Bạn đang xem bài viết Lá Mướp Có Tác Dụng Gì? Giúp Làm Đẹp Hay Làm Thuốc được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đặc điểm của lá mướpCây mướp có lá đơn, to, màu xanh, mọc cách so le, phiến lá có hình trái tim. Lá dài khoảng 8 – 16 cm, rộng khoảng 7 – 20 cm, có 5 – 7 thùy theo kiểu chân vịt, mép lá có răng cưa.
Mặt dưới của lá có màu xanh nhạt, còn mặt trên có màu xanh đậm, cả hai mặt lá đều có phủ lớp lông nhám màu trắng. Cuống lá màu xanh lục, dài khoảng 5 – 7 cm, có lông ngắn màu trắng.
Lá mướp có tác dụng gì1. Lá mướp chữa viêm họng
Với tác dụng chống viêm nên lá mướp có tác dụng điều trị viêm họng. Nếu mới bị viêm họng và tránh sử dụng kháng sinh, bạn có thể áp dụng bài thuốc trị viêm họng với lá mướp.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần hái vài lá mướp, rửa sạch rồi cho vào cối giã nhuyễn với một ít muối hạt. Sau đó, đổ một ít nước vào lá mướp giã nhuyễn, khuấy đều rồi chắt lấy nước cốt. Bạn sử dụng nước cốt này để ngậm hoặc uống mỗi ngày một ít, khoảng 2 – 3 lần. Liên tục làm trong vài ngày sẽ đem lại hiệu quả.
2. Lá mướp chữa ho, hen dài ngày
Bạn lấy 15g lá mướp tươi, rửa sạch rồi cho vào ấm đun lấy nước đặc uống trong khi bị ho, hen kéo dài.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho lá mướp vào sắc trong vài tiếng để nước lá cô đặc thành một loại cao lỏng. Sau đó, chắt cao lỏng cho vào bảo quản trong hũ kín dùng dần, uống 0,5ml, ngày 2 lần.
3. Lá mướp trị mụn nhọt, lở loét ngoài da
Nếu bạn bị mụn nhọt hoặc lở loét ngoài da, có thể áp dụng cách chữa dân gian với lá mướp. Bạn rửa sạch vài lá mướp, cho vào cối giã nhuyễn rồi lấy bã đắp lên vùng da bị lở loét hoặc có mụn. Lá mướp sẽ làm vùng da bị tổn thương tiêu viêm, giảm sưng và nhanh lành vết thương da.
4. Lá mướp trị mụn trứng cá, trị nám, làm đẹp da
Do có tính thanh nhiệt, tiêu viêm, nên ngoài trị mụn nhọt và lở loét ngoài da, lá mướp còn mang lại hiệu quả trong việc điều trị mụn nhọt. Cách làm rất đơn giản, bạn lấy một nắm lá mướp tươi, rửa sạch, giã nát rồi chắt lấy nước cốt, dùng nước cốt này thoa đều lên mặt. Nước cốt này sẽ làm cho các mụn trứng cá nhanh chóng biến mất, các vết nám mờ dần đi, giúp làn da sáng đẹp hơn.
5. Lá mướp trị nứt đầu vú
Đối với các mẹ cho con bú, việc nứt đầu vú gây ra nhất nhiều đau đớn. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể sử dụng cách trị với lá mướp. Dùng lá mướp sạch đem phơi khô, sau đó đốt cháy lá, nhưng chú ý không được đốt đến mức lá cháy thành tro (hay còn gọi là đốt tồn tính). Sau đó, lấy lá đã đốt tồn tính cho vào tán thành bột mịn, rồi trộn với dầu vừng tạo thành một hỗn hợp, dùng để bôi lên ngực để chữa nứt đầu vú cho những ai đang nuôi con bú.
Như vậy, chắc các bạn không còn thắc mắc Lá mướp có tác dụng gì nữa rồi phải không. Lá mướp có tác dụng trị nứt đầu vú, trị mụn nhọt, mụn trứng cá, làm đẹp da, chữa ho, chữa viêm họng. Tuy nhiên, lời khuyên cho các bạn khi dùng lá mướp làm thuốc đó là nên xin tư vấn từ các lương y tại các phòng khám y học cổ truyền để được hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng cũng như liều lượng sử dụng cho phù hợp với cơ địa của từng người.
Lá Mít Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì? Cách Uống Nước Lá Mít Trị Bệnh Hiểu Quả
Lá mít là gì? Công dụng của lá mít chữa được bệnh gì: lợi sữa, điều trị bệnh hen suyễn, cao huyết áp, trị mụn nhọt. Cách sử dụng lá mít tốt nhất và sử dụng lá mít nhiều có gây tác dụng phụ gì không? Cách sử dụng lá mít chữa bệnh như thế nào? Giá bán lá mít bao nhiêu tiền 1kg, mua lá mít ở đâu. Hình ảnh lá mít.
Lá mít là gì?
Lá mít vô cùng thân thuộc với người dân Việt Nam. Từ già trẻ, lớn bé đều thân thuộc với cây mít, quả mít. Nhưng không nhiều người biết đến công dụng tuyệt vời của lá cây mít cụ thể ra sao.
Đặc điểm của lá mít
Cây mít thuộc loại cây ăn quả, thân gỗ có sức sống mãnh liệt. Loài cây này đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới. Đất nước Băng-la-đét còn lựa chọn quả mít là đại diện cho nền nông nghiệp quốc gia. Nguồn gốc của loài cây này đến từ miền nam Ấn Độ. Tên khoa học của cây mít là Artocarpus heterophylus, thuộc họ dâu tằm – moraceae. Tại Việt Nam, cây mít đã trở nên thân thuộc với hàng ngàn đời người Việt từ bắc chí nam. Mỗi vùng miền với đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau sẽ phù hợp cho sự sinh trưởng của các loại mít khác nhau. Sự phát triển của khoa học đã cho phép phát triển rất nhiều giống mít như: mít mật, mít dai, mít na, mít không hạt…
Hình ảnh lá mít trong tự nhiên
Lá mít có kích thước khoảng bằng 1 bàn tay người lớn. Mặt sau của lá thường nhạt màu hơn và có gân nổi. Hình dáng lá bầu dục, phiến dày, viền mềm không có răng cưa. Bề mặt trước lá xanh thẫm, hơi bóng. Đường gân lá gần như đối xứng nhau và phiến lá gần giống như lá bàng. Cây mít thuộc loại cây thân gỗ, xòe bóng mát nên có thể cao tối đa tới 15m. Thân cây đẻ nhiều nhánh và chịu được sức nặng lớn, cành dẻo dai.
Thực tế, ít người biết đến công dụng chữa bệnh của lá cây mít hay các bộ phận của cây mít. Thường người ta chỉ biết đến quả mít là một loại trái cây hấp dẫn và gỗ mít rất bền. Quả mít có kích thước lớn, một quả trung bình nặng từ 3 – 4kg. Bề mặt vỏ có nhiều gai cứng và nhọn. Bên trong nhiều múi vàng, mùi thơm đặc trưng rất hấp dẫn.
Tác dụng chữa bệnh của lá mít
Từ thời xa xưa, khi y học chưa phát triển, người ta đã biết cách tìm đến những cây cỏ trong vườn nhà để chữa bệnh. Y học cổ truyền dân tộc đánh giá rất cao cây mít vì tất cả các bộ phận của cây đều có thể chữa bệnh. Chẳng hạn như quả mít xanh có vị chát, có thể làm săn chắc da. Quả mít chín có tính ẩm, vị ngọt lịm, có thể điều trị chứng âm nhiệt. Hạt mít khi luộc hoặc nướng có vị ngọt, bùi kích thích tiêu hóa. Nhựa từ thân cây mít có tính bình, vị nhạt, có thể giải trừ tiêu thũng, tiêu viêm, giải độc. Còn lá của cây mít có vị hơi chát, tính bình, có thể tiêu độc.
Cụ thể một số tác dụng chữa bệnh của lá mít được lưu truyền trong dân gian như:
Ngoài tác dụng chữa bệnh, người ta có thể dùng lá làm món bánh ngon tuyệt vời.
Sử dụng lá mít chữa bệnh như thế nào?
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo dùng lá cây mít chữa bệnh có thể tham khảo sau đây!
“Gọi sữa” cho phụ nữ sau sinh bằng lá mít
Chọn lá cây mít loại bánh tẻ đem rửa sạch và ngâm qua nước muối. Đun sôi nồi 1,5l nước lá trong khoảng 15’. Để nguội nước rồi dùng làm nước uống hàng ngày. Duy trì uống nước lá cây mít trong khoảng 10 ngày để thấy được hiệu quả rõ rệt. Bạn sẽ thấy lượng sữa tiết ra đều đặn và nhiều hơn sau khi uống nước lá cây mít.
Hỗ trợ điều trị hen suyễn bằng lá mít
Dùng lá mía, lá cây mít, than tre với lượng bằng nhau. Sắc lấy nước uống hàng ngày, chia thành 3 lần uống sau ăn.
Chữa trị mụn nhọt bằng lá mít
Dùng lá cây mít, loại lá tươi vừa hái xong đem rửa sạch, giã nát. Đắp lá vừa giã nát lên vùng da bị mụn nhọt để tiêu viêm, giảm đau, xẹp mụn.
Tưa lưỡi cho trẻ nhỏ bằng lá mít
Chọn các lá đã ngả vàng, rửa sạch và phơi khô. Khi lá đã khô thì nướng hoặc đốt cháy thành than. Trộn bột lá với mật ong, bôi vào vị trí tưa lưỡi của trẻ khoảng 2 lần/ngày. Bên bôi vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.
Hỗ trợ điều trị an thần, cao huyết áp bằng lá mít
Bạn rửa sạch cả lá và vỏ quả mít. Tiếp đó cho lá và vỏ vào 300ml nước đun sôi cho đến khi cạn còn 100ml. Để nguội nước rồi chia thành 2 phần uống 2 lần trong ngày. Nên duy trì bài thuốc này ít nhất 5 – 7 ngày mới cho hiệu quả rõ rệt.
Mua lá mít ở đâu, giá bán bao nhiêu tiền 1kg
Cây mít có mặt ở khắp các vùng nông thôn Việt Nam. Vì vậy, bạn không cần băn khoăn mua lá cây làm thuốc ở đâu. Ngay cả nhiều nơi trong thành phố, người ta cũng trồng cây mít làm bóng mát và cây ăn quả. Nếu cần số lượng lớn, bạn có thể trực tiếp về các vùng nông thôn và liên hệ với những gia đình có vườn mít để thu mua. Giá bán theo sự thương lượng giữa người bán và người mua.
Thông báo chính thức: Chúng tôi chỉ bán thuốc nam và các loại trà, ngoài ra chúng tối không kinh doanh các dịch vụ nào khác. Nội dung trên website chỉ mang tinh chất tham khảo. Chúng tôi hoàn toàn không chịu trách trước bất kỳ quyết định nào của quý độc giả! Xin cám ơn!
Tác Dụng Của Lá Đinh Lăng Có Thể Bạn Chưa Biết
1. Đinh lăng
Cây đinh lăng
Đinh lăng là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao khoảng 0,8–1,5m. Lá đinh lăng mọc so le, kép lông chim, lá chét có răng cưa nhọn. Lá đinh lăng có mùi thơm khi vò nát, cuống dài, phát triển thành bẹ to ở phần cuối.
Ở Việt Nam, loài cây này được trồng khá phổ biến trong vườn gia đình để làm cảnh, làm thuốc và làm rau gia vị. Cây ưa ẩm và có thể hơi chịu bóng, trồng được trên nhiều loại đất và có khả năng tái sinh vô tính khỏe.
Lá đinh lăng là phần lá cây đinh lăng, hay còn có tên gọi khác là cây gỏi cá, nam dương sâm. Cây có tên khoa học là Polyscias fruticosa Harms, thuộc họ Nhân sâm. Lá cây thường được dùng ở dạng khô. Bởi không chỉ bảo quản được lâu mà còn có công dụng tương tự như lá tươi.
Lá cây có thể được phơi, sấy hoặc sao khô tùy vào mục đích sử dụng. Thường lá khô sẽ được dùng làm thuốc chữa bệnh. Bên cạnh đó, lá tươi còn được dùng làm rau ăn kèm với các món ăn.
Đinh lăng là một vị thuốc dân gian lâu đời và được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Bạn có thể sử dụng đinh lăng khô để pha trà hoặc sử dụng lá đinh lăng tươi để nấu nước uống. Đinh lăng có nhiều dược tính tốt cho sức khỏe, giúp hỗ trợ và điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.
2. Tác dụng lá đinh lăng đối với con ngườiTrị chứng đau đầu, mất ngủ
Trong lá đinh lăng có chứa saponin và kèm theo đó là rất nhiều thành phần quan trọng khác. Một số nghiên cứu đã chứng minh dược tính của lá đinh lăng có thể hoạt hóa nhẹ và đồng bộ vỏ não, điều này có tác động tốt lên hệ thần kinh.
Bên cạnh đó, tác dụng của cây đinh lăng còn giúp tăng cường sức đề kháng, an thần, ngủ ngon giấc, sâu giấc hơn. Đinh lăng giúp giảm đau đầu, cải thiện tình trạng căng thẳng.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Nước đinh lăng hỗ trợ việc điều trị các chiệu trứng khó chịu về tiêu hóa như tình trạng tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi bằng cách sử dụng một nắm lá đinh lăng và sắc với nước uống liên tục trong vài ngày, các triệu chứng về tiêu hóa sẽ được cải thiện.
Tác dụng của lá đinh lăng
Trị mụn, làm trắng da
Lá đinh lăng cũng được ứng dụng để làm đẹp. Nó có chứa các chất axit amin, vitamin B, methionin… có tác dụng hỗ trợ quá trình dưỡng trắng da. Bạn có thể xông hơi mặt bằng lá đinh lăng trong khoảng từ 5 đến 10 phút để làm sạch sâu các lỗ chân lông và làm trắng da mặt.
Bên cạnh đó, lá đinh lăng cũng có tác dụng trị mụn hiệu quả. Bạn có thể áp dụng công thức mặt lạ lá đinh lăng bằng cách giã nhuyễn lá đinh lăng cùng một chút muối biển sạch, sau đó đắp lên các vùng da có mụn, khi hỗn hợp khô thì rửa sạch lại bằng nước và thực hiện các bước chăm sóc da cơ bản.
Ngoài ra nếu nghiên cứu của y học, nếu bạn sử dụng lá đinh lăng thường xuyên, bạn cũng sẽ nhận thấy 1 số những lợi ích sau:
Hỗ trợ giảm các triệu chứng đau mỏi lưng, tê chân tay
Giúp giảm hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, giúp bé ngủ ngon hơn
Bồi bổ sức khỏe cho sản phụ trước và sau sinh
Giúp lợi sữa và chữa tắc sữa ở phụ nữ mới sinh
Giúp lợi tiểu, giải độc cơ thể, giảm các triệu chứng cảm sốt
Chữa ho dai dẳng do thời tiết
3. Tác dụng phụ của đinh lăngĐinh lăng là một dược liệu ít độc. Nếu bạn sử dụng quá liều lâu dài, độc tính trường diễn thường thấy là xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột, biến loạn dinh dưỡng.
Trong rễ cây có chứa nhiều saponin nên có thể làm vỡ hồng cầu. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng khi cần thiết và dùng đúng liều, đúng cách. Không dùng với liều cao vì sẽ gây say thuốc, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy.
Topcachlam
Đăng bởi: Quỳnh Hương Bùi
Từ khoá: Tác dụng của lá đinh lăng có thể bạn chưa biết
Thuốc Eugica Xanh Dùng Để Làm Gì? Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
Người đăng:
Lường Toán
1. Tổng quan thông tin về thuốc ho Eugica xanh? Eugica xanh là thuốc gì?Thuốc Eugica màu xanh trị triệu chứng ho nhẹ
Thuốc Eugica xanh là sản phẩm được bán tại các hiệu thuốc trên khắp cả nước. Với thiết kế màu xanh tự nhiên tươi mát, đây là sản phẩm được khá nhiều người lựa chọn giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng ho. Hơn hết, cả hai loại thuốc này đều rất dễ sử dụng và an toàn.
1.1. Thành phần của thuốc EugicaEugica xanh được chiết xuất từ 4 loại thảo dược thiên nhiên như khuynh diệp, gừng, tần và bạc hà.
Với 100% thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên, thuốc Eugica không chỉ an toàn mà còn có tác dụng làm ấm và thông cổ. Đây chính là lý do giúp cho cổ họng sát khuẩn, long đờm, giải cảm, giảm tình trạng đau rát cổ họng, khản tiếng và đồng thời giảm ho.
Thuốc ho Eugica được bào chế dưới dạng viên nén hoặc viên ngậm, và có nhiều loại như: Eugica đỏ, Eugica xanh, Eugica Fort. Trong đó thuốc Eugica xanh giúp làm giảm các triệu chứng ho nhẹ, còn Eugica đỏ điều trị bệnh ho nặng. Khi đi mua thuốc về uống, người bệnh cần tham khảo cách uống và liều dùng được in trên bao bì của thuốc.
1.2. Những trường hợp được dùng Eugica:
Được dùng trong các trường hợp điều trị các triệu chứng cảm cúm, sổ mũi, ho, đau rát họng.
Bệnh nhân sát trùng đường hô hấp
Làm dịu ho, loãng dịch viêm.
1.3. Chống chỉ định:
Bệnh nhân quá mẫn với các thành phần của thuốc
Không dùng cho trẻ em dưới 30 tháng tuổi
Một số trường hợp bệnh nhân bị ho suyễn, ho lao, suy hô hấp
Eugica xanh liều dùng và cách dùng như thế nào?
Eugica xanh có liều dùng như thế nào?
2. Thuốc Eugica xanh có tác dụng gì ?Thuốc Eugica màu xanh có tác dụng điều trị các triệu chứng ho nhẹ như: đau họng, sổ mũi, cảm cúm, ho, nhiễm khuẩn đường hô hấp, loãng niêm dịch…
Để thuốc phát huy được hết các tác dụng thì người bệnh cần phải uống theo đúng liều lượng và cách dùng như trên bao bì của thuốc.
Một số tác dụng khác không được liệt kê trên nhãn mác nhưng bác sĩ vẫn có thể chỉ định cho bạn sử dụng. Mọi lời khuyên không thay thế được chỉ định của các bác sĩ.
3. Liều dùng thuốc Eugica và cách dùng 3.1. Liều lượng thuốc EugicaVới người lớn:
Thuốc có tác dụng trị ngạt mũi và làm giảm đau rát cổ họng
Liều dùng: nên uống 2 viên x 3 lần/ngày
Với trẻ em trên 6 tuổi:
Liều dùng: mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên
Với trẻ em dưới 6 tuổi:
Liều dùng chưa được nghiên cứu với trẻ em dưới 6 tuổi. Do vậy trước khi có ý định sử dụng, người bệnh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
3.2. Cách dùng thuốc Eugica xanh:Uống Eugica cần tuân thủ liều dùng và cách dùng
Nên sử dụng theo thông tin được in trên nhãn thuốc. Mọi thông tin không thay thế được chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Liều lượng và cách dùng thuốc Eugica không được tự ý thay đổi khi chưa có chỉ định của các bác sĩ.
Khi uống có thể sử dụng kèm hoặc không kèm với thức ăn giảm thiểu tỉ lệ kích ứng với dạ dày. Và nên uống thêm một ly nước đầy.
Lưu ý:
Trong quá trình sử dụng gặp bất kỳ tác dụng phụ nào thì nên thông báo với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn ngay.
Nên gọi cho bác sĩ ngay trong trường hợp sử dụng thuốc quá liều nặng.
Nếu quên một liều thuốc thì hãy uống bù sớm nhất có thể, trường hợp liều bỏ quên quá lâu và gần sát giờ uống liều kế tiếp thì hãy bỏ qua, không được gấp đôi liều.
4. Một số tác dụng phụ của thuốc Eugica màu xanh:Khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào nếu có những triệu chứng bất thường đều phải báo cáo với các bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời. Đối với những bệnh nhân khi sử dụng thuốc Eugica thì có thể gặp một số tác dụng phụ sau:
Một số phản ứng dị ứng như: phát ban, ngứa, sưng mặt, mũi, môi, lưỡi, khó thở, đau ngực…
Bệnh nhân bị mệt mỏi, đau chân, lưng…
Bệnh nhân có thể bị sốt hoặc gây buồn ngủ.
Người bệnh mắc vô niệu, tiểu ít, hoặc nước tiểu đậm màu, màu vàng, tiêu chảy phân đen…
5. Thận trọng khi dùng thuốc Eugica xanh:
Cần thông báo với bác sĩ rằng bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, hoặc bạn đang dùng loại thuốc khác ( bao gồm thuốc kê toa, không kê toa, thực phẩm chức năng, thảo dược và các vitamin khác…) để các bác sĩ điều chỉnh lại cách dùng và liều dùng của thuốc. Bởi thuốc Eugica có khả năng làm thay đổi một số hoạt động của thuốc cũng như làm gia tăng mức ảnh hưởng của tác dụng phụ.
Với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú , cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ bởi hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy được các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai.
Không dùng cho trẻ dưới 30 tháng tuổi
Hỏi ý kiến bác sĩ về một số loại thực phẩm, nước uống tương tác với thuốc
Không tự ý ngưng sử dụng hoặc tăng liều khi chưa có chỉ định của các bác sĩ.
Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc, do vậy hãy báo cho các bác sĩ nếu như bạn đang gặp phải những bệnh khác.
Cần bảo quản thuốc ở những nơi khô ráo, tránh nơi ẩm thấp hoặc ánh sáng trực tiếp. Không bảo quản thuốc trong tủ lạnh hoặc phòng tắm
Bỏ thuốc vào thùng rác khi không có ý định sử dụng hoặc thuốc hết hạn, không vứt thuốc vào đường nước, bồn cầu…ảnh hưởng đến môi trường nước.
Tác Dụng Phụ Của Thuốc Giảm Cân
Theo Sức khoẻ và Đời sống, một số loại thuốc giảm cân có chứa amphetamin hoặc kết hợp giữa caffeine, guarana hay các thành phần có gốc amphetamine khác. Đây là những chất kích thích làm tăng huyết áp và nhịp tim. Với những người có tiền sử bệnh tim hoặc cao huyết áp, lạm dụng thuốc giảm cân sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, từ lâu, Amphetamine đã bị cấm khi điều chế thuốc và được xem là ma túy nên nếu khi mua thuốc giảm cân, thấy có thành phần này, bạn không được mua và sử dụng nó.
Ngoài Amphetamine, nhiều loại thuốc giảm cân còn chứa ephedra- một chất kích thích có nguồn gốc thảo dược và rất nguy hiểm ở liều cao. Ephedra có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ và thậm chí tử vong. Mặc dù đã bị cấm nhưng một số nhãn hàng thuốc giảm cân hiện vẫn sử dụng trái phép thành phần này và nếu muốn bảo vệ sức khỏe bản thân, bạn nên tìm mua thuốc ở những địa chỉ uy tín và chất lượng.
Thyroxin là loại chất có khả năng tăng cường chuyển hóa chất béo nhanh và chính vì chức năng này, nhiều nhãn hàng thuốc giảm cân đã sử dụng trái phép và sai liều lượng khi điều chế thuốc giảm cân. Nếu sử dụng bừa bãi thyroxin sẽ gây nguy hiểm cho tim mạch, ức chế tuyến giáp, gây bướu cổ, và các bệnh nguy hiểm khác.
Theo nhiều nghiên cứu, trong thuốc giảm cân có chứa một số thành phần như benzedrine, phenamin, mirapront N… Các loại chất này sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, chán ăn, không hấp thụ được dưỡng chất và làm giảm cân nặng. Tuy nhiên, điều này vô cùng sai lầm. Những chất này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, khiến cơ thể đi vào trạng thái trao đổi nhanh và gây ra những triệu chứng mệt mỏi, chán nản, chán ăn và làm cho cơ thể suy kiệt. Đặc biệt, đối với bạn thường xuyên nạp những chất này vào cơ thể và ngưng đột ngột sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tâm lý và căng thẳng cực độ.
Thuốc giảm cân cũng có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa vì chính nguyên lí hoạt động của nó. Với cơ chế làm giảm hoặc ngăn chặn sự hấp thụ chất béo trong cơ thể, làm thay đổi quá trình tiêu hóa, ngoài việc làm giảm cân nặng thì cơ chế này sẽ gây ra một số tác dụng phụ như cảm giác đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, co thắt dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón. Để hạn chế tối đa các tác dụng phụ này, hãy đảm bảo sử dụng thuốc giảm cân an toàn, đúng liều lượng và tránh ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc quá béo.
Như đã nói, các chất kích thích trong một số loại thuốc giảm cân sẽ tạo ra nhiều năng lượng hơn và tăng tốc độ của quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Tùy thuộc vào liều lượng bạn dùng và mức độ nhạy cảm với chất kích thích của cơ thể mà sẽ gây ra một số tác dụng phụ và phổ biến nhất là chứng mất ngủ. Những chất kích thích này sẽ làm tăng năng lượng, khiến tim đập nhanh, gây ra cảm giác lo lắng, hoang tưởng, khiến bạn thức khuya lâu hơn và khó đi vào giấc ngủ.
Ngoài những tác hại trên, sử dụng thuốc giảm cân quá liều lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ khiến bạn uể oại nghiêm trọng vào ban ngày, gây cảm giác chán nản và dễ làm bạn cáu kỉnh.
Advertisement
Thuốc giảm cân là một dạng thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ giảm béo và đốt cháy mỡ thừa. Tuy nhiên, để đạt được đúng mục đích, bạn cần lựa chọn và sử dụng những loại thuốc giảm cân an toàn, chất lượng từ những nhãn thuốc danh tiếng và uy tín. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên quá lạm dụng và phụ thuộc vào thuốc giảm cân. Hãy chuẩn bị cho mình một thực đơn ăn kiêng lành mạnh và những bài thể dục vận động để quá trình giảm cân diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Nguồn: Sức khoẻ và Đời sống
Cimicifuga Racemosa Là Gì? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc
Cimicifuga racemosa
Tên thường gọi: Cimicifuga racemosa
Tên gọi khác:
Black snakeroot
Cimicifuga racemosa root
Cimicifugae rhizoma
Rattleroot
Cimicifuga racemosa Là Gì?Cohosh đen (_Actaea racemosa_ hoặc _Cimicifuga racemosa_), một thành viên của gia đình buttercup, là một cây lâu năm có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Tên lịch sử của loại cây này bao gồm snakeroot, bugbane đen, rigsweed, macrotys và cỏ thấp khớp. Cohosh đen có một lịch sử sử dụng lâu dài. Người Mỹ bản địa đã sử dụng nó vì lợi ích của nó trong điều trị đau cơ xương khớp, sốt, ho, viêm phổi, chuyển dạ chậm chạp và kinh nguyệt không đều. Những người định cư châu Âu được cho là sử dụng cohosh đen như một loại thuốc bổ để hỗ trợ sức khỏe sinh sản nữ [L2303]. Liệu pháp thay thế hormone (HRT) là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho các triệu chứng sớm ở phụ nữ sau mãn kinh, tuy nhiên, làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim, cũng như ung thư vú ở phụ nữ lớn tuổi. Các nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng số phụ nữ sau mãn kinh sử dụng liệu pháp thay thế hormone hiện đang ở mức thấp và tác dụng của liệu pháp thay thế hormone trong việc giảm các triệu chứng mãn kinh không tích cực như mong đợi. Vì những lý do này, đã có một xu hướng sử dụng các liệu pháp thay thế để làm giảm các triệu chứng mãn kinh [L2301]. Cohosh đen đã được liên kết với các mối quan tâm an toàn nghiêm trọng [A32542]. Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy C. racemosa sở hữu một hoạt động trung tâm thay vì ảnh hưởng nội tiết tố [A32543]. Các hướng dẫn của Đại học Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ về việc sử dụng thực vật, như cohosh đen, để kiểm soát các triệu chứng mãn kinh, sử dụng đến sáu tháng, đặc biệt là trong điều trị các triệu chứng của giấc ngủ và rối loạn tâm trạng và nóng bừng [L2307 ].
Chỉ Định Của Cimicifuga racemosaĐiều trị các triệu chứng mãn kinh và rối loạn kinh nguyệt [L2307].
Dược Lực Học (Cơ chế tác động) Dược Động HọcMặc dù cơ chế mà cohosh đen làm giảm các triệu chứng mãn kinh vẫn chưa được biết, một số giả thuyết đã được đưa ra. Nó được cho là hoạt động thông qua các cơ chế / tác dụng sau [L2302]: 1) như một bộ điều biến thụ thể estrogen chọn lọc 2) thông qua các con đường serotonergic 3) như một chất chống oxy hóa 4) trên các con đường gây viêm Thành phần hoạt động chính của rễ cohosh đen được tin là là phần _terpene glycoside_, bao gồm _actein_ và _cimifugoside_ [L2302]. Triterpenes là một trong những nhóm sản phẩm tự nhiên thực vật phổ biến và đa dạng nhất [L2308]. Chúng được phân loại là các phân tử phức tạp nằm ngoài khả năng tổng hợp hóa học trong phòng thí nghiệm. Triterpen đơn giản là thành phần của sáp bề mặt và màng thực vật chuyên dụng và có thể có thể đóng vai trò là phân tử tín hiệu. Triterpen glycosylated phức tạp hơn (còn được gọi là saponin) cung cấp bảo vệ chống lại mầm bệnh và sâu bệnh [L2308]. Thân rễ (phần thân của cây) cũng chứa các chất có khả năng hoạt động sinh học khác, bao gồm các alcaloid, flavonoid và tannin. Hoạt động trị liệu của cohosh đen ban đầu được cho là kích hoạt các thụ thể estrogen; tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng mặc dù một số thành phần của chiết xuất liên kết với ít nhất một phân nhóm thụ thể estrogen, liên kết thụ thể tạo ra rất ít (nếu có) hiệu ứng estrogen và có thể ngăn chặn một số tác dụng [L2302]. Một nghiên cứu ban đầu báo cáo rằng điều trị bằng cohosh đen dẫn đến giảm nồng độ hormone luteinizing (LH) phù hợp với tác dụng estrogen có ý định của nó. Mặc dù vậy, các nghiên cứu gần đây cho thấy không có tác dụng đối với mức độ LH, hormone kích thích nang trứng (FSH) hoặc prolactin. Cho đến ngày nay vẫn chưa rõ liệu cohosh đen phát huy tác dụng của nó thông qua các thụ thể estrogen hay thông qua một cơ chế khác [L2307]. Một nghiên cứu đã quan sát thấy rằng trong khi _triterpene_ nổi bật nhất trong cohosh đen, được gọi là _23-epi-26-deoxyactein_, ức chế sản xuất oxit nitric do cytokine gây ra trong các tế bào vi mô não, thì chiết xuất cohosh đen hoàn toàn đã chứng minh được con đường này [L2302]. Một loạt các hoạt động đã được báo cáo cho cohosh đen và các hợp chất của nó, tuy nhiên, sự hấp thụ và phân phối mô của các hợp chất này không được biết đến [L2302]. _Cimicifuga racemosa_ (cohosh đen) được sử dụng thường xuyên nhất để điều trị các triệu chứng xảy ra trong thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số lo ngại về sự an toàn của nó đã được lên tiếng [A32542].
Tương Tác Thuốctoa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem.
Hiển thị
10 kết quả
20 kết quả
30 kết quả
Tương tác
Sự trao đổi chất của Cyclosporine có thể được giảm khi kết hợp với Cimicifuga racemosa.
Sự trao đổi chất của Sildenafil có thể được giảm khi kết hợp với Cimicifuga racemosa.
Sự trao đổi chất của Dofetilide có thể được giảm khi kết hợp với Cimicifuga racemosa.
Sự trao đổi chất của Eletriptan có thể được giảm khi kết hợp với Cimicifuga racemosa.
Sự trao đổi chất của Indinavir có thể được giảm khi kết hợp với Cimicifuga racemosa.
Sự trao đổi chất của Methysergide có thể được giảm khi kết hợp với Cimicifuga racemosa.
Sự trao đổi chất của Phenytoin có thể được giảm khi kết hợp với Cimicifuga racemosa.
Sự trao đổi chất của Theophylline có thể được giảm khi kết hợp với Cimicifuga racemosa.
Sự trao đổi chất của Dihydroergotamine có thể được giảm khi kết hợp với Cimicifuga racemosa.
Sự trao đổi chất của Amitriptyline có thể được giảm khi kết hợp với Cimicifuga racemosa.
trong 920 kết quả
1
2
3
…
92
bác sĩ chuyên môn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Lá Mướp Có Tác Dụng Gì? Giúp Làm Đẹp Hay Làm Thuốc trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!