Bạn đang xem bài viết Mùa Lạnh Nên Cho Trẻ Ăn Gì Để Tránh Xa Bệnh Cảm Cúm? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1.5. Các loại thực phẩm giúp giữ ấmGừng và nghệ có tác dụng làm ấm cơ thể và kháng khuẩn rất tốt. Ảnh Internet
Theo y học dân gian, các loại thực phẩm có tính cay nóng sẽ giúp cơ thể được giữ ấm và tránh các bệnh cảm, cúm. Vài loại thực phẩm giúp làm nóng cơ thể và kháng khuẩn rất tốt cho trẻ trong mùa lạnh là tỏi, gừng, nghệ, quế, mật ong,… Các mẹ có thể dùng những loại thực phẩm này như một loại gia vị hàng ngày hoặc pha cùng với nước ấm cho con uống để phòng ngừa bệnh cảm cúm.
2. Lưu ý trong chế độ ăn uống của trẻ vào mùa lạnhBên cạnh khẩu phần ăn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng, ba mẹ cũng cần lưu ý một số thói quen cũng như sinh hoạt ăn uống thường ngày để giúp con phòng tránh tối đa các bệnh vào mùa lạnh.
2.1. Không nên cho trẻ ăn đồ lạnhKhông nên cho trẻ ăn đồ lạnh để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa. Ảnh Internet
Hạn chế cho trẻ ăn đồ lạnh vào mùa lạnh là lưu ý rất quan trọng để ba mẹ phòng tránh bệnh cho con. Thay vào đó, thức ăn ấm nóng sẽ giúp làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp con giữ ấm và làm quá trình tuần hoàn trong cơ thể được diễn ra tốt hơn. Ăn đồ ấm nóng ngoài tác dụng phòng tránh cảm cúm ra còn giúp trẻ không mắc các bệnh về đường tiêu hóa trong mùa lạnh như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,…
2.2. Đảm bảo trẻ uống đủ nướcBước vào tiết trời lạnh, trẻ thường không cảm nhận được mình đang khát. Trẻ không đổ nhiều mồ hôi không có nghĩa là trẻ không bị mất nước. Vì thời tiết lạnh và khô hơn nên trẻ đi tiểu nhiều và dễ mất nước qua hơi thở. Thế nên một trong những cách chăm sóc trẻ mùa lạnh để phòng tránh bệnh tật là cho trẻ uống đủ nước. Uống đủ nước sẽ giúp hệ tiêu hóa và hệ bài tiết của trẻ làm việc tốt hơn, giúp đào thải chất độc trong cơ thể ra ngoài một cách hiệu quả, phòng tránh nhiều bệnh cho trẻ.
Nấu các món súp nóng vào mùa lạnh vừa giúp con giữ ấm vừa cung cấp đủ nước cho con. Ảnh Internet
Ngoài việc cho con uống nước ấm, mẹ có thể bổ sung nước cho con vào những ngày lạnh bằng cách cho con ăn thêm trái cây, nấu các món súp, món canh để con cả ngày không bị thiếu nước.
2.3. Tăng khẩu phần ăn hợp lýDù trời lạnh nên cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng sức đề kháng, tuy nhiên các mẹ đừng nên ép con ăn quá nhiều. Vì mùa lạnh, trẻ sẽ ít ra ngoài vận động hơn nên nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dễ tăng cân nhanh dẫn đến bệnh béo phì ở trẻ , khiến cho hệ miễn dịch cũng yếu đi. Tốt nhất vào mùa lạnh, mẹ không nên cho trẻ ăn vượt quá 30% khẩu phần ăn bình thường.
Không nên ép trẻ ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và cân nặng của trẻ. Ảnh Internet
Mùa lạnh nên cho trẻ ăn gì để phòng ngừa cảm cúm hiệu quả sẽ không còn là nỗi lo của các mẹ nữa nhỉ. Chỉ cần bổ sung thêm vào khẩu phần ăn những loại thực phẩm cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng cho con vào những ngày lạnh là mẹ đã phần nào phòng ngừa bệnh cho con rồi đấy. Thông qua bài viết trên, Chuyên mục Có con 1-12 tuổi hi vọng mẹ sẽ biết thêm nhiều loại thực phẩm tốt cho bé con khi trời trở lạnh, chúc cả nhà có thể chuẩn bị sức khỏe tốt nhất để đón một mùa lạnh đang sắp tới.
Nguyễn Diệp tổng hợp
Bệnh Đường Ruột Nên Ăn Gì Để Có Lợi Cho Tiêu Hóa?
1. Bệnh đường ruột nên ăn gì?
Nước
Những triệu chứng của bệnh đường ruột có thể dẫn tới mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng, do đó, người bệnh cần phải bổ sung thêm nước cho cơ thể. Đảm bảo uống đủ 2,5 lít nước cho một ngày để cho dạ dày được hoạt động tốt hơn.
Các loại rau
Rau xanh thường có tính kiềm là chủ yếu giúp trung hòa axit tạo ra trong dạ dày khi ăn các thực phẩm khác như đường, trứng, thịt… và từ đó duy trì được tính kiềm yếu cho ruột cũng như loại bỏ máu độc. Ăn nhiều các loại rau như củ cải, cải xoăn, cải bắp, cà rốt, súp lơ… sẽ tốt hơn cho bệnh đường ruột, nhất là khi người bệnh có triệu chứng táo bón.
Ăn bao nhiêu rau trong một ngày thì đủ
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo ăn 400 gam rau/ngày, trong khi đó người VN chỉ ăn 200 gam. Tại sao? Theo bà Lê Bạch Mai – nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, hai lý do dẫn đến tình trạng người Việt ăn quá ít…
Các loại trái cây
Những loại hoa quả tươi như chanh, cam, bưởi, nho, táo, chuối… đều chứa rất nhiều dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể và sẽ giúp cho bệnh viêm đại tràng được cải thiện phần nào. Đặc biệt là loại quả chứa nhiều vitamin C giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tránh các vi khuẩn xâm hại vào đường ruột.
Khoai lang
Khoai lang chứa một hàm lượng vô cùng dồi dào ba chất là bete-carotene, vitamin C và axit folic. Thêm khoai lang vào khẩu phần ăn hằng ngày sẽ giúp thúc đầy nhu động đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và ung thư đại trực tràng. Không chỉ vậy, đây còn là một loại thực phẩm vô cùng tốt cho tim mạch cũng như ngăn ngừa ung thư.
Trứng luộc và cá biển
Những người bị bệnh đường ruột có thể ăn một trong hai món này ba lần một tuần để cung cấp vitamin D cho cơ thể giúp kháng viêm hiệu quả. Không chỉ vậy, cá và trứng còn sẽ cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho sức khỏe người bệnh.
2. Bệnh đường ruột không nên ăn gì?
Bệnh đường ruột thường có những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa… Do đó, để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng thêm thì nên hạn chế một số món ăn cũng như thức uống sau đây.
Sữa
Những tổn thương trong đường tiêu hóa gây bệnh đường ruột sẽ khiến dạ dày không thể dung nạp lactose cũng như không thể tiêu hóa được đường trong sữa cũng như các sản phẩm từ sữa. Thậm chí, sữa còn có thể làm đầy hơi và trầm trọng thêm các triệu chứng khác của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh có thể thay sữa bò bằng sữa đậu nành, sữa óc chó hay sữa hạnh nhân vẫn được.
Sữa óc chó hạnh nhân Hàn Quốc và công dụng tuyệt vời
Từ khi xuất hiện trên thị trường, sữa óc chó Hàn Quốc đã chiếm được rất nhiều thiện cảm từ người tiêu dùng. Sữa óc chó với mùi vị vừa lạ vừa ngon có lợi cho người tiểu đường, người mắc các chứng bệnh về tim mạch, đặc biệt đối với…
Thực phẩm chiên, rán
Người bị bệnh về đường ruột nên ăn các loại thịt gia cầm cũng như cá, tuy nhiên không nên chế biến những thực phẩm này bằng cách chiên, rán. Các món ăn chiên nhiều dầu mỡ sẽ không tốt cho tiêu hóa và có thể khiến sức khỏe của người bệnh yếu đi.
Các loại chất kích thích
Người bị bệnh đường ruột tuyệt đối không nên dùng những thức ăn nước uống có chứa chất kích thích như cà phê, thức uống có gas, rượu bia… vì có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí là gây viêm loét đại tràng.
Bệnh đường ruột nên ăn gì là một câu hỏi quan trọng để có một chế độ ăn uống hợp lý, góp phần kiểm soát cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Ăn Gì Cho Nhanh Béo?Người Gầy Nên Ăn Gì Để Cho Nhanh Béo
Ăn gì cho nhanh béo?người gầy nên ăn gì để cho nhanh béo
Nhiều bạn trẻ sở hữu thân hình “mũm mĩm” thường lo lắng về các biện pháp giảm cân trong khi đó những người gầy băn khoăn không biết nên ăn gì cho nhanh béo? Có nhiều bạn trẻ đã thực hiện ngược lại những điều mà chuyên gia dinh dưỡng khuyên những người thừa cân. Nhưng liệu điều này có đúng? Và người gầy nên ăn gì để cho nhanh béo?
Muốn “béo” phải tìm rõ nguyên nhân
Có không ít người chỉ cần ăn uống thoải mái bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là một tuần lên vài ký. Trong khi đó, lại có những người ăn một ngày vài ba bữa mà cơ thể vẫn không chịu nhích lên gam nào. Không riêng các bạn gái trẻ, các bạn đã lập gia đình hay người lớn tuổi cũng đối diện với sự “tong teo” của cơ thể. Thân hình còm nhom, “ăn hoài chẳng béo”, có không ít người hướng dẫn nhau cách ăn uống cho tăng cân, trong đó nhiều người lầm tưởng làm ngược lại những điều mà các chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn người thừa cân như: ăn khuya, ăn nhiều bữa, ăn các thức ăn nhiều đường, mỡ… thì sẽ béo nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm.
Để có một chế độ tăng cân khoa học mà vẫn đảm bảo sức khỏe bạn cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân vì sao khiến bạn bị sụt cân như hiện nay. Vì nếu thực hiện sai chế độ ăn uống bạn dễ có nguy cơ mắc phải các bệnh như tiểu đường, mỡ máu, đau dạ dày… nếu như duy trì thói quen thiếu khoa học này. Vì vậy cần phải “truy tìm” đúng nguyên nhân thì giải pháp đưa ra mới hiệu quả.
Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng
Hoạt động ăn uống của chúng ta hàng ngày giúp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu đi nuôi cơ thể để các tế bào khác trên các cơ quan trong cơ thể được hoạt động bình thường và thực hiện đúng các chức năng của chúng. Khi lượng thức ăn bạn “nạp” vào cơ thể không đủ hay thiếu hụt chất dinh dưỡng, chủ yếu là thiếu vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm, vitamin A và i-ốt sẽ khiến các cơ quan trên cơ thể thiếu “nguồn năng lượng” lâu ngày sẽ dẫn đến còi cọc, nhẹ cân, chậm lớn.
Mắc bệnh tiêu hóa
Nếu mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, viêm loét dạ dày mạn tính chúng ta thường có xu hướng chán ăn vì mỗi lần ăn vào thường cảm thấy đau, tức bụng, đầy bụng, có cảm giác khó chịu hay buồn nôn sau khi ăn.
Ngoài ra khi gặp các vấn đề về đường tiêu hóa khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở những người này cũng kém hơn do đó bạn sẽ chẳng thể tăng cân được nếu như chưa điều trị triệt để các bệnh lý về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó cũng đừng quên sổ giun định kỳ 6 tháng/lần.
Thói quen sinh hoạt không khoa học
Thói quen nhịn ăn sáng hoặc biếng ăn, căng thẳng thường xuyên do áp lực công việc, mất ngủ, thức khuya khiến cơ thể dễ suy nhược hoặc ăn kiêng không khoa học, khiến bạn ăn bỏ bữa, ăn không ngon miệng. Tình trạng kéo dài sẽ khiến bạn biếng ăn, khẩu phần ăn ngày càng giảm. Sử dụng nhiều các chất kích thích như bia, rượu, café, hút thuốc lá… có thể dẫn đến lượng đạm, calo và vi chất dinh dưỡng không đủ khiến cơ thể khó tăng cân trong thời gian dài.
Khi thấy cơ thể sụt cân mà muốn tăng cân bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và tập luyện khoa học. Không nên làm theo các biện pháp chưa được kiểm chứng như đi ngược lại các lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng dành cho những người đang béo cần giảm cân. Điều này là hoàn toàn sai lầm và có thể gây hại đến sức khỏe của bạn.
Một điều đặc biệt quan trọng là bạn nên đi thăm khám sức khỏe để có thể phát hiện chính xác mình đang gặp phải những vấn đề gì, thiếu những chất gì để bổ sung. Trị bệnh phải trị đúng nguyên nhân thì mới có hiệu quả tốt. Đôi khi việc sút cân không rõ nguyên nhân cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như ung thư. Hãy chắc chắn rằng bản thân thiếu những chất gì? hay đang mắc những bệnh lý gì? thì việc tăng cân của bạn sẽ dễ dàng và có hiệu quả hơn.
Một số loại thực phẩm giúp tăng cân
Theo các chuyên gia dinh dưỡng: Một thực đơn tăng cân hoàn hảo trong bữa ăn dành cho người gầy phải luôn đảm bảo đủ 4 nhóm chất: đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nếu thiếu một trong 4 nhóm này sẽ không đảm bảo duy trì sức khỏe, càng không thể tăng cân một cách khỏe mạnh được.
Thực phẩm cung cấp nhiều protein
Các loại cá: cá hồi, cá ngừ… có chứa nhiều protein và chất béo không bão hòa rất tốt cho sức khỏe, ăn thường xuyên các loại cá này giúp tăng cường trí não và giúp cơ thể sớm đạt được cân nặng.
Trứng và sữa: là những thực phẩm giàu protein và canxi, chính vì vậy đây là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn tăng cân của người gầy.
Thịt gia cầm: thịt gà, thịt ngan, thịt vịt,… cũng là nguồn cung cấp protein dồi dào.
Thực phẩm giàu tinh bột
Bánh mì, gạo, ngũ cốc, ngô, khoai lang, khoai tây… là những thực phẩm cung cấp tinh bột lành mạnh mà cơ thể cần nạp. Các loại thực phẩm này không chỉ cung cấp carbonhydrate mà chúng còn cung cấp một lượng lớn chất xơ, sắt và canxi cho cơ thể.
Thực phẩm giàu chất béo
Cá hồi, bơ, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt dẻ…) là những thực phẩm cung cấp chất béo lành mạnh. Các loại dầu ép từ các loại hạt: hướng dương, vừng oliu… được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên dùng. Những người muốn tăng cân lành mạnh cần đưa những loại chất béo này vào thực đơn ăn uống của mình để đảm bảo đủ chất và bổ sung chất béo có lợi cho sức khỏe.
Thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất
Các loại trái cây, rau củ quả đều có chứa lượng vitamin và khoáng chất cao. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua các loại thực phẩm này trong bữa ăn chính và bữa phụ. Trong đó, bạn nên dùng các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như: súp lơ xanh, rau chân vịt, giá đỗ,… Những thực phẩm trên là những thức ăn giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe giúp bạn tăng cân tự nhiên, hiệu quả.
Một điều quan trọng mà bạn đừng quên là nên thăm khám sức khỏe để biết được bản thân đang gặp phải những vấn đề gì? thiếu những chất gì? để từ đó bổ sung các chất đó vào cơ thể khiến bản thân không những tăng cân mà còn khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Mọi vấn đề thắc mắc về chế độ dinh dưỡng và thăm khám sức khỏe cho người lớn, trẻ em, bạn vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được thăm khám với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi và giàu kinh nghiệm tại Thu Cúc.
Top 13 Bệnh Thường Gặp Vào Mùa Hè Và Cách Phòng Tránh
Mùa hè là thời điểm lý tưởng để các loại vi rút dễ dàng sinh sôi và phát triển nhanh chóng gây ra nhiều căn bệnh cho con người như sốt xuất huyết, sởi, thủy đậu,… Hãy theo dõi chúng mình để tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và nguyên nhân. triệu chứng và cách phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm này.
Contents
HFMD
Cách chữa: Hiện nay vẫn chưa có vắc xin và thuốc chữa bệnh, bạn có thể mua thuốc uống để hạ sốt, giảm đau, mua thuốc bôi như: Kem gôm bạc để làm tan vết bỏng, vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng để tránh lây lan, uống nhiều nước, tắm nước ấm, v.v.
Bệnh viêm não Nhật Bản
Bệnh sởi
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác qua đường nhỏ giọt đường hô hấp, dùng chung khăn tắm, điện thoại, bàn chải, tay nắm cửa.
Nguyên nhân gây ra bệnh: do một loại virus RNA thuộc giống Morbilivirus trong họ Paramyxoviridae gây ra. Vi rút sởi nhanh chóng bị bất hoạt bởi nhiệt, ánh sáng, pH axit, ête và trypsin. Nó có thời gian tồn tại ngắn (
Triệu chứng: mệt mỏi, chán ăn, sốt, nhức đầu, đặc biệt nước mắt và nước mũi sẽ xuất hiện nhiều hơn, mắt đỏ sau đó nổi mẩn đỏ toàn thân hoặc các bộ phận ở giai đoạn cuối của bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm kết mạc mắt, viêm não, viêm cơ tim…
Sự đối đãi: tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, uống paracetamol 10mg để hạ sốt, bù nước và điện giải bằng cách uống nhiều nước, uống orezon, bổ sung nước hoa quả hoặc vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
Thủy đậu
Nồi gà do một loại vi rút được gọi là vi rút Varicella zostera và thường xuất hiện từ 10 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc.
Các triệu chứng của bệnh: Khi bệnh mới xuất hiện, các mụn nước sẽ nổi lên giống như bị bỏng. Các mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 – 24 giờ và nổi trên đầu, tay, chân hoặc cũng có thể mọc toàn thân, sau đó sẽ có các triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, buồn nôn. Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh qua đường nhỏ giọt đường hô hấp, tiếp xúc với quần áo, dùng chung vật dụng cá nhân, v.v.
Cách phòng ngừa và điều trị: Bệnh không có nhiều biến chứng nguy hiểm và thời gian lành bệnh khá nhanh nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Tiêm phòng là cách tốt nhất để ngăn ngừa căn bệnh này. Ngoài ra, bạn dùng xanh methylen chấm vào nốt thủy đậu, kiêng nước, kiêng gió, uống thêm thuốc hạ sốt, bù nước, kháng viêm,….
Sốt xuất huyết
Vào mùa hè, độ ẩm cao rất thích hợp cho muỗi sinh sôi. Chúng mang vi rút gây bệnh và truyền sang người lành một trong những con đường lây lan rất nhanh của bệnh sốt xuất huyết.
Nguyên nhân gây ra bệnh: Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút thuộc họ Flaviviridae Nó được gây ra và truyền từ người sang người bởi một loại muỗi gọi là muỗi vằn.
Các triệu chứng của bệnh: Sau khi bị nhiễm và virus bắt đầu tấn công, cơ thể người bệnh sẽ có triệu chứng sốt cao đột ngột (38–39 độ), có dấu hiệu xuất huyết dưới da, chảy máu cam, nôn mửa, phân có máu. , đau bụng dữ dội, mệt mỏi, nhức mắt… nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm và khả năng tử vong cao.
Sự đối đãi: Vì không có thuốc đặc trị nên việc tiêm vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết là vô cùng cần thiết và phải được thực hiện đầy đủ và đúng cách. Ngoài ra, chúng ta phải vệ sinh khu vực nhà ở, sân vườn, không để nước đọng để muỗi không có cơ hội sinh sản; Đậy kín bể nước, thả cá ăn lăng quăng. Trước khi đi ngủ phải mắc mùng, kiểm tra mùng kỹ không để muỗi vào mùng, mắc màn,… để hạn chế tối đa muỗi đốt.
Viêm cơ
Cách chữa: nằm yên để cơ được nghỉ ngơi, dùng liệu pháp xoa bóp, làm nóng cơ, uống thuốc hoặc dùng vật lý trị liệu để cơ dần hồi phục trạng thái bình thường.
Bệnh đường ruột
Vào mùa hè, vi khuẩn gây bệnh gặp thời tiết thuận lợi phát triển, chúng có mặt khắp nơi chờ cơ hội tấn công con người. Thời tiết nắng nóng khiến thực phẩm bạn ăn hàng ngày nhanh bị ôi thiu, lâu hỏng hơn mà đôi khi chúng ta không để ý nên không ít trường hợp vẫn ăn phải thực phẩm bẩn, biến chất, có mùi. .
Các triệu chứng của bệnh: đau bụng dữ dội, tiêu chảy, nôn mửa, mệt mỏi, sốt cao, mất nước, v.v.
Cách chữa: Khi có dấu hiệu đau bụng cần uống ngay berberin để đỡ phần nào việc đi cầu quá nhiều, uống ozeron để bù nước, uống thuốc hạ sốt và nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám toàn diện.
Phòng ngừaThức ăn phải được bảo quản trong khay trong tủ lạnh để hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn có hại, rửa sạch tay chân trước khi ăn, v.v.
Viêm họng và viêm thanh quản
Cường giáp
Thời tiết mùa hè nóng bức với bức xạ mặt trời phổ biến có thể là nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp.
Các triệu chứng của bệnh: nhịp tim nhanh (hơn 100 nhịp / phút), căng thẳng, lo lắng, cơ thể mệt mỏi, đổ mồ hôi nhiều, tăng nhạy cảm với nhiệt, yếu cơ, giảm khả năng lao động, da mỏng và tóc rụng rất dễ gãy, ..
Cách phòng ngừa và điều trị: hạn chế tiếp xúc với nắng nóng, đeo khẩu trang, kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà. Các trường hợp cường giáp nặng có thể phải phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc xạ trị.
Bệnh tim mạch
Mùa hè là khắc tinh của bệnh tim mạch. Nhiệt độ càng cao, tim hoạt động càng kém hiệu quả và các triệu chứng nghiêm trọng nhất là suy tim và đau tim.
Nguyên nhân gây ra bệnh: Thời tiết mùa hè sẽ khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi, đi tiểu nhiều khiến cơ thể bị mất nước dễ dẫn đến suy thận. Nếu không bổ sung lượng nước kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng đông máu, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, khiến tim phải làm việc nhiều hơn bình thường, gây rối loạn nhịp tim.
Phòng ngừa: Hạn chế làm việc ngoài nắng, đội mũ, đeo khẩu trang, thoa kem chống nắng khi ra ngoài, uống nhiều nước, .. và cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác về tình trạng sức khỏe của mình. .
Viêm kết mạc mắt
Kết mạc là lớp niêm mạc mỏng tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân từ môi trường nên dễ bị tổn thương. Đặc biệt vào mùa hè, tia cực tím ảnh hưởng rất lớn đến kết mạc khiến kết mạc bị viêm. Viêm kết mạc cũng có thể do vi rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Bệnh có thể lây từ người này sang người khác do dịch tiết dính vào mắt, nước bọt, dùng chung vật dụng trong nhà,…
Triệu chứng: ngứa, phồng, chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, đỏ mắt, chảy nhiều dịch, khó mở mắt khi ngủ dậy.
Phòng ngừa: đeo kính trước khi ra ngoài để tránh ánh nắng và khói bụi, mua thuốc nhỏ mắt để loại bỏ chất độc trong mắt, cách ly người bệnh với người bình thường, v.v.
Thảm khốc
Mùa hè khiến tỷ lệ người bị đột quỵ do huyết áp tăng cao, khiến nhịp tim của chúng ta tăng nhanh hơn do thời tiết quá nóng, sẽ khiến huyết áp tăng cao, dễ gây đột quỵ.
Viêm da
Thời tiết mùa hè nắng nóng khiến cơ thể mất nước dẫn đến khô da. Mồ hôi cơ thể tiết ra nhiều, kết hợp với bụi bẩn trong môi trường làm bít lỗ chân lông, gây nổi mụn ở ngực, lưng, mặt; Viêm và ngứa lỗ chân lông,… Tia UV của ánh nắng mặt trời có thể làm mỏng da, tổn thương lớp biểu bì của da gây đen da, bong tróc da từng mảng cũng là một trong những nguyên nhân gây nám da. Những căn bệnh này thường không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng lại gây mất tự tin, ngại giao tiếp với mọi người.
Cách chữa: Thường xuyên tắm rửa, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có tính mát như bột sắn dây, rau mồng tơi… bôi kem chống nắng, mặc áo chống nắng, đeo khẩu trang khi ra ngoài; mua thuốc trị mụn bôi trực tiếp trên da; Uống thuốc kháng sinh khi tình trạng viêm da có dấu hiệu nặng.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để vui chơi và du lịch. Bạn phải luôn cảnh giác với những căn bệnh thường gặp trong mùa hè giúp cơ thể luôn khỏe mạnh để có thể thoải mái tham gia các hoạt động bổ ích hay có một chuyến du lịch đáng nhớ.
Đăng bởi: Sơn Trần Anh
Từ khoá: Top 13 bệnh thường gặp vào mùa hè và cách phòng tránh
Cách Phòng Tránh Và Điều Trị Bệnh Rối Loạn Chuyển Hóa Ở Trẻ
Rối loạn chuyển hóa là căn bệnh thiếu hụt các receptor, enzyme, protein vận chuyển hoặc các yếu tố cùng vận động trong quá trình chuyển hóa axit amin, axit hữu cơ và axit béo. Làm thay đổi hoặc thoái hóa các chu trình tổng hợp của các chất trong cơ thể, tạo ra các sản phẩm bất thường làm suy giảm chức năng của một số cơ quan quan trọng và gây ngộ độc cho tế bào trong cơ thể trẻ.
Rối loạn chuyển hóa là một căn bệnh nguy hiểm và cũng khá hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Căn bệnh này được chia làm 3 nhóm chính: Rối loạn chuyển hóa chất đạm (axit amin), rối loạn chuyển hóa chất đường và rối loạn chuyển hóa chất béo (axit béo).
Cơ thể người để tồn tại và phát triển thì cần có quá trình chuyển hóa 3 loại thành phần chính có trong khẩu phần ăn của mỗi người là protein, lipid và carbohydrate.
Nếu quá trình chuyển hóa gặp trục trặc, enzyme tương ứng sẽ không được tổng hợp, dẫn đến rối loạn quá trình chuyển hóa, cơ thể bị thiếu hụt một số chất quan trọng trong khi một số chất khác lại dư thừa, dẫn đến tình trạng ứ đọng trong cơ thể. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ nhỏ.
Biểu hiện gây bệnh
Khi trẻ xuất hiện các biểu hiện sau, cần lập tức đưa trẻ đến cơ quan y tế để được khám và điều trị kịp thời:
Trẻ lờ đờ, mệt mỏi, bỏ bú. Trường hợp nào nặng có thể hôn mê, co giật.
Sức khỏe giảm sút, sốt cao.
Chướng bụng, có mùi hôi bất thường ở nước tiểu và mồ hôi.
Nhịp tim rối loạn, có hiện tượng thở nhanh hoặc ngừng thở dù trẻ
Không có tiền sử bị ngạt lúc sinh.
Hiện nay vẫn chưa có phác đồ điều trị triệt để bệnh rối loạn chuyển hóa. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo từng triệu chứng để giảm thiểu tối đa tác hại do căn bệnh gây ra:
Có chế độ ăn phù hợp, không nên cho trẻ ăn những thức ăn khó hoặc không thể chuyển hóa được.
Trong từng giai đoạn phát triển của trẻ, nên sử dụng những loại sữa riêng biệt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo chất lượng.
Với những trẻ lớn, cần theo dõi chế độ ăn, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện.
Bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ. Đối với những chất không thể chuyển hóa, cần bổ sung dưới dạng trẻ có thể hấp thụ được.
Theo dõi sức khỏe định kỳ của trẻ.
Ngoài ra, một số phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này như ghép tế bào gốc, ghép tủy đang được nghiên cứu và hoàn thiện.
Một số cách phòng tránh căn bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ:
Những trường hợp có nguy cơ sinh con bị rối loạn chuyển hóa: Cha/mẹ mang gen bị bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh; tiền sử gia đình có người mắc triệu chứng tương tự và tử vong ở độ tuổi đó mà không rõ nguyên nhân; thai phụ có con liên tục tử vong sau sinh và một trong các trẻ đã được chẩn đoán là mắc bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Những trường hợp này cần làm xét nghiệm trước khi sinh, sau khi sinh cần theo dõi sức khỏe của trẻ.
Chọn mua sữa bột cho bé tại 7-Dayslim:
7-Dayslim
Trẻ Ăn Gì Để Thông Minh, Nhớ Lâu? 10 Thực Phẩm Mẹ Không Nên Bỏ Lỡ
1. Trứng
Trứng là một loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Omega – 3, Choline, Lutein, Acetylcholine là những chất dẫn truyền thần kinh tham gia vào chức năng của não bộ. Do đó, cho trẻ ăn trứng không chỉ giúp trẻ thông minh mà còn giúp trẻ tập trung và tăng cường trí nhớ hiệu quả.
Trong trứng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ
2. CáCác loại cá như: cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá trích… giúp trẻ tăng cường trí nhớ và nhận thức tốt hơn. Nguồn chất béo tự nhiên có trong những loại cá này cung cấp nguồn axit béo omega – 3 và vitamin dồi dào cho trẻ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người ăn nhiều axit béo sẽ có trí tuệ sắc bén.
Do đó, mẹ hãy cho trẻ ăn trứng ít nhất 2 lần/tuần. Tuy nhiên, cá được rán quá kỹ sẽ làm mất đi nhiều dưỡng chất, vì vậy, mẹ hãy rán cá trong lửa vừa và không nên rán quá lâu. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho trẻ ăn cá luộc, cá hấp hoặc cá nướng để giữ được hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất.
3. Ngũ cốc nguyên hạtCác loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ cung cấp cho cơ thể con yêu glucose và nguồn năng lượng mà não bộ cần. Bên cạnh đó, các chất xơ có trong ngũ cốc nguyên hạt còn giúp điều hòa sự phóng thích glucose vào cơ thể.
Vậy, cho trẻ ăn gì để thông minh nhớ lâu, câu trả lời là ngũ cốc nguyên hạt. Do đó, mẹ nên thường xuyên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt cho trẻ để bổ sung đầy đủ vitamin cần thiết cho các tế bào thần kinh.
4. ThịtThịt là loại thực phẩm ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ cho trẻ. Chúng cung cấp sắt, kẽm giúp trẻ duy trì năng lượng, tăng khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện nay không ít loại thịt sử dụng các chất kích thích tăng trưởng nên mẹ cần chú ý chọn thịt động vật có nguồn gốc rõ ràng để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé yêu.
Thịt là loại thực phẩm ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển trí tuệ cho trẻ
5. Bột yến mạchBột yến mạch là một trong những thực phẩm giàu glucose và cung cấp nguồn năng lượng chính cho não bộ. Với hàm lượng chất xơ cao, và protein, bột yến mạch sẽ giúp cho con yêu tỉnh táo và tràn đầy năng lượng cho một ngày dài.
Ngoài ra, chúng còn là nguồn cung cấp vitamin E, B và kali để cơ thể và não bộ hoạt động hiệu quả. Do đó, nếu mẹ không biết cho trẻ ăn gì để thông minh, nhớ lâu thì đây chính là câu trả lời thỏa đáng nhất.
6. Socola đenCho trẻ ăn socola sẽ giúp tăng khả năng lưu thông máu về mắt, giúp mắt đỡ mệt mỏi và tăng cường thị lực. Socola làm tăng nồng độ serotonin có khả năng điều hòa tính khí và giấc ngủ. Bên cạnh đó, đây còn là một chất kích thích hệ thần kinh, do đó, mẹ chỉ cần cho ăn trẻ ăn 2 -3g socola đen mỗi ngày để giúp con thông minh hơn.
7. Các loại rau củ nhiều màu sắcNhững loại rau như: bông cải xanh, cà rốt, súp lơ, giá đỗ, bí đỏ là những loại thực phẩm không chỉ giúp tăng cường não bộ mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời, là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt nhất giúp cho tế bào não khỏe mạnh.
Các loại rau củ nhiều màu sắc sẽ chứa nhiều chất xơ và vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, khi mua những loại thực phẩm này, mẹ nên chọn những cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo và không nên chọn những thực phẩm úa, héo, không tươi màu.
8. Các loại quả việt quất, táo, mận, bơTheo các chuyên gia dinh dưỡng, việt quất và bơ là hai loại quả có khả năng bảo vệ não bộ khỏi tình trạng căng thẳng và bệnh tăng huyết áp. Tăng huyết áp chính là một trong những yếu tố làm cho người lớn hoặc trẻ nhỏ bị suy giảm nhận thức.
Vậy, cho trẻ ăn gì để thông minh, nhớ lâu? Hai loại quả táo và mận chính là gợi ý hoàn hảo bên cạnh việt quất và bơ. Tuy nhiên, các dưỡng chất sẽ tập trung chủ yếu ở vỏ, để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ hãy chọn mua ở những cửa hàng hoa quả sạch uy tín.
Mẹ nên cho trẻ ăn táo, lê, việt quất, mận để giúp trẻ thông minh hơn
9. Các loại đậuĐậu là một trong những thực phẩm rất giàu protein, chất xơ cũng như các loại khoáng chất. Chính vì vậy, đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để giúp trẻ thông minh hơn vì chúng đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của bé khi phải tập trung suy nghĩ.
10. Sữa và sữa chuaCác sản phẩm từ sữa sẽ giúp bé yêu bổ sung vitamin B, đây còn là loại vitamin rất cần thiết cho sự phát triển của mô não, chất dẫn truyền thần kinh và các enzym. Sữa chua là nguồn dinh dưỡng giàu protein và carbohydrate giúp nuôi dưỡng bộ não và cung cấp lượng vitamin D tuyệt vời để trẻ phát triển khỏe mạnh.
Ăn sữa chua rất tốt cho sự phát triển của mô não
10. Thịt bò nạcCho trẻ ăn gì để thông minh nhớ lâu? Đó chính là thịt bò nạc. Bởi hàm lượng sắt dồi dào có trong thịt nạc giúp bé tăng khả năng tập trung để ghi nhớ một cách hiệu quả. Ngoài ra, chất kẽm có trong thịt bò cũng có tác dụng tuyệt vời trong việc tăng cường trí nhớ. Mẹ có thể chế biến thịt bò theo những cách khác nhau để bé cảm thấy ngon miệng hơn như: làm bít Tết, cháo thịt bò, thịt bò áp chảo, thịt bò nương bơ….
11. Việt quấtCác chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bậc cha mẹ nên đưa các nhóm quả mỏng vào trong thực đơn hàng ngày của trẻ, đặc biệt là quả việt quất. Hàm lượng chất chống Oxy và các loại Vitamin như E, C có tác dụng tuyệt vời trong việc tăng cường trí nhớ và ngăn ngừa bệnh ung thư một cách hiệu quả.
Bé có thể ăn quả việt quất như một món tráng miệng hằng ngày hoặc ăn cùng sữa chua, làm Siro, làm bánh để cảm thấy ngon miệng hơn.
Ăn việt quất để tăng cường trí nhớ
Có thể nói rằng thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển về thể chất cũng như trí óc của trẻ. Vì vậy, để biết thêm nhiều kiến thức chăm sóc trẻ hay mời bạn đọc tham khảo khoá học dạy con trên Unica để có được cách chăm sóc bé phát triển toàn diện hơn.
Đánh giá :
Tags:
Nuôi con
Cập nhật thông tin chi tiết về Mùa Lạnh Nên Cho Trẻ Ăn Gì Để Tránh Xa Bệnh Cảm Cúm? trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!