Bạn đang xem bài viết Hoa Dẻ: Vị Thuốc Từ Loài Cây Có Những Bông Hoa Vàng Cánh Rủ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây Dẻ (có tên khoa học Desmos chinensis) thuộc họ Na (Annonaceae). Đây là loại cây bụi sống lâu năm, thân mọc trườn. Chúng có chiều cao trung bình từ 1 – 3 m trong điều kiện phát triển tốt. Còn với môi trường khí hậu không thích hợp, cây hoa dẻ có thể thấp dưới 1 m. Thân và cành Dẻ mảnh. Cành non phủ một lớp lông thưa. Sau đó nó trở nên nhẵn, có màu đen và những nốt sần nhỏ.
Lá Dẻ hình mác hoặc gần thuôn, gốc lá tròn hay hình tim. Lá đơn, mọc so le nhau. Kích thước lá thay đổi, dài khoảng 7 – 17 cm, rộng tầm 3 – 6 cm. Mặt trên lá nhẵn bóng, mặt dưới phủ lông tơ vàng nhạt. Phần cuống lá ngắn và có lông.
Hoa Dẻ thơm, màu vàng lục nhạt, mọc đơn độc ở kẽ lá hay đối diện với lá. Lá đài hình mác nhọn, dài tầm 7 – 15 mm, rộng tầm 3 – 4 mm. Lá đài có lông ở mặt ngoài. Hoa Dẻ thường có 6 cánh, dài gấp 6 – 7 lá đài. Cánh hoa thường đồng đều nhau về kích thước và hình dạng. Cánh mỏng, rủ ngược xuống. Lá noãn và nhị nhiều, nhị cao 1,5 cm. Mùa hoa rơi vào tầm tháng 4 – 6.
Phần quả mọng không có lông, khi chín có màu vàng hay đỏ. Quả hình chuỗi dài, mỗi quả gồm 2 – 9 hạt, phân thành các đốt. Các hạt có hình trứng hay gần hình cầu.
Cây Dẻ phân bố trên khắp Đông Nam Á, ngoài ra còn ở Ấn Độ, Trung Quốc,…
Ở nước ta, cây phân bố tương đối rộng rãi ở nhiều tỉnh thuộc vùng trung du, núi thấp và đồng bằng từ miền Bắc đến miền Nam. Như các tỉnh: từ Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Thái, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa… tới Khánh Hòa, Kontum, Lâm Ðồng, Ðồng Nai….
Đây là loại cây ưa sáng thường mọc trên các đồi cây bụi hay bờ nương rẫy, ven rừng thứ sinh. Cây có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất, trong đó có cả đất đồi bị xói mòn mạnh chỉ còn trơ tầng đá ong. Nó cũng thường được trồng trong các đô thị, đường phố, do sự phát triển của lá dày đặc của nó cung cấp bóng mát. Thân cây tương đối mỏng và hệ thống rễ không phá vỡ vỉa hè.
Bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây Dẻ là hoa, lá và rễ. Hoa thường thu hái vào mùa hè, khi hoa mới nở. Hoa lấy về đem phơi nắng nhẹ hay sấy nhẹ cho khô nhưng vẫn giữ được mùi thơm. Còn rễ cây nên thu hoạch lúc cây đã trưởng thành để có lượng hoạt chất dồi dào hơn. Rễ đem rửa sạch đất cát, rồi thái mỏng, phơi hay sấy khô để dùng dần. Lá Dẻ có thể thu hái quanh năm.
Lưu ý bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát. Hoa nên cất trong hũ kín hay bịch cột chặt để không mất mùi. Tránh những nơi ẩm thấp, mối mọt, tránh ánh nắng trực tiếp để không hư hại thuốc.
Theo nghiên cứu, người ta thấy:
Trong Hoa Dẻ chứa: 5–methoxy–7 hydroxy–flavanon; 8–formyl–2,5,7–trihydroxy–6-methyl–flavanon (theo Qais, N. và cs 1996, Umezawa Kazuo và cs, 1992).
Rễ chứa: 4,7 –dihydroxy–5–methoxy–6–methyl–8–formylflavan và 5,7–dihydroxy–6,8–dimethyl–dihydroflavon (theo Zhao Jing, 1992. CA – 117 – 86757w, CA. I26, I69100p, CA 121, 18019Q)
Ngoài ra khi nghiên cứu thành phần trong tinh dầu hoa cây Dẻ, người ta thấy chủ yếu là hợp chất Sesquiterpen. Có 13 thành phần, trong đó có những hợp chất chính: b-caryophyllen (28.9%), bicyclogermacren (11,5%), a-humulen (7.2%), D-germacren (7,2%), b-elemen (6,4%).
Hoa Dẻ theo đông y có vị cay, tính hơi ấm. Nó thường được dùng để chữa một số chứng bệnh sau:
Chữa tê thấp, chân tay tê bại, đau nhức gân xương.
Trị mụn nhọt, mẩn ngứa.
Chữa ngộ độc.
Chữa phù thũng.
Chữa đau bụng trước khi sinh và xuất huyết, thống kinh.
Rễ và lá trị các bệnh đường tiêu hóa, trướng bụng, tiêu chảy, đau dạ dày.
Rễ sắc nước uống để trị lỵ và chóng mặt.
Nước sắc hoa Dẻ cho phụ nữ sanh khó uống.
Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương.
Dùng lá tươi giã nát thêm rượu và đắp vào chỗ đau.
6.1. Bài thuốc chữa tê thấp, đau nhứcRễ hoa Dẻ, rễ Rung rúc, rễ Gắm, vỏ thân Ngũ gia bì chân chim, rễ Bưởi bung, mỗi vị 80 g.
Rễ Sâm nam, rễ Cỏ xước, rễ Ô dược, rễ Bướm bạc, rễ Tầm xuân, Tầm gửi cây dâu, rễ Bạch đồng nữ, mỗi vị 40 g, rễ Chỉ thiên, cả cây Cỏ roi ngựa, mỗi vị 20 g.
Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 2 lít rượu trắng, càng lâu càng tốt (Bách gia trân tàng).
6.2. Chữa mụn nhọt, ngộ độc nấmRễ hoa Dẻ, Kim ngân hoa, mỗi vị 30 g. Sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày (Nam dược thần hiệu).
Rau Muống Biển: Vị Thuốc Từ Loài Rau Dại Hoa Tím
Rau muống biển còn được gọi là Mã an đằng, Hải khiên ngưu, Mã đề thảo,… Nó có tên khoa học Ipomoea pescarpae (L.), thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Đặc điểm thực vậtĐây là loại cây thảo mọc bò dài, có thân dày. Cây mọc đến đâu bén rễ đến đó, phân nhánh nhiều cành. Thân cây tím như thân rau muống thường, nhưng đặc chứ không rỗng như cây muống thường. Trên thân có 2 đường rãnh nông dọc 2 bên. Cành, thân, lá đều chứa nhựa trắng như sữa.
Lá mọc so le, gần như hình vuông, gốc hình tim. Đầu lá hơi tròn và xẻ làm đôi, hình giống như móng chân trâu hay hình yên ngựa. Kích thước phiến dài 3 – 7 cm, rộng 2 – 5 cm. 2 mặt lá nhẵn, cuống chung dài 5 – 7 cm. Lá non có 2 mảnh cụp vào nhau.
Cụm hoa màu tím, nhìn qua cũng giống hoa rau muống thường. Mọc thành xim ở kẽ lá. Hoa lớn, hình phễu. Cuống chung dài 2 – 4cm. Hoa nở vào mùa hè và mùa thu.
Quả nang hình cầu, đường kính 2 cm, chứa 4 hạt hình 3 góc, có lông vàng hung.
Phân bốTrên thế giới, cây mọc ở nhiều nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Phillippines,…
Tại nước ta, cây mọc hoang ở những bãi cát ven biển. Nó có tác dụng giữ cho cát khỏi trôi đi và cố định bờ biển khỏi sạt lở. Người ta thường hái rau muống biển về cho heo, ngựa, trâu, bò ăn.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biếnBộ phận dùng: Toàn cây
Thu hái, chế biến: Thu hái quanh năm. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Thành phần hóa họcTheo nghiên cứu, người ta thấy:
Thân: Nhựa 7,27%, tinh dầu 0,048%, các chất pentatriacontane, triacontane, sterol, acid behenic, acid melissic, acid butyric, acid myristic, acid benzoic, acid caproic, acid caprylic, β-sitosterol, n-triacontane…
Lá: Actinidol, ergomitrin, ergotamine, isoquercitrin, eugenol, iso-adenostylon, acid malic (acid fumaric, mellein), acid citric, acid tartaric, acid succinic…
Rễ: Ancaloid…
Tác dụng của Rau muống biển theo Y học cổ truyềnVị thuốc có vị cay, đắng, tính hơi hàn. Nó có tác dụng:
Khu phong trừ thấp.
Tiêu ung nhọt, tán kết.
Rễ trị phong thấp tê mỏi.
Thông tiểu tiện.
Chữa phù thũng.
Trị rắn cắn, trị ung nhọt.
Dùng ngoài đắp lên các vết loét, mụn nhọt đang mưng mủ, trị bỏng.
Chữa bệnh ngoài da, viêm da dị ứng.
Chữa trĩ, trĩ xuất huyết.
Hạt, lá chữa người mệt mỏi, căng thẳng.
Ngày dùng 8 – 16g. Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng ngoài. Dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài thì nhai nuốt nước, bã đắp ngoài.
Bài thuốc chữa chân tay tê bại, đi lại yếuRau muống biển 14g, Xấu hổ 20g, Cỏ xước 16g, Ké đầu ngựa 12g, Huyết rồng 16g, Thần xạ 16g, Dầu lai biển 8g, Cây duối 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa đau lưngRau muống biển 14g, Tang ký sinh 20g, Tang thầm 12g, Thổ phục linh 14g, Địa long 12g, Nghệ đen 12g, Mắc cỡ 14g, Cam thảo 8g, Gai yết hầu 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa tê phù, chân sưng căng đi đứng khó khănRau muống biển 10g, Hạt cau rừng 10g, Ké đầu ngựa 16g, Trần bì 6g, Ngũ gia bì 16g, Sinh địa 10g, Hương phụ 10g, rễ Cỏ xước 15g, Chỉ xác 8g, Ý dĩ 15g, Ngải cứu 10g, Cam thảo dây 15g, Quế chi 8g, Tơ hồng 10g, Can khương 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa đau thần kinh tọaRau muống biển 20g, Cây hoa giấy 20g, Tế tân 12g, cây Xấu hổ 20g, Cỏ xước 20g, Cối xay 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Những Loài Hoa Nên Đặt Trên Bàn Thờ Mang Đến Tài Lộc
Vào dịp Tết Quý Mão 2023, bạn nên tham khảo để chọn các loại hoa đẹp để cắm trên bàn thờ. Bên cạnh đó, nên biết kiêng kị không cắm một số loại hoa trên bàn thờ kẻo mất hết tài lộc, mang vận xui đến nhà.
Bên cạnh mâm ngũ quả thì trên bàn thờ luôn được người Việt đặt những lọ hoa đẹp để bày cúng Tổ Tiên. Tuy nhiên, mọi người cần tìm hiểu kỹ để biết được những loài hoa nào nên cắm trên bàn thờ và loài hoa nào kiêng kị đặt trên bàn thờ để tránh mất tài lộc cả năm.
Những loại hoa nên trưng bày trên bàn thờ vào dịp Tết nguyên đán
Hoa hồng đỏ
Hoa hồng đỏ là một loài hoa được nhiều người yêu thích bởi nó tượng trưng cho tình yêu, hạnh phúc và ngoài ra còn mang ý nghĩa là sự cát tường. Hoa hồng thường có mùi thơm nhẹ, dễ chịu rất thích hợp dâng cúng trên bàn thờ.
Trong phong thuỷ, màu đỏ thường tượng trưng cho sự may mắn, nếu chọn hoa hồng đỏ là hoa cúng chưng bàn thờ Tết thì gia chủ sẽ được thần Phật phù hộ giàu tài lộc, làm ăn phát triển, phát đạt hơn.
Hoa mai
Đây là loại hoa nở nhiều vào mùa xuân được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên Đán ở miền Nam. Một nhánh mai vàng được cắm trong bình và dâng lên bàn thờ gia tiên thể hiện cho không khí xuân về, đồng thời hoa mai còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang.
Bên cạnh đó, hoa mai còn có tác dụng xua đuổi tà ma, mang đến nguồn sinh khí giúp cho các thành viên trong gia đình được khoẻ mạnh và bình an.
Hoa đào
Nếu như miền Nam có hoa mai thì miền Bắc lại nhiều hoa đào. Vì thế, hoa đào cũng được xem là một biểu tượng cho ngày Tết.
Trong phong thuỷ hoa đào có thể xua đuổi ma quỷ và mang đến một cuộc sống bình an cho mọi người, đồng thời hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở.
Hoa cúc vàng
Đây là một số các loài hoa được sử dụng để cúng trên bàn thờ phổ biến nhất ở Việt Nam. Bởi hoa mang một màu vàng tươi sáng và bắt mắt với nhiều ý nghĩa khác nhau thể hiện cho lòng hiếu thảo, sự trường tồn vĩnh cửu.
Trong phong thuỷ, hành kim có màu vàng là cung tài lộc, vì thể cúng hoa cúc sẽ giúp cho gia chủ gia tăng phúc khí, có nhiều tài lộc và cuộc sống được như ý.
Hoa sen
Nhắc đến hoa sen chúng ta liền nghĩ ngay đến hình ảnh của Đức Phật. Chính vì hoa có vẻ ngoài sang trọng, mùi hương thanh khiết nên hoa sen trở thành biểu tượng của Phật giáo.
Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh hoa sen thường xuất hiện nhiều trong chùa chiền, làm bệ ngồi của Phật. Hoa sen mang ý nghĩa cho sự nhẹ nhàng, trong trắng thể hiện sức mạnh, ý chí, niềm tin và nghị lực kiên cường.
Hoa lay ơn
Lay ơn còn được biết đến với một tên gọi khác đó là “kiếm lan” bởi hoa này có hình dáng thẳng đứng giống như một thanh kiếm còn bông thì rất giống hoa lan. Đây là loại hoa có dáng đẹp, thời gian tươi rất lâu, hoa thể hiện cho tình cảm ấm áp, sự chung thuỷ nên thường được dâng cúng nhiều vào dịp lễ Tết.
Hoa cúc đồng tiền
Cúc đồng tiền là loài hoa có nhiều màu sắc đa dạng, nhưng nếu dùng để cúng thì nên chọn những hoa có màu đỏ hoặc vàng hoặc những màu đậm để thể hiện cho sự biết ơn, lòng thành kính của mình đối với ông bà tổ tiên.
Cũng như tên gọi thì hoa còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, tiền tài và thịnh vượng cũng như thể hiện cho sức khỏe và tuổi thọ của gia chủ.
Hoa tulip
Đây là hoa cũng có nhiều màu sắc khác nhau và thường được cắm để dâng lên bàn thờ gia tiên vào những dịp Tết. Hoa này mang một ý nghĩa thể hiện cho sự may mắn, niềm vui hạnh phúc tràn đầy của các thành viên trong gia đình.
Những loại hoa không nên đặt trên bàn thờ vào dịp Tết nguyên đán
Hoa ly
Nhiều gia đình thích sử dụng hoa ly để thắp hương vì hoa tươi lâu, màu sắc rực rỡ, bắt mắt lại có hương thơm. Tuy nhiên, loại hoa này chỉ thường được dùng trên bàn thờ thánh, đặc biệt là những nơi thờ thánh Mẫu. Nên tránh sử dụng hoa ly trên bàn thờ gia tiên vì tên gọi của loài hoa này gợi nhắc tới sự chia ly, ly tán, không mang lại cảm giác may mắn cho gia đình, nhất là trong dịp năm hết Tết đến.
Hoa cúc vạn thọ
Cúc vạn thọ là loại hoa tên hay, thường có ở miền Trung vì dễ trồng dễ sống, có màu sắc tươi tắn. Tuy nhiên theo các nhà phong thủy thì không nên để cúc vạn thọ lên ban thờ để tránh gặp những điều không may mắn, mặt khác hoa cúc vạn thọ có mùi rất hôi nên không được nhiều gia đình sử dụng để thờ cúng tổ tiên.
Hoa phong lan
Phong lan vốn là loài hoa đẹp và quý, được nhiều gia đình mua về để trang trí nhà cửa trong dịp Tết. Tuy nhiên, gia chủ không nên đặt loại hoa này lên bàn thờ gia tiên. Nhiều người quan niệm, chữ “phong” trong tên hoa gần nghĩa với phong tình, phóng túng, không thích hợp để ở những nơi trang trọng để thờ cúng tổ tiên.
Hoa đại
Hoa đại có màu sắc tinh tế, hương thơm dễ chịu nhưng nhiều người cho rằng loài hoa này là nơi trú ngụ của ma quỷ nên không thích hợp để đặt lên bàn thờ gia tiên.
Ngoài ra, một số người còn cho rằng loài hoa này có hình dáng giống với bộ phận nhạy cảm của nữ giới nên không được dùng để thờ cúng.
Hoa giả
Nhiều gia đình thường có thói quen bày hoa giả trên bàn thờ vì vừa tiết kiệm chi phí, không phải mất công thay nước. Hiện nay, hoa giả ngày càng có tạo hình tương đối thật, màu sắc đẹp, độ bền cao.
Thế nhưng, theo các chuyên gia phong thủy, do tính chất không có sức sống, dễ thu hút những điều phiền phức, không may mắn. Ngoài ra, hoa cúng không nên dùng sản phẩm giả để thể hiện lòng thành kính chân thật của gia chủ.
* Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Đăng bởi: Huyền Phương
Từ khoá: Những loài hoa nên đặt trên bàn thờ mang đến tài lộc
Mơ Thấy Hoa Nở Điềm Gì, Đánh Con Gì ❤️ 1001 Loài Hoa
Mơ Thấy Hoa Nở Điềm Gì, Đánh Con Gì ❤️ 1001 Loài Hoa ✅ Giải Mã Giấc Chiêm Bao Và Gợi Ý Luận Số Đề Chính Xác Giúp Bạn Trúng Lớn.
Giải mã giấc mộng thấy hoa nở cho thấy có nhiều ý nghĩa hay ho, may mắn đến người mơ. Sẽ có nhiều trường hợp giấc mơ này xuất hiện và được giải mã ý nghĩa, tùy thuộc vào việc bạn nhìn trong mơ loài hoa nào đã xuất hiện.
👉Giải mã điềm Mơ Thấy Hoa, Bông Hoa, Cắm Hoa Điềm Gì ❤️ Đánh Con Gì
Mỗi loài hoa sẽ mang những màu sắc, hình dáng, vẻ đẹp và ý nghĩa riêng. Tùy vào giấc mộng thấy hoa khác nhau mà có những điều ý nghĩa khác nhau. Xem gaiir mã chiêm bao thấy hoa bên dưới.
Giấc mộng thấy hoa nở cũng sẽ mang những thông điệp riêng, có những điềm báo tốt lành, may mắn nhưng cũng có những điềm báo ngụ ý cảnh báo, nhắc nhở con người về những chuyện có thể xảy ra vào hiện tại và tương lai.
Ý nghĩa của mỗi giấc chiêm bao thấy hoa nở sẽ phụ thuộc vào từng chi tiết xuất hiện trong giấc mộng.
👉Khám phá ngay Mơ Thấy Ăn Thịt Gà, Làm Thịt Gà, Giết Gà, Tiết Gà ❤️️ Điềm
Hoa lan là biểu tượng của tình yêu trong sáng, tìm hiểu giải mã giấc mơ thấy hoa lan nở cho thấy giấc mơ này có nhiều điềm báo đối với chủ nhân giấc mơ.
– Phụ nữ nằm ngủ thấy hoa lan nở báo hiệu bạn sẽ sinh con gái, nếu chưa có bầu thì sau này sẽ có phúc con đàn cháu đống.
– Mộng thấy hoa lan tím nở báo hiệu bạn sẽ đạt được tài lộc trong cuộc sống.
– Chiêm bao thấy hoa lan đỏ nở cho thấy bạn sẽ có một tình yêu không nên có, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của bản thân bạn.
– Mộng thấy hoa lan nở là giấc mộng muốn báo hiệu sự thành công trong công việc và cuộc sống của người nằm mơ.
– Nằm ngủ thấy hoa lan trắng nở cho thấy bạn đang không để ý tới lời hứa với người khác, cần phải thực hiện ngay trước khi phải hối hận.
👉Tiết lộ đến bạn Mơ Thấy Đàn Gà Trống, Gà Mái, Gà Đá ❤️️ Số Đề Con Gà
Hoa đào là biểu tượng của mùa xuân, sự sinh sôi nảy nở. Xem sổ mơ cho biết nằm mơ thấy hoa đào nở có nhiều điềm báo đặc biệt trong cuộc sống.
– Nằm mơ thấy hoa đào nở cho thấy chuyện tình cảm của bạn đang ra hoa kết quả, nếu bạn chưa lập gia đình thì có thể là bạn sắp kết hôn.
– Mơ thấy nụ hoa đào: Bạn có một người bạn tốt luôn bên cạnh giúp đỡ mình.
– Chiêm bao thấy hoa đào nở rụng chứng tỏ là tình yêu của bạn gặp những điều không ổn, có khả năng sẽ tan vỡ nếu như bạn không liên tục chăm sóc.
Hoa mai luôn là một biểu tượng của sự giàu sang và quý phái, chính vì thế nằm mơ thấy hoa mai vàng đang nở rộ đều là báo điềm lành đến cho người xuất hiện giấc mơ.
Chiêm bao thấy hoa mai vàng nở điều này đang có điềm báo bạn sẽ phát tài trong thời gian sắp tới.
Bạn thấy lạc vào rừng mai vàng nở rộ điều này có thể con đường sự nghiệp của bạn như được soi sáng, được chiếu xuống đường công danh để phát triển hơn. Có quý nhân giúp đỡ bạn đạt được công danh.
Mộng thấy hoa mai trong nhà đã nở. Đây là điềm báo gia đình bạn sắp có tin vui.
Mơ thấy hoa mai chỉ có nụ: Đây là điềm báo rằng cơ hội của bạn chưa tới, hãy kiên nhẫn chờ đợi thì mới có thể thành công.
Mơ thấy có người tặng chậu mai vàng nở: Điềm báo bạn sẽ gặp may mắn trong công việc.
👉Giải mã điềm Mơ Thấy Hoa Màu Vàng, Màu Tím ❤️ Giải Mã Chiêm Bao
Hoa hồng luôn là biểu tượng của cái đẹp, biểu tượng của tình yêu. Chiêm bao thấy hoa hồng nở cũng là cát mộng, tình cảm của bạn sẽ có sự chuyển hướng tích cực.
Giải mã bí ẩn điềm báo chiêm bao thấy hoa hồng nở tươi sắc là điềm báo của hạnh phúc và giàu có. Hoa hồng khô héo trong mơ lại mang hàm ý của sự thương tâm.
Giải mã bí ẩn điềm báo Mộng thấy tặng hoa hồng nở cho người khác, sẽ được mọi người yêu mến.
Chiêm bao thấy được người khác tặng hoa hồng đã nở, sẽ thăng quan tiến chức.
Thương nhân mơ thấy hoa hồng nở, là điềm báo của phát tài.
👉Tặng bạn bí kíp Mơ Thấy Rết Rít Điềm Gì ❤️️ Giải Mã Chiêm Bao Thấy Rết
Giấc mộng thấy mình đang hái hoa sen nở, được giải mã là một điềm báo lành. Giấc mơ này điềm báo rằng những nỗ lực cố gắng của bạn bấy lâu sắp trở thành hiện thực, bạn sớm đạt được mục tiêu mà mình theo đuổi. Hãy nỗ lực hơn nữa, đừng bỏ dở giữa chừng vì thành quả ở ngay trước mặt bạn rồi!
Trong giấc ngủ, bạn thấy đầm sen hay ao sen nở rộ và thấy hòa mình với những bông hoa sen hồng tỏa ngát hương thơm. Giải mã giấc mơ thấy hoa sen này, đó là bạn sắp gặt hái những thành công mỹ mãn trong sự nghiệp, công việc và cuộc sống của mình. Tương lai của bạn sẽ rất sáng rạng và rực rỡ.
👉Tặng bạn trọn bộ Mơ Thấy Gà Con Mới Nở, Trứng Gà Nở Thành Con ❤️️ Giải Mã
Tùy thuộc vào nội dung bên trong giấc mơ thấy hoa màu trắng nở của bạn thì sẽ có những điềm báo khác nhau đối với cuộc sống và sự nghiệp.
Chiêm bao thấy hoa nở màu trắng: Đây là điềm báo cho người mơ thấy mọi việc trong tương lai gần sẽ hết sức thuận lợi và tài lộc đầy tay.
Mộng thấy cả cây hoa màu trắng nở nghĩa là bạn là một người yêu thích sự tự do, thích các chuyến đi xa và không lo lắng nhiều đối với cuộc sống bản thân.
Ngủ thấy nhiều hoa màu trắng nở: Đây là điềm báo cho thấy gia đình bạn sắp có chuyện buồn xảy ra trong thời gian ngắn tới đây.
Chiêm bao thấy trồng hoa màu trắng đã đến kì nở. Báo hiệu rằng mình cần phải đưa ra quyết định quan trọng. Đương nhiên cũng cần cân nhắc nhiều và tham khảo ý kiến của mọi người xung quanh.
Mộng thấy cắm hoa màu trắng nở to trong lọ hoa: Nó cho thấy bạn đang cảm thấy tù túng, bí bách trong công việc mà mình đang làm.
👉 Khám phá ngay Mơ Thấy Vườn Cây Điềm Gì, Đánh Con Gì – 1001 Loại Cây
Với giấc mộng thấy hoa nở màu hồng, bạn sẽ có được một tương lai tốt đẹp với sự giúp đỡ và hậu thuẫn vững chắc từ bạn bè, người thân.
Nếu giấc mộng bạn thấy hoa màu hồng nở vào ban ngày thì đây là điềm báo có thể gia đình bạn sẽ sắp có tin vui
Nếu bạn nằm mộng thấy một vườn hoa màu hồng nở rực rỡ. Thì đây là giấc mơ báo hiệu công việc của bạn có thể khởi sắc và bạn sẽ thu được rất nhiều lợi nhuận từ việc kinh doanh của mình
Nếu bạn nằm mộng thấy hoa nở màu hồng thì đây là giấc mơ báo hiệu có người đang thích bạn
Ngủ thấy hoa nở trên mộ khiến bạn lo lắng. Nhưng kì thực đây là một điềm báo lành.
Nằm mộng thấy hoa nở trên mộ thì điều này chứng minh rằng bạn là người có rất nhiều những phẩm chất tốt đẹp và luôn mang lại sự may mắn, bình yên cho người khác. Điều này cũng có thể dễ dàng hiểu được.
👉Bật mí đến bạn Mơ Thấy Hoa Lan, Hoa Phong Lan ❤️ Giải Mã Giấc Mơ
Giấc mơ báo hiệu bạn sắp tới đón nhận nhiều tin vui bất ngờ. Điều này rất tốt trong công việc làm ăn, sự nghiệp ngày càng phất lên như diều gặp gió. Tiền của vật chất đong đầy, gia đạo bình an, hạnh phúc.
Hoa đào là một trong những loài hoa báo hiệu cho mùa xuân, là biểu tượng cho một năm mới đến. Vậy giấc mơ này có mang lại may mắn cho bạn ?
– Mộng thấy có người tặng hoa đào nở cho mình: Có người thầm thương bạn.
– Nằm ngủ thấy lạc vào rừng hoa đào nở rộ ở trên núi nghĩa là bạn rơi vào cảnh rắc rối vì tính cách đào hoa của bản thân mình.
– Chiêm bao thấy tặng hoa đào đã nở cho người khác: Sự đầu tư của bạn chắc chắn sẽ được đền đáp.
👉Chia sẻ đến bạn Mơ Thấy Con Dơi ❤️ Báo Hiệu Điềm Gì, Đánh Con Gì
Hoa nở trên cây là một điều hết sức bình thường. Nhưng trong giấc mơ thì đây lại là một điềm báo dành cho bạn đấy.
Nằm mộng thấy hoa nở đẹp đầy cây: Đây là điềm báo cho thấy những thành công mới trên con đường kinh doanh.
Chiêm bao thấy thấy cây nở hoa: Với giấc mơ này thì bạn cần phải hết sức đề phòng những người xung quanh mình. Vì họ đang có kế hoạch vu oan, giá họa cho mình đấy.
Ngủ thấy cây khô nở hoa: Khi giấc mơ này xuất hiện trong giấc ngủ của bạn thì đây là một tín hiệu may mắn về con đường tài lộc của mình. Nhất là những ai đang theo con đường kinh doanh – buôn bán thì nó chính là cơ hội lớn để làm giàu cho chính mình.
Chiêm bao hoa nở trong nhà có màu tím: một điều kỳ diệu đang đến với bạn, tình yêu của bạn trong khoảng thời gian tới sẽ có những biến chuyển tốt đẹp.
Chiêm bao hoa nở trong nhà màu vàng: Bạn sắp nhận được một điều bất ngờ nào đó từ người thân và bạn bè.
Chiêm bao hoa nở trong nhà màu đỏ điều này cho thấy bạn đang mong muốn thể hiện sức mạnh của mình.
Chiêm bao hoa nở trong nhà màu xanh lam, nó cho thấy bạn đang phủ nhận những việc mà bạn đã làm sai.
Chiêm bao hoa nở trong nhà có màu trắng, điều này báo hiệu một nỗi buồn sẽ đi vào cuộc sống của bạn.
👉Tặng bạn combo Mơ Thấy Bắt Gà Đánh Con Gì, Bắt Trộm Gà Điềm Gì ❤️️ Điềm
Nếu bạn ngủ và chiêm bao mơ thấy vườn hoa nở rộ thì điều đó có ý nghĩa gì? Tùy thuộc từng tình huống khác nhau xảy đến với mỗi cá nhân khác nhau,
Chiêm bao thấy vườn hoa hồng nở rộ. Thì giấc mơ đang nói lên bạn đang rất hạnh phúc hoặc giấc mơ đang muốn thông báo cho bạn biết trước bạn sẽ gặp được nửa kia của đời mình trong thời gian tới.
Bạn mơ thấy đang hái hoa trong vườn hoa nở rộ thì đây là điềm báo trước công việc của bạn sẽ gặp nhiều thuận lợi và đặc biệt gia đình bạn sẽ được hạnh phúc yên ấm.
Chiêm bao thấy vườn hoa trắng nở rộ thì đó lại một giấc mơ không lành. Giấc mơ đang cảnh báo về những khó khăn, trở ngại bạn sắp phải đối mặt sắp tới. Hoặc đó chính là dấu hiệu thông báo về cái chết của một người nào đó mà bạn quen biết.
Mơ thấy hoa nở là giấc mơ đầy màu sắc và đẹp đẽ, người nằm mơ thấy hoa luôn mang những tâm thái tuyệt vời khi tỉnh giấc và mọi thứ có vẻ luôn khiến tất cả thích thú. Vậy sự thật có phải hoàn toàn 100% đều đẹp như mơ không hay nằm mơ thấy hoa còn là dự báo của những điềm khác nữa.
Hoa nở vốn được coi là biểu tượng mang đến niềm vui, sự tươi trẻ và sự hạnh phúc trong cuộc sống. Song vẫn có những giấc mộng thấy hoa nở sẽ là điềm báo không tốt cho bạn. Tùy mỗi loài hoa mà có những điềm tốt và xấu tương ứng.
👉Giải mã điềm Mơ Thấy Cây Tre, Chặt Tre, Măng Mọc Điềm Gì ❤️
Gợi ý đến bạn con số may mắn khi chiêm bao thấy hoa nở.
Chiêm bao thấy hoa nở rực rỡ là điềm lành, dự báo những điều may amwsn sẽ đến với bạn.
Nằm chiêm bao thấy hoa nở rực rỡ đánh con gì: 13 – 19
👉Khám phá ngay Mơ Thấy Gà Trống Điềm Gì, Đánh Con Gì ❤️️ Trúng Lớn
Mơ thấy cây phong lan đánh số bao nhiêu? Giải mã giấc mơ nằm mơ thấy phong lan nở hoa sẽ đem lại cho bạn điềm may gì?
Nằm mộng thấy hoa lan nở đánh con: 77 – 72
Nằm mộng thấy hoa đào nở đánh con 82 – 17
Mơ thấy nụ hoa đào chơi cặp số 21 – 98
Chiêm bao thấy hoa đào nở rụng đánh con 70 – 66
Chiêm bao thấy có người tặng hoa đào nở cho mình đánh con 00 – 32
Nằm ngủ thấy lạc vào rừng hoa đào nở rộ ở trên núi đánh con 44 – 19
Mộng thấy tặng hoa đào nở cho người khác đánh con 86 – 50
👉Tặng bạn top siêu hay Nằm Mơ Thấy Ăn Bắp Đánh Số Gì ❤️ Sổ Mơ Hạt Ngô Cây Bắp
Nằm chiêm bao thấy hoa mai nở con số may mắn là: 26 – 56
Nằm ngủ thấy hoa mai nở vào dịp Tết là số: 12 – 42
Nằm mộng thấy Chậu hoa mai vàng nở là số: 41 – 61
Chiêm bao thấy hoa mai vằng nhà mình nở là số: 45 – 82.
Nằm ngủ thấy hoa mai nở rộ rụng cánh là số: 61 – 21.
Gửi đến bạn tham khảo những con số đề may mắn khi mơ thấy hoa hồng nở. Thử vận mình ngay nào.
Ngủ mê thấy một bông hồng màu đỏ nở rực hãy đánh luôn và ngay con lô 07, 70
Trong mộng bạn thấy một bông hoa hồng màu vàng đã nở thì nên chơi ngay số đề 38, 50, 61
Khi nằm mê ngủ thấy hoa hồng xanh nở rộ, con số đẹp nhất ngày hôm nay là 11, 27
Nằm mộng thấy mình đi mua hoa hồng nở to, chắc chắn hôm nay lô sẽ về 00, 48
Chiêm bao thấy hoa hồng tím nở đẹp, bạn có thể lựa chọn các con 47, 85, 89
Ngủ mộng thấy hoa hồng nở màu trắng hãy quất thẳng tay cặp số 02, 20
👉Giải mã điềm Mơ Thấy Ngựa ❤️ Điềm Báo Gì, Luận Số Đề Chính Xác
Tùy thuộc vào giấc mộng thấy hoa sen khác nhau mà bạn có những con số may mắn khác nhau cho mình.
Chêm bao thấy hoa sen nở nói chung, con số may mắn là 45.
Ngủ thấy cả đầm sen nở hoa, các con số may mắn là 56 và 95.
Nằm ngủ thấy hoa sen hồng nở, con số đem lại may mắn là 22, 46.
Mộng thấy hoa sen nở trong ao, đánh các số có thể về là 04, 05.
👉Tặng bạn trọn bộ Mơ Thấy Mưa Đánh Con Gì, Số Mấy ❤️ Xem Sổ Mơ Lô Đề
Mộng thấy hoa màu trắng nở thì đánh số: 73 – 01
Chiêm bao thấy nhiều hoa màu trắng nở thì đánh số: 96 – 54
Ngủ thấy trồng hoa màu trắng đến kì nở bông thì đánh số: 47 – 87
Chiêm bao thấy cắm hoa màu trắng nở to trong lọ hoa thì đánh số: 06 – 28
Mộng thấy hoa màu trắng ở vườn đã nở thì đánh số: 86 – 07
Ngủ thấy hoa màu trắng ở ngoài mộ nở rộ thì đánh số: 21 – 94
Mộng thấy mẹ mua hoa màu trắng nở thì đánh số: 15 – 25
Mơ thấy mình đang bán hoa màu trắng nở đẹp thì đánh số: 08 – 19
Nếu bạn nằm ngủ thấy hoa nở có màu hồng thì các chuyên gia giải mộng lô đề của chúng tôi khuyên bạn nên đánh con 79, 83 có thể sẽ mang lại may mắn cho bạn!
👉Tiết lộ đến bạn Mơ Thấy Cây Cối Điềm Gì ❤️ Giải Mã Giấc Mơ 1001 Loại Cây
Chiêm bao thấy hoa nở trên mộ thì đánh số: 21 – 94
Chiêm bao thấy hoa nở dưới nước như ao, hồ, đầm,… rất đẹp, đánh đề số 09 – 26
Gợi ý đến bạn con số hiển linh với giấc mộng thấy hoa đào nở rộ.
Chiêm bao thấy hoa đào nở rộ: 54 – 51
👉Chia sẻ đến bạn Mơ Thấy Chặt Cây Chuối Đánh Con Gì ❤️️ Xem Sổ Mơ
Nằm mộng thấy hoa nở đầy trên cây đẹp thì đánh số: 12 – 37
Ngủ thấy cây nở hoa thì đánh số: 09 – 07
Chiêm bao thấy cây khô nở hoa thì đánh số: 43 – 45
Giải mã giấc mộng thấy hoa nở bạn sẽ may mắn với các số: 79, 83
👉Tặng bạn bí kíp Con Bọ Ngựa Số Mấy, Con Ngựa Trời Đánh Con Gì ❤️ Sổ Mơ
Tùy vào từng trường hợp chiêm bao thấy vườn hoa nở rộ mà bạn có cho mình những con số tương ứng khác nhau.
Ngủ thấy vườn hoa cải nở rộ rất đẹp đánh ngay cặp số 85-49 để mang về chiến thắng.
Chiêm bao thấy vườn hoa nở rộ có rất nhiều ong bướm đánh ngay cặp lô đề số 44-02.
Ngủ thấy vườn hoa được trồng đầy hoa dại đến mùa nở hoa đánh ngay cặp số 56-78.
Ngủ mộng thấy mình lạc giữa vườn hoa đào nở rộ đánh ngay cặp số 19-47.
Chiêm baothấy vườn hoa lan nở rực rỡ đánh ngay cặp số 60-55.
👉Tặng bạn trọn bộ Mơ Thấy Cây Cổ Thụ Điềm Gì, Đánh Con Gì ❤️️ Trúng Lớn
Tạo Tác Từ Đá Ở Xứ Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh
Xuất hiện đầy thơ mộng trong bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Gành Xép với vẻ đẹp tổng hòa của biển, đá, đồng cỏ, phi lao và mây trời đang trở thành điểm đến thu hút du khách khi đến Phú Yên.
Không sở hữu những tầng đá ong xếp lớp hùng vĩ với những phiến đá nhiều hình dạng như Gành Đá Đĩa; Gành Xép là sự tổng hòa của nhiều vẻ đẹp thiên nhiên khác nhau: gành đá, bờ biển, đồng cỏ và những rừng phi lao chạy dài tít tắp. Chạy dọc theo con đường ven biển cắt ngang huyện Tuy An, bạn sẽ thấy hiện ra trước mặt một ngã rẽ về phía biển, băng qua rừng phi lao và đồi cát.
Vì không có biển chỉ đường, bạn phải hỏi người dân địa phương để tìm được đúng Gành Xép. Con đường lát nhựa phẳng lì và vắng vẻ, đưa những cơn gió biển thổi xào xạc qua các tán cây. Đi hết lối bạn sẽ thấy một rừng phi lao thưa bên cạnh một nhà dân. Từ đây, du khách gửi xe và đi bộ qua khu rừng thưa dẫn tới bãi Xép.
Hàng phi lao chạy dài theo con đường đến Gành Xép. Ảnh: Minh Đức
Bãi Xép chưa được đưa vào khai thác phục vụ du lịch nhiều nên vẫn giữ được nguyên vẹn vẻ hoang sơ. Bãi cát màu hồng, kéo dài hơn một km từ Gành Xép. Cát trên bãi Xép rất mịn và sạch; du khách dường như không thấy dấu vết nào của rác trên bãi biển. Xa xa thấp thoáng những chiếc ô nhân tạo được thiết kế ấn tượng theo hình cây nấm làm nơi nghỉ trưa và tránh nắng cho du khách.
Đi dọc hết bãi biển, bạn có thể bắt gặp vách đá sừng sững nhô ra phía biển với những tầng đá thoải, hạ dần độ cao đến khi bị ăn mòn bởi sóng. Những cơn sóng tung bọt trắng xóa, vỗ vào bờ đá đen huyền tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ. Trên những bậc đá, vạt cỏ khô xen lẫn vào đám cây xương rồng, dày đặc, theo tiếng gió và sóng tạo nên thứ âm thanh thi vị của biển cả.
Không gian trời biển như hòa làm một với những phiến đá gành Xép lấn ra bờ biển. Ảnh: Minh Đức
Ấn tượng hơn cả là bãi cỏ rộng mênh mông trên đỉnh Gành Xép. Từ dưới nhìn lên, du khách vẫn chưa thể cảm nhận được không gian bao la của Gành Xép. Sau khoảng vài chục phút đi bộ; bạn sẽ thấy hiện ra trước mặt thảo nguyên nhỏ, tạo thành một con đường dốc thoải từ đỉnh núi xuống. Không gian Gành Xép như được thu vào tầm mắt bạn, từ bãi biển chạy dài dưới chân vách núi, gành đá lóng lánh màu đen tuyền cho tới bờ biển xanh ngắt và các con thuyền ra khơi.
Những chiều hè, bạn có thể bắt gặp trẻ em chạy thả diều trên bãi cỏ, hay người dân địa phương đi cào ngao, hến trên bờ biển. Đến với Gành Xép, bạn không chỉ hòa vào khung cảnh thiên nhiên của vùng biển Tuy An mà còn cảm nhận được nhịp sống trầm lặng của người dân Phú Yên.
Bãi cỏ rộng mệnh mông của khu vực gành Xép với khung cảnh hướng ra bờ biển là bối cảnh trong bộ phim “tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Ảnh: panoramio
Khi du lịch Gành Xép, bạn có thể kết hợp khám phá Gành Đá Đĩa, Gành Đèn; khu vực đầm Ô Loan hay nhà thờ Mằng Lăng. Sau những giờ phút thư giãn trên bờ biển, du khách có thể thưởng thức các món đặc sản của tỉnh Phú Yên như lẩu mực, cháo hàu hay các món ăn chế biến từ cá ngừ.
Đăng bởi: Nguyễn Cường
Từ khoá: Gành Xép – tạo tác từ đá ở xứ hoa vàng trên cỏ xanh
Đà Lạt, Xứ Sở Của Những Loài Hoa Đẹp Trên Khắp Thế Giới
Trong thế kỷ vừa qua, một nội dung khảo cứu được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm là tuyển chọn và ươm trồng rộng rãi các loài hoa cho thành phố du lịch và nghỉ dưỡng. Tính đến nay, hơn 1.350 loài hoa đã được khảo nghiệm thành công trên cao nguyên Lang Biang, chưa kể hơn 300 loài lan đặc sắc.
Như bất cứ nơi nào trên trái đất, người Đà Lạt cũng coi hoa hồng là “Nữ hoàng của các loài hoa”. Hoa hồng có tên chung Rosa sp, xuất xứ Bắc Mỹ và châu Á nhưng sớm được du nhập vào châu Âu… Sau ngày bác sĩ Yersin tìm ra cao nguyên Lang Biang, hoa hồng là một trong những loài hoa đầu tiên được đưa vào Đà Lạt. Sớm nhất là giống hồng Pháp Rosier rouge, hoa màu đỏ cờ, đến Đà Lạt từ cuối thế kỷ 19, được trồng trước ngôi nhà sàn có đầu tiên ở Đà Lạt, dành cho các kiến trúc sư người Pháp làm quy hoạch thành phố này; tiếp theo là hoa hồng Bắc do A. Chevalier, nhà thực vật học danh tiếng người Pháp phát hiện trên đất Kinh Bắc, nên đặt tên khoa học Rosa tonquinensis (trong đó Tonquin theo Latin là bắc Bộ)…
Đồi hoa cúc đồng tiền, ngoại ô Đà Lạt
Tới nay Đà Lạt đã tuyển chọn được nhiều chủng hoa hồng quý: Giống hồng Grace Monaco mang tên nữ diễn viên xinh đẹp Grace Kelly của Hollywood, khi cô trở thành hoàng hậu của công quốc Monaco. Grace monaco vẫn giữ nguyên màu hồng truyền thống nhưng đường nét cánh hoa đặc biệt duyên dáng hấp dẫn. Và giống hồng màu cam thắm tươi trẻ, dễ gây ấn tượng được mang tên ngôi sao điện ảnh Pháp Brigitte Bardot cũng gọi tắt B.B. Đây là hai giống hồng được người thành phố rất yêu thích…Nói đến hoa hồng không ai quên được hương thơm tuyệt vời của loài hoa này, nhưng vườn hồng Đà Lạt về hương tự nhiên cũng có nhiều cung bậc: Từ nhẹ nhàng, thoáng qua đến bâng khuâng, sâu sắc và đặc biệt với những chiều se lạnh là hương thơm nồng ấm của hoa hồng quế (Rosa cinnamomea). Trong chi hoa hồng còn những giống tầm xuân – đi tìm mùa xuân – Rosa repens, chúng có đặc điểm tăng trưởng rất nhanh chiều dài nên được dùng làm cây chủ để ghép những cành hồng quanh năm ra hoa lên đó. Bằng cách này người Đà Lạt đã tạo nên những “bức tường hoa hồng” và những “dòng suối hoa hồng” nổi tiếng, nên thơ. Nhưng cho đến nay, người Đà Lạt, Sài Gòn, Hà Nội vẫn xem hồng nhung Rosa villosa là loài hồng đẹp nhất.
Hoa hồng Đà Lạt
Ở nhiều nơi trên trái đất, Rosa villosa còn được coi là “Bài ca súc tích của tình yêu”. Gần đây, công ty Hoa Yêu Thương (TP. HCM) đã giới thiệu một chủng hoa hồng mới, đã qua quá trình chọn giống và được trồng tại Đà Lạt thuộc loài hồng này là Red Naomi, đây là một trong những giống hoa hồng có màu đỏ nhung đẹp nhất và có kích thước to nhất ở nước ta. Và,chủng hồng bạch White Lace của Dalat Hasfarm, cánh hoa trắng như viền đăng ten rất trang nhã sang trọng.
Lên Đà Lạt mùa xuân bạn sẽ có dịp đi xem hoa Phượng tím. Đây là cây cảnh quan tiêu biểu của Nam Mỹ, tên khoa học Jacaranda Mimosifolia được đưa vào Việt Nam từ đầu thập niên 1960. Ở Đông Á chỉ Đà Lạt mới có loài hoa này, nó đem lại cảm giác êm dịu và hoài niệm.
Hoa xuân Đà Lạt còn có Trà mi, được phát hiện đầu tiên ở Nhật Bản nên tên khoa học là Camellia japonica. Hoa Trà mi khiến ta nhớ tới truyện Kiều của thi hòa Nguyễn Du hay tiểu thuyết “Trà hoa nữ” của văn hào Pháp – Alexandre Dumas Fils. Hoa Trà mi đến Cầu Đất từ năm 1920, những đóa trà mi ngậm sương mai lung linh bên những đồi chè xanh tận chân trời là nét đẹp tinh tế của phố núi Nam Cao Nguyên.
Hoa Đỗ quyên là loài hoa tiêu biểu của vùng núi cao châu Á nhiệt đới, tên khoa học chung là Rhododendron sp. Ngày nay Đà Lạt là nơi có bộ sưu tập hoa đỗ quyên đầy đủ nhất gồm đỗ quyên Lang Biang có ba giống hoa: trắng, cam, hồng và các giống đỗ quyên Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp nhiều màu sắc tươi tắn.
Hoa lan ở Đà Lạt có hơn 300 giống (thuộc họ Orchidaceae), trong đó có 5 loài lan rừng đã được mang tên Đà Lạt và Lang Biang như Dendrobium dalatense và Dendrobium langbianese… Đà Lạt còn nhiều loài phong lan quý: Kim diệp, Tuyết ngọc, Long tu, Thủy tiên, Bò cạp, Cẩm báo, Mỹ dung dạ hương… Và bộ sưu tập lan hài Đà Lạt đã tham gia vào quỹ gene thực vật quý hiếm của thế giới. Đặc biệt chi Cymbidium – địa lan – đã được các nhà sản xuất hoa chú ý, bao gồm nhiều giống địa lan tự nhiên và lai. Hoa địa lan có đủ các màu, trừ màu đen, sự khảm màu đã làm cho địa lan vô cùng hấp dẫn và là loài hoa bền nhất, có thể trưng từ hơn một tháng.
Cây Mimosa (thuộc chi Acacia) đã tới cao nguyên Lang Biang từ những năm đầu xây dựng. Một đồng nghiệp người Pháp đã gửi cho bác sĩ Yersin những giống Mimosa từ quê nhà… Mimosa xuất xứ châu Úc, cây dáng đẹp cành lá lấp lánh ánh bạc, hoa vàng rực rỡ nở rộ vào mùa xuân, nó biểu trưng cho tình bạn chân thành và sự cảm thông. Có lẽ vì môi trường thiên nhiên và nhân văn của Đà Lạt mà người Pháp đã gọi thành phố này là “Paris buổi chiều”, còn người Đà Lạt thì gọi mùa xuân là “mùa cây lá bạc hoa vàng” trên cao nguyên.
Cây Mimosa tại Trạm khảo cứu Lâm học Măng Lin
Những năm đầu thế kỷ 20, loài mai anh đào mọc tự nhiên trong rừng cũng được đưa về trồng ven những nẻo đường Đà Lạt. Nó có hoa năm cánh giống Hoa mai (Cerasus) nhưng màu hồng thắm và có hình thái của cây đào (Prunus) vì vậy nó có tên ghép Prunus cerasoides. Mai anh đào mang nét đặc trưng của thực vật ôn đới: Rụng lá vào cuối thu, rồi “ngủ đông” đến dịp Tết Nguyên đán hoa mai anh đào nở rộ.
Hoa thiên điểu – sứ giả báo tin vui
Một nghệ nhân Đà Lạt đang hoàn thiện tác phẩm hoa lan
Hoa Pensée, được đưa từ Pháp vào Đà Lạt đầu thế kỷ 20, tên khoa học Viola tricolor nghĩa là loài hoa có ba màu thuộc họ hoa tím (Violaceae). Tuy số lượng ba màu ở mỗi hoa không bao giờ thay đổi và đã trở thành đặc trưng của hoa pensée, nhưng ba màu này được “tổ hợp ngẫu nhiên” từ các màu: tím, đen, đỏ, vàng, nâu, xanh, trắng, cam, để tạo nên nhiều giống hoa pensée với những màu sắc lạ, rất hấp dẫn. Pensée là tên một xứ thần có tư duy sâu sắc và ứng xử tế nhị. Ngày nay, người đàn ông nào tặng hoa pensée cho một phụ nữ là có ý khẳng định tình cảm và hy vọng của mình. Còn người phụ nữ nào nhận hoa pensée thì điều cô ấy muốn nói là: “Tôi đang trong sự mong chờ về một điều gì đó”… Người Đà Lạt, Sài Gòn năm xưa thích trưng hoa Pensée trong mùa Noël. Lứa tuổi “mực tím” cũng rất thích loài hoa này, hay ép hoa Pensée vào trong sách vở hoặc lưu bút vì thế Pensée còn có tên “hoa học trò”.
Hoa pensée có màu chủ đạo blue violet
Ở Đà Lạt có hai loài hoa cùng xuất xứ từ Nam Phi: Geranium còn gọi là hoa Phong lữ, tới Đà Lạt cùng với cộng đồng người Việt ở khắp ba miền lên đây lập nghiệp, đó là loài hoa luôn nói lên những điều nhân ái: Cầu mong cho bạn hạnh phúc. Còn thiên điểu, tên khoa học Strelitzia reginae đến Đà Lạt từ 1930, là chim trời thiên điểu có “vương miện” màu vàng cam lộng lẫy, có cặp mỏ trang trọng và những cái lá to như đôi cánh phân vân trước gió… Tại quê hương xa xưa nó còn có tên là “sứ giả báo tin vui”.
Hoa Lay ơn, từ châu Âu sang nước ta cuối thế kỷ 19, ưa khí hậu mát và có thể chịu lạnh nên được trồng nhiều ở miền Bắc và Tây Nguyên. Theo truyền thuyết quê hương xa xưa của lay ơn ở thành Rome nước Ý, nó luôn nở hoa bên những chiếc lá hướng thẳng lên trời hình lưỡi kiếm. Vì thế có tên khoa học Gladiolus communis. Theo Latin, Gladiolus nghĩa là cây hoa hình kiếm. Hoa Lay ơn nhắc ta nhớ tới câu phương ngôn La Mã cổ : “Chiến thắng nghĩa là tái sinh”. Ở Đà Lạt hoa lay ơn gồm nhiều giống tương ứng với nhiều màu: từ trắng, vàng, hồng, đỏ, đỏ nhung đến tím và có cả giống hai màu đỏ son và vàng. Nhưng hoa lay ơn trắng vẫn được ưa chuộng nhất, đó còn là bó hoa của cô dâu trong ngày cưới.
Hoa Lily hay hoa Lys, còn gọi là hoa Huệ tây, khiến ta liên tưởng đến kiệt tác “Thiếu nữ bên hoa huệ” của danh họa Tô Ngọc Vân… Hoa Lily biểu tượng cho sự trong sáng và đức hạnh, tên khoa học Lilium longiflorum, xuất xứ Đài Loan, Nhật Bản được trồng ở Bắc Bộ từ lâu đời và di thực vào Đà Lạt năm 1925, hoa lớn, thơm, đẹp. Ở Đông Á sau Tết là lễ hội hoa Lily.
Theo truyền thuyết, hoa Cúc (trong họ Asteraceae) là hoa của nhà Phật ban cho những người con hiếu thảo, là dược liệu quý có tên y học Liêu chi. Đặc điểm chung của các loài hoa cúc là “diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa” nghĩa là lá khô vẫn không lìa cành hoa tàn không rơi xuống đất và là họ hoa “thiên tư bách thái” – có trăm dáng ngàn vẻ. Chỉ riêng về kích thước thì cúc quỳ tên khoa học Chrozophora tinctoria là cây bản địa lớn nhất trong họ cúc, đường kính hoa khoảng 20cm.
Cúc thược dược đơn Bắc Mỹ
Đây là một trong hai loài hoa báo mùa ở Đà Lạt: hoa phong huệ nở báo mùa mưa đã tới, còn hoa cúc quỳ báo mùa khô đã sang. Cây cho hoa nhỏ nhất trong họ cúc là thanh hao hoa vàng – Artemisia annua – mọc tự nhiên ở các tỉnh miền Bắc được đưa vào Đà Lạt 1989, đường kính hoa chỉ 0,5-1mm. Thanh hao hoa vàng có thể mix với nhiều hoa khác, song nó có “sứ mệnh” để chiết suất artemisinin làm thuốc cắt cơn sốt rét. Hoa Artichaut xuất xứ Nam Âu, có hình thái lạ nhất trong họ cúc, các nhà cắm hoa theo mùa tự nhiên đôi khi cũng sử dụng Aritchaut để tạo nên những tác phẩm gây nhiều ấn tượng. Nhưng chủ yếu Artichaut là dược liệu và thực phẩm cao cấp. Hoa bất tử – tên Pháp là Immortelle – nguồn gốc châu Úc, được đưa vào nước ta từ cuối thế kỷ 19. Đây là loài hoa đặc biệt, tập trung ở đỉnh thân cành, bên trong hoàn toàn hình ống màu vàng nhạt hoặc phớt hồng, ngoài có nhiều lá bắc cứng khi khô không bị héo và vẫn giữ được màu sắc vàng – hồng – tím tươi tắn.
Hầu hết các giống cúc ngoại khi đến Đà Lạt đều được đồng bào ta đặt cho tên Việt như cúc đồng tiền quê hương ở châu Phi; cúc mắt huyền và cúc hướng dương xuất xứ Hà Lan nổi tiếng trong tranh Van Gogh. Tuy vậy, cũng còn một số loài cúc vẫn giữ tên Pháp: hoa Marguerite màu trắng tinh khiết; hoa Calimero xanh, trắng, vàng tươi trẻ…
Thú vị nhất, có một loài cúc đồng quê Pháp, nhưng đã được người Đà Lạt đặt lại tên đó là Souci. Hoa Souci được đồng bào ta yêu thích nhưng còn e ngại vì Souci có nghĩa là băn khăn, ưu tư. Và để khỏi băn khăn với cái tên này, người Đà Lạt đã thêm từ Sans (nghĩa là không ) trước Souci. Từ đó Sans Souci (dịch ra tên Việt : cúc vô ưu) đã được dùng rộng rãi. Những năm gần đây Đà Lạt còn nhận được nhiều giống hoa mới do đồng bào ta ở khắp năm châu tuyển chọn gửi về, trong đó có các loài hoa cúc: Những bông Gaillarde và thược dược (Dahlia) sang trọng, cúc vạn thọ Bắc Mỹ đậm đà hương sắc và cả những bông cúc sao (Aster) chuyên dành để biếu ông bà, cha mẹ… Đó là tấm lòng của người Việt xa quê luôn hướng về cội nguồn đất nước.
Ngày nay, Đà Lạt còn nhiều loài hoa quanh năm đơm bông và có giá trị cảnh quan độc đáo: Hoa A-ga hay dứa bà, quê hương Mexico, tên khoa học Agave americana, sang Đà Lạt từ 1940. A-ga khoảng 7 năm tuổi thì sẽ ra hoa – kết trái… Rất lạ là trái A-ga khi gặp thứ “sương treo đầu ngọn cỏ” trong lành thường thấy trong những đêm mùa khô Tây Nguyên thì sẽ ra rễ và tạo thành những cây A-ga con ngay khi còn ở trên cành cây mẹ, đợi tới những cơn mưa đầu mùa theo gió lay rơi xuống đất tiếp tục tái sinh thế hệ A-ga mới. Vì thế, người Đà Lạt còn gọi A-ga là “cây mẹ bồng con”.
Hoa Forget me not, dịch ra tên việt “xin đừng quên tôi”, tên khoa học Myosotis palustris (trong đó Myosotis theo Latin là tai chuột, vì cánh hoa có hình tai chuột). Ở nước ta nó mọc tự nhiên trên những vùng núi cao ven khe suối. Forget me not có hoa màu trắng, tím hoặc vàng, nhưng phổ biến là màu tím violet mà hội họa thi ca hay nhắc tới.
Hoa Cẩm chướng có quê hương xa xưa ở Nam Âu, tên khoa học Dianthus caryophyllus, đưa vào Đà Lạt từ đầu thế kỷ 20. Thời Hy Lạp cổ đại, hoa cẩm chướng được sủng ái nhất. Có nhiều sự tích hoa cẩm chướng, trong đó có chuyện về loài hoa này tương tự như chuyện Lưu Bình – Dương Lễ ở nước ta, vì thế nó thường biểu trưng cho tình bạn thủy chung son sắt. Ở Đà Lạt, cẩm chướng luôn được chọn lọc, lai tạo thành những giống mới cho hoa nhiều màu rất hấp dẫn.
Hoa Tú cầu ở Đà Lạt có hai loài: Hồng tú cầu, tên khoa học Clivia miniata có nguồn gốc châu Mỹ vào nước ta từ năm 1950, hoa đẹp bền rất thích hợp trong trang trí nội – ngoại thất. Còn cẩm tú cầu quê hương xa xưa ở Nhật Bản nên có tên khoa học Hydrangea Japonica, gồm các giống cho hoa màu trắng, hồng, tím hoặc pha xanh. Cẩm tú cầu biểu trưng cho sự hoàn mỹ và còn là biểu tượng hoa của cố đô Kyoto.
Hoa Bông bụt, có nguồn gốc châu Á. Người Quảng Đông gọi bông bụt là bông hồng Trung Hoa vì thế nó có tên khoa học Hibiscus rosa sinensis. Bông bụt lên Đà Lạt từ đầu thế kỷ 20. Đến nay Đà Lạt đã tạo được nhiều chủng bông bụt rất khác lạ.
Hoa Mõm sói, quê hương ở Địa Trung Hải đến Đà Lạt năm 1915. Tên khoa học Antirrhinum majus, nhưng người Pháp hay gọi nó bằng cái tên thân mật Gueule de loup – cái mõm của sói con – và từ đó nó có tên Việt: hoa mõm sói. Với hình dáng ngộ nghĩnh dễ thương, màu sắc phong phú tươi trẻ, hoa mõm sói còn là người bạn thân thiết của lứa tuổi thơ niên thiếu.
Hoa Mẫu đơn, tên khoa học Gardenia lucida xuất xứ từ miền núi cao châu Á vào Đà Lạt những năm 1930. Ở châu Âu, hoa mẫu đơn nói lên sự quan tâm sâu sắc. Còn ở Đông Á, mẫu đơn là thứ hoa phú quý, sắc nước hương trời, biểu trưng cho mối tình trọn vẹn cả đôi bề.
Hoa Cát tường, quê hương xa xưa ở miền Tây nước Mỹ, tên khoa học Eustoma russellianum được đưa về Đà Lạt những năm cuối thế kỷ 20. Ở Đông Nam Á, chỉ cao nguyên Lang Biang có điều kiện phù hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển loài cây này. Hoa cát tường có chủng hoa đơn và hoa kép với nhiều màu: tím, trắng viền tím, vàng, hồng, hồng phai, kem, xanh… Đúng như tên gọi, hoa cát tường đem đến những điều may mắn, tốt lành và ẩn chứa nhiều thông điệp nhân văn sâu sắc. Vừa qua công ty Hoa Yêu Thương (TP. HCM) đã giới thiệu một chủng hoa cát tường mới, đẹp trang nhã của Dalat Hasfarm, tên xuất xứ là Texas bluebell (hoa hình chuông màu xanh) rất bền, có thể trưng đến hơn 2 tuần.
Hoa Cát tường Texas bluebell
Cẩm Tú cầu Hydrangea Japonica
Hoa Coquelicot, xuất xứ từ Bắc Mỹ rồi du nhập vào châu Âu, Tây Á, Bắc Phi…tên khoa học Papaver rhoeas, nhưng người Đà Lạt hay gọi nó bằng cái tên rất ấn tượng: hoa Mỹ nhân hay hoa Trung mỹ nhân, nghĩa là người đẹp của các loài hoa. Từ năm 1898, Conquelicot đã được gieo ươm tại Trạm Khí tượng – Khảo cứu Nông nghiệp Dankir, một buôn đồng bào dân tộc K’Ho lớn nhất Lang Biang thời đó…
Một shop hoa tươi Đà Lạt
Qua 120 năm khảo cứu và xây dựng, Đà Lạt không chỉ là nơi hội tụ những loài hoa đẹp khắp năm châu, mà ngày nay còn là nơi thu hút mạnh mẽ nguồn hợp tác đầu tư quốc tế để trở thành một Trung tâm sản xuất hoa lớn ở vùng núi cao châu Á nhiệt đới, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường hoa trong nước và thế giới.
Đặt phòng khách sạn – Gọi ngay Chudu24 – 1900 5454 40Đăng bởi: Ngô Hiếu
Từ khoá: Đà Lạt, xứ sở của những loài hoa đẹp trên khắp thế giới
Cập nhật thông tin chi tiết về Hoa Dẻ: Vị Thuốc Từ Loài Cây Có Những Bông Hoa Vàng Cánh Rủ trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!