Xu Hướng 9/2023 # Mách Bạn 2 Cách Sử Dụng Cây Giao Trị Viêm Xoang # Top 14 Xem Nhiều | Mfua.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Mách Bạn 2 Cách Sử Dụng Cây Giao Trị Viêm Xoang # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Mách Bạn 2 Cách Sử Dụng Cây Giao Trị Viêm Xoang được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

2023-03-10 13:07:45

I. Tác dụng của cây giao với bệnh viêm xoang

Nguồn gốc của cây giao là từ Nam Phi. Loại cây này rất dễ trồng, mọc hoang ở nhiều nơi, cây mọc thành từng bụi và có thể trồng trong nhà. Cây có màu xanh lục, thân nhánh tròn, bên trong có mủ nhựa.

Theo Đông y, cây giao có đặc tính mát, vị cay. Có tác dụng sát trùng, tiêu viêm rất tốt. Ngoài ra, cây giao cũng được sử dụng như một cách để giải độc, chữa mụn cóc, thúc sữa…

Đối với các hốc xoang bị viêm nhiễm, tác dụng sát trùng và tiêu viêm của cây giao mang lại nhiều hiệu quả. Cộng thêm chi phí rẻ, áp dụng được ngay tại nhà nên cây giao cũng là một trong các dược liệu trị xoang được khá nhiều người ưa chuộng.

Nhựa cây giao mặc dù có tính sát khuẩn và khử trùng mạnh, nhưng lại mang độc tính nên cần cẩn thận khi sử dụng. Dùng cây giao trị viêm xoang được khuyến khích không nên sử dụng quá 10 ngày vì độc tố có trong cây.

Đặc biệt, với các bộ phận như mắt và da, tuyệt đối không nên để nhựa cây dính vào mắt. Bên cạnh đó, trẻ em và phụ nữ có thai cũng không nằm trong nhóm đối tượng được sử dụng. 

II. 2 cách trị viêm xoang bằng cây giao 

1. Xông mũi cây giao trị viêm xoang

Cách làm:

Cây giao mang ra đập dập, sau đó cho vào sắc với nước. 

Sau khi nước sôi, sử dụng một ống dẫn (có sẵn hoặc cuộn giấy thành hình ống) cắm vào đầu nồi sắc. 

Thực hiện hít sâu thở ra đều đặn, thỉnh thoảng đổi qua miệng khoảng 5 – 10 phút là được. 

Với phương pháp này người bệnh cần kiên trì trong một tuần để các triệu chứng viêm xoang thuyên giảm.

2. Xông hơi mặt trị viêm xoang 

Phương pháp xông hơi mặt bằng cây giao trị viêm xoang cũng gần giống như cách bên trên, tuy nhiên thay vào sử dụng ống bạn nên dùng một chiếc nồi miệng to để hiệu quả đạt tốt nhất.

Cách làm:

Đập giập giao rồi cho vào nồi đun sôi với nước. 

Nước sôi tắt bếp, dùng một chiếc khăn lớn trùm lên trên để xông. 

Trong quá trình xông người bệnh nên để mặt cách 50 – 60cm, đồng thời che mắt lại để hơi nước không dính vào mắt. 

Với phương pháp này người bệnh nên thực hiện liên tục trong 7 – 10 ngày để các triệu chứng chuyển biến tốt lên. 

III. Những lưu ý khi sử dụng cây giao trị viêm xoang 

Tuy là dược liệu thiên nhiên, nhưng trong cây giao lại chứa độc tố. Vì vậy, khi sử dụng cây giao trị viêm xoang, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Khi xử lý cây giao nên đeo găng tay và đeo kính để tránh bị nhựa mủ cây giao văng vào.

Trong trường hợp bị dính mủ, cần nhanh chóng rửa sạch bằng nước muối sinh lý phù hợp để tránh nhiễm trùng. Rồi nhanh chóng sang cơ sở y tế gần nhất. 

Không để mù giao dây vào da, đặc biệt là các vết thương hở hoặc nuốt nhựa giao vào bụng.

Xông lúc nước nóng, hơi nước bốc lên, tránh xông lúc nước đã nguội vì hiệu quả mang lại không bằng lúc đầu.

Giao chỉ là dược liệu hỗ trợ điều trị, nó không có tác dụng thay thế các loại thuốc điều trị khác. 

Nếu sử dụng mà không có hiệu quả sau 1 tuần sử dụng, người bệnh nên lựa chọn phương pháp điều trị tích cực khác. 

Dừng ngay khi xuất hiện các biểu hiện như dị ứng, phù nề, mẩn đỏ…

Nên nhớ rằng, dùng cây giao trị viêm xoang chỉ là mẹo dân gian, lại bắt nguồn từ dược liệu. Tùy từng cơ địa mà giao đem lại tác dụng nhanh hay chậm, có hoặc không. Nhất là đối với các trường hợp mạn tính, giao gần như không có tác dụng. Vì vậy người bệnh nên nắm bắt thông tin chính xác để đạt hiệu quả điều trị như mong muốn. 

Đẩy Lùi Viêm Xoang, Viêm Mũi Bằng 7 Loại Thực Phẩm Quen Thuộc

Các loại rau, củ, hoa quả

Vitamin C là một loại kháng sinh tự nhiên, không chỉ giúp tái tạo những tổn thương trên niêm mạc xoang mà còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người bệnh. Vì thế, người bệnh có thể tăng cường sức khỏe hệ hô hấp bằng cách bổ sung trái cây, rau, củ, quả, đặc biệt là dứa (thơm), táo và các loại rau xanh đậm như súp lơ.

Ngoài nguồn vitamin C dồi dào, trong dứa còn có enzyme Bromelain giúp làm giảm chất nhầy tiết ra vùng mũi, ngăn chặn các tác nhân gây sưng viêm và giảm thiểu các chứng khó chịu do bệnh viêm xoang gây ra. Một ly nước ép dứa mỗi ngày, detox dứa với các loại trái cây giàu vitamin C khác, hoặc chế biến dứa thành những món ăn trong bữa chính sẽ có tác dụng tốt cho căn bệnh viêm xoang, viêm mũi của bạn rất nhiều.

Mua ngay Thơm giống Thái mini loại 1

Mua ngay Thơm giống Thái mini loại 1

Một hợp chất khác cũng có tác dụng giảm viêm đường hô hấp rất tốt đó là Phenolic và Flavonoid có nhiều trong táo. Người bị bệnh viêm xoang cũng nên ăn bổ sung súp lơ, bởi các hợp chất hoạt tính L-sulforaphane có thể giúp các tế bào chuyển sang gen chống viêm, ngăn ngừa các bệnh hô hấp.

Nước lọc

Khi bạn đang điều trị bệnh viêm xoang thì uống thật nhiều nước là một trong những khuyến cáo hàng đầu bởi nó giúp làm loãng dịch tiết, làm mềm chất nhầy và hỗ trợ dẫn lưu dịch.

Omega – 3

Đối với cơ thể con người, nhất là với những bệnh nhân viêm xoang thì dầu béo omega – 3 có một vai trò rất lớn. Ngoài việc hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch thì axit béo omega-3 còn có khả năng chống viêm trong cơ thể, làm lành nhanh những thương tổn trên niêm mạc xoang, thúc đẩy dịch mủ ra ngoài một cách hiệu quả.

Dầu béo omega – 3 được biết đến có mặt nhiều những loại cá như cá nục, cá hồi, cá mòi, đậu nành, quả óc chó, trứng gà, trứng cá, hàu,… vậy, nên tích cực sử dụng những thực phẩm này nếu như bạn đang bị viêm xoang hành hạ.

Tham khảo một số món ăn giàu omega-3 mà bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà:

Sữa chua

Sữa chua nguyên chất chứa nhiều lợi khuẩn probiotic nên rất tốt cho sức khoẻ của cơ thể. Ngoài ra, không chỉ có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hoá, tăng cường khả năng miễn dịch mà lợi khuẩn probiotic còn giúp giảm thiểu các triệu chứng viêm xoang nặng do ảnh hưởng từ thời tiết gây ra.

Trà và các loại đồ uống nóng

Muôn vàn các món sữa chua tuy quen mà vô cùng lạ

Một trong những cách điều trị tại nhà để giải tỏa khó chịu và dịch nhầy trong mũi là xông hơi khoang mũi bằng nước nóng hoặc hít thở hơi nóng bốc lên từ bát nước nóng (dùng khăn trùm qua đầu sẽ giúp hơi nóng không bị lan tỏa).

Một tách trà nóng có thể coi như một “bể xông hơi mini” khi bạn đặt ngay dưới mũi. Nhờ chứa chất chống oxy hóa, trà xanh giúp làm dịu cơ thể, giảm viêm và chữa bệnh tốt hơn. Chất chống oxy hóa trong trà xanh hoạt động như một thuốc kháng histamin tự nhiên, làm chậm sự giải phóng histamine gây ra các triệu chứng dị ứng.

Chú ý: các loại trà chứa cafein hoặc có hương vị có thể khiến chúng ta bị ợ nóng, vì vậy, không nên sử dụng các loại trà này.

Tỏi

Tỏi kích thích sản xuất glutathione, loại bỏ độc tố và các chất gây ung thư trong cơ thể, giúp phổi hoạt động tốt hơn. Một nghiên cứu cho thấy những người ăn 3 tép tỏi sống với tần suất 2 lần/tuần ít có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm dị ứng hơn, đặc biệt là viêm mũi viêm xoang. Tỏi cũng có tính chống viêm và chống oxy hóa làm giảm các triệu chứng viêm và làm sạch nhiễm trùng mà không đem tới bất kỳ phản ứng phụ nào.

Tỏi là một thành phần được ứng dụng nhiều nhất trong liệu trình trị viêm xoang, viêm mũi,… Người ta vẫn thường xông tỏi, uống nước tỏi ngâm với rượu, giấm,…phổ biến nhất là sử dụng nước ép tỏi mật ong.

Cách thực hiện:

Bước 1: Giã nát vài tép tỏi tươi, chắt lấy nước.

Bước 2: Pha đều với mật ong theo tỉ lệ 1:2

Bước 3: Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng tăm bông chấm dung dịch tỏi mật ong rồi thấm vào hốc mũi.

Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, bệnh sẽ giảm rõ rệt.

Gừng

Gừng có đặc tính kháng viêm có thể làm giảm viêm trong cơ thể, giải độc phổi và thúc đẩy việc loại bỏ các chất ô nhiễm từ đường hô hấp. Gừng cũng có thể làm giảm tắc nghẽn và cải thiện lưu thông đến phổi, do đó tăng cường sức khỏe phổi.

Ngoài cách sử dụng gừng như một gia vị trong bữa ăn thường ngày, một ly trà gừng nóng sẽ làm bạn thấy dễ chịu hơn ngay lúc đó. Biến tấu một chút thành nước chanh gừng sả, chanh gừng mật ong hay chanh gừng quế

Các loại thực phẩm nên tránh Sữa và các sản phẩm được chế biến từ sữa

Đối với bệnh nhân viêm xoang thì những thực phẩm này lại có thể gây gia tăng tình trạng tiết dịch nhầy, khiến các chất dịch này ứ đọng lại trong hốc mũi, ảnh hưởng đến sự lưu thông khí hoặc làm kích thích làm phù nề niêm mạc xoang tạo thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây bệnh.

Chính vì vậy, người mắc bệnh về viêm mũi viêm xoang nên tránh các sản phẩm chế biến từ sữa khi bị bệnh viêm xoang bởi vì chúng có thể làm tăng sinh chất nhầy gây tắc mũi.

Thức ăn cay, nóng

Khi sử dụng những thức ăn cay nóng, tình trạng trào ngược dạ dày và hơi nóng ợ lên sẽ kích thích và làm trầm trọng hơn mức độ bệnh. Các thực phẩm, đồ uống chứa chất kích thích, chứa ga…cũng là những thứ mà bệnh nhân viêm xoang nên tránh nếu như không muốn trầm trọng thêm bệnh. Tất cả những sản phẩm này khi sử dụng thường kích thích dịch nhầy tiết ra nhiều hơn, khi đó chúng dễ bị ứ đọng lại trong các hốc xoang.

Đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn có thể làm mất nước trong cơ thể, khiến cơ thể mất các dịch cần thiết để làm tan chất nhầy, làm cho chất nhầy trong mũi đặc lại, gây ra hiện tượng sưng màng ở mũi và xoang. Ngoài ra, cafein, soda cũng gây ra những ảnh hưởng tương tự.

Đăng bởi: Thư Lương Thị Minh

Từ khoá: Đẩy lùi viêm xoang, viêm mũi bằng 7 loại thực phẩm quen thuộc

Cách Sử Dụng Làn Đường Khi Tham Gia Giao Thông

Cách đi đúng làn đường khi tham gia giao thông

Một trong những nguyên tắc cơ bản khi tham gia giao thông là đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. Trong bài viết này Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ chia sẻ cho các bạn cách đi đúng làn đường khi tham gia giao thông để các bạn cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Cách sử dụng làn đường khi tham gia giao thông

Tuỳ từng tuyến đường sẽ có biển báo hiệu chỉ dẫn phân làn xe trên tuyến đường có 3 làn xe khác nhau. Đường đôi có dải phân cách cứng, mỗi bên chia 3 làn đường bằng vạch kẻ trắng, làn đường trong cùng được kẻ bằng vạch trắng liền, không có bảng chỉ dẫn làn đường thì xe đi vào làn đường nào?

Hướng dẫn đi đúng làn đường

Luật Giao thông đường bộ quy định: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn; Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái; Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

Như vậy, đối với đường có nhiều làn đường được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép. Đối với đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe ô tô, mô tô phải di chuyển ở làn đường bên trái, xe thô sơ phải di chuyển ở làn đường bên phải trong cùng.

Theo quy định của QCVN 41:2012/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2012 quy định: Vạch kẻ đường khi sử dụng độc lập thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu theo thứ tự quy định.

Điểm f Mục G.1 Phụ lục G QCVN 41: 2012/BGTVT ban hành theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2012 quy định về các loại vạch tín hiệu giao thông và mầu vạch được phân loại như sau:

– Vạch đứt khúc trắng: Khi vạch theo chiều dọc đường với tác dụng phân chia các làn xe cùng chiều để lái xe nhận biết điều khiển xe chạy an toàn. Nếu vạch ở đầu đường thì có tác dụng hướng dẫn xe chạy đúng tuyến đường.

– Vạch liền trắng: Khi vạch theo chiều dọc đường với tác dụng phân cách giữa làn xe có động cơ và làn xe không có động cơ, hoặc giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy. Khi vạch ở đầu đường có tác dụng hướng dẫn xe chạy hoặc xe dừng.

Xe đang lưu thông trên đoạn đường phân làn loại xe, đến khu vực ngã tư phân làn theo hướng đi, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn. Khi gặp đèn đỏ, thì dừng lại ở phần đường theo cách phân làn hướng đi.

Thường thì biển báo hiệu chỉ dẫn phân làn xe trên tuyến đường có 3 làn xe sẽ như sau:

1. Làn thứ nhất (vẽ ký hiệu ô tô): Chỉ dẫn làn đường dành cho các loại ô tô.

2. Làn thứ hai (vẽ ký hiệu ô tô bên trên, xe máy bên dưới): Chỉ dẫn làn đường dành cho các loại ô tô và xe máy đi chung đây được coi là làn hỗn hợp.

3. Làn thứ ba (vẽ ký hiệu xe máy bên trên, xe thô sơ bên dưới): Chỉ dẫn làn đường dành cho xe máy và xe thô sơ đi chung đây được coi là làn hỗn hợp.

Vậy bạn sẽ đi theo biển báo chỉ dẫn phân làn xe để đi được đúng làn đường và không bị xử phạt vi phạm giao thông đường bộ.

Mức phạt khi đi sai làn

Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng nếu:

Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước.

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng nếu:

Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu:

Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái.

Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

– Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng nếu:

Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước.

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng nếu:

Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu:

Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông.

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng nếu:

Không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định.

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu:

Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc.

Tóm lại, mỗi người chúng ta cần phải lưu ý các tuyến đường, làn đường khi tham gia giao thông nhằm tránh những trường hợp nguy hiểm, những vụ tai nạn thảm khóc để đảm bảo an toàn cho chính mình và mọi người xung quanh. Đồng thời giúp chúng ta tuân thủ chấp hành tốt theo đúng quy định pháp luật khi tham gia giao thông. Đảm bảo an toàn cho mọi người mọi nhà!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Cây La Rừng: Bộ Phận Sử Dụng, Công Dụng Và Cách Dùng

1.1. Mô tả dược liệu

Cây thảo, cao 0,8 -1m. Thân hình trụ, hóa gỗ ở gốc, có lông nháp. Lá mọc so le, có cuống dài, gốc hình tim, đầu nhọn, mép khía răng nhỏ, gân lá hình chân vịt, hai mặt có lông; lá phía dưới chia thùy nông, thùy hình tam giác; lá phía trên chia 5 thùy sâu, thùy hình mác; lá kèm nhỏ, hình giài.

Hoa to, màu vàng. Quả nang, hình chóp nhọn, có lông trắng, khi chín không còn tiểu đài; hạt nhỏ và nhiều, hình thận.

Mùa hoa quả: tháng 5 – 9.

1.2. Phân bố, sinh thái cây La rừng

Chi Abelmoschus Medik. có 5 loài ở Việt Nam, loài Vông vang vốn có nguồn gốc ở Ấn Độ, sau phát triển rộng khắp vùng nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam cây mọc rải rác từ vùng núi thấp (thường dưới 1000m) đến trung du và đôi khi thấy cả ở đồng bằng.

Cây La rừng là loại cây ưa sáng, có thể hơi chịu hạn, thường mọc lẫn với các loại cây cỏ thấp ở nương rẫy, ven đồi, bãi hoang hay ven đường đi. Quả La rừng già tự mở cho hạt phát tán ra xung quanh, sau đó toàn cây tàn lụi. Cá biệt có những cây sống nơi đất ẩm chỉ tàn lụi 1 phần (cành lá), phần thân cành còn lại sẽ mọc chồi vào mùa xuân năm sau.

1.3. Bộ phận dùng

Rễ, lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô. Hạt lấy ở những quả già phơi khô.

1.4. Thành phần hóa học La rừng

Hàm lượng ambretolid trong tinh dầu tương đối cao và tương đương với tinh dầu vông vang thương phẩm của Ecuador.

Hạt còn chứa các chất khác nhau như methionine sulfoxyd, phospholipid và sterol. Dầu hạt còn có acid palmitic, acid myristic. Hạt còn có các acid béo mạch dài và các acid béo. Các acid béo nói sau nếu đã được tinh chế sẽ tạo ra mùi xạ của ambretolid, hiệu suất từ 0,2 – 0,6%.

Cây La rừng có vị ngọt nhẹ, nhiều nhớt, tính mát, vào ba kinh: can, tỳ, phế, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, trừ thấp, nhuận tràng, lợi tiểu, làm dễ đẻ.

Lá được dùng chữa táo bón, thủy thũng, tán ung độc, thúc đẻ. Ngày dùng 20 – 40g, dạng thuốc sắc, thuốc hãm hoặc dùng tươi giã nhuyễn vắt nước uống. Rễ cây được dùng chữa nhức mỏi tay chân, các khớp sung nóng đỏ đau co quắp, mụn nhọt, viêm dạ dày hành tá tràng.

Liều dùng từ 20 – 40 g/ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc hãm.

Hạt chữa đái buốt, đái dắt, sỏi thận, sỏi bàng quang, đại tiểu tiện bí kết, làm dễ đẻ và bôi mụn lở, giã giập hạt thêm nước uống hoặc sắc uống. Hạt còn được dùng làm thuốc trấn kinh, chữa di tinh. Ngày dùng 4 – 6g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bôi.

Ngoài ra, để chữa rắn cắn, lấy 50 hạt vông vang hoặc nhiều ít tùy theo nặng nhẹ, nhai nhỏ, nuốt nước, bả đắp lên vết cắn.

Cơ thể suy nhược, tiêu chảy, đái đêm nhiều không nên dùng.

4.1. Chữa tiểu đục

Rễ La rừng một nắm, cạo sạch vỏ ngoài, giã nát, sắc với 400ml nước còn 100ml, rồi phơi sương một đêm, uống vào lúc đói.

4.2. Chữa sỏi bàng quang và sỏi thận

Lá, rễ và hạt dược liệu 40g, Rễ cỏ tranh, Bông mã đề, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày một thang.

4.3. Chữa đại, tiểu tiện không thông, bụng chướng

Hạt La rừng, Mộc thông, Hoạt thạch, lượng bằng nhau. Tán bột, uống mỗi lần 8-12g với nước hành, hay sắc cả 4 vị uống, ngày 3 lần.

4.4. Chữa mụn nhọt, làm chống mưng mủ

Rễ La rừng, Rễ gai, lượng bằng nhau. Rửa sạch, giã nát đắp.

4.5. Chữa rắn cắn bằng La rừng

Lá dược liệu, Lá dây bông báo, mỗi vị 50g; Hạt hồng bì 20g. Tất cả dùng tươi, giã nát, lấy nước xoa bóp từ trên cho xuống đến vết cắn, rồi lấy bã đắp vào vết thương, băng lại. Ngày làm hai lần. Nếu dùng dược liệu khô thì tán và rây thành bột mịn, hòa với ít nước rồi đắp.

Cây La rừng có nhiều công dụng và tác dụng được dùng phổ biến trong kinh nghiệm dân gian. Quý bạn đọc trước khi dùng có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để mang lại hiệu quả tốt nhất.

7 Cây Thuốc Chữa Viêm Phế Quản Bạn Nên Biết

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là tình trạng xảy ra khi các ống phế quản (đường dẫn khí đến phổi của bạn) bị viêm. Có 2 loại là viêm phế quản cấp hoặc mãn tính.

Viêm phế quản cấp tính thường là do nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm. Nhiễm trùng bắt đầu từ mũi hoặc xoang lan dần đến đường hô hấp. Viêm phế quản cấp tính thường chỉ kéo dài vài ngày, nhưng tình trạng ho vẫn có thể tiếp diễn trong nhiều tuần sau đó.

Mặt khác, viêm phế quản mãn tính là tình trạng nghiêm trọng hơn, đặc trưng bởi triệu chứng ho có đờm kéo dài. Chất nhầy do đường hô hấp bị viêm tạo ra cuối cùng sẽ hình thành mô sẹo trong phổi, gây khó thở.

Trong hoàng kỳ có chứa rất nhiều thành phần hóa học như acid amin, choline, beta – sitosterol, betain cùng với các polysaccharide và isoflavonoid có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn, tăng sức đề kháng. Chính nhờ những tác dụng trên, hoàng kỳ có thể được sử dụng để điều trị các bệnh viêm đường hô hấp như ho và viêm phế quản.

Cách sử dụng hoàng kỳ để chữa viêm phế quản:

Hoàng kỳ thái lát mỏng, mỗi lần 5 đến 10g. Hãm với nước sôi trong 30 phút, sử dụng thay cho trà. Duy trì đều đặn trong khoảng 3 – 5 ngày.

Trà hoàng kỳ có công dụng chữa viêm phế quản hiệu quả

Bên trong hoa cúc vàng có chứa vô số chất mang tác dụng dược lý, đặc biệt là các thành phần như tinh dầu, vitamin A, vitamin B1 và một số chất khác như adenin, cholin cùng với các sắc tố.

Nhờ những thành phần trên, hoa cúc vàng cũng có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, trong số đó phải kể đến công dụng giảm ho và giải độc cho đường hô hấp. Người ta dùng hoa cúc vàng như một liều thuốc hiệu quả để giảm tình trạng viêm phế quản.

Bài thuốc chữa viêm phế quản với hoa cúc như sau:

Dùng 20g hoa cúc vàng, 10g hoa đu đủ đực, 10g húng chanh. Tất cả dùng tươi, đem rửa sạch, giã nhỏ, cho vào bếp cùng với 10g đường phèn, hấp cách thủy trong 10 – 15 phút. Để nguội, sau đó tiếp tục nghiền nát, thêm nước rồi uống 2 đến 3 lần một ngày.

Trong hoa cúc vàng có nhiều thành phần mang tác dụng giảm ho và giải độc đường hô hấp

Xuyên tâm liên là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền của Ấn độ, Trung Quốc và Việt Nam. Bộ phận thường dùng của loài cây này là phần bên trên mặt đất, bao gồm lá, thân và cành mang lá.

Theo y học hiện đại, lá và thân cây xuyên tâm liên có chứa tanin, đường, chất nhựa và các acid hữu cơ. Ngoài ra, bên trong lá còn có các chất như andrographolide, neoandrographolide và panicolide. Theo dược lý hiện đại, các chất này có tác dụng chống viêm mạnh và kháng lại được nhiều vi khuẩn gây bệnh như Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis,…

Trong y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, vào 3 kinh phế, can, tỳ. Với tác dụng thanh phế, chỉ khái, lợi hầu họng, xuyên tâm liên thường được dùng trong các trường hợp viêm họng, viêm phế quản và viêm amidan.

Bài thuốc chữa viêm phế quản có chứa xuyên tâm liên:

Dùng 12g xuyên tâm liên, 12g huyền sâm, 12g mạch môn, cam thảo và trần bì mỗi thứ 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia làm 2 – 3 lần uống. Dùng đều đặn từ 7 – 10 ngày.

Xuyên tâm liên có tác dụng giảm ho, tiêu đờm, thường dùng trong điều trị viêm họng và viêm phế quản

Núc nác còn có tên gọi khác là Nam hoàng bá, thuộc loại cây gỗ, mọc hoang nhiều ở nước ta. Các bộ phận của núc nác mang rất nhiều thành phần dinh dưỡng, bên cạnh nước, protein, glucid, vitamin C,..vỏ và hạt núc nác còn chứa một hỗn hợp flavonoid cùng với chất đắng kết tinh gọi là oroxylin và baicalein, các chất này có tác dụng chống viêm rõ rệt.

Theo y học cổ truyền, núc nác có vị đắng, tính mát, có tác dụng mát gan, nhuận phế, thanh nhiệt, tiêu viêm. Nhờ đó có thể sử dụng núc nác trong điều trị viêm họng, ho khản tiếng và viêm phế quản.

Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng cây núc nác:

Hạt núc nác 10g, đường phèn 30g. Sắc chia thành 3 lần uống trong ngày, uống trước bữa ăn 1 giờ.

Có thể sử dụng núc nác trong điều trị viêm họng, ho khản tiếng và viêm phế quản

Từ rất lâu trước đây, ma hoàng vốn được xem là một loại thuốc đông y với rất nhiều công dụng tuyệt vời. Bên trong ma hoàng có chứa rất nhiều thành phần hóa học, trong đó ephedrin là hoạt chất mang đặc tính dược lý cao nhất.

Ephedrin có tác dụng làm giãn phế quản, rất thích hợp cho những trường hợp do phế quản co kèm thở khó khăn.

Bài thuốc chữa viêm phế quản mãn tính bằng ma hoàng:

Dùng ma hoàng 5g, tế tân 3g, Bán hạ 2g, Ngũ vị tử 1g và 600m nước. Đem sắc cho đến khi còn khoảng 200ml, chia làm 3 lần uống trong một ngày.

Trong ma hoàng có chứa ephedrin, một chất có tác dụng làm giãn phế quản

Bách bộ là một loại thảo dược quý, thường được dân gian lưu truyền như một “thần dược trị ho”, có thể giúp điều trị các bệnh ho lâu ngày và viêm phế quản mạn tính. Bộ phận mang tác dụng dược lý của bách bộ là phần rễ củ.

Trong rễ củ của bách bộ có chứa một lượng lớn các loại alkaloid như glucid, lipid tuberostemonin, stemonin, isostemotinin,…

Theo Y học hiện đại, các thành phần trên mang tác dụng kháng khuẩn, giúp cơ thể chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus Pneumoniae, Staphylococcus aureus,..Đặc biệt, stemonin có trong bách bộ có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp, giúp ức chế các phản xạ gây ho.

Cách dùng bách bộ hiệu quả để điều trị viêm phế quản:

Dùng 20g củ bách bộ khô, đun sắc với khoảng 100ml nước. Thêm vào một chút mật ong rừng, chia làm 3 lần uống trong một ngày.

Bách bộ là một thảo dược quý, có tác dụng chữa viêm phế quản

Từ xa xưa, bồ hòn đã được sử dụng phổ biến để giặt và tẩy quần áo thay cho xà phòng. Tuy nhiên trong Đông y, bồ hòn còn được biết đến như là một loại thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó có viêm phế quản.

Với 18% là saponin, cụ thể là các loại saponin mang đặc tính dược lý mạnh như Sapindosid A, B, E, E1,…Bồ hòn có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch

Advertisement

Cao chiết xuất từ quả bồ hòn ức chế được các vi khuẩn thường gặp trong hô hấp như Staphylococcus pyogenes, Staphylococcus aureus,…

Bài thuốc chữa viêm phế quản với bồ hòn:

Quả bồ hòn đem rửa sạch, sau đó phơi khô và nhai trực tiếp, nuốt lấy nước. Ngoài ra có thể dùng vỏ quả sắc lấy nước và chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Bồ hòn có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm phế quản đang kinh doanh tại Nhà thuốc An Khang

Hộp 21 gói x 5ml

Chai 100ml

Hộp 3 vỉ x 10 viên

Hộp 30 gói x 5ml

Cách làm lê chưng đường phèn trị ho hiệu quả

Cách làm chanh đào ngâm mật ong, đường phèn trị ho hiệu quả

Cách làm cam nướng trị ho đơn giản, hiệu quả

Nguồn: St. Luke’s Hospital, Pubmed

10 Loại Lá Cây Trị Ghẻ Ngứa Hiệu Quả Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Ngoài ra, nó còn rất hữu hiệu trong việc chữa các bệnh ngoài da, ghẻ ngứa là một trong số đó. Hôm nay, bài viết này sẽ mách cho bạn các loại lá chữa trị ghẻ ngứa hiệu quả và các lưu ý.

10 loại lá cây trị ghẻ ngứa hiệu quả Lá muồng trâu

Công dụng

Đây là một trong những loại lá được sử dụng nhiều nhất trong việc chữa trị ghẻ ngứa. Do trong lá chứa nhiều vitamin C, hàm lượng kháng oxy hóa cao. Có thể nhanh chóng tiêu diệt an toàn các cái ghẻ, tiêu viêm, giảm ngứa và làm xẹp các vết mụn nước trên da tức thì.

Bạn có thể dễ dàng kiếm được loại lá này ở những nơi có khí hậu nóng, trên vùng đồi cao và các vùng đất trồng.

Cách dùng

Cách 1: Sử dụng lá cây

Bước 1 Hái một nắm lá muồng trâu, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng để tiêu diệt vi khuẩn.

Bước 2Giã nát lá, cho thêm một ít muối ăn.

Bước 3 Lấy nước cốt thoa lên vùng da bị ghẻ ngứa. Sử dụng 1-2 lần 1 ngày, không bôi lên vết thương hở.

Cách 2: Sử dụng rễ cây

Bước 1 Chuẩn bị khoảng 20g rễ muồng trâu, 20g lá và cành của cây kiến cò, rửa sạch trước khi sử dụng.

Bước 2 Giã nát các nguyên liệu, ngâm chung với 100ml rượu trắng (45 độ) trong vòng 1 tuần.

Bước 3 Sử dụng tăm bông y tế thấm rượu và bôi lên vết thương. Dùng 2 lần mỗi ngày.

Rau sam

Công dụng

Theo Đông y, đây là một loại thực vật có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hỗ trợ khí huyết cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu viêm, giảm sưng, tiêu diệt vi khuẩn, virus,… hiệu quả và cái ghẻ là một trong số đó. Loại rau này bạn có thể dễ dàng tìm được ở ven đường hoặc tường nhà.

Cách dùng

Bước 1 Chuẩn bị 30g rau sam, 10g lá đào, 20g lá xoan và 3 chén rượu trắng.

Bước 2 Rửa sạch các nguyên liệu và ngâm với nước muối để làm sạch lá.

Bước 3 Cho các loại lá vào trong hũ và ngâm chung với rượu trắng trong vòng 1 ngày.

Bước 4 Lấy rượu thuốc đắp trực tiếp lên da, khoảng 3-4 lần.

Lá đào

Công dụng

Trong lá đào có nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra nó còn giúp giảm ngứa, vệ sinh các vùng da đã bị ký sinh trùng tấn công. Vì vậy, đây cũng là một loại lá có tác dụng trị ghẻ ngứa rất tốt.

Cách dùng

Cách 1 Nấu nước tắm

Bước 1 Chuẩn bị một nắm lá đào vừa đủ dùng, rửa thật sạch.

Bước 2 Cho lá đào vào nồi nước và đun sôi.

Bước 3 Đợi nước còn âm ấm thì dùng khăn sạch nhúng nước và vệ sinh vùng da bị tổn thương. Trường hợp bị toàn thân, có thể sử dụng nước lá đào để tắm.

Cách 2: Đắp thuốc lá đào

Bước 1 Hái một nắm lá đào tươi và vệ sinh kỹ càng.

Bước 2Giã nhuyễn và đắp lên trên vết thương.

Bước 3Cố định bằng băng gạc và giữ trong 1 tiếng đồng hồ.

Lá khế

Công dụng

Lá khế là một loại lá bạn có thể tìm thấy nhanh chóng, dễ dàng. Đây là một phương pháp chữa trị ghẻ ngứa an toàn và tiện lợi. Trong lá chứa nhiều flavonoid, tanin, saponosid, acid hữu cơ,… chống viêm hiệu quả, còn ngăn ngừa sự phát triển của ký sinh trùng, vi khuẩn rất tốt.

Cách dùng

Cách 1: Tắm nước lá khế

Bước 1 Hái một nắm lá khế và rửa sạch.

Bước 2 Nấu chung với 3 lít nước.

Bước 3Cho một ít muối vào nồi nước khi sôi. Đợi vài phút thì tắt lửa.

Bước 4 Đợi nước nguội thì có thể sử dụng để tắm rửa.

Cách 2: Đắp lá khế

Bước 1 Chuẩn bị một nhúm lá khế tươi, rửa sạch.

Bước 2Giã nhuyễn lá khế với ít muối và đắp lên trên vùng bị tổn thương.

Bước 3 Chờ khoảng 20 phút và rửa sạch lại với nước.

Lá bạch đàn

Công dụng

Lá bạch đàn có thể xem là một loại thuốc quý, khi chúng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho cơ thể như flavonoid, kháng khuẩn tự nhiên. Nó còn giúp thông huyết, điều khí, giảm đau, ức chế sự phát triển và lây lan của ký sinh trùng.

Cách dùng

Cách 1: Tắm nước lá bạch đàn

Bước 1 Chuẩn bị khoảng 5-7 lá bạch đàn tươi, rửa sạch.

Bước 2Đun sôi với nước, trước khi đun bạn nên vò nát để tinh chất ra nhiều hơn.

Bước 3 Đun khoảng 30 phút thì tắt bếp, đợi nước nguội thì sử dụng để tắm rửa.

Cách 2: Đắp lá bạch đàn

Bước 1 Hái một ít lá bạch đàn tươi, rửa sạch.

Bước 2Giã nhuyễn với ít muối.

Bước 3 Đắp lên trên vùng bị thương và giữ khoảng 20-30 phút. Rửa sạch lại bằng nước.

Lá sầu đâu

Công dụng

Lá sầu đâu hay còn gọi là sầu đông hoặc cây niêm, là một loại thực vật chữa trị ghẻ ngứa hiệu quả. Trong lá chứa nhiều tinh dầu, hoạt chất chống oxy hóa cao, giúp kháng khuẩn, kháng sinh hiệu quả. Ngoài ra, theo một số ghi chép, đây cũng là một loại lá có thể chữa khỏi bệnh phong.

Cách dùng

Bước 1 Chuẩn bị khoảng 20-25 lá, rửa sạch.

Bước 2Giã nhuyễn với dầu mù tạt, tinh bột nghệ.

Bước 3Đắp lên trên vùng da bị ghẻ ngứa, massage và giữ khoảng 1h.

Bước 4Rửa sạch lại bằng nước ấm.

Lá trầu không

Công dụng

Là một loại thảo dược thiên nhiên có nhiều giá trị cho sức khỏe con người. Được trồng nhiều nhất là trầu mỡ và trầu quế, nếu để trị ghẻ ngứa nên sử dụng lá trầu quế để có hiệu quả tốt nhất. Trong lá chứa nhiều tinh dầu với hàm lượng betel phenol chavicol và cadinen cao, giúp kháng khuẩn, giảm viêm ngứa và tiêu diệt ký sinh trùng hiệu quả.

Cách dùng

Cách 1: Nấu nước lá trầu không

Bước 1 Chuẩn bị một lượng lá trầu không vừa đủ, rửa sạch.

Bước 2Thái nhỏ và cho vào nồi nước đun khoảng 20 phút.

Bước 3Vớt bã và đợi nước ấm trước khi sử dụng

Cách 2: Kết hợp với các nguyên liệu khác

Bước 1 Chuẩn bị 60g lá trầu không, 120g vỏ cây nhãn, 20g đường phèn, rửa sạch.

Bước 2 Cho vào nồi và nấu chung với 400ml nước.

Bước 3 Nấu cho đến khi còn khoảng 100ml nước thì tắt bếp, cho vào chai thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh.

Bước 4Thoa lên vùng da bị thương 1-2 lần/ngày.

Lá cây xoan

Công dụng

Thông thường, cây xoan là một loại cây lấy gỗ, nhưng bản thân lá của loại cây này lại chữa trị ghẻ ngứa vô cùng hiệu quả. Chứa nhiều chất sát khuẩn, giảm khô và bong tróc da vô vô cùng tốt.

Cách dùng

Bước 1 Cho 1 nắm lá xoan và 1 nắm lá sả, rửa sạch.

Bước 2Nấu chung với khoảng 2-3 lít nước, đun trong 10 phút

Bước 3 Cho nước ra chậu và rắc thêm một ít muối hạt.

Bước 4 Có thể vệ sinh vùng da bị ghẻ hoặc tắm toàn thân.

Lá cây chẻ cỏ

Công dụng

Cây chè cỏ hay còn được gọi là cây ba chạc, chè đắng. Chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe con người. Ngoài khả năng trị ghẻ ngứa hiệu quả, cây còn giúp trị mẩn đỏ, chốc đầu và các loại bệnh da liễu khác.

Cách dùng

Bước 1 Chuẩn bị 20-40g lá cây chẻ cỏ, rửa thật sạch.

Bước 2 Đem nấu với nước trong khoảng 7-10 phút.

Bước 3 Cho nước thuốc pha với nước mát để tắm rửa và điều trị.

Lá đơn tướng quân

Công dụng

Nếu ở miền Bắc, bạn có thể sử dụng lá đơn tướng quân để chữa trị ghẻ ngứa rất tốt. Đây là loại lá mọc ở nhiều nơi như ven sông, suối, bì rừng. Trong lá có nhiều hoạt chất giải độc, kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả.

Cách dùng

Bước 1 Hái một nắm lá đơn tướng quân, rửa sạch và ngâm với nước muối.

Bước 2 Nấu chung với 5 lít nước trong khoảng 10 phút.

Bước 3Pha chung với nước mát và bắt đầu tắm rửa.

Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam có hiệu quả không?

Đây là một phương pháp có sự lựa chọn từ nhiều người. Vì các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên đảm bảo tính an toàn cũng như giảm thiểu chi phí chữa trị. Cách thực hiện lại đơn giản nên được áp dụng rộng rãi.

Nhưng bản thân phải kiên trì lâu dài mới có thể thấy được hiệu quả. Đồng thời, sử dụng thuốc nam chỉ hiệu quả tốt với các loại bệnh có tình trạng nhẹ. Các trường hợp nặng hơn nên cần được can thiệp bằng các biện pháp chuyên sâu hơn đẻ đảm bảo tính an toàn và cứu chữa kịp thời.

Advertisement

Một số lưu ý khi trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam

Khí sử dụng thuốc nam bạn cũng nên lưu ý một vài điều sau đây:

Hiệu quả của thuốc nam sẽ chậm hơn so với thuốc tây. Vì vậy, bạn có thể hỏi thăm bác sĩ chuyên khoa để điều trị kết hợp. Không tự ý sử dụng song song hai phương pháp.

Bổ sung thêm nước, giúp loại bỏ các độc tố, xoa dịu các hiện tượng kích ứng, máu huyết lưu thông tốt hơn.

Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, phơi quần áo nơi có ánh sáng mặt trời. Quần áo nên giặt trước bằng nước nóng, sấy khô ở nhiệt độ cao để ký sinh trùng không bám vào vải.

Hạn chế cào, gãi da làm vỡ mụn nước khiến các ký sinh trùng có cơ hội lây lan sang các vùng da khác. Có thể chườm lạnh nếu quá ngứa.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh xa các thực phẩm gây dị ứng, bia, rượu,…bổ sung nhiều vitamin hơn.

Vệ sinh da trước khi đắp thuốc, da nên trong tình trạng khô thoáng, tránh ẩm ướt, đổ mồ hôi.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Chọn mua trái cây chất lượng tại chúng tôi để bồi bổ sức khỏe:

Cập nhật thông tin chi tiết về Mách Bạn 2 Cách Sử Dụng Cây Giao Trị Viêm Xoang trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!