Bạn đang xem bài viết Giải Đáp Huyết Áp Thấp Có Uống Được Nấm Linh Chi Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chỉ số huyết áp ổn định sẽ phản ánh việc tim bơm máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể một cách đều đặn. Khi huyết áp thấp sẽ khiến cơ thể cảm thấy khó chịu và biểu hiện một vài triệu chứng.
Đối với người bình thường chỉ số huyết áp sẽ dao động từ 90 đến 120 đối với huyết áp tâm thu và 60 đến 80 đối với huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp thường dao động trong ngày. Vậy tụt huyết áp được xác định khi chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg. Với huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg.
Khi huyết áp giảm xuống đột ngột sẽ khiến cơ thể cảm thấy choáng váng, chóng mặt, hoa mắt. Nặng hơn có thể gây lú lẫn, ngất xỉu, máu không bơm đủ lên não nên não thiếu oxy có thể gây chết não nguy hiểm đến tính mạng.
Nâng cao thể chất, tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi sức khỏe tốt.
Hỗ trợ trong quá trình điều trị một số bệnh lý ung thư.
Cải thiện nhiều bệnh tim mạch. Đặc biệt là khả năng ổn định huyết áp và giảm cholesterol máu, giảm các triệu chứng tim đập nhanh, đổ mồ hôi lạnh…
Phòng ngừa cục máu đông nhờ chúng có khả năng chống kết tập tiểu cầu.
Ngủ ngon hơn, nâng cao tinh thần, tăng sự tập trung, giảm căng thẳng mệt mỏi.
Giãn cơ trơn phế quản có lợi cho bệnh nhân viêm phế quản mạn tính và giảm cơn hen.
Giảm rụng tóc nhờ cân bằng sinh lý của cơ thể.
Nâng cao chức năng tuyến tụy cho bệnh nhân tiểu đường hay hạ đường huyết.
Tăng tuần hoàn máu trong cơ thể.
Giảm đau cho bệnh nhân viêm khớp.
Đa số mọi người nghe rằng nấm linh chi có tác dụng tốt đối với người cao huyết áp. Tuy nhiên, chúng cũng có tác dụng đối với người huyết áp thấp. Như vậy người huyết áp thấp vẫn có thể uống nấm linh chi được. Nấm linh chi giúp chỉ số huyết áp nâng lên và duy trì ổn định trong thời gian dài. Các hoạt chất có trong nấm linh chi như: polysaccharides, sterois, có tác dụng tăng tuần hoàn máu và cung cấp lượng oxy cho cơ thể.
Như vậy người bị huyết áp cao hay huyết áp thấp đều uống nấm linh chi được. Tuy nhiên liều lượng sử dụng không giống nhau. Người bị huyết áp thấp không nên uống nấm linh chi quá đậm đặc. Nếu dùng một lượng không phù hợp sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Sử dụng nấm linh chi nấu trà uốngBạn cần chuẩn bị khoảng 15 g nấm linh chi và 1 lít nước. Đầu tiên bạn đun sôi nước và sau đó bỏ nấm linh chi vào và sau đó có thể uống. Nếu đắng bạn có thể bỏ một ít đường hoặc để vào tủ lạnh để uống dần.
Ngâm rượu nấm linh chiBạn có thể ngâm nấm linh chi chung với các loại nguyên liệu khác như tam thất, táo đỏ… Sau khi ngâm bạn cần để khoảng 2 đến 3 tháng và lấy ra uống. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống một lượng nhỏ khoảng 20ml là đủ, không nên uống nhiều sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Sử dụng nấm linh chi nấu với các món ăn khácCó thể nấu nấm linh chi hầm với gà ác. Đây là một món ăn bổ dưỡng rất tốt cho sức khoẻ.
Khi sử dụng nấm linh chi có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đau bụng, tiêu chảy, ngứa… Một vài trường hợp các triệu chứng sẽ xuất hiện trong vài ngày đầu. Sau đó sẽ không còn xuất hiện khi cơ thể đã quen với chúng.
Tuy nhiên nếu xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như chảy máu cam, ngất xỉu thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm nhất. Một số người dị ứng với nấm linh chi thì không nên sử dụng.
Bạn nên sử dụng nấm linh chi một cách hợp lý. Không nên lạm dụng chúng quá nhiều. Sử dụng một lượng phù hợp để tránh gây ra các tác dụng ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Huyết Áp Thấp Là Bao Nhiêu? 9 Cách Phòng Ngừa Huyết Áp Thấp Hiệu Quả
Huyết áp bao nhiêu là thấp?
Huyết áp là thước đo lực của máu tác động lên thành mạch khi máu chảy qua, được đo bằng milimet thuỷ ngân (mmHg).
Huyết áp được thể hiện bằng hai chỉ số:
Huyết áp tâm thu: áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và đẩy máu.
Huyết áp tâm trương: áp lực trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần co bóp.
Chỉ số huyết áp bình thường là 120/80 mmHg (huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương). Khi chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg, huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg nghĩa là huyết áp của bạn đang thấp hơn mức bình thường. Lưu ý rằng kết quả đo khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi.
Số liệu cho thấy chỉ số huyết áp đang thấp hơn mức bình thường
Huyết áp thấp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
Cơ thể mất nước
Phản ứng dị ứng, sốc phản vệ
Phản ứng ngược của một số loại thuốc: thuốc lợi tiểu, gây tê, gây mê,…
Tình trạng suy tĩnh mạch do thói quen làm việc liên tục ở tư thế đứng
Chảy máu trong do nhiễm trùng cấp tính, suy tim, rối loạn nhịp tim bất thường, đau thắt ngực cấp do bệnh mạch vành cấp
Người bị huyết áp thấp thường gặp các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, thiếu tập trung… Các triệu chứng này thể hiện rất rõ khi đột ngột đứng dậy hoặc thay đổi tư thế khác.
Huyết áp thấp khiến người bệnh mệt mỏi, chóng mặt…
Huyết áp quá thấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến lú lẫn, tay chân lạnh, da nhợt nhạt, thở nhanh và nông, hô hấp khó khăn, mạnh yếu và nhanh.
Huyết áp thấp đặc biệt nguy hiểm đối với người già, người mắc bệnh mạn tính do máu không đủ bơm đến tim, não và các bộ phận khác trong cơ thể.
Để biết huyết áp bao nhiêu là thấp và có cách chăm sóc kịp thời, bạn nên trang bị sẵn các thiết bị đo huyết áp tại nhà. Hiện nay, có nhiều loại máy đo huyết áp thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng, thích hợp dùng trong gia đình như: Máy đo huyết áp tự động Microlife B6 Advance; Máy đo huyết áp tự động Kachi MK-293…
Máy đo huyết áp tự động Microlife B6 Advanced
Cách phòng tránh huyết áp thấp Thường xuyên theo dõi huyết áp: Để biết huyết áp thấp cần sử dụng các thiết bị đo huyết ápHuyết áp thấp có thể xảy ra với bất kỳ ai. Do đó, bạn nên thường xuyên theo dõi huyết áp để có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ… tránh để bệnh trầm trọng hơn.
Việc trang bị sẵn thiết bị đo huyết áp tại nhà rất cần thiết, đặc biệt là những gia đình có người già, phụ nữ mang thai…
Máy đo huyết áp tự động Kachi MK-293 với công nghệ đo tự động Intellisense cho kết quả nhanh chóng, chính xác
Cần chú trọng đến các biểu hiện bất thường của cơ thểBan đầu, biểu hiện của huyết áp thấp tương đối nhẹ như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… nên nhiều người lầm tưởng là do mệt mỏi gây ra nên bỏ qua. Lâu dần, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Vậy nên, bạn cần chú trọng đến các biểu hiện bất thường của cơ thể, không chủ quan với những biểu hiện ban đầu.
Theo dõi kỹ các biểu hiện bất thường của cơ thể
Khi huyết áp đột ngột giảm, nên để người bệnh nằm ở một nơi thoáng mát, tư thế đầu hơi thấp, nâng cao hai chân. Sau đó, cho người bệnh uống trà gừng, cafe, hay ăn một viên socola,… để tăng khối lượng tuần hoàn của cơ thể.
Hạn chế thức khuyaThức khuya, thời gian ngủ ít ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi của cơ thể, bao gồm hệ tim mạch. Không có thời gian nghỉ ngơi nhiều, tim sẽ phải hoạt động nhiều, dễ gây ra các rối loạn hoạt động hệ tim mạch – nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh về huyết áp.
Thức khuya rất có hại cho sức khoẻ
Do đó, bạn cần điều chỉnh, xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ 8 tiếng/ ngày để bảo vệ sức khoẻ, tinh thần minh mẫn, thoải mái.
Giữ ấm cơ thể khi ngủHuyết áp thấp ảnh hưởng đến việc lưu thông máu dưới da để giữ ẩm cơ thể. Do đó, người bị huyết áp thấp thường cảm thấy tê cóng, lạnh, khả năng chịu lạnh kém.
Giữ ấm cơ thể khi ngủ, đặc biệt là trong mùa lạnh là một trong những cách để phòng tránh hạ huyết áp, đồng thời, giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Hạn chế ra ngoài khi trời nắng gắtTiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời kích thích tuyến mồ hôi gia tăng bài tiết, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất của cơ thể. Điều này khiến cơ thể mất một lượng nước lớn, nồng độ máu giảm, tăng tỷ lệ nguy cơ cho tim và não, từ đó, dễ dẫn đến hạ huyết áp đột ngột.
Người bị huyết áp thấp nên hạn chế ra ngoài khi tiết trời nắng nóng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên uống nhiều nước, nhất là trong mùa hè. Đây là một giải pháp tức thời và hiệu quả nhất để ngăn ngừa tình trạng huyết áp thấp.
Không hoạt động quá mạnh và đột ngộtSau khi ngủ dậy hoặc sau khi ngồi một thời gian dài, bạn không nên đứng dậy đột ngột để tránh tình trạng mờ mắt, tối sầm và ngất xỉu. Thay vào đó, bạn hãy thả lỏng người, tạo sự thoải mái cho cơ thể rồi đứng thẳng thật nhẹ nhàng.
Hoạt động quá mạnh, quá đột ngột dễ dẫn đến hạ huyết áp, chóng mặt
Nếu triệu chứng hạ huyết áp bắt đầu xuất hiện sau khi đứng thẳng, bạn nên đứng thẳng người, tập hít thở đều hoặc đặt một chân lên cao, có thể tựa vào tường hay gác trên ghế, nghiêng người về phía trước. Động tác này sẽ kích thích máu chảy từ chân ngược về tim.
Duy trì việc vận động nhẹ nhàng vừa phải như đi bộCác bài tập vận động nhẹ nhàng mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Việc vận động sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu đi khắp cơ thể, làm giảm lưu lượng máu tập trung ở một bộ phận cụ thể, giảm chứng huyết áp thấp.
Advertisement
Bạn có thể chọn môn thể thao phù hợp với mình như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội… tuỳ theo tình trạng thể chất và cố gắng duy trì hàng ngày.
Kê gối thấp khi đi ngủHuyết áp có thể giảm khi bạn đang ngủ. Các bác sĩ thường khuyến nghị người bị huyết áp thấp nằm kê gối cao khi ngủ, ít nhất là góc 10 – 20 độ. Tư thế này giảm nguy cơ hạ huyết áp trong khi ngủ và khi đứng lên đột ngột lúc thức giấc.
Đối với người già từ 50 tuổi trở lên cần phải theo dõi huyết áp thường xuyênNgười già là đối tượng rất dễ mắc các chứng bệnh về huyết áp. Vậy nên, nếu gia đình bạn có người già từ 50 tuổi trở nên, cần phải theo dõi huyết áp thường xuyên.
Giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan, tránh các xúc động mạnh như sợ hãi, buồn bã, lo âu cũng là biện pháp quan trọng để hạn chế bệnh huyết áp ở người lớn tuổi.
Hy vọng rằng, bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc huyết áp thấp là bao nhiêu và có cách phòng tránh, chủ động bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình.
Huyết Áp Tâm Thu Thấp Và Những Thông Tin Nên Biết
Khi đề cập đến chỉ số huyết áp, có hai chỉ số chúng ta cần quan tâm đó là: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó chỉ số tâm thu thường được quan tâm nhiều hơn.
Huyết áp tâm thu là lực tác dụng lên thành mạch của máu khi tim tống máu đi. Đây là chỉ số đầu hay chỉ số trên. Chỉ số này biểu thị lực cao nhất trong suốt quá trình co bóp của tim. Tuy nhiên, cả hai chỉ số tâm thu và tâm trương đều có vai trò quan trọng trong biểu thị sức khỏe tim mạch.
Huyết áp tâm thu đo được 120 mmHg hoặc thấp hơn một chút đối với người đang nghỉ ngơi được coi là bình thường. Nếu chỉ số huyết áp tâm thu đo được thấp hơn 90 mmHg được coi là thấp. Tình trạng này gọi là hạ huyết áp. Huyết áp tâm thu nếu thấp hơn một chút có thể là bình thường ở một số người. Tuy nhiên, huyết áp tâm thu thấp liên tục có thể cho thấy các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Hạ huyết áp tâm thu kéo dài có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Do đó cần thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh các chỉ số huyết áp tâm thu khi cần thiết.
Hạ huyết áp nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu. Hạ huyết áp kéo dài và không được điều trị có thể khiến các cơ quan giảm hoặc ngừng hoạt động.
Hạ huyết áp tâm thu có thể xảy ra nếu lượng máu quá thấp. Nguyên nhân có thể do mất nước nghiêm trọng hoặc do tai nạn mất máu quá nhiều. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi cơ tim quá yếu để tống máu đi trong bệnh cơ tim, hay do mạch vành giãn rộng gây ngất do rối loạn vận mạch. Hạ huyết áp cũng xảy ra khi thay đổi tư thế đột ngột từ nằm hoặc ngồi sang đứng, được gọi là hạ huyết áp tư thế.
Hạ huyết áp tâm thu có thể gặp khi ở trạng thái nghỉ ngơi bình thường. Nhưng có những trường hợp hạ huyết áp xảy ra khi thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi qua đứng. Trường hợp này gọi là hạ huyết áp tư thế. Hoặc hạ huyết áp tâm thu xảy ra sau khi ăn gọi là hạ huyết áp sau ăn.
Một số tình trạng sau đây có thể gây ra hạ huyết áp tâm thu:
Mất nước sau tiêu chảy, nôn mửa.
Thiếu máu.
Nằm lâu trên giường.
Mang thai.
Một số tình trạng rối loạn nội tiết tố, tim mạch, thần kinh.
Trong trường hợp hạ huyết áp tâm thu xảy ra, bạn có thể cảm thấy các triệu chứng sau:
Chóng mặt.
Ngất xỉu.
Choáng váng.
Da lạnh, đổ mồ hôi.
Đau đầu.
Tức ngực.
Buồn nôn.
Khát nước.
Mệt mỏi, khó tập trung.
Mờ mắt.
Hô hấp yếu.
Khó thở.
Thậm chí mất ý thức.
Huyết áp thấp nghiêm trọng được coi là tình trạng sốc và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Để kiểm soát tình trạng hạ áp cần kết hợp điều trị dựa trên nguyên nhân và thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt.
Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp tâm thu thấp là do thuốc cần điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi/ ngưng sử dụng thuốc.
Nếu nguyên nhân do các tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh phù hợp.
Thiếu máu dẫn đến hạ áp có thể cần bổ sung sắt hoặc vitamin B12
Tùy vào tình trạng bệnh lý gây ra hạ áp, bác sĩ sẽ có các điều trị phù hợp để cải thiện hoặc hạn chế các đợt huyết áp thấp.
Để ngăn ngừa hạ áp, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:
Bổ sung thêm lượng muối phù hợp vào chế độ ăn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Thực hiện cử động chậm, tránh vội vàng thay đổi tư thế từ nằm, ngồi sang đứng đột ngột
Duy trì và kiểm soát cân nặng. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung nước đầy đủ để tránh tình trạng mất nước.
Kiểm soát các căng thẳng cảm xúc.
Liên hệ bác sĩ khi thấy các dấu hiệu bất thường về mặt sức khỏe
Giải Đáp: Nợ Nhóm 2 Có Làm Thẻ Tín Dụng Được Không?
Không ai muốn mắc phải nợ xấu. Vì nợ xấu sẽ khiến khách hàng khó khăn khi vay vốn hay là các loại thẻ tín dụng. Ngân hàng sẽ từ chối những khách hàng vướng phải nợ xấu khi làm thẻ tín dụng. Tuy nhiên vẫn có cách có thể làm được thẻ tín dụng.
Nợ xấu nhóm 2 là gì?
Nợ xấu nhóm 2 thuộc nhóm nợ chú ý khi các khoản nợ đã bị quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày. Những khách hàng thuộc nhóm nợ chú ý trở đi thì khả năng xét duyệt để làm thẻ tín dụng hoặc các khoản vay bị giảm. Quá trình xóa nợ xấu được tính sau 12 tháng mới kết thúc do đó việc xóa nợ xấu rất khó khăn.
Nợ nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không?
Điều kiện làm thẻ tín dụng là khách hàng phải có lịch sử tín dụng tốt, không bị nợ xấu tại tất cả các tổ chức tín dụng hay ngân hàng nào. Vì thế câu hỏi: “Nợ xấu nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không?” câu trả lời là KHÔNG.
Quy định tại các ngân hàng hiện nay khách hàng nợ xấu từ nhóm 2 trở đi thì sẽ bị loại hồ sơ làm thẻ tín dụng, đặc biệt khách hàng sẽ khó tiếp cận được các khoản vay vốn. Do lịch sử tín dụng có độ uy tín thấp, khả năng hoàn nợ kém.
Do đó để có thể đủ điều kiện làm thẻ tín dụng tại ngân hàng. Việc đầu tiên khách hàng nợ xấu nên trả hết nợ cho đến khi nợ đã được xóa hoàn toàn trên CIC. Và sau đó tránh các trường hợp bị nợ xấu nữa, chú ý đến thời hạn trả nợ để không mất tiền phạt oan.
Có một số ngân hàng còn khá khó khăn trong việc cấp tín dụng cho khách hàng đã từng nợ xấu(mặc dù đã xóa nợ xấu trên CIC). Vì thế cách tốt nhất dành cho bạn đó là đừng để xảy ra trường hợp nợ xấu.
Một số lý do ngân hàng từ chối mở thẻ tín dụng
Thu nhập hàng tháng thấp hơn yêu cầu của ngân hàng
Điều kiện đầu tiên trước khi đăng ký mở thẻ tín dụng của các ngân hàng lúc nào cũng đòi hỏi bạn phải chứng minh nguồn thu nhập hàng tháng. Nhà phát hành thẻ thường sẽ yêu cầu một mức thu nhập tối thiểu, nhưng không phải lúc nào họ cũng để rõ trên hồ sơ khi làm thẻ. Các khoản thu nhập tối thiểu này sẽ phụ thuộc vào từng loại thẻ của từng ngân hàng phát hành thẻ mà bạn lựa chọn mở thẻ.
Nếu thu nhập của bạn không đủ điều kiện về mức tối thiểu mà bên phát hành thẻ yêu cầu thì chắc chắn rằng hồ sơ của bạn sẽ bị từ chối.
Trường hợp này, bạn phải đợi nguồn thu nhập của mình tăng lên và đăng ký mở thẻ tín dụng lại như một người mới. Để tránh những trường hợp này, bạn nên xem thông tin chi tiết từng loại thẻ tín dụng hoặc gọi điện trực tiếp cho các nhân viên tư vấn của ngân hàng phát hành thẻ.
Có quá nhiều thẻ tín dụng
Do thẻ tín dụng mang đến quá nhiều tiện ích nên không ít người cho rằng, sở hữu thẻ tín dụng càng nhiều càng tốt. Thế nhưng đây lại là một điểm trừ khiến bạn bị ngân hàng từ chối phát hành thẻ. Cũng bởi, việc sở hữu quá nhiều thẻ tín dụng sẽ làm giảm khả năng tài chính của bạn, tăng nguy cơ nợ xấu.
Không có công việc ổn định
Những thông tin hợp đồng lao động cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cấp thẻ tín dụng cho bạn, nếu bạn thường xuyên thay đổi công việc hoặc có một thời gian bị thất nghiệp thì nhà phát hành thẻ có thể xem việc làm và thu nhập của bạn không ổn định. Vì thế bạn phải chờ cho đến khi bạn có một công việc mới ít nhất từ ba đến sáu tháng trước khi nộp đơn xin mở thẻ tín dụng.
Bị nợ xấu CIC
Điều này đã được nói rất rõ ở trên, một khi bạn đã bị nợ xấu từ nhóm 2 trở đi thì hầu hết các ngân hàng sẽ từ chối mở thẻ tín dụng. Bởi, việc nợ xấu không chỉ phản ánh uy tín cá nhân mà còn minh chứng cho khả năng tài chính mất cân bằng của bạn.
Hồ sơ chưa đúng quy định
Ngoài những lý do trên, việc hồ sơ sai quy định, thiếu giấy tờ như: CMND, Hộ chiếu, hoặc thiếu sổ kt3, giấy đăng kí tạm trú…cũng là điều mà nhiều người gặp phải. Lúc này bạn cần bổ sung đầy đủ giấy tờ theo quy định, yêu cầu của ngân hàng.
TÌM HIỂU THÊM:
4.7/5 – (3 bình chọn)
Tăng Huyết Áp Vô Căn Nguyên Phát Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Tăng huyết áp vô căn nguyên phát là một trong những bệnh lý tim mạch rất phổ biến trong cuộc sống. Vậy thì bệnh lý này có nguy hiểm không? Có thể nào phòng ngừa được không? Những thắc mắc này của quý bạn đọc sẽ được Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô giải đáp chi tiết qua bài viết sau đây.
Khái niệm về huyết áp và tăng huyết ápHuyết áp được định nghĩa là áp lực gây ra thông qua sự lưu thông máu nhằm chống lại các sức cản của động mạch. Cũng như sức cản của các các mạch máu chính trong cơ thể. Tăng huyết áp là khi huyết áp cao hơn mức bình thường.
Huyết áp luôn được viết thành hai số. Số đầu tiên là huyết áp tâm thu. Con số này thể hiện áp lực trong các mạch máu khi tim đập và co bóp. Số thứ hai được gọi là huyết áp tâm trương. Con số này thể hiện áp lực trong các mạch máu giữa hai nhịp đập của tim.
Tăng huyết áp được chẩn đoán nếu nó được đo ít nhất hai lần khác nhau, cách nhau trên 15 phút. Khi đó, huyết áp tâm ở cả hai lần đo là ≥140 mmHg và / hoặc huyết áp tâm trương trong cả hai lần đo là ≥90 mmHg.
Thế nào là tăng huyết áp vô căn nguyên phát?Tăng huyết áp được chia thành hai loại chính. Đó là tăng huyết áp vô căn nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát. Theo thống kê chung, đối với hầu hết người lớn, tăng huyết áp thuộc loại vô căn nguyên phát. Tức là không thể xác định được nguyên nhân gây tăng huyết áp.
Tương tự như những bệnh lý tim mạch khác, tăng huyết áp vô căn cũng tiềm ẩn những mức độ nguy hiểm nhất định. Những biến chứng mà bệnh lý này gây ra có thể từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp. Biến chứng nghiêm trọng nhất có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu bệnh lý tăng huyết áp nguyên phát không được chẩn đoán và điều trị thích hợp, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng. Những biến chứng phổ biến nhất bao gồm:
Tổn thương thận, gây suy thận cấp. Lâu dài dẫn đến suy thận mạn.
Ảnh hưởng đến chức năng của tim. Huyết áp tăng cao lâu dài làm tim co bóp mạnh hơn và thường xuyên hơn. Vì vậy, tim rất dễ bị suy. Hoặc xuất hiện một số biến chứng khác như: Nhồi máu cơ tim, dày buồng tim, rối loạn nhịp tim,…
Đột quỵ: Biến chứng này bao gồm nhồi máu não và xuất huyết não. Riêng biến chứng xuất huyết não do tăng huyết áp rất nguy hiểm. Nó có đe dọa tính mạng của người bệnh.
Biến chứng lên mắt: Tăng huyết áp về lâu dài có thể dẫn đến suy giảm thị lực.
Một số biến chứng ít gặp hơn bao gồm: Tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, suy giảm trí nhớ,…
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp nguyên phát bao gồm:
Tuổi tác: Nguy cơ tăng huyết áp nguyên phát sẽ tăng dần theo độ tuổi.
Chủng tộc: Tăng huyết áp vô căn đặc biệt thường gặp ở những người gốc Phi, người da đen.
Tiền sử gia đình: Tăng huyết áp vô căn có xu hướng di truyền.
Thừa cân, béo phì.
Ít hoạt động thể lực.
Thói quen hút thuốc lá.
Chế độ ăn có nhiều muối (Natri): Điều này làm cho cơ thể tăng giữ nước và dẫn đến huyết áp tăng cao
Uống nhiều rượu bia hoặc các loại đồ uống có cồn.
Stress, căng thẳng tâm lý thường xuyên.
Chẩn đoánTăng huyết áp vô căn nguyên phát được chẩn đoán xác định bằng cách đo huyết áp. Việc đo được tiến hành bằng máy đo huyết áp, còn được gọi là huyết áp kế hoặc thiết bị đo huyết áp. Việc đo huyết áp nên được thực hiện ở cả hai cánh tay, và đo hai lần khác nhau, cách nhau trên 15 phút.
Điều trị như thế nào?Điều trị tăng huyết áp nguyên phát chủ yếu thông qua việc uống thuốc hạ áp. Việc uống thuốc phải được duy trì suốt đời vì đây là một căn bệnh mạn tính. Các nhóm thuốc có thể được các bác sĩ chỉ định cho người bị tăng huyết áp bao gồm:
Nếu thay đổi lối sống không mang lại kết quả khả quan, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhằm giảm huyết áp. Chúng có thể bao gồm:
Ức chế beta
Ức chế kênh canxi
Thuốc lợi tiểu
Ức chế men chuyển (ACE)
Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II
Ức chế renin
Nhóm thuốc giãn mạch (giãn động mạch, tĩnh mạch hoặc cả hai).
Để phòng ngừa bệnh, chúng ta nên thực hiện một số biện pháp sau đây:
Hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì. Duy trì cân nặng nằm trong mức cho phép theo khuyến cáo của các nhà tư vấn dinh dưỡng.
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
Chế độ ăn lành mạnh. Đó là ăn nhiều trái cây, rau củ, hạn chế mỡ động vật.
Ăn ít muối, ăn nhạt vừa phải, không nên ăn quá mặn.
Hạn chế uống rượu bia và các thức uống có cồn.
Tập thể dục, thể thao thường xuyên hơn.
Có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học. Quản lý tốt tình trạng căng thẳng tâm lý của cơ thể.
Hy vọng những thông tin trong bài viết phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý tăng huyết áp vô căn nguyên phát. Từ đó, các bạn sẽ có kế hoạch sinh hoạt, ăn uống và làm việc hợp lý. Mục tiêu chính là giảm nguy cơ mắc bệnh, cũng như phát hiện sớm bệnh để được điều trị kịp thời.
Cao Huyết Áp Có Nên Tập Gym Không ? Khoa Học Chứng Minh Là Có Nhé!
Cao huyết áp có nên tập gym không ? Câu hỏi này chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều người, vậy thì chúng ta hãy thử xem các nhà khoa học đã nghiên cứu vấn đề này như thế nào nha.
Cao huyết áp có nên tập gym không ?
Rất nhiều người bị cao huyết áp từng nghĩ rằng, việc tập gym sẽ không mang lại kết quả tốt cho sức khỏe và cho rằng việc chạy bộ hoặc đi bộ 30 phút mỗi ngày sẽ tốt hơn.
Nghiên cứu giải đáp câu hỏi cao huyết áp có nên tập gym không. Cao huyết áp là gì ?Huyết áp giống như là áp lực nước chảy trong các đường ống vậy, nó là kết quả của kích thước/đường kính của ống và lượng nước chảy trong ống đó. Áp lực nước trong ống càng cao thì nước chảy càng mạnh.
Áp lực nước cao là tốt cho người sử dụng, tuy nhiên khi nói về máu thì huyết áp cao không hề tốt 1 chút nào. Nó có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ và tử vong.
Vậy khi nào được gọi là huyết áp cao ?Khi đi khám bác sĩ sẽ đo huyết áp của bạn và cung cấp cho bạn 2 con số ví dụ như “110/80”.
110 là chỉ số áp lực của tâm thu – lực của trái tim khi co bóp đẩy máu ra khỏi tim.
80 là áp lực tâm trương khi tim được thả lỏng và máu chảy vào tim trở lại.
2 con số này được tính bằng đơn vị milimet thủy ngân (mmHg) và tương tự như cách mà chúng ta đo lượng các loại áp suất khác.
Cả 2 con số này đều cần phải cân bằng nhau, nếu 1 chỉ số cao hơn chỉ số còn lại thì đó cũng là 1 vấn đề không bình thường đang xảy ra, ví dụ tâm thu là 130 (cao) mà tập trương là 79 (thấp) thì được xem là tiền sản giật.
Phân loại Tâm thu Tâm trương
Bình thường
Cao huyết áp 120-139 80-89
Cao huyết áp giai đoạn 1 140–159 90–99
Cao huyết áp giai đoạn 2 ≥160 ≥100
Quay trở lại câu hỏi, bị cao huyết áp có nên tập gym không nàoNếu bạn từng nghiên cứu về tập luyện thể hình chắc hẳn bạn sẽ thấy hơi đối lập vì chúng ta đều biết rằng, khi tập luyện sẽ làm huyết áp tăng lên đúng không nào. Vậy tại sao còn đi tập khi mà đã bị huyết áp cao ?
Một nghiên cứu trong 12 tuần về sự ảnh hưởng của tập luyện đến việc hạ huyết áp chỉ ra như sau:
Nghiên cứu đã tập trung 15 người đàn ông có độ tuổi từ 34-54 tuổi bị huyết áp cao và tập thể dục ít hơn 2 giờ mỗi tuần. Tất cả người tham gia nghiên cứu đều được ngưng sử dụng thuốc điều chỉnh huyết áp trước 6 tuần khi bắt đầu nghiên cứu.
Mức huyết áp cao của các đối tượng nghiên cứu là 140-159/90-99 mmHg hoặc đang ở giai đoạn 1 (theo bảng ở trên). Những người có dấu hiệu nghiêm trọng sẽ được loại trừ.
Sau khi đo đạc các chỉ số, họ được cho tập thể dục 3 lần/tuần và có ít nhất 1 ngày nghỉ giữa 2 ngày tập (Ví dụ 2 – 4 – 6 tập và 3 – 5 – 7 – cn nghỉ).
Các bài tập được nghỉ 1 phút giữa các hiệp và mỗi bài tập được thực hiện 3 hiệp trước khi chuyển sang bài kế tiếp.
Chú ý: Kết quả nghiên cứu này dựa trên loại hình tập luyện phì đại cơ (3 hiệp với 12 lần lặp) và không nói đến các loại hình tập luyện khác như là sức mạnh (Số lần lặp thấp và mức tạ cao) cũng sẽ mang lại hiệu quả tương tự.
Kết quả sau khi nghiên cứu Về hình thểLượng mỡ cùng cơ nạc trước và sau khi nghiên cứu
Sau 12 tuần tập luyện, trung bình họ không có sự khác biệt đáng kể về trọng lượng cơ thể nhưng khối lượng cơ được tăng lên và khối lượng mỡ giảm đi (khoảng 4% mỡ) so với trước khi tập.
Trung bình, các người tham gia thay đổi
Cơ nạc: Tăng thêm 3kg
Mỡ: Giảm đi 4kg
Body fat: giảm 4%
Một kết quả không hề tệ với việc tập luyện mà không thay đổi chế độ ăn uống, trung bình họ giảm được khoảng 200g mỡ mỗi tuần.
Về huyết ápHuyết áp trước và sau khi nghiên cứu
Khối lượng cơ tăng, mỡ giảm là điều tốt mà người bình thường đi tập gym mong chờ, nhưng nó không phải trọng tâm trong nghiên cứu này. Vậy huyết áp ở những người này thay đổi thế nào ?
Cả tâm thu và tâm trương của những người này đều giảm đi sau 12 tuần lần lượt là 16 và 12 mmHg. Mức giảm đủ để chuyển những người bị Huyết áp cao giai đoạn 1 (150/90) sang tiền Huyết áp cao (134/81).
Kết luậnNhư vậy, với 3 ngày tập luyện mỗi tuần trong 12 tuần liên tiếp với người có huyết áp cao ở độ tuổi trung nhiên đã có những thay đổi là giảm được trung bình 16 mmHg tâm thu cho thấy kết quả tốt hơn bất kỳ lối sống nào khác.
Bạn thay đổi bằng cách Mức huyết áp giảm
Tạp gym 3 lần/tuần 16 mmHg
Giảm 2.4g natri trong muối 2-8 mmHg
Tập Aerobic 30 phút hầu hết các ngày trong tuần 4-9 mmHg
Giảm cân 5-10 mmHg/10 kg
Khi huyết áp tâm thu tăng thêm 20 mmHg thì nguy cơ bị bệnh tim, thiếu máu cục bộ,đột quỵ tăng gấp đôi và việc giảm huyết áp tâm thu gần 22 mmHg đã giúp bạn giảm 1 nửa nguy cơ mắc các bệnh này.
Vậy bạn sẽ chọn điều gì ?Qua nghiên cứu bạn đã thấy rõ câu trả lời cho câu hỏi cao huyết áp có nên tập gym không rồi đúng không và bây giờ bạn sẽ có 2 phương án:
Phương án A: Tập luyện ít nhất 3 lần mỗi tuần ngoài việc giảm huyết áp còn hưởng thêm các lợi ích khác như body “ngon” hơn, mỡ ít hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn….
Phương án B: Tiếp tục uống thuốc với chi phí tốn kém và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như ho, chóng mặt, thay đổi vị giác…
Tôi nghĩ rằng bạn đã biết lựa chọn của mình nằm ở đâu rồi đúng không nào ?
Chobanian AV, Bakris GL, Black HR, Cushman WC, Green LA, Izzo JL Jr, Jones DW, Materson BJ, Oparil S, Wright JT Jr, Roccella EJ; Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure. Seventh report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure. National Heart, Lung, and Blood Institute; National High Blood Pressure Education Program Coordinating Committee. Hypertension. 2003 Dec;42(6):1206-52. Epub 2003 Dec 1.
Moraes MR, Bacurau RF, Simões HG, Campbell CS, Pudo MA, Wasinski F, Pesquero JB, Würtele M, Araujo RC. Effect of 12 weeks of resistance exercise on post-exercise hypotension in stage 1 hypertensive individuals. J Hum Hypertens. 2011 Jul 7. doi: 10.1038/jhh.2011.67. [Epub ahead of print]
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Đáp Huyết Áp Thấp Có Uống Được Nấm Linh Chi Không? trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!