Bạn đang xem bài viết Khám Phá Kiến Trúc Tâm Linh Bích Vân Thiền Tự 2023 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bích Vân Thiền Tự ở đâu?Khách du lịch khi đến Sapa nghe đến cái tên Bích Vân Thiền Tự luôn cảm thấy xa lạ nhưng lại không biết rằng địa điểm này nằm ngay trên đoạn đường di chuyển lên đến đỉnh Fansipan, ngôi chùa nằm ở độ cao trên 3000 m và được khách thành và bắt đầu đưa vào hoạt động năm 2023.
Chùa Bích Vân Thiền tự là ngôi chùa có sự hội tụ của văn hóa tâm linh Fansipan và lối kiến trúc của những ngôi chùa Việt Nam địa điểm này hàng năm thu hút hàng triệu du khách về đây để hành hương và chiêm bái trong mùa lễ hội.
Du khách đến du lịch Sapa luôn mải mê với cảnh sắc thiên nhiên núi non hùng vĩ hay nét đẹp của những cô thôn nữ mà lại bỏ quên mất ngôi chùa Bích Vân Thiền Tự tọa lạc trên khu vực núi cao đoạn đường di chuyển lên Fansipan – nóc nhà của Đông Dương, chính vì thế nếu bạn du lịch đỉnh Fansipan thì nhất định bạn đừng quên đến với Bích Vân Thiền để chiêm bái cũng như ngắm nhìn vẻ đẹp của ngôi chùa này, không nhưng thế đứng tại trước cửa của sân chùa bạn còn có thể ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên hình ảnh của núi non xanh biếc hoặc hình ảnh của những đám mây đang bay tung tăng khắp đất trơi những đám mây trôi lướt nhẹ qua những sườn đồi thoát ẩn thoát hiện.
Đi Bích Vân Thiền Tự như nào?Như chúng ta đã biết ngôi chùa Bích Vân Thiền Tự nằm ở khu vực núi cao đoạn đường di chuyển lên đến Fansipan để lên đến Bích Vân Thiền Tự trước hết chúng ta phải di chuyển đến thị trấn Sapa Lào Cao
1. Di chuyển đến thị trấn SapaViệc tìm phương tiện để di chuyển lên Sapa trong những năm gần đây đã vô cùng dễ dàng bạn có thể lựa chọn nhiều các loại xe khác nhau để lên Sapa như
Xe khách giường nằm: với quãng đường hơn 300 cây số và được xuất phát từ Hà Nội bạn có thể lựa chọn loại xe này làm phương tiên di chuyển cho thoải mái, loại xe này thường xuất phát ở bến xe Mỹ Đình hoặc bến xe Nước Ngầm và có rất nhiều nhà xe khác nhau chạy theo cung đường Hà Nội – Sapa như Hải Vân, Interbus Line… giá vé chỉ dao động từ 250.000- 290.000 đồng/ /người /vé.
Xe limousine: đây là loại xe cao cấp và cũng được nhiều khách du lịch di chuyển để lên với thị trấn Sapa bạn có thể đặt loại xe này tại một số các đại lý du lịch hoặc đại lý lữ hành , với loại xe này bạn cũng có ưu điểm là được đón trả tại điểm, giá vé của xe limousine có cao và nhỉnh hơn một chút so với xe giường năm khoảng từ 350.000 – 400.000 đồng/ người/ vé.
Hoặc bạn muốn có một trải nghiệm vô cùng mới lạ bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng tàu hỏa tuy nhiên bản thân mình không khuyến cáo việc bạn lựa chọn phương tiện này để lên Sapa bạn có thể đón tàu tại ga Hà Nội đến ga Lào Cai những chuyến tàu tại ga Hà Nội thường xuất phát lúc 21 giờ tối lên đến nơi khoảng tầm dạng sáng giá vé tàu từ 200.000- 450.0000 đồng/ vé ( tùy vào chỗ ngồi cũng như loại ghế khách lựa chọn). Sau khi di chuyển đến khu vực thành phố Lào Cai du khách lại phải tiếp tục bắt xe bus để lên khu vực thị trấn Sapa với quãng đường khoảng gần 30 km đường đèo và giá xe bus rơi vào khoảng 40.000 – 45.000 đồng/ vé.
2. Di chuyển lên Bích Vân Thiền TựSau khi di chuyển đến thị trấn Sapa bạn cũng có hai sự lựa chọn để lên đến khu vực Bích Vân Thiền Tự.
Di chuyển bằng tàu hỏa Mường Hoa: đây là lựa chọn mà nhiều du khách chọn lựa vừa nhanh và thiện lợi, đầu tiên bạn mua vé tàu hỏa Mường Hoa và di chuyển đến khu vực ga đi của cáp treo Fansipan trên đoạn đường đi bạn sẽ dễ dàng nhìn ngắm hình ảnh của thung lũng Mường Hoa xinh đẹp vào những tháng mùa thu lúa chín vàng cả một bầu trời thung lũng cùng với con suối Mường Hoa đang uốn lượn giữa những thửa ruộng bậc thang và cũng chính con suối này này đã mang lại sức sống cho những bản làng khu vực Sapa.
Di chuyển bằng ô tô đối với những du khách không lựa chọn tàu hỏa để đến với ga đi thì bạn có thể lựa chọn đi bằng ô tô hoặc xe máy, từ trung tâm thị trấn để đến với ga di cáo treo Fansipan cách tầm 8 km đi theo hướng đèo Ô Quy Hồ di chuyển về phía Lai Châu là bạn có thể dễ dàng nhìn thấy biển chỉ dẫn về để đến khu vực ga đi cáp treo Fansipan
Sau khi đến khu vực ga đi của cáp treo Fansipan bạn có thể dễ dàng di chuyển lên cabin và thử trải nghiệm cáp treo 3 dây dài nhất và hiện đại nhất thế giới.Với đường dây cáp treo dài hơn 6 km là đã giúp bạn lên đến với khu vực Bích Vân Thiền Tự. Ngồi trong cabin bạn có cảm giác như đang được ngồi trên máy bay lơ lửng trên bầu trời khung chung từ trong cabin bạn sẽ có thể thỏa sức ngắm nhìn hình ảnh của mây trời cũng với những dãy núi trùng điệp của dãy Hoàng Liên Sơn phía xa xa sẽ là những bản làng nhỏ xinh, những ngôi nhà đang khép nép dưới những bóng cây.
Ở Bích Vân Thiền Tự Sapa có gì? 1. Khám phá kiến trúc ngôi chùa cổĐến với ngôi chùa này bạn sẽ phải ngỡ ngàng với lối kiến trúc vô cùng độc đáo đan xen giữa hiện đại và cổ kính , ngôi chùa mang một vẻ đẹp trầm mạc giữa núi rừng Tây Bắc, đặc biệt hơn ngôi chùa này còn được xây dựng theo lối kiến trúc của nhà Trần trong khoảng thế kỷ 15 -17, tất cả dường như đã được tại hiện tại ngôi chùa này.
Hình ảnh của ngôi chùa nhưng bậc thang, thành tường được làm bằng đá vô cùng kiên cố ngoài ra những mặt họa tiết trang trí hoa văn hình con rồng trên những bệ đá được trạm khắc tinh xảo, ngôi chùa cổ kính này nằm e ấp dưới vách núi đá và là ngôi chùa 3 gian hai chái mang đậm kiến trúc truyền thống của Việt Nam , không những thể ngôi chùa còn được xây dựng bằng những loại gỗ vô cùng kiên cố và vững chắc nhìn từ bên ngoài đã thấy được sự uy nghi và sáng bóng của ngôi chùa này, bên trong ngôi hùa là nơi đền thờ Đức Thánh Trần và đền thờ Tam Thánh Mẫu khi đã đến đây nhất định bạn phải vào trong để chiêm bái hai vị thần này.
Trước của của ngôi chùa còn đặt một chiếc chuông đồng to cùng với nhiều họa tiết trang trí hoa văn cùng tinh xảo cùng với pho tượng quan thế âm bồ tát đến đây bạn sẽ được ngập tràn trong mùi thơm của cũng cây nhan cũng như mê mẩn trước cảnh đẹp của núi rừng quả thật đây sẽ là một điểm du lịch lý thú mà bạn không thể bảo qua khi đến với Bích Vân Thiền Tự
2. Tham gia lễ hội hoa xuânPhía trước của ngôi chùa có một chiếc sân vô cùng rộng lớn đây cũng là địa điểm du khách dừng chân nhiều nhất để tham quan cảnh vậy của ngôi chùa và tham quan khung cảnh đất trời. Đây cũng là khoảng không gian dành cho du khách khi bước vào mùa lễ hội.
Chắc hẳn nhiều du khách đã được nghe danh loài hoa Đỗ Quyên tên của loài hoa này còn được đặt tên cho ga đến của Fansipan nhiều người vẫn hay gọi ga đến của Fansipan là ga Đỗ Quyên bở tại khu vực Bích Vân Thiền Tự trồng tương đối nhiều loại hoa này.
Bích Vân Thiền Tự địa điểm du khách ghé tham nhiều nhất vào mỗi dịp tết đến vì tại nơi đây cũng diễn ra lễ hội hoa xuân, để du khách vừa có thể chiêm bái lễ chùa cũng vừa có thể ngắm nhìn vẻ đẹp của muôn vàn sắc hoa tại Bích Vân Thiền Tự.
Bật mí cho các bạn biết khu vực sân rộng nằm trước Bích Vân Thiền Tự chính là địa điểm mà Sơn Tùng quay MV Lạc Trôi nổi đình nổi đám một thời, chắc hẳn khi xem MV này bạn cũng thấy được vẻ đẹp của ngôi chùa này.
Những địa điểm tại Bích Vân Thiền TựTrong chuyến hành hương của du khách tại Bích Vân Thiền Tự và cũng nằm ngay trên trục chính của ngôi chùa này du khách có thể đến một vào địa điểm khác như Vọng Lĩnh Cao Đài hay còn gọi là Hồng Đại Chung, từ sân của Bích Vân Thiền Tự du khách có thể dễ dàng nhìn thấy tòa Vọng Cao Đài này với chiều cao lên đến 35m sở hữu 5 tầng và khu vực tầng trên cùng đựng chiếc chuông đồng, chiếc chuông đồng được che chở bởi 8 mái ngói vàng óng ả nằm giữa không gian núi rừng, nằm sâu trong khu vực núi rừng thật yên ả khi được lắng nghe tiếng chuông chùa ngân vang giúp cho con người ta có cảm giác thanh thản và yên bình đến lạ thường
Đỉnh Fansipan cũng chính là một điểm du lịch không thể bỏ qua khi bạn đã đến với Bích Vân Thiền Tự chỉ cách nóc nhà Đông Dương khoảng 600 bậc thang là bạn có thể chạm tay lên đến nóc nhà Đông Dương, lên đến đỉnh Fansipan bạn có cơ hội săn mây hoặc nếu đi vào buổi chiều tà bạn còn có cơ hội săn hoàng hôn, những ánh hoàng hôn đỏ rực cả khung trời sẽ thắp sáng cho cả một vùng núi cao
Từ khu vực Bích Vân Thiền Tự du khách đi dọc theo con đường nhỏ ở hai bên sẽ hiện ra trước mắt bạn chính là pho tượng Phật A Di Đà đây là pho tượng nắm giữ kỷ lục là pho Tượng cao nhất tính đến thời điểm hiện tại, pho tượng được đúc bằng đồng được trạm khắc một cách vô cùng tinh xảo nhờ những ban tay tài hoa của những người nghệ nhân lành nghề đã cắt ghép một cách vô cùng tỉ mỉ khối lượng của kho tượng lên đến 50 tấn đồng, phía dưới pho tượng chính là bệ đỡ và đài sen được chạm khắc vô cùng kỳ công của kỹ sư và thợ thủ công . Pho tượng vẫn đứng hiên ngang trước núi rừng chịu ảnh hưởng của thời tiết thiên nhiên nhưng cũng chính vì thế pho tượng có một nét đẹp nhuộm màu với thời gian khiến du khách ngắm nhìn mãi không thôi.
Điểm dừng chân tiếp theo của du khách đó chính là Thanh Vân Đắc Lộ, băng qua sân mây bồng bền là bạn sẽ đến với cổng trời trên cao rộng mở giống như đang dẫn lối bạn đến trốn bồng lai tiên cảnh nơi đây giống như là một khu vực cổng trời là nơi giao thoa với đất trời giữa cảnh vật hùng vỹ và trốn bồng lai tiên cảnh vào những ngày sương mù giăng lối thì đi qua đây giống như bạn đang bước vào một thế giới tâm linh vô cùng khác lạ, những bậc thang bức lên Thanh Vân Đắc Lộ trải dài cùng là điểm check in vô cùng thích thú đối với du khách đến đây sẽ cho bạn những bức ảnh để đời không bao giờ quên
Chùa Trình hay du khách vẫn gọi du khách vẫn biết đến với tên gọi là Bảo An Thiền Tự nằm ở độ cao 1604 m đây cũng chính là địa điểm tọa lạc ở độ cao thấp nhất của khu quần thể tâm linh này đến đây du khách sẽ được hành hương khấn phật.
Tour ghép đi Bích Vân Thiền Tự Tour du lịch Sapa ( 3 ngày 2 đêm )Ngày 1: Hà Nội – Sapa – khu du lịch Hàm Rồng
6h30: Quý khách có mặt tại điểm tập trung sau đó lên xe khởi hành đến Sapa
13h00: Tới Sapa, quý khách về khách sạn ăn trưa sau đó nhận phòng và nghỉ ngơi
Chiều: Hướng dẫn viên cùng quý khách tham quan khu du lịch Hàm Rồng và chụp ảnh lưu niệm tại khu du lịch Hàm Rồng
18h00: Ăn tối buổi tối tự do vui chơi chụp hình ở nhà thờ đá Sapa và thưởng thức những món ăn đặc sản của Sapa
Ngày 2: Sapa – Fansipan – bản Cát Cát
7h00: Quý khách ăn sáng và nghỉ ngơi tại nhà hàng
8h00: Xe và hướng dẫn viên đưa quý khách tới ga cáp treo để lên Fansipan để bắt đầu cuộc hành trình chinh phục Fansipan. Từ ga bạn có thể đi qua Thanh Vân Đắc Lộ, sau đó đến với Bích Vân Thiền tự nằm ở độ cao trên 2000 m đón du khách và Phật tử bốn phương bằng nét kiến trúc thuần Việt giữa bảng lảng sương giăng; đến đây bạn sẽ được dạo bước trên chiếc sân rộng lớn và ngắm mây ngàn gió núi ngoài ra bạn còn được ngắm nhìn nhiều địa điểm du lịch tâm linh khác vô cùng hấp dẫn như Tượng Phật A Di Đà, Kim Sơn Bảo Tháng Tự và cùng nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn khác.
Trưa: Trở lại thị trấn Sapa và ăn trưa tại nhà hàng
Chiều: Hướng dẫn viên đón và đưa quý khách đi tham bản Cát Cát tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người đồng bào H’mông
18h00: Ăn tối buổi tối vui chơi tự do nghỉ đêm tại Sapa
Ngày 3: Sapa – Hà Nội
Sáng: Quý khách ăn sáng sau đó tự do vui chơi tham quan chụp hình và mua sắm tại thị trấn Sapa
11h00: Quay lại thị trấn Sapa trả phòng sau đó ăn trưa
12h45:Xe đoán quý khách tại điểm hẹn làm thủ tục và lên xe trở về Hà Nội
19h00: Xe về đến Hà Nội kết thúc chuyển đi hẹn gặp lại quý khách.
Tour du lịch Sapa 2 ngày 1 đêmNgày 1: Hà Nội – Sapa – Núi Hàm Rồng
6h30: Quý khách có mặt tại điểm hẹn sau đó khởi hành để làm thủ tục lên xe khởi hành đi Sapa
13h00: tới Sapa, quý khách về đến khách sạn ăn trưa và nghỉ ngơi nhận phòng tại khách sạn
Chiều: hướng dẫn viên cùng quý khách đi bộ thăm quan khu du lịch núi Hàm Rồng cùng với vườn Lan Đông Dương, cổng Trời và thưởng thức những tiết mục văn nghệ tại khu du lịch núi Hàm Rồng
18h00: Quý khách ăn tối tại nhà hàng sau đó thưởng thức những món ăn đặc sản nướng tại Sapa. Nghỉ đêm tại Sapa tận hưởng không khí của Sapa và buổi đêm
Ngày 2: Sapa- Fansipan – Hà Nội
7h00: Quý khách ăn sáng tại khách sạn và nghỉ ngơi nhâm nhi ly cà phê buổi sáng tại nhà hàng tận hưởng không khí buổi sáng của Sapa
8h00: Xe và hướng dẫn viên đưa quý khách tới ga cáp treo Fansipan để bắt đầu cuộc hành trình chinh phục đỉnh núi Fansipan bằng hệ thống cáp treo nổi tiếng bậc nhất thế giới trên đường di chuyển bằng cáp treo du khách còn được ngắm nhìn khung cảnh các bản làng lấp ló trong những cánh đồng lúa là những ngôi nhà của đồng bào dân tộc ít người
11h30: Quý khách quay lại thị trấn Sapa và trả phòng sau đó ăn trưa
Chiều: Quý khách lên xe quay trở lại Hà Nội.
Đăng bởi: Ngô Tấn Quyền
Từ khoá: Khám phá kiến trúc tâm linh Bích Vân Thiền Tự mới nhất 2023
Kiến Trúc Tâm Linh 200 Tuổi
Điện Hòn Chén là một trong những địa điểm tâm linh quan trọng của người dân xứ Huế, là nơi hiếm hoi được kết hợp giữa nghi thức cung đình với tín ngưỡng dân gian một cách hài hòa. Đây cũng là điểm đến du lịch được nhiều du khách lựa chọn trong lịch trình khám phá vùng đất cố đô Huế.
Điện Hòn Chén được xây dựng từ 200 năm trước bởi triều đình nhà Nguyễn. Từ lúc xây dựng cho đến nay, nơi đây vẫn luôn là địa điểm tâm linh quan trọng của người dân Cố đô. Nét kiến trúc độc đáo và không khí lễ hội rộn ràng đã giúp điện Hòn Chén thu hút du khách trong và ngoài nước.
Điện Hòn Chén nằm ở đâu?Điện nằm trên núi Ngọc Trản – một ngọn núi xinh đẹp ngay sát bờ sông Hương, thuộc địa phận làng Hải Cát, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế – cách trung tâm thành phố Huế khoảng 20km. Để di chuyển từ thành phố đến khu vực Điện Hòn Chén, du khách có thể lựa chọn một trong hai phương thức sau:
Vãng cảnh điện Hòn Chén & dự lễ hội Kiến trúc điện Hòn Chén
Không chỉ là một địa điểm tâm linh, điện còn là một điểm đến được nhiều du khách quan tâm bởi lối kiến trúc độc đáo, mang đậm phong cách xưa cũ kết hợp với nghệ thuật trang trí mỹ thuật bậc nhất cuối thế kỉ 19.
Tổng thể điện gồm 10 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau nằm trên núi Ngọc Trản theo một trình tự và quy tắc hài hòa, tất cả đều ẩn mình dưới những tán cây lớn và hướng mặt ra dòng sông Hương thơ mộng.
Trong 10 công trình của điện Hòn Chén thì điện Minh Khánh là nổi bật nhất, nằm ngay ở chính giữa khu đền. Bên trái điện có Dinh Ngũ Hành, động thờ ông Hồ, bàn thờ các Quan, Am ngoại cảnh,.. Ở bên phải thì có nhà Quan Cư, chùa Thánh, Trinh Cát Viện, nằm ngay sát sông Hương có Am Thủy Phủ cùng nhiều bệ thờ và am nhỏ khác.
Minh Khánh Đài vừa là nơi trọng điểm diễn ra các hoạt động tế lễ thường niên, vừa là địa điểm có lối kiến trúc nổi bật nhất trong Điện Hòn Chén. Điện được chia làm 3 cung, theo thứ tự từ cao đến thấp gồm:
Đệ nhất cung hay Thượng cung là nơi thờ tượng nữ thần Thiên Y A Na, Thánh mẫu Vân Hương và là nơi đặt di ảnh của vua Đồng Khánh.
Đệ nhị cung là nơi thờ các vị thần thánh khác và nơi để đồ cúng dành cho các dịp lễ lớn
Đệ tam cung là nơi thiết hương án, hai bên có đặt trống, chuông. Đây là địa điểm diễn ra các nghi thức lễ và là nơi khách thập phương dâng hương cúng bái.
Hiện tại Minh Khánh Đài còn lưu giữ và bảo tồn hàng trăm món đồ tế thuộc nhiều loại khác nhau có ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử cũng như mặt văn hóa tâm linh.
Lễ hội điện Hòn ChénDu lịch tham quan điện, thật may nếu bạn đến đúng vào dịp lễ hội diễn ra vào tháng 3 và tháng 7 Âm lịch hàng năm với nhiều hoạt động , nghi thức thú vị, chứa đựng nhiều văn hóa tâm linh của người dân địa phương với nhiều trải nghiệm mãn nhãn dành cho du khách thập phương.
Lễ hội điện hòn chén gồm 2 phần lễ chính gồm Lễ nghinh thần và Lễ chánh tế, cụ thể:
Lễ nghinh thần được tổ chức long trọng bên dòng sông Hương, trong thời gian lễ hội, người dân sẽ tiến hành rước nữ thần Thiên Y Na từ điện về làng Cát Hải. Đoàn rước cùng thuyền rước đều được tô sắc rực rỡ, kết hợp cùng bầu không khí sôi động với những dòng người qua lại, những tiếng hát đồng,.. tạo nên một buổi lễ ồn ào, đầy sinh động.
Nguồn: @visithuevietnam
Lễ chánh tế náo nhiệt tại điện Hòn Chén diễn ra sau lễ nghinh thần với các hoạt động đặc sắc mang đậm văn hóa truyền thống như: cung nghinh thánh Thiên Y Na, tế làng, phóng sinh, thả đèn hoa đăng,…
Những thông tin thú vị về điện Hòn Chén Điện Hòn Chén thờ ai?Đi cùng với các lần trùng tu, điện cũng mở rộng dần các tín ngưỡng thờ lạy. Ban đầu điện là nơi thờ chính Thánh mẫu Thiên Y A Na, một vị thần trong tín ngưỡng của người Chăm được người Việt tiếp thu học hỏi và phát huy thành tục thờ Mẫu.
Về sau tại điện Hòn Chén có đưa thêm Vân Hương Thánh Mẫu (Liễu Hạnh Công chúa) vào thờ, sau đó là thêm tượng Phật, Quan công cùng các vị thần thuộc tín ngưỡng hay đồ đệ của các thánh kể trên.
Nguồn: @visithuevietnam
Như vậy, điện không có thống nhất về mạch tôn giáo mà hài hòa, đoàn kết nhiều tôn giáo, điều này khá giống với quan niệm “Tam giáo ” của người Việt Nam có xuất hiện tại đền Ngọc Sơn ở Hà Nội.
Lịch sử xây dựng điệnĐiện được xây dựng từ thời vua Gia Long với mục đích làm địa điểm tâm linh cầu nguyện cho người dân xứ Huế. Theo các văn bản cổ còn ghi lại thì trước kia nơi đây được biết nhiều hơn với cái tên “Ngọc Trản Sơn Từ”. Dưới thời vua Đồng Khánh, điện Hòn Chén được đổi tên thành Huệ Nam (mong muốn mang ân huệ đến cho nước Nam). Trong suốt lịch sử hơn 200 năm, ngôi đền này đã nhiều lần được trùng tu bởi nhiều đời vua nhà Nguyễn.
Các địa điểm du lịch nổi tiếng khác của Huế ở gần điện Hòn Chén:
Linh Sơn Bửu Thiền Tự
Linh Sơn Bửu Thiền Tự ở đâu ?
Linh Sơn Bửu Thiền Tự hay còn có tên gọi khác là chùa Tổ hay Chùa núi Thị Vải, chùa nằm ở xã Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu ( sau chùa Đại Tòng Lâm Tự ) chỉ với 2 tiếng đồng hồ bắt đầu khởi hành từ Sài Gòn mọi người chẳng cần phải lên Lâm Đồng cho xa xôi tại núi Thị Vải cũng được xem là “ cổng trời Linh Quy Pháp Ấn “ thứ hai, núi có độ cao 500m so với mực nước biển.
Kiến trúc Linh Sơn Bửu Thiền TựVũng Tàu được mệnh danh là “ Thành phố biển xinh đẹp “ bởi những địa điểm du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước, ngoài ra mọi người có thể tìm về chốn bình yên nơi núi non hùng vĩ và tâm linh huyền bí thì núi Thị Vải là một trong những địa điểm cho mọi người có thể thư giãn đầu óc và hoà mình vào thiên nhiên để hít thở không khí trong lành sau một tuần làm việc mệt mỏi.Tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần mọi người có thể sắp xếp lên kế hoạch cho mình vừa xê dịch đi chơi chụp choẹt vài ba tấm ảnh “sống ảo” vừa kết hợp leo núi để rèn luyện sức khoẻ cho cơ thể khoẻ mạnh sau một tuần làm việc mệt mỏi tại công ty.
Chùa nổi tiếng bởi lối kiến trúc Nhật Bản đẹp mê hồn thu hút cho các bạn trẻ có thể tha hồ đến checkin sống ảo, chùa còn nổi tiếng bởi là nơi tu hành của những vị sư đắc đạo, điển hình là sư Thầy Thích Minh Thuỷ.
Lưu ý khi đến chùa:Mọi người sẽ phải vượt qua 1340 bậc thang để lên đến được chùa Tổ nằm ở khu vực lưng chừng núi Thị Vải, đi dọc con đường lên núi mọi người sẽ thấy có một số ngôi chùa xung quanh, lắng nghe tiếng chuông chùa vọng lại mọi người có cảm giác tâm được thanh tịnh và bình yên hơn.Đã đặt chân lên đến chùa Tổ nơi có cổng trời đẹp mê hồn nếu mọi người cảm thấy còn đủ sức lực và chưa mệt mỏi thì mọi người có thể tiếp tục men theo con đường mòn ở phía sau chân tượng Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn hay ở phía sau chùa để lên đến được tới đỉnh.
Mình khuyên mọi người nếu xác định leo lên đến đỉnh thì trước khi leo núi nên trang bị cho mình thuốc chống muỗi vì con đường mòn lên đỉnh khá âm u và rất là nhiều muỗi đặc biệt là rất nhiều sâu to và hai bên đường mòn là những hàng tre trúc khá rậm rạp.
Cảm nhận về Linh Sơn Bửu Thiền TựĐăng bởi: Phùng Hải Đăng
Từ khoá: Linh Sơn Bửu Thiền Tự -Chốn Bồng Lai Tiên Cảnh
Khám Phá Quần Thể Kiến Trúc Văn Thánh Khổng Miếu
ALONGWALKER – Văn Thánh Khổng Miếu là một quần thể kiến trúc lịch sử văn hóa nghệ thuật độc đáo, hội tụ đầy đủ những nét truyền thống văn hóa dân gian, dân tộc nằm trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam.
Quần thể kiến trúc Văn Thánh Khổng Miếu từ trên cao (Ảnh – cungphuot.info)
Văn Thánh Khổng Miếu tọa lạc trên khu đất có diện tích 6.000 m², nằm trên đường Phan Bội Châu. Khu di tích với quần thể bao gồm: chánh điện, hậu điện, tháp chuông, tháp trống, hai dãy nhà cầu, nhà cổ dân gian Quảng Nam, cầu bắc qua hồ sen và cổng Tam Quan.
Khu di tích được xây dựng từ 1840 nhưng sau nhiều lần hư hỏng và xuống cấp đã được di chuyển và phục dựng lại vào năm 1970 (Ảnh – cungphuot.info)
Đây là nơi thờ đức Khổng Tử và tổ chức huấn học về tư tưởng nho giáo, với quần thể kiến trúc nghệ thuật độc đáo, hội tụ nét truyền thống văn hóa dân gian, dân tộc có niên đại hơn 300 năm.
Cổng Tam Quan (Ảnh – cungphuot.info)
Cổng tam quan có 4 trụ được xây bằng gạch vồ, tô vẽ, cẩn sành sứ đế hình vuông, 2 trụ cao trên chóp trụ có hình hoa sen nở, hình dáng như 2 cái bút lông viết lên nền trời xanh, ngã bóng xuống hồ bán nguyệt liền kề như chạm vào nghiêng mực đầy, 2 trụ phụ có gắn hình con nghê cách điệu.
Hồ bán nguyệt (Ảnh – cungphuot.info)
Bước qua cổng là tới hồ bán nguyệt với cây cầu vồng được xây bằng đá, gạch có thành lan can với những ô đúc trang trí hình học được gắn liên tiếp với nhau khá công phu.
Khoảng sân đình tương đối rộng, là nơi tổ chức nhiều hoạt động lễ hội (Ảnh – cungphuot.info)
Sân đình là khoảng không gian thoáng đãng, là nơi tổ chức các hoạt động lễ hội, hội họp, thi họa, thi cờ làng, cờ người, dân ca, dân vũ giải trí…
Khu nhà cổ mới được phục dựng năm 2011 (Ảnh – cungphuot.info)
Tiếp đó là hai ngôi nhà cổ dân gian (phục dựng năm 2011) với kiến trúc nhà truyền thống 3 gian 2 chái, những đường nét chạm khắc gỗ, cấu kiện gỗ kiền kiền những hình dáng đắp nổi, mái lợp ngói âm dương phiên bản. Tất cả thể hiện khéo léo qua bàn tay của những nghệ nhân làng mộc ở Hội An.
2 dãy nhà cầu 2 bên sân (Ảnh – cungphuot.info)
Liền kề đó là 2 dãy nhà cầu lợp ngói âm dương (phục dựng năm 2011). Kiến trúc của 2 dãy nhà này không có tường rào che chắn, được chống đỡ bằng các trụ cột bằng gỗ kiền kiền, nhà cầu dùng để che nắng, mưa cho những chức sắc, người dân đến tế lễ vật vào miếu chính, cũng như xem hội dân gian…
Tháp chuông (Ảnh – cungphuot.info)
Phía trước điện chính là hai tháp nhỏ xây đối xứng nhau, tháp chuông (bên trái), tháp trống (bên phải), có hai tầng, mái tháp thiết kế đối sánh, lối lên xuống bố trí bậc tam cấp tạo thuận lợi cho người lên xuống khi đảm nhận đánh chuông, trống vào dịp tế lễ.
Tháp trống (Ảnh – cungphuot.info)
Trên nóc tháp trang trí hình chim phụng dâng hoa, ở thế bay, miệng ngậm búp sen, được cẩn sứ nhiều màu. Hình chim phụng được trang trí theo thuyết âm dương: chuông là âm nên biểu tượng chim mái, trống là dương biểu tượng chim trống. Phía dưới liền kề có cẩn hình chữ Thọ cách điệu 4 mái thượng, hạ được dựng lên bởi 4 trụ tròn, ở mỗi đầu đao của mỗi mái đều trang trí những dãi mây lá hóa rồng, được cẩn sành sứ xanh trắng xen kẽ.
Chính điện (Ảnh – cungphuot.info)
Chính điện được xây dựng theo lối kiến trúc 3 gian 2 chái, trên mái trang trí hình nhị long tranh châu; bốn góc mái có gắn hình tượng những đám mây cách điệu. Hai bên bậc cấp vào chính điện và hàng cột trước chính điện đều được trang trí hình rồng, có cẩn mảnh sành và tô vẽ màu rực rỡ sắc sảo.
Bên trong chính điện (Ảnh – cungphuot.info)
Bên trong chính điện làm bằng gỗ mít, kết cấu theo lối kiến trúc cổ và được chạm khắc tinh xảo; gian chính giữa thờ đức Khổng Tử, còn lại thờ các vị tiên triết, tiền hiền, tiên Nho. Chính điện còn thường sử dụng vào việc huấn đạo, dạy học và hành lễ.
Các ban thờ bên trong chánh điện (Ảnh – cungphuot.info)
Đến với Văn Thánh Khổng Miếu du khách có thể chiêm ngưỡng những nét đẹp tinh tế qua những nét điêu khắc chạm trỗ tinh xảo trên các cấu kiện gỗ, kiến trúc mỹ thuật họa tiết xây dựng tượng hình mô tả độc đáo trang trí ở cổng ngõ, tháp chuông, tháp trống, chính điện, hậu điện…từ đó cho thấy được nét tài hoa của nền văn hóa phát triển của những nghệ nhân địa phương xưa. Đây là một điểm đến hấp dẫn đối với khách tham quan, cũng như những nhà nghiên cứu lịch sử, kiến trúc có dịp đến với thành phố Tam Kỳ.
Đăng bởi: Thành Lê
Từ khoá: Khám phá quần thể kiến trúc Văn Thánh Khổng Miếu
Khám Phá Kiến Trúc Cổ Của Nhà Thờ Đá Sapa
Sapa hiện nay đang là điểm hot nhất được các bạn trẻ chọn để vui chơi, nghỉ ngơi sau những ngày làm việc oi bức nắng nóng của mùa hè này. Một trong những điểm hấp dẫn nhất mà bạn không thể bỏ qua trong chuyến du lịch Sapa là khám phá kiến trúc cổ kính của nhà thờ đá Sapa.
Nhà thờ đá Sapa
Có thể nói nhà thờ đá Sapa là một kiến trúc độc đáo biểu tượng ở Sapa. Nhà thờ đá được xây dựng từ khoảng thế kỷ 20 ngay tại trung tâm thị trấn Sapa, và được xem như là dấu ấn kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại cho đến ngày nay.
Nhà thờ có khá nhiều tên gọi do thói quen của người dân và khách du lịch Sapa như Nhà thờ đá cổ Sapa, Nhà thờ đá, Nhà thờ Đức Mẹ Mân côi,…
Khám phá nhà thờ đá Sapa
Vị trí xây dựng nhà thờ được người Pháp nghiên cứu một cách kỹ càng trước khi xây dựng: núi Hàm Rồng hùng vỹ bao bọc, che chắn phía sau; phía trước là một khoảng đất rộng và bằng phẳng, để làm nơi tổ chức các lễ hội màu sắc. Có một điểm tựa vững chắc chống đỡ, phía trước lại khoảng đất rộng có rất nhiều người dân buôn bán các loại hàng hóa trao đổi với nhau, bạn cũng vô tình tìm được những món quà ý nghĩa ở đây đấy.
Chợ tình Sapa
Kiến trúc nhà thờ đá Sapa
Theo như chúng tôi được biết thì có một điều đặc biệt trong việc lựa chọn hướng xây tòa kiến trúc cổ nhà thờ đá rất ấn tượng nữa là: đầu nhà thờ phải hướng về phía Đông – phía mặt trời mọc, nơi đón nhận ánh sáng của Chúa; Tháp chuông được xây dựng ở cuối nhà thờ theo hướng Tây – bởi theo họ đây là nơi sinh thành ra Chúa Kito.
Bến trong nhà thờ đá Sapa
Hơn thế nữa, bạn có biết không: nhà thờ đá là một kiến trúc rộng lớn được xây dựng từ thời Pháp thuộc lên đến 6000m vuông. Xét về hình dạng và kiến trúc của Nhà thờ được xây theo hình thập giá theo kiến trúc Gotic La Mã, nhà thờ được xây dựng theo hướng cửa về phía Đông đón mặt trời mọc, đồng thời với kiến trúc tôn giáo tòa nhà được xây với nhiều ô cửa sổ nên nhà thờ đá Sapa rất mát mẻ và nhiều ánh sáng tràn vào trong rất linh thiêng bay bổng và thanh thoát.
Nếu bạn đi du lịch Sapa tự túc hay trọn gói mà không đến khám phá những lối kiến trúc độc đáo này của nhà thờ đá thì bạn sẽ không nghĩ rằng lại có một nhà thờ lớn đến vậy, đã được xây từ thời Pháp thuộc mà giờ thờ đá vẫn kiên cố vững chãi lại rộng lớn đến như vậy. Toàn bộ nhà thờ được xây bằng đá đẽo (tường, nền nhà, tháp chuông, sân nhà thờ, bờ kè xung quanh) được liên kết với nhau bằng hỗn hợp của cát, vôi và mật mía.
Nhà thờ đá Sapa
Phần tường của cánh thánh giá bên phải được tạo nhám như nhũ đá chảy xuống làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên cho di tích. Mái nhà lợp ngói, trần nhà bằng vôi rơm (nay làm mới). Đặc biệt trần ở phần gác chuông (gần quả chuông) là hỗn hợp của vôi, rơm, sắt, chưa sửa chữa lần nào.
Khuôn viên nhà thờ được chia ra theo từng khu nhỏ riêng biệt, khu nhà thờ, khu chăn nuôi, dãy nhà xứ, nhà ở của thầy tu, phần sân phía trước, nhà thiên thần, khu vườn Thánh, hàng rào. Trong đó nhà thiên thần có một tầng hầm, ba gian tầng trên để cứu chữa người bệnh và nơi ở cho lữ khách qua đêm. Và dĩ nhiên bạn không cần phải ở lại trong nhà thờ nhưng hàng ngày ở Sapa bạn vẫn nghe được tiếng chuông vang vọng của nhà thờ.
Tham quan nhà thờ đá Sapa
Bởi nhà thờ đá có tháp chuông cao 20m, trong tháp có quả chuông cao 1,5m, đúc vào năm 1932 nặng 500kg tiếng vang của chuông trong bán kính gần một cây số. Tham quan địa điểm du lịch này, du khách sẽ có cơ hội được thấy khu nhà thờ rộng lớn gồm 7 gian rộng hơn 500 m2, trên quả chuông vẫn còn rõ nét đúc ghi số người quyên góp để làm quả chuông này. Phần giá đỡ chuông làm bằng gỗ pơmusau khi được trùng tu.
Nhà Thờ Đá Sapa sau nhiều lần trùng tu, cải tạo do chiến tranh và thời gian nhưng vẫn luôn giữ được nét đẹp, quyến rũ và đặc trưng của công trình kiến trúc cổ.
Nếu đi tour Sapa 2 ngày 1 đêm mà bạn chưa đến nhà thờ đá thì quả là một tiếc nuối vì nơi đây cũng là một điểm đến được người dân Sapa bảo tồn từ rất lâu, rất coi trọng.
Hồng Nhung
Đăng bởi: Khám Phòng
Từ khoá: Khám phá kiến trúc cổ của nhà thờ đá Sapa
Khám Phá Vẻ Đẹp Kiến Trúc Nhà Thờ Lòng Sông Bình Định
Nhà thờ Lòng Sông ở đâu?
Nhà thờ Lòng Sông còn gọi là Tiểu Chủng Viện Làng Sông nay thuộc địa phận thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Thực ra, để gọi nơi này là nhà thờ cũng không hoàn toàn chính xác bởi nơi đây được xây dựng với mục đích cho các tiểu chủng tới tầm đạo, tu dưỡng. Vì vậy, gọi là tu viện thì đúng hơn.
Vẻ đẹp độc đáo của Tiểu Chủng Viện Làng Sông Bình ĐịnhNhà thờ Lòng Sông được xây dựng vào năm 1864 là một di tích còn lại của những giáo sĩ truyền giáo Bồ Đào Nha khi đặt chân lên vùng đất Quy Nhơn, Bình Định. Nhà thờ của hiện tại được sơn màu xám và màu vàng trang nhã, cổ điển. Thiết kế mái nhọn với nhiều cửa sổ khá giống với nhiều công trình mang đậm kiến trúc Pháp. Xung quanh khu nhà thờ là những hàng cây cổ thủ hàng trăm năm tuổi cao lớn.
Nét nổi bật của nhà thờ Lòng Sông đó chính là kiến trúc, được xây dựng theo kiến trúc Gothic đặc trưng trong thiết kế nhà thờ và cung điện của người phương Tây. Lối kiến trúc mang đậm chất châu Âu này được khắc họa bởi cổng vòm của nhà thờ, các bông gió trang trí, những khung ô đối xứng và cả hoa văn hoạ tiết đều toát lên sự cổ kính, uy nghiêm trong thánh đường.
Từ đằng xa nhìn lại, nhà thờ uy nghiêm hiện lên giữa khung cảnh xanh mát mắt của cây cối, của đồng ruộng, có thể cảm nhận rõ nét nét kiến trúc Gothic hiển hiện trên những nét bên ngoài nhà thờ: những cột trụ xây chìm trong tường, được nối liền qua mỗi tầng, cấu trúc chung hình chóp, giảm dần quy mô từ dưới lên trên để trọng tâm toà nhà không rơi ra ngoài, chính điện có nhiều lối vào, đều có vòm cong tròn. Hai bên tả hữu chính điện là hai toà nhà làm nơi cư trú cho các tu sinh, được xây dựng hoàn toàn theo lối kiến trúc của Pháp.
Tại Làng Sông, không chỉ có Tiểu chủng Viện mà nơi này còn có cả một cộng đồng giáo phủ của bộ phận giáo họ Đàng Trong. Trong đó, cực kì nổi bật là nhà in Làng Sông- nơi in ra những cuốn sách bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, do đức cha Eugene Chartbonnier Trí chủ trì khởi công, sau này, được cha Paul Maheu tiếp quản.
Mặc dù nhà thờ Lòng Sông đã có hàng trăm năm tuổi nhưng khi du khách tới đây tham quan vẫn có thể chiêm ngưỡng được trọn vẹn vẻ đẹp của công trình này. Trên phương diện tổng quan, tổ hợp kiến trúc cổ này vẫn giữ gần như nguyên vẹn, không hề có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng, hơn nữa lại được sự chăm sóc nên rất gọn gàng, sạch sẽ mà hiếm có di tích cổ nào sánh được.
Tuy nhiên, ngày nay, nhà thờ Lòng Sông không còn được sử dụng đúng như mục đích ban đầu xây dựng nữa mà chủ yếu là để dành cho việc tham quan, vãn cảnh, hành lễ. Người dân địa phương thường tới nhà thờ để làm lễ, cầu nguyện vào các ngày lễ, tết công giáo.
Kết Luận:
Đăng bởi: Thương Huyền
Từ khoá: Khám Phá Vẻ Đẹp Kiến Trúc Nhà Thờ Lòng Sông Bình Định
Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Phá Kiến Trúc Tâm Linh Bích Vân Thiền Tự 2023 trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!