lũ lượt kéo nhau đi lễ chùa đầu năm mà thay vào đó là khung cảnh thiên nhiên hữu tình thơ mộng, không gian yên tĩnh và linh thiêng của chốn tu hành. Khung cảnh đẹp tuyệt trần chốn phật tử thanh tịnh biến chùa Hương trở thành một địa điểm du lịch đẹp ở Hà Nội rất hút khách du lịch.

Tháng 8 – tháng 10 là thời điểm đẹp để du khách khám phá hết vẻ đẹp tuyệt vời của chùa Hương. Đây cũng là lúc hoa súng, hoa lau đua nhau khoe sắc bên dòng sông Yến hiền hòa. Một khung cảnh rất tuyệt vời để du khách vãng cảnh, viếng thăm chùa và chụp ảnh làm kỉ niệm.

Chùa Một Cột ở Hà Nội

Chùa Một Cột còn có nhiều tên gọi khác như chùa Mật, Liên Hựu tự hay Liên Hoa Đài. Điểm đặc biệt của chùa chính là lối kiến trúc độc đáo với kết cấu bằng gỗ và một trụ cột duy nhất. Dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chiến tranh và được trùng tu lại vào năm 1955 nhưng nhìn chung ngôi chùa hơn 1.000 năm tuổi này vẫn giữ được lối kiến trúc cũ. Không chỉ là biểu tượng của thủ đô Hà Nội, chùa Một Cột còn là niềm tự hào của người dân Việt Nam khi được xác lập là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”.

Chùa Thiên Mụ ở Huế

Chùa Một Cột có kiến trúc vô cùng độc đáo, ấn tượng của nó. Chùa Một Cột mang hình dáng của một tượng đài bông sen đang nở rộ với điểm tựa duy nhất chính là cái cột chính giữa. Ngôi chùa bằng gỗ, bên trong có thờ tượng Phật Bà Quan Âm. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay.Cạnh chùa Một Cột ngày nay còn có một ngôi chùa có cổng tam quan, với bức hoành phi ba chữ “Diên hựu tự”, nguyên là công trình được dựng lần đầu tiên năm 1049, để mở rộng quy mô cho chùa Một Cột trong việc thờ cúng, tụng kinh Phật và sinh hoạt của các tăng ni. Chính vì sự độc đáo có một không hai này mà chùa Một Cột trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng cho Việt Nam, được in trên mặt sau của đồng 5000.

Chùa Thiên Mụ (hay chùa Linh Mụ) nằm trên đồi Hà Kê là điểm đến quen thuộc của nhiều du khách khi đến Huế. Chùa được khởi lập từ năm 1601 và được trùng tu lại vào năm 1714. Chùa Thiên Mụ có nhiều công trình kiến trúc quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh,… Bên cạnh đó, chiếc chuông nặng gần hai tấn có tên Đại Hồng Chung cũng là một dấu ấn rất riêng của chùa Thiên Mụ.

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ, tọa lạc trên ngọn đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, các trung tâm TP Huế 5km về phía tây. Chùa được xây dựng từ năm 1601, thuộc triều Nguyễn. Năm 1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn,nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó.

Đến năm 1714, chúa Quốc lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền… Một điểm nhấn độc đáo chính là tháp Phước Duyên, nằm phía trước chùa được xây dựng năm 1844, cao 21m gồm 7 tầng.

Chùa Vĩnh Nghiêm ở TP HCM

Tháp là một công trình kiến trúc độc đáo, là biểu tượng cho kiến trúc chùa Thiên Mụ, điều khiến người ta nhớ mãi không quên. Toàn thể khung cảnh chùa Thiên Mụ không chỉ có tháp Phước Duyên mà còn có điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm, cùng các bia đá, chuông đồng rất quý giá và có giá trị về lịch sử, văn hóa.

Tọa lạc tại quận 3, chúng tôi chùa Vĩnh Nghiêm được khởi xây từ năm 1964 với diện tích khoảng 6.000 m2. Với sự pha trộn hài hòa giữa lối kiến trúc cổ điển của những ngôi chùa cổ miền Bắc và vật liệu, kỹ thuật hiện đại, chùa Vĩnh Nghiêm được xem là một trong những công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XX. Ngoài ra, chùa Vĩnh Nghiêm còn có rất nhiều bức tượng phật bằng gỗ được điêu khắc tinh xảo.

Người sáng lập chùa Vĩnh Nghiêm là hai Hòa thượng Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm đến từ miền Bắc. Họ lấy nguyên mẫu thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên là chùa Vĩnh Nghiêm ở xã Đức La, tổng Trí Yên, phủ Tạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Đây là một ngôi chùa kiến lập từ đời vua Lý Thái Tổ, vốn là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm.

Tam quan chùa là một công trình khá đồ sộ, kiến trúc theo kiểu truyền thống với các tầng mái ngói đỏ có đầu đao uốn cong. Năm 2023, do thành phố thực hiện dự án mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cổng Tam quan của chùa đã được di dời vào bên trong, đến vị trí hiện tại. Bên trong treo một đại hồng chung có đường kính 1,8 m, đúc năm 1971, do các Phật tử dòng Tào Động ở Nhật Bản tặng trước năm 1975 để cầu nguyện cho Việt Nam sớm hòa bình.

Các tòa Bảo tháp làm nên điểm nhấn kiến trúc cho chùa, nổi bật là Tháp Quán Thế Âm, có lối vào nằm bên phải Phật điện. Công trình này gồm 7 tầng, cao gần 40 m, được xây cùng lúc với chùa. Tháp hình vuông, mỗi cạnh đáy 6 m. Đỉnh tháp có 9 bánh xe vòng tròn và những hình khối tròn gọi là Long xa và Quy châu. Đây là ngôi tháp đồ sộ thuộc hàng bậc nhất trong các ngôi bảo tháp của Phật giáo Việt Nam.

Chùa Phước Hải ở TP HCM

Chùa Phước Hải có tên gọi dân gian là chùa Ngọc Hoàng. Đây là một ngôi chùa được xây theo kiểu đền chùa Trung Hoa với mô típ trang trí rực rỡ. Chất liệu chủ yếu xây dựng chùa là gạch, mái lợp ngói âm dương, trang trí bờ nóc, góc mái bằng nhiều tượng gốm màu. Chùa Ngọc Hoàng thường đông nhất vào dịp lễ Vía Ngọc Hoàng diễn ra từ mùng 9 tháng Giêng. Nơi đây từng đón một vị khách đặc biệt là cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông vào tháng 5/2023.

Chùa Phước Hải có nhiều tên gọi. Trước đây, vào năm 1906 khi thời mới xây dựng chùa của sư tổ Lưu Minh ( thật ra ông là người Trung Quốc) như Ngọc Hoàng điện theo là kiểu gọi của người Hoa, chùa Đa Kao theo cách của người Pháp. Còn người Việt gọi đơn giản là chùa Ngọc Hoàng. Mãi về sau, khoảng năm 1994, chùa chính thức đổi tên là chùa Phước Hải.

Chùa Phước Hải được xây dựng với lối kiến trúc cổ, phân bố theo ba tòa, tiền điện, chánh điện, và trung điện. Ngày xưa, chùa còn được gọi là điện Ngọc Hoàng vì ngoài Phật ra, chùa còn thờ Ngọc Hoàng, vị đế vương cao nhất trong đất trời. Tượng Phật và Ngọc Hoàng được thờ ở chánh điện, bên cạnh đó còn thờ các chư vị thần thánh khác nhau.

Chùa Phước Hải luôn nằm trong top những ngôi chùa cầu con có tính chất “linh” nhất nước ta. Điều khó tin nhưng có thật, có những căp vợ chồng chạy chữa khắp nơi không có con, vậy mà những lần đến đây cầu xin và khấn vái lại có tin hỉ! Họ thường đến đây cầu Thánh Mẫu và 12 mụ bà. Theo dân gian thì những vị chư thần này chăm lo việc sinh nở cho dân gian. Và người ta có hẳn một bài khấn đầy đủ cho các đôi vợ chồng muốn có con cái.

Chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương

Chùa Bà Thiên Hậu hay chùa Bà Bình Dương là ngôi chùa cổ nằm ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Không rõ về năm khởi xây, ngôi chùa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu này được tái tạo lại và biết đến rộng rãi hơn vào năm 1923 bởi một nhóm người Việt gốc Hoa. Chùa gồm ba dãy nhà với chính điện ở giữa. Kết cấu và trang trí mái ngói lẫn tường đều mang đậm lối kiến trúc của người Hoa. Nơi đây thường thu hút rất đông người đến lễ chùa, đặc biệt là vào lễ hội chùa Bà ngày rằm tháng Giêng. Ảnh: Phật giáo Bình Dương.

Lễ hội chính là sự kết nối giữa nữ Thần Thiên Hậu với người dân, là một cách đưa sự bình an, may mắn đến với mọi người. Cùng với đó là nhiều chương trình đặc sắc cho người dân vui chơi, giải trí trong dịp đầu năm mới. Khởi động cho 1 năm bình an thuận lợi.

Ở chùa Bà Thiên Hậu sẽ không đọc sớ hay tế thần cũng không quy định vật dâng thần mà tất cả tùy thuộc vào tấm lòng của người dân. Vì với Bà Thiên Hậu con dân sang hèn đều được đối xử như nhau. Trước ngày diễn ra lễ hội chính là ngày 15 tháng Giêng thì sẽ có tục Thỉnh lộc diễn ra vào ngày 14, mang ý nghĩa phân phát ánh sáng, may mắn và thuận lợi đến cho mọi người.

Chùa Bà Chúa Xứ ở An Giang

Chùa Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Chùa được xây dựng cách đây hơn 200 năm sau khi bức tượng Bà được người dân phát hiện và vận chuyển xuống. Khác với ngôi miếu được lợp đơn sơ bằng lá tre ban đầu, ngôi chùa hiện tại đã trở nên khang trang và quy mô hơn sau nhiều lần tu sửa. Đây cũng là điểm đến nổi tiếng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long với gần 2 triệu lượt khách tham quan mỗi năm.

Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Mỗi năm có hàng triệu lượt khách đến hành hương và cúng bái tại miếu Bà. Chẳng biết từ khi nào, Bà Chúa Xứ đã trở thành điểm tựa tâm linh của người dân khắp nơi trên cả nước.

Miếu bà Chúa Xứ được xây dựng dựa trên truyền thuyết. Người dân trong vùng cho biết, trước đây, khi người Việt tới sinh sống ở vùng này phát hiện tượng Bà ở đỉnh núi nên mới bàn nhau khiêng xuống lập miếu thờ. Tuy nhiên, Bà Chúa Xứ “hiển linh” vào một người tu hành bảo phải có 40 trinh nữ đến khiêng mới chịu đi.

Chùa Đại Tòng Lâm ở Bà Rịa – Vũng Tàu

+ Chùa Vạn Phật đại Tòng Lâm tọa lạc ở xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nằm bên trái quốc lộ 51 hướng đi Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km.

Chùa Đại Tòng Lâm có tên đầy đủ là Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự. Với diện tích khoảng 100 ha, ngoài chính điện và các điện thờ, chùa Đại Tòng Lâm còn có nhiều công trình kiến trúc ấn tượng gồm Tháp Đa Bảo, vườn Lâm Tì Ni, vườn Lộc Uyển và bức tượng Quán Thế  Âm Bồ Tát cao 17 m. Với không gian thoáng mát cùng nhiều cây xanh, chùa Đại Tòng Lâm cũng là điểm đến yêu thích của nhiều du khách.

Chùa Vạn Phật đại Tòng Lâm do Hòa thượng Thích Thiện Hòa, từ chùa Ấn Quang, TP. Hồ Chí Minh đến khai sơn vào năm 1958 với mục đích xây dựng nơi đây thành một đại tòng lâm có quy mô lớn, tiến đến mở Phật học viện, quy tụ Tăng Ni khắp nơi về tu học, đào tạo lực lượng kế thừa thực hiện sự nghiệp hoằng pháp độ sanh.

Hằng năm, Chùa đại Tòng Lâm là nơi tổ chức khóa An cư kiết hạ cho chư Tăng trong tỉnh. Năm 2023 – Phật lịch 2548, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã tổ chức khóa An cư kiết hạ từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 10 tháng 7 âm lịch cho Tăng chúng, Ni chúng về kết giới tu học tại chùa Đại Tòng Lâm với số lượng 1.200 vị, đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục ngày 30-11-2007 : Chùa Đại Tòng Lâm với khóa An cư kiết hạ có số Tăng Ni tập trung nhiều nhất Việt Nam.

Qua bốn năm tìm kiếm và xác lập kỷ lục Việt Nam, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã xác lập 500 kỷ lục quốc gia, trong đó có 123 kỷ lục Phật giáo ở cả ba miền Bắc Trung Nam. Riêng chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm đã giữ 4 kỷ lục và đã đề nghị một số kỷ lục mới. Đây là ngôi đại tự có nhiều kỷ lục với những công trình quy mô to lớn, hiện đại. Chùa thường xuyên tiếp đón đông đảo du khách, Phật tử trong nước và nước ngoài đến tham quan, chiêm bái.

Chùa Bửu Long ở TPHCM

Chùa Bửu Long (hay còn gọi là Thiền viện Tổ Đình Bửu Long) tọa lạc ở quận 9, cách trung tâm TP HCM khoảng 20 km. Khuôn viên chùa rộng hơn 11 ha, nằm trên một ngọn đồi bao quanh bởi rừng cây xanh, hướng ra bờ sông Đồng Nai.

Ngôi chùa mang vẻ đẹp riêng so với những địa điểm tâm linh khác trong nước, do có sự kết hợp của kiến trúc từ Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Bảo tháp trong chùa có tên Gotama Cetiya, là bảo tháp lớn nhất Việt Nam với chiều cao 70 m cùng bốn tháp phụ xung quanh. Trước mặt tháp là hồ nước hình bán nguyệt với màu xanh ngọc, được xem là điểm nhấn giúp ngôi chùa thêm lộng lẫy.

Tên chính thức là thiền viện Tổ Đình Bửu Long với bảo tháp Gotama Cetiya mang nét kiến trúc lộng lẫy và đẹp mắt đã thu hút nhiều du khách gần xa đến tham quan. Chùa được thành lập năm 1942, đến năm 2023 thì được trùng tu và xây dựng thêm. Toàn bộ chánh điện và khuôn viên xung quanh chùa được thiết kế theo bản vẽ của hòa thượng Thích Viên Minh, trụ trì.

Chùa Bửu Long được xây dựng theo nét kiến trúc các chùa ở Đông Nam Á như Thái Lan, Ấn Độ… kết hợp cùng nét kiến trúc các chùa thời Nguyễn – tạo cho chùa Bửu Long có vẻ đẹp rất riêng và độc đáo. Đặc biệt, chùa Bửu Long có Bảo tháp Gotama Cetiya thờ xá lợi Đức Phật và Chư Thánh Tăng, rộng trên 2.000 m2, cao 70 m. Đây là 1 kiến trúc vừa hoành tráng, hiện đại vừa biểu hiện nét cổ kính nhất của nền văn minh Suvarnabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á.

Chùa Trấn Quốc ở Hà Nội

Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên một hòn đảo phía đông hồ Tây, nép mình bên đường Thanh Niên thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Chùa từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long. Ban đầu chùa mang tên Khai Quốc, xây dựng vào thế kỷ thứ 6 thuộc thời Tiền Lý.

Sau đó chùa được đổi tên thành Trấn Quốc vào đời vua Lê Hy Tông (1663 – 1716) với ý nghĩa đem lại cuộc sống bình yên cho toàn dân, tên gọi này phổ biến tới ngày nay. Theo quan sát của chúng tôi Khuôn viên chùa có Bảo tháp lục độ đài sen cao 15 m được xây dựng năm 1998. Tháp gồm 11 tầng, mỗi tầng có 6 ô cửa hình vòm, mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Phần đỉnh tháp là Cửu phẩm liên hoa – tháp sen 9 tầng tạc bằng đá quý.

Năm 2023, trang Thrillist cũng đưa ra danh sách những ngôi chùa, đền thờ, cung điện, tháp có cảnh quan và kiến trúc đẹp nhất thế giới. Chùa Trấn Quốc là đại diện duy nhất ở Việt Nam nằm trong bảng xếp hạng này. Theo đánh giá của tờ báo Mỹ, chùa có kiến trúc giống như một bông sen đang nở.

Thiền Viện Trúc Lâm ở Đà Lạt

Thiền Viện Trúc Lâm là một thiền viện thuộc phái Trúc Lâm Yên Tử, cách trung tâm Đà Lạt 5km, gần hồ Tuyền Lâm thơ mộng, xanh biếc, tọa lạc trên ngọn núi Phụng Hoàng. Thiền Viện Trúc Lâm như tách biệt hẳn khỏi thành phố Đà Lạt nhộn nhịp, tấp nập, phong cảnh nơi đây vô cùng yên bình, nhẹ nhàng và trữ tình bởi sự hữu tình của nước non và những đồi thông.

Từ trên chính điện nhìn xuống là hồ Tuyền Lâm, phong cảnh ở đây rất đẹp, hồ nước trong xanh in bóng rặng thông bên đồi Thanh Lương Bên dưới lưng chừng đồi, gần hồ Tĩnh Tâm là nhà khách 2 tầng nằm gọn trên một ngọn đồi có khu vườn xanh mát.

Đây là nơi những phụ nữ đến xin tập tu ngắn hạn tại thiền viện. Phía trước nhà là rừng trúc xanh tươi. Đứng trước sân nhà có thể thấy đỉnh núi voi phục soi bóng xuống hồ Tuyền Lâm hùng vĩ. Chính vì những nét độc đáo của ngôi chùa này cũng phong cảnh vô cùng lãng mạn, hữu tình, đặc trưng của khí hậu Đà Lạt mà mỗi năm, nơi đây lại thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan và mua những món quà lưu niệm được làm từ trái thông.

Đăng bởi: Ngọc Mai

Từ khoá: Top 13 ngôi chùa nổi tiếng đẹp và linh thiêng nhất Việt Nam

Tu Viện Chimi Lhakhang: Ngôi Chùa Cầu Con Linh Thiêng Của Bhutan

Bhutan – một đất nước nhỏ bé đầy màu sắc ẩn chứa trong lòng dãy Himalaya không chỉ nổi tiếng với cảnh quan tuyệt đẹp mà còn có những di sản văn hóa độc đáo. Trong số những điểm đến tuyệt vời của Bhutan thì tu viện Chimi Lhakhang là một kiến trúc độc nhất vô nhị, tỏa sáng bởi không chỉ kiến trúc mà cả ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Giới thiệu về tu viện Chimi Lhakhang Bhutan

Tu viện Chimi Lhakhang hay còn được biết đến với cái tên “Ngôi chùa sinh đẻ” nằm ẩn mình ở thung lũng Punakha. Ngôi chùa được tạo dựng trên một ngọn đồi nhỏ và bao quanh bởi những cánh đồng bao la.

Tu viện Chimi Lhakhang nằm ở thung lũng Punakha. @ug_yen

Chimi Lhakhang không chỉ thu hút du khách bởi kiến trúc độc đáo và tôn giáo mà còn bởi câu chuyện đầy mê hoặc xoay quanh vị Lam Kinley (Drukpa Kunley). Với cái nhìn độc đáo về tình yêu, tôn trọng con người và sự tự do cá nhân, Lam Kinley trở thành biểu tượng của tình dục và sinh sản ở Bhutan. Người ta tin rằng việc đến thăm Chimi Lhakhang và nhận phước từ ngôi chùa này sẽ mang lại sự lành mạnh và sự thụ tinh tốt đẹp cho phụ nữ hiếm muộn.

Không chỉ là một điểm đến tôn giáo, Chimi Lhakhang còn đem lại cho du khách một trải nghiệm tuyệt vời về văn hóa và đời sống địa phương. Khi đi qua các cánh đồng lúa xanh tươi và ngôi chùa trên đồi thì bạn sẽ cảm nhận được sự tương tác giữa con người và thiên nhiên, sự hài hòa và sự thân thiện của cư dân địa phương.

@nimatshema

Ngoài việc khám phá ngôi chùa và tìm hiểu về lịch sử và tín ngưỡng, du khách cũng có thể tham gia vào những hoạt động vui nhộn và độc đáo tại Chimi Lhakhang. Một hoạt động nổi tiếng là chạm tay vào phần “chùa sinh đẻ”, được cho là có thể mang lại sự may mắn và sinh sản. Đây là một truyền thống vui nhộn và duyên dáng mà du khách có thể tham gia.

Bên cạnh đó, khu vực xung quanh Chimi Lhakhang cũng rất đáng khám phá. Bạn có thể đi dạo trong những cánh đồng lúa mì tươi tốt và ngắm nhìn vẻ đẹp tự nhiên của thung lũng Punakha. Đồng thời, bạn cũng có thể tìm hiểu về cuộc sống và nền văn hóa của người dân Bhutan bằng cách tương tác với cư dân địa phương và tham quan các ngôi làng.

Lịch sử của tu viện Chimi Lhakhang

Ngôi chùa này được biết đến là “chùa sinh đẻ”. @d_chen619

Chimi Lhakhang là một ngôi chùa nổi tiếng tại Bhutan không chỉ nổi tiếng vì vẻ đẹp kiến trúc mà còn vì lịch sử và những câu chuyện đầy mê hoặc mà nó mang lại. Được xây dựng vào thế kỷ 15, tu viện mang trong mình một sự kết hợp độc đáo giữa tôn giáo và văn hóa, tạo nên một nguồn cảm hứng và tâm linh cho du khách đến thăm.

Công trình này được ban phước bởi Lam Kinley, một nhà sư nổi tiếng và được ngưỡng mộ trong lịch sử của Bhutan. Sinh vào thế kỷ 15, Drukpa Kunley được biết đến với biệt danh “Thánh Điên” với lối sống tự do và gần gũi với tình dục. Ông đã dùng phong cách giảng đạo không truyền thống, sử dụng những biểu tượng tình dục và truyền đạt một cách hài hước để truyền bá lời phật dạy.

Tu viện này được xây dựng vào khoảng thế kỷ 15. @namkha_lhamo

Tu viện Chimi Lhakhang được xây dựng nhằm tưởng nhớ đến Lam Kinley và truyền bá những giá trị và nguyên tắc của ông. Từ thời điểm xây dựng, công trình đã trở thành một địa điểm linh thiêng và đáng sùng kính, thu hút những người tìm kiếm sự bình an và niềm tin.

Lịch sử và tín ngưỡng của Chimi Lhakhang đã truyền qua các thế hệ và tu viện vẫn được coi là một trung tâm tôn giáo quan trọng trong cộng đồng địa phương. Mỗi năm, hàng ngàn người dân Bhutan và du khách từ khắp nơi trên thế giới đến thăm Chimi Lhakhang để cầu nguyện, tìm kiếm phước lành và sự may mắn.

Một trong những nét đặc biệt của Chimi Lhakhang là tượng trưng cho sinh đẻ. Du khách thường đến đây với niềm tin rằng điều này sẽ mang lại sự thụ tinh, phát triển và sự thành công trong việc sinh con. Đây là một phần trong tín ngưỡng đặc trưng của Chimi Lhakhang và là một truyền thống được duy trì từ thời xa xưa.

Cách di chuyển đến tu viện Chimi Lhakhang

@wang_mowang_mo

Tu viện Chimi Lhakhang nằm nép mình trên một ngọn đồi tròn của thung lũng Punakha. Để đến được đây trước tiên bạn phải đến được Sopsakha, nơi có thể dễ dàng tiếp cận bằng phương tiện giao thông đường bộ.

Từ Sopsakha, tu viện nằm ở một khoảng cách có thể đi bộ qua những cánh đồng lúa rộng lớn. Việc đi bộ qua những cánh đồng này là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất tại nơi này với không khí trong lành và cảnh quan tuyệt vời tràn ngập cây xanh tươi tốt và những ngọn núi trập trùng. Sau khi đi bộ một đoạn ngắn qua những cánh đồng, bạn sẽ đến một ngôi làng khác tên là Lobena, được biết đến với Nghệ thuật Thangka và Đá Mani tráng lệ của người Bhutan.

Kiến trúc của tu viện Chimi Lhakhang Bhutan

Những lá cờ đủ màu sắc tăng thêm không khí linh thiêng. @thisisyoudeyy

Tu viện Chimi Lhakhang không chỉ nổi bật với lịch sử và tín ngưỡng đặc biệt mà còn với kiến trúc tuyệt đẹp và độc đáo của nó. Được xây dựng vào thế kỷ 15, tu viện này mang trong mình một sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc truyền thống Bhutan và yếu tố tôn giáo đặc trưng, tạo nên một tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị.

Tu viện có sự kết hợp giữa phong cách văn hóa Bhutan và màu sắc tôn giáo

Chimi Lhakhang nằm trên một ngọn đồi nhỏ, bao quanh bởi cánh đồng lúa mì và cảnh quan xanh tươi của thung lũng Punakha. Tu viện được xây dựng với các nguyên liệu gỗ truyền thống của Bhutan, gồm các tấm ván gỗ cứng và cột gỗ tạo nên sự ổn định và vững chắc cho toàn bộ cấu trúc. Tuy chỉ là một ngôi chùa nhỏ nhưng Chimi Lhakhang tỏa sáng với sự tinh tế và uy nghiêm của nó.

Các chi tiết được chạm khắc tỉ mỉ trên tường, cột gỗ

Các tường của tu viện được trang trí bởi những bức tranh tường sặc sỡ và hình ảnh tôn giáo độc đáo. Mỗi chi tiết kiến trúc và họa tiết đều mang trong mình một ý nghĩa sâu sắc và được thiết kế để truyền tải thông điệp tâm linh. Những hình ảnh của các vị thần, các nhân vật truyền thuyết và các biểu tượng tôn giáo gợi lên sự tôn kính và sự kính trọng đối với tín ngưỡng và văn hóa của Bhutan.

Một đặc điểm nổi bật khác trong kiến trúc của tu viện Chimi Lhakhang là việc sử dụng nhiều màu sắc tươi sáng và sặc sỡ. Tường chùa được sơn với các màu như đỏ, vàng, xanh lá cây và xanh da trời, tạo nên một môi trường sống động và truyền tải sự vui tươi và sự phấn khởi của tín ngưỡng đặc biệt này.

Ngoài ra, kiến trúc của tu viện cũng được đặc trưng bởi việc sử dụng các chi tiết trang trí và họa tiết độc đáo. Trên mái chùa, có những họa tiết hình con chó thần, biểu tượng của Lam Kinley được chạm trổ một cách tinh xảo.

Bánh xe cầu nguyện khổng lồ

@anggel7650

Điều đầu tiên mà du khách sẽ chú ý khi du khách đến tu viện Chimi Lhakhang là bánh xe cầu nguyện khổng lồ. Đây chắc chắn là một trong những khía cạnh đẹp nhất của ngôi chùa thu hút mọi người đến đây!

Mái nhà dát vàng

Bánh xe cầu nguyện khổng lồ

Tu viện Chimi Lhakhang ở Bhutan được thiết kế trang nhã với mái màu nâu và vàng. Đây cũng là điểm nhấn kiến trúc của tu viện. Mặc dù công trình khá nhỏ so với những tu viện khác của Bhutan nhưng nó toát lên sự yên bình và thanh tịnh.

Tượng Guru Padmasambhava

Mái nhà tu viện được dát vàng

Tại bàn thờ trung tâm của tu viện Chimi Lhakhang, du khách có thể chứng kiến ​​một bức tượng tinh xảo của Guru Padmasambhava cùng với một bức tượng của “Thánh điên” thiêng liêng đang nằm. Khi tới tham quan, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp rất nhiều cặp vợ chồng không có con đến đây để tìm kiếm phước lành. Những cặp đôi này sau đó được trao cho dương vật bằng gỗ trên một cây gậy bạc. Tương truyền rằng khi có con, họ về đây đặt tên cho con và khắc tên đó vào tấm phên tre để ở bàn thờ.

Tượng Guru Padmasambhava

Tu viện Chimi Lhakhang không chỉ là một điểm đến tôn giáo mà còn là một biểu tượng văn hóa độc đáo và sự sống truyền thống của Bhutan. Với kiến trúc độc đáo, lịch sử thú vị và cảm giác yên bình mà nó mang lại, Chimi Lhakhang là một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi tới quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.

Ảnh: Internet

Đăng bởi: Tú Lê Anh

Từ khoá: Tu viện Chimi Lhakhang: ngôi chùa cầu con linh thiêng của Bhutan

8 Ngôi Chùa “Cầu Được Ước Thấy” Linh Thiêng Ở Đà Nẵng

1. Chùa Linh Ứng trên đỉnh Bà Nà

Chùa Linh Ứng này ở độ cao 1.400m của đỉnh Bà Nà, Đà Nẵng. Đây cũng là điểm tâm linh nổi tiếng mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến Đà Nẵng. Chùa Linh Ứng Bà Nà có một vị thế tuyệt đẹp, bao quát một khoảng không gian bao la đồi núi trùng điệp. Những ngày trời quang thì từ sân chùa có thể thấy rõ toàn Đà Nẵng cách đó tầm 30km.

Vào những ngày nắng ráo, nhìn từ Thành phố lên Bà Nà có thể thấy tượng Đức Phật sừng sững cao 27m. Xung quanh là nhiều cây xanh hùng vĩ của những cánh rừng nguyên sinh.

Cảm giác mệt mỏi dường như biến mất. Khi du khách được chiêm ngưỡng tượng Phật Thích Ca tạo thiền thuộc vào hàng lớn nhất châu Á. Được xây dựng trên đỉnh núi cao. Chùa Linh Ứng vô cùng linh thiêng. Những nét kiến trúc tinh tế của chùa làm cho không khí thiền môn thêm thanh tịnh, lòng người vãn cảnh chùa thêm thanh tao, thư thái.

Địa chỉ: Bà Nà Hill, Hòa Vang, Đà Nẵng

2. Chùa Linh Ứng Bán đảo Sơn Trà

Chùa Linh Ứng ở Bán đảo Sơn Trà được xem là cõi Phật giữa chốn trần gian. Đây có thể được coi là một ngôi chùa cầu duyên Đà Nẵng nổi tiếng nhất. Chùa được đặt trên đỉnh núi thuộc Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Nhiều người gọi là Chùa Linh Ứng Bãi Bụt hoặc là Chùa Linh Ứng Sơn Trà. Vì Đà Nẵng có đến 3 Chùa Linh Ứng.

Theo quan niệm tâm linh của người Đà Nẵng, ba ngôi chùa này tạo thành thế chân kiềng vững chắc che chở cho thành phố cảng.

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt được biết đến là ngôi chùa đẹp, lớn và… trẻ nhất trong 3 ngôi “Linh Ứng Tự” ở Đà Nẵng. Nơi đây còn được biết đến bởi nơi có tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam. Với bức tượng quan thế âm cao 67m, trong lòng tượng được chia làm 17 tầng. Mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau gọi là “Phật trung hữu Phật”.

Chùa Linh Ứng không chỉ là điểm đến của du khách mà dân bản địa Đà Nẵng cũng luôn lựa chọn đây là điểm đến để cầu xin ơn phúc. Chùa cũng rất linh thiêng khi cầu được ước thấy nên ai nấy đều tôn bái sùng kính.

Địa chỉ: Chùa Linh Ứng, Hoàng Sa, Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng

3. Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn

Chùa Linh Ứng được đặt ở phường Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Trung tâm thành phố về chùa khoảng 8km về phía Đông Nam. Bức tượng nổi bật với chiều cao 10m, ngồi trong tư thế tựa lưng vào núi, hướng mặt về phía chùa, nhìn rất thanh bình và uy nghiêm.

Phần lớn người dân Đà Nẵng tin rằng từ khi có tượng Bồ Tát Quan Thế Âm ở chùa Linh Ứng Non Nước. Cuộc sống của người dân nơi đây trở nên yên bình và ấm no hơn, lũ lụt hạn hán cũng giảm đi rất nhiều. Nhiều người cũng rât bán tín bán nghi. Nhưng mà có một điều không thể phủ nhận được là các câu chuyện này đã khiến cho chùa như thêm màu sắc huyền bí, bí ẩn mà ai cũng muốn đào sâu tìm hiểu. Điều này làm tăng thêm niềm tin cho các nhà Phật và những ai chưa có chỗ dựa tâm linh vững chắc.

Địa chỉ: Ngũ Hành Sơn, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Một số ngôi chùa đẹp ở Đà Nẵng khác:

Chùa Nam Sơn

Chùa Linh Ẩn

4. Chùa Quan thế âm Đà Nẵng

Địa chỉ: 48 Sư Vạn Hạnh, Hoà Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Chùa Quan Thế Âm nằm tại chân núi Kim Sơn, một trong năm ngọn núi Ngũ Hành Sơn. Nơi đây được gọi là Thánh địa Phật giáo của Đà Nẵng. Chùa do Hoà thượng Thích Pháp Nhân thành lập. Trong một lần nằm ngủ, hòa thượng đã nằm mơ thấy Quan Thế Âm ứng hiện nơi động thiên của ngài. Từ hôm ấy, hòa thượng đã tìm thấy một ngôi thạch động có tượng Quan Âm do thiên nhiên tạo nên, từ đó lập nên ngôi chùa Quán Thế Âm linh thiêng

Ngôi chùa được xây dựng giữa hệ thống hang động thiên nhiên hùng vĩ, khắp nơi đều là núi rừng. Đến với chùa Quán Thế Âm, du khách thường cầu bình an, vạn sự như ý. Không chỉ thế, du khách còn được cảm nhận cảnh sắc thiên nhiên, hít thở không khí trong lành và hòa vào núi rừng nơi đây

5. Chùa Pháp Lâm

Địa chỉ: 574 Ông Ích Khiêm, Nam Dương, Hải Châu, Đà Nẵng

Chùa Pháp Lâm sở hữu chiều ngang 14m, chiều sâu 25m. Phong cách Á Đông vì vậy rất thanh tịnh và uy nghiêm. Diện tích 3000 mét vuông với lối kiến trúc đặc trưng của Phật giáo Việt Nam.

Bước vào cổng chùa các bạn sẽ cảm nhận được quang cảnh mát mẻ thoáng đãng, không khí trong lành, bình yên. Chùa Pháp Lâm được xếp hạng lớn nhất Đà Nẵng và là trụ sở của Thành hội Phật giáo thành phố. Ở đây diễn ra rất nhiều hoạt động ý nghĩa: Như cầu nguyện hòa bình cho biển Đông, Lễ khai hạ, triển lãm ảnh hoa sen mừng Phật đản. Chương trình tiếp sức mùa thi…

Chùa cũng là một trong những chốn linh thiêng mà du khách và người dân thường ghé cầu bình an, tình duyên, cầu lộc đầu năm…

6. Chùa Phổ Đà

Địa chỉ: 340 Phan Châu Trinh, Bình Thuận, Hải Châu, Đà Nẵng

Là một ngôi chùa cầu duyên Đà Nẵng vô cùng nổi tiếng. Chùa Phổ Đà là địa điểm tham quan Đà Nẵng thu hút hàng trăm lượt khách đến hành hương hàng năm. Chùa được xây dựng trên đường Phan Chu Trinh từ năm 1915 và đã trải qua 2 đời sư trụ trì. Địa điểm tham quan này nằm ở ngay trung tâm thành phố Đà Nẵng và cũng là trường Trung cấp Phật học chùa Phổ Đà Đà Nẵng do hòa thượng Thích Từ Mẫn làm hiệu trưởng

Điểm nổi bật của ngôi chùa này chính là tượng Đức Bổn Sư cao 2,75m, nặng 3,5 tấn. Chùa được khánh thành vào sáng ngày 28 tháng 12 năm 2004 tại khuôn viên chùa Phổ Đà. Được biết, việc tiến hành đúc tượng do các nghệ nhân cơ sở Vạn Niệm tại phường Đúc, TP Huế có nhiều kinh nghiệm thực hiện.

Vào những ngày như mùng 1 hay 15 hàng tháng. Chùa Phổ Đà đón vô vàn khách đến lễ và thắp hương. Người ta đến đây để cầu bình an và tịnh tâm sau những ngày làm việc mệt mỏi.

Khám phá: Chùa Thiên Mụ – Ngôi chùa thiêng 400 năm tuổi

7. Chùa Bát Nhã

Địa chỉ: 176 Triệu Nữ Vương, Nam Dương, Hải Châu, Đà Nẵng

Đây không phải là một ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng được nhiều người biết đến. Nhưng lại là một chỗ dựa tâm linh vững chắc. Mà nhiều người tại Đà Nẵng thường lui tới. Chùa Bát Nhã nằm trên đường Triệu Nữ Vương. Mang nét đẹp cổ kính ngay giữa lòng thành phố Đà Nẵng hiện đại.

Đây là ngôi chùa có hoạt động cầu an diễn ra sôi nổi và thường xuyên nhất ở thành phố Đà Nẵng. Các buổi cầu an thường được tổ chức long trọng. Luôn được hàng nhìn Phật tử từ khắp nơi trên thế giới quy tụ về đây để cúng bái. Người dân thường đến đây vào dịp đầu năm để cầu bình an.

Nếu như các bạn muốn tìm một ngôi chùa cầu duyên Đà Nẵng thì chùa Bát Nhã chính là địa điểm thích hợp nhất

8. Chùa Tam Thai: Ngôi chùa cổ xưa nhất Đà Nẵng

Địa chỉ: Huyền Trân Công Chúa, Hoà Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Là ngôi chùa cổ nhất Đà Nẵng, chùa Tam Thai là một ngôi chùa cầu duyên Đà Nẵng được nhiều du khách lựa chọn cho chuyến tham quan của mình.

Chùa được xây dựng năm 1630 với tên là Tam Tai tự. Đến năm 1825, chùa được xây dựng lại, được sắc chỉ là Quốc tự. Nằm trong quần thể Ngũ Hành Sơn, một danh lam thắng cảnh của Đà Nẵng. Nên chùa Tam Thai đón tiếp hàng trăm lượt du khách đến tham quan mỗi năm.

Đến với chùa Tam Thai du khách không chỉ hành hương, lễ Phật mà còn để thưởng thức nét kiến trúc độc đáo. Phong cách kiến trúc của ngôi chùa mang phong cách đặc trưng của nhà Nguyễn. Đứng từ chùa Tam Thai, du khách có thể ngắm nhìn vùng trời bao la rộng lớn và những con sông nổi tiếng của Đà Nẵng

Bài viết bạn quan tâm:

Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng

5 Địa điểm vui chơi Đà Nẵng

Đăng bởi: Huỳnh Tân Định

Từ khoá: 8 ngôi chùa “cầu được ước thấy” linh thiêng ở Đà Nẵng

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Ngôi Chùa Xin Con Ở Hà Nội Nổi Tiếng Linh Thiêng trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!