Xu Hướng 10/2023 # Đừng Chỉ Suốt Ngày Luộc Và Kho Rồi Kêu Chán Thịt Lợn: 15 Công Thức Siêu Hấp Dẫn Khỏi Cần Nghĩ Hôm Nay Ăn Gì # Top 10 Xem Nhiều | Mfua.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Đừng Chỉ Suốt Ngày Luộc Và Kho Rồi Kêu Chán Thịt Lợn: 15 Công Thức Siêu Hấp Dẫn Khỏi Cần Nghĩ Hôm Nay Ăn Gì # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đừng Chỉ Suốt Ngày Luộc Và Kho Rồi Kêu Chán Thịt Lợn: 15 Công Thức Siêu Hấp Dẫn Khỏi Cần Nghĩ Hôm Nay Ăn Gì được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Thịt ba chỉ rang mắm ruốc

Nguyên Liệu

300 gr thịt ba chỉ

2.5 muỗng canh mắm ruốc Huế

1 muỗng canh đường

3 muỗng canh sả bằm

Ớt, tiêu

Cách làm

Thái nhỏ thịt. Bắt chảo lên bếp, rồi bỏ thịt vào, để lửa vừa nhưng thắng mỡ. Rang thịt cho tới kho thịt vàng, ra bớt mỡ, thơm mùi. Nhưng không bị khô queo.

Bằm sả và ớt, lúc thịt vàng thì bỏ sả ớt vào đảo đều khoảng 2-3 phút cho thơm. Thik cay bao nhiêu thì bỏ bấy nhiêu ớt. Còn ko ăn cay khỏi bỏ ớt.

Món ăn cùng cơm trắng, dưa leo, rau luộc.Ngon tuyệt. Vị mặm ngọt bằng nhau, cay của tiêu ớt, kích thích vị giác lắm ạ. nhưng nói chung là nêm cho vừa vị của gia đình là oke

2. Ba chi lắc sả tắc – rất ngon mà không sợ ngấy

Nguyên liệu:

Thịt ba chỉ

5 lá chanh

2 quả ớt

3 củ sả

3-4 quả quất

Nước mắm

Bột canh

Đường

Ớt bột

Cách làm:

Thịt ba chỉ sát muối rửa sạch để ráo nước. Sả bào mỏng, quất thái lát, lá chanh thái sợi, ớt cắt lát mỏng.

Bắc chảo lên bếp rán vàng thịt ba chỉ đều 2 mặt, khi thịt chín thì thái miếng vừa ăn rồi cho vào một hộp nhựa có nắp.

Cho 2 muỗng nước mắm, 1 muỗng bột canh, 2 muỗng đường, 1/2 muỗng ớt bột, 1 muỗng nước cốt quất vào hộp thịt đã thái.

Tiếp đến cho lần lượt sả, quất, lá chanh, ớt đã thái vào.

Cuối cùng đậy nắm hộp lại và lắc đều hỗn hợp thịt lên, để tầm 15 phút cho gia vị ngấm đều vào thịt là ăn được. Khi ăn thịt có vị chua cay ngọt và hương thơm nồng của lá chanh và sả quất.

3. Thịt băm hấp trứng

Nguyên liệu

Thịt lợn xay: 200gr

Trứng gà: 3 quả

Miến gạo (bún tàu): 20gr

Mộc nhĩ (nấm mèo) khô: 20gr

Hành tây: 1 củ vừa

Gia vị: Nước mắm, muối, hạt nêm, hồ tiêu, đường

Cách làm:

Lấy một tô nước ấm rồi cho mộc nhĩ vào ngâm khoảng 30 phút cho nở mềm, sau đó vớt ra cắt chân. Rửa sạch nấm, thái thành sợi nhỏ mỏng. Miến gạo ngâm vào chậu nước lại cho mềm rồi cắt thành các khúc ngắn. Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, cho lên thớt băm nhỏ.

Đập 2 quả trứng gà cho vào tô, còn quả trứng gà còn lại ta tách lấy lòng trắng cho vào tô, riêng lòng đỏ để vào 1 cái chén khác.

Dùng một âu lớn đổ thịt băm nhuyễn, mộc nhĩ, hành tây, miến vào rồi cho thêm các gia vị như: ½ muỗng cà phê muối ăn, ¼ muỗng cà phê đường, ½ muỗng canh nước mắm, 1 ít tiêu bột, trộn thật đều cho chúng ngấm gia vị.

Chuẩn bị sẵn một cái tô dùng để hấp trứng, phết một ít dầu ăn vào trong lòng tô để chống dính, trút hỗn hợp thịt vừa trộn gia vị vào.

Đặt tô vào nồi hấp cách thủy trong vòng 20 phút cho thịt chín. Trong cách làm món trứng hấp thịt này nếu ta làm với số lượng không nhiều thì ta có thể cho tô vào nồi cơm hấp cho nhanh.

Cuối cùng ta quét một lớp lòng đỏ trứng gà lên trên bề mặt rồi tiếp tục hấp khoảng 30 giây sao cho lớp trứng vừa quết chín đều có màu vàng bắt mắt là được.

4. Thịt băm rang riềng

Nguyên liệu:

Thịt nạc vai băm (phần thịt này lẫn mỡ làm mới ngon còn nạc thăn thì sẽ bị khô)

Riềng xay, hành, tỏi

Nước mắm, bột canh, mỳ chính nếu thích

Cách làm:

Ướp thịt xay với nước mắm bột canh cho ngấm gia vị- Cho dầu ăn vào chảo chiên riềng vàng và giòn lên, khi nào riềng chuyển sang màu cánh gián là được. Vớt ra bát để riêng.

Băm nhỏ hành và tỏi rồi cho vào chảo dầu vừa chiên riềng phi thơm (nhớ gạn bớt dầu ra). Sau đó cho thịt băm đã ướp gia vị vào đảo đều tay cho đến khi thịt xém vàng thì đổ riềng vào đảo cùng. Nêm nếm thêm gia vị theo khẩu vị gia đình và đảo tiếp cho đến khi cả thịt cả riềng quyện vào nhau vàng ươm thơm phức là xong ạ. Múc ra bát và ăn kèm cơm nóng thì hết xảy ý

5. Nem tai trộn thính

Nguyên liệu:

Tai lợn: 400gram (một chiếc tai lợn)

Thính gạo rang sẵn (bột gạo rang)

Rau sống ăn kèm: Kinh giới + rau húng + lá sung hoặc tùy vào sở thích của nhà bạn

Tỏi, ớt, lá chanh, tiêu, nước mắm, gia vị

Cách làm:

Tai heo làm sạch, rửa với chút muối, giấm cho sạch hoàn toàn và hết mùi hôi.

Cho tai vào nồi luộc với một chút giấm để tai thơm, trắng hơn.

Khi tai chín, vớt ra, thả ngay vào tô nước đá để tai được giòn, không bị thâm.

Sau khi tai nguội hoàn toàn, vớt ra, dùng giấy thấm khô rồi thái thành mỏng.

Cho tai vào bát, thêm mắm, bột canh, đường, đeo gang tay vào bóp đều.

Tiếp đến cho tỏi băm nhỏ, ớt thái lát, lá chanh thái chỉ vào trộn đều lần nữa.

Cuối cùng thêm thính vào, vừa thêm vừa bóp để thính ngấm vào tai (không nên đổ cùng một lúc toàn bộ thính vào vì như vậy thính sẽ ngấm không đều) là được. Khi ăn thì cho nem tai ra đĩa, cuốn với lá sung, chấm nước mắm chua ngọt và thưởng thức.

6. Thịt kho trứng cút

Nguyên liệu:

2 kg thịt ba rọi và sườn non

24 quả trứng gà và 20 quả trứng cút

1 l nước dừa, 1,8 l nước lọc sạch

3 củ hành tím, 1 tép tỏi lột vỏ, 1 trái ớt sừng bỏ hạt, 5 g đường vàng

130 ml nước mắm ngon

120 g đường thốt nốt (có thể thay thế bằng 120 g đường phèn)

20 g hạt nêm

Gừng, hành tây, muối, dấm, rượu nấu, dầu ăn

Cách làm:

Thịt ba rọi và sườn non rửa sạch cùng với muối và rượu nấu ăn.

Trứng gà và trứng cút cho vào nồi luộc. Lưu ý thêm vào nồi chút muối và 9 ml dấm, trứng sẽ không bị vỡ và dễ bóc vỏ hơn.

Hành tím, tỏi, ớt sừng, đường vàng giã nhuyễn.

Bắc nồi nước to lên bếp, thêm chút muối, dấm, 2 lát gừng, 1/4 củ hành tây đun sôi lên. Đổ thịt và sườn vào trụng sơ cho ra hết bọt bẩn. Sau khi vớt bỏ bọt bẩn xong trút thịt và sườn ra rổ xả qua nước lạnh.

Rửa sạch từng miếng thịt dưới vòi nước ấm. Làm vậy thịt và mỡ heo sẽ thơm và nước kho thịt sẽ trong, không bị đục, sau đó đổ thịt ra rổ cho ráo nước.

Dùng một cái thau to, bỏ hết thịt và hỗn hợp hành tím, tỏi, ớt sừng, đường vàng đã giã nhuyễn vào (bạn có thể cho thêm 9 ml rượu nấu vào ướp để tạo độ bóng), trộn đều hỗn hợp. Sau đó bỏ hỗn hợp vào ngăn mát tủ lạnh, ướp qua đêm cho ngấm gia vị.

Cho một chút dầu ăn vào nồi rồi bắc lên bếp, cho thịt vào xào qua cho thịt săn lại, sau đó cho 1 l nước dừa và 1,8 l nước lọc sạch. Nêm gia vị và cho nốt trứng gà và trứng cút vào nồi.

Mở lửa lớn cho sôi thật to, vớt sạch bọt. Sau đó vặn lửa nhỏ cho sôi liu riu, trong khoảng 3 tiếng là thịt chín.

Thịt ăn kèm với cơm trắng và dưa muối rất ngon và đưa cơm.

7. Thịt heo chiên xù

Nguyên liệu:

500g Thịt thăn heo

Gừng xay nhuyễn

½ muỗng cà phê bột canh

½ muỗng cà phê tiêu

Bột mì

Bột chiên xù

Trứng gà

Nước sốt Tonkatsu của Nhật (nếu có không thì dùng tương ớt và sốt mayonnaise).

Cách làm:

Lọc bỏ phần mỡ thừa xung quanh viền miếng thịt, cắt thành từng lát dày chừng 1.5-2cm. Sử dụng dụng cụ để dần thịt hoặc bạn có thể dùng sống dao để dần lên bề mặt miếng thịt giúp thịt mềm hơn.

Ép gừng xay nhuyễn qua rây, lọc lấy nước cốt gừng rồi xát nước cốt gừng lên mặt thịt. Tiếp đó, rắc bột canh và hạt tiêu lên cả hai mặt thịt.

Lăn thịt qua bột mỳ, trứng gà, bột chiên xù.

Chiên lửa vừa đến khi thịt chín vàng giòn là được

8. Canh khoai sọ nấu sườn

Nguyên Liệu

300 gr khoai sọ

500 gr sườn

4 củ hành tím

1 ít ngò gai + rau om thái Nhuyễn

Hạt nêm, muối, đường, nước mắm, tiêu xay

Cách làm:

Sườn chặt khúc vừa ăn, rửa sạch, chế nước sôi vào chần sơ cho ra bớt chất dơ! Xả lại dưới vòi nước lạnh để ráo! Cho hết sườn vào nồi thả 2 củ hành tím và xíu muối, đổ nước ngập, đun sôi, vớt bọt cho nước trong, giảm lửa đun tầm 15′ là sườn mềm.

Khoai sọ sau khi gọt vỏ (nhớ đeo bao tay em sợ ngứa), xả sạch dưới vòi nước tầm 1′, cắt miếng vừa ăn rồi cho vào thau nước với vài viên đá lạnh + xíu muối ngâm 5′, sẽ làm khoai trắng không bị thâm và đỡ nhớt ! Sau 5′ vớt khoai ra trụng nhanh qua nước sôi, thế là có ngay một tô khoai xinh xắn không hề nhớt

Đem hành tím còn lại thái lát, cho ít dầu vào chảo phi thơm vàng hành, cho khoai vào đảo cho khoai thơm thật thơm, cho 1 muỗng cơm hạt nêm + 1 muỗng cà phê muối vào đảo cho khoai thấm gia vị thì tắt bếp! Trút nguyên chảo khoai vào nồi sườn, đun sôi lại tầm 10′ thì dùng đĩa chọc nhẹ qua khoai, nếu xuyên qua dễ dàng là khoai đã chín! Lúc này cho 1/2 muỗng cơm đường + 1 muỗng cơm nước mắm nếm lại theo khẩu vị

Múc canh nóng ra tới rắc ít ngò gai + ngò om lên trên, thêm xíu tiêu xay mùi hấp dẫn không chịu được luôn!

9. Thịt ba chỉ rán giòn

Nguyên liệu:

300g thịt ba chỉ

1/2 gói ngũ vị hương

1 củ tỏi (bào nhuyễn)

10ml rượu trắng

10ml giấm

Đường, muối, hạt tiêu

Cách làm:

Cho muối, đường, hạt tiêu, ngũ vị hương, tỏi bào, rượu trắng vào trộn đều với nhau để làm gia vị tẩm ướp.

Các bạn sẽ xoa đều hỗn hợp gia vị ướp lên bề mặt của miếng thịt (trừ phần bì).

Xoa phần muối hạn to lên bề mặt phần bì. Sau đó ướp thịt khoảng 2 tiếng. Chú ý khi ướp các bạn để phần bì lên trên để phần này luôn khô ráo.

Thịt sau khi ướp xong các bạn để cho ráo nước. Sau đó dùng tăm nhọn hoặc kim xiên đều lên toàn bộ bề mặt của miếng bì rồi quét nhẹ giấm lên phần bì này. Cần quét thật nhẹ tay để thịt không bị chua.

Cho một ít dầu ăn vào chảo rồi cho phần bì vào chảo rán trước. Nếu miếng thịt quá to thì các bạn nên cho thịt vào hấp khoảng 15 phút trước khi tẩm ướp để thịt khi quay xong không bị sống.

Khi thấy phần bì đã vàng và giòn rồi thì các bạn lật miếng thịt lại và rán cho đến khi thịt chín đều. Vậy là bạn đã có món thịt ba chỉ chiên giòn rồi.

10. Sườn heo rim chua cay

Nguyên liệu:

500 sườn thăn, chặt thành miếng cỡ 4cm

4 cây hành lá, xắt nhỏ

2 lát gừng

1 nhúm muối

2 tép tỏi, đập dập

45ml dầu ăn

Nguyên liệu làm nước sốt:

30ml sốt cà chua

15ml nước tương

10ml tương ớt

15ml rượu gia vị

30ml nước

Cách làm:

Rửa sạch và ngâm sườn trong nước sạch khoảng 10 phút.

Đun sôi nước nồi, cho sườn vào luộc sơ 1-2 phút cho ra hết bọt bẩn, sau đó rửa sạch sườn lần nữa.

Bỏ sườn vào nồi nước sạch, thêm hành lá, muối và gừng, đun sôi trong khoảng 15 phút hoặc cho đến khi thấy sườn đã hơi nhừ. Tắt bếp, vớt sườn ra.

Trộn đều sốt cà chua, nước tương, tương ớt, rượu gia vị và nước để làm thành sốt chua cay.

Làm nóng chảo trên lửa to, cho dầu vào chảo và phi tổi tới khi thơm rồi bỏ sườn vào chiên vàng đều các mặt.

Đổ hỗn hợp sốt vào chảo sườn, đun trên lửa vừa cho đến khi sốt sánh lại, sườn chuyển ra màu nâu.

Múc ra đĩa thưởng thức, bạn có thể trang trí thêm với hạt mè và hành lá trước khi ăn.

11. Canh dưa chua nấu sườn

Nguyên Liệu

300 gr sườn non

300 gr cải chua

1 trái cà chua

Tỏi băm

Hành lá, ngò

Gia vị muối tiêu đường

Cách làm:

Sườn non mua về rửa với nước muối, rửa lại bằng nước sạch, vớt ra để ráo, sau đó chần qua nước sôi.

Phi thơm hành tỏi với xíu dầu, cho sườn vào với muối, đường, xào sơ. Thêm nước dừa tươi vào hầm mềm khoảng 1h với lửa nhỏ. Phần này có thể làm trước để qua đêm để mỡ đông lại trên mặt, dễ dàng hớt bớt mỡ nếu không thích

Dưa cải rửa sạch, cắt khúc. Nếu dưa muối quá chua thì luộc dưa với nước sôi 5 phút rồi xả nước vài lần để ráo nấu bình thường. Cà chua cắt múi cau

Phi thơm tỏi, cho dưa cải và cà chua vào xào sơ với muối đường cho thấm và mềm.

Trút vào phần nước sườn nấu sôi lại.

Múc canh ra tô, rắc hành ngò ăn nóng với cơm. Chấm với nước mắm trong có vài khoanh ớt.

12. Thịt ba chỉ rang cháy cạnh

Nguyên liệu

Thịt ba chỉ: 400g

Sả: 3 cây

Nước mắm ngon: 1 muỗng

Mắm tôm: 1 muỗng

Đường: 2 muỗng

Hành tím: 1 củ

Bột ngọt: 1 muỗng

Nước hàng: 1 muỗng

Ớt tươi: 2 trái

Cách làm:

Thịt ba chỉ rửa sạch thái miếng vừa ăn, ướp thịt với chút gia vị bột canh.

Cho 1 chút dầu vào chảo rồi phi thơm hành khô băm nhỏ, sau đó cho thịt vào đảo đều, đậy vung cho thịt ra hết mỡ, cứ 2 phút lại đảo 1 lần để thịt xém vàng đều.

Nêm thêm chút nước mắm cho thơm rồi rắc hành lá vào đảo đều 1 lần nữa là xong.

13. Canh hoa chuối bung chân giò

Nguyên liệu:

Bắp chuối chát: 1 trái

Giò heo: 500 gram

Gia vị: hành tím, tỏi, tiêu, muối, nước mắm, bột ngọt, đường, dầu ăn.

Cách làm:

Chân giò chọn phần ống rửa sạch và chặt thành khoanh tròn vừa ăn, trụng qua nước sôi cho bớt hôi.

Cho dầu vào nồi áp suất phi thơm hành băm rồi cho chân giò vào xào săn, nêm 2 thìa nước mắm cho thơm rồi đậy vung hầm trong vòng 10 phút.

Hoa chuối non tước bỏ phần vỏ già rồi rửa sạch, thái sợi nhỏ.

Khi giò heo nhừ thì mở vung cho hoa chuối vào, nên thêm gia vị vừa miệng rồi đậy vung đun lửa vừa cho tới khi hoa chuối chín mềm thì rắc hành lá, lá lốt thái nhỏ vào là xong.

14. Thịt heo kho tiêu xanh

Nguyên Liệu

1 dây thịt ba chỉ

6 cây tiêu xanh

Hành, tỏi

Gia vị

Cách làm:

Thịt sau khi rửa sạch với nước muối, thái miếng vừa ăn.

Đập dập 1 nửa số tiêu xanh (3 cây) hoặc bóp nhẹ hạt tiêu đến khi nghe tiếng tách là được. Hành, tỏi băm nhỏ.

Ướp thịt với bột ngọt, đường, nước mắm, tiêu xanh đập dập, hành + tỏi băm, trộn đều. Ướp tầm 1 tiếng.

Làm nóng chảo, cho dầu ăn, đường để thắng màu, khi đường chuyển sang màu vàng đậm thì cho thịt vào đảo đều đến khi thịt có màu đẹp.

Cho thêm 1 chén nước vào, kho đến khi thịt chín mềm.

Nêm nếm lại cho vừa ăn, cho hết phần tiêu còn lại vào, kho thêm vài phút cho cạn nước rồi tắt bếp.

15. Thịt băm hấp nấm hương

Nguyên liệu

180g thịt lợn băm nhỏ

4-5 nấm hương

Hành lá xắt nhỏ

Gia vị: 15ml nước tương; 15g bột bắp; 5ml dầu; 1.5g tiêu trắng; 1.5g muối; 1.5g đường; 80ml nước

Cách làm:

Nấm hương đem ngâm trong nước ấm cho mềm rồi rửa bỏ bụi bẩn, xắt nhỏ.

Sau đó, cho nấm vào trộn cùng với thịt. Thêm các nguyên liệu là gia vị vào rồi trộn đều.

Cho hỗn hợp thịt vào bát tô rồi đặt vào khay của nồi nước đang đun sôi, hấp trong 9 phút.

Đăng bởi: Bảo Yến

Từ khoá: Đừng chỉ suốt ngày luộc và kho rồi kêu chán thịt lợn: 15 công thức siêu hấp dẫn khỏi cần nghĩ hôm nay ăn gì

Công Thức Luộc Chuẩn Cho Từng Loại Thịt Không Phải Ai Cũng Biết

Bạn nghĩ rằng loại thịt nào cũng chỉ cần rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín là đã đúng và ngon? Luộc thịt sao cho ngon, đúng vị với từng loại tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết.

1. Luộc thịt lợn

Đây là loại thịt luộc đơn giản nhất.

Đun 1 nồi nước với 1 chút dấm + 1 chút muối. Sau khi nước sôi thì cho thịt lợn vào luộc trong 2 phút, tiếp theo bạn vớt thịt ra và rửa sạch. Bước này giúp loại bỏ những chất cặn bẩn, giảm thiểu được chất tạo nạc đối với lợn nuôi tăng trọng.

Đập dập 1, 2 củ hành tím rồi cho vào nồi nước mới cùng 1 ít hạt nêm, bột canh, đun sôi rồi cho thịt vào. Lúc đầu luộc thì bạn để lửa to rồi hạ lửa xuống ở mức vừa. Dùng đũa chọc vào miếng thịt xem chín hay chưa, nếu thịt ra nước hồng là thịt chưa chín.

Thịt đã chín thì bạn vớt ra, nhúng qua vào bát nước nóng, giúp thịt có màu trắng, ngon hơn.

2. Luб»™c thб»‹t gГ

Chọn gà không quá già, xát muối, dấm hoặc chanh làm sạch.

Không giống như luộc thịt lợn, bạn cho gà vào luộc ngay cùng nước lạnh sẽ giúp gà được chín đều từ trong ra ngoài.

Thời gian luộc thường từ 20 – 30 phút tùy từng kích cỡ của gà. Sau khi luộc xong, bạn vớt gà ra và cho vào nước nguội để da gà giòn, pha thêm chút bột nghệ rồi phết đều lên mình con gà để tạo màu vàng đẹp mắt.

3. Luộc thịt bò

Sơ chế thịt bò bằng cách bóp qua với muối để loại bỏ mùi hôi và làm sạch thịt.

Cho 1 củ sả đập dập, 1 chút rượu trắng, vài hạt muối vào nồi nước, đun sôi thì bạn cho thịt vào, luộc khoảng 4 – 5 phút là được.

Mẹo nhỏ: Đối với vị trí thịt lâu chín hơn như gân bò, đùi…bạn thả vào nồi 1 chiếc thìa nhôm hoặc inox thì luộc thịt sẽ nhanh hơn.

4. Luộc thịt vịt

Không chọn thịt vịt già. Làm sạch thịt vịt kĩ càng với muối và dấm vì da vịt hôi hơn các loại thịt khác.

Đun sôi 1 nồi nước, thêm 1 chút muối rồi cho thịt vịt vào. Khi nồi nước sôi, bạn hạ nhỏ lửa, đun thêm vài phút nữa, kiểm tra thịt chín hay chưa bằng việc dùng đũa thử như với thịt lợn.

Những con vịt nặng 1,5 kg thì luộc 25 – 30 phút là hợp lý. Khi tắt bếp bạn cứ để vịt trong nồi đến khi nguội mà không cần vớt ra như với thịt gà, cho thịt mềm hơn.

5. Luộc tôm

Rửa sạch tôm, rút hết chỉ đen trên lưng.

Đun sôi nước cùng vài củ sả đập dập và 1 chút muối, sau đó thả tôm vào luộc trong 2 – 3 phút.

Đăng bởi: Hà Nguyên Xuân Uyển

Từ khoá: Công thức luộc chuẩn cho từng loại thịt không phải ai cũng biết

Top 15 Món Ngon Nha Trang Về Đêm Và Địa Chỉ Ăn Siêu Ngon, Siêu Rẻ

Cùng chúng mình khám phá ngay 15 món ngon Nha Trang về đêm được dân bản địa yêu thích nhất để chuẩn bị cho hành trình khám phá ẩm thực

Cháo lòng

Cháo lòng được bày bán tại các hàng quán ven đường rất dễ nhìn thấy. Bên cạnh cháo lòng ở đây còn bán cháo trắng ăn kèm với trứng bách thảo, thịt ram mặn, trứng vịt muối,…Tất cả đều rất đáng được thưởng thức.

Một vài địa chỉ bán cháo lòng như:

– Cháo lòng cô Hạp (số 12 Lê Lợi)

– Dọc đường Phan Châu Trinh, Thống Nhất, Trần Hưng Đạo,…đều có những hàng quán bày bán.

Bạn có thể thưởng thức món ăn siêu ngon này với giá chỉ từ 10.000đ – 15.000đ cho 1 bát cháo.

Cháo lòng Nha Trang (@builengoctran)

Mì hoành thánh

Mì hoành thánh là món ăn được ưa chuộng bởi du khách khi tới với Nha Trang. Đây là một trong những món ngon Nha Trang về đêm mà bạn nên thử. Cũng như các quán mì hoành thánh khác, quán được mở ra từ người gốc Hoa nên mì rất chuẩn vị. Nước dùng được nấu từ xương ống nên có vị thanh ngọt tự nhiên, sợi mì mềm vừa đủ. Những tiệm mì này thường bán kèm bánh bao kiểu Trung và hủ tiếu mì. Đây cũng là những món rất hợp để ăn khuya vừa ngon miệng lại vừa bụng.

Nếu bạn muốn thưởng thức món ngon này hãy đến với những địa điểm sau:

– Chợ Đầm ăn vặt

– Đường Lê Lợi, Trần Hưng Đạo.

Với giá từ 20.000đ – 30.000đ bạn có thể thưởng thức một tô mì ngon mà lại siêu nhiều đấy!

Mì hoành thánh Nha Trang

Bánh canh

Bánh canh là món ăn được lòng du khách bởi vị đậm đà khó kiềm lòng. Nước lèo được ninh từ xương có vị ngọt thanh. Phần bánh chia thành hai loại bột lọc và bột gạo để khách tùy chọn theo sở thích. Tô bánh canh đầy ụ chả trứng hòa quyện cùng vị hành ngò. Vừa thơm ngon lại hợp khẩu vị với nhiều người. Bánh canh quả thực là một trong những món ăn ngon ở Nha Trang về đêm bạn nên thưởng thức khi đến đây đấy!

Bạn có thể tìm đến những nơi nổi tiếng sau để thưởng thức món ăn này:

– Góc đường Lê Thánh Tôn

– 55 Yersin, Phước Hòa

– 14 Phan Chu Trinh

Giá cả phải chăng, chỉ với 15.000đ – 30.000đ có ngay 1 tô bánh canh hấp dẫn.

Bánh canh chả cá Nha Trang (@cho_cho_co)

Trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn khá kén người ăn nhưng ở Nha Trang lại là món ăn khuya quen thuộc đối với du khách. Bên cạnh đó còn có món trứng cút lộn với nhiều cách chế biến như xào me, chiên bột,…Những quán ăn khuya Nha Trang có bán trứng vịt lộn như :

– 49A Yersin

– Chợ ăn đêm Mã Vòng

Một bữa ăn 2 người với giá từ tầm 30.000đ – 50.000đ cũng rất vừa túi tiền phải không nào?

Trứng vịt lộn siêu ngon tại Nha Trang

Xôi

Có khoảng trên dưới 15 loại, gồm xôi nếp, xôi gấc, xôi vò, xôi thịt, xôi gà,…Có thể chọn các món ăn kèm như thịt nướng, lạp xưởng, trứng cút,…Với giá từ 10.000đ – 20.000đ một gói xôi, ngay tại khu chợ Mã Vòng, bạn đã có thể thưởng thức món ngon này rồi đấy.

Xôi các loại dành cho bữa khuya

Cơm chiên xá xíu

Đối với người Việt thì cơm là món quen thuộc, không thể thiếu. Tại Nha Trang món cơm chiên xá xíu cũng rất nổi tiếng vì vừa mang nét quen lẫn lạ. Đĩa cơm rang xá xíu đầy đặn với hạt cơm rang vàng ruộm lấp đầy bởi những miếng xá xíu thơm lừng. Quả là một món ngon khiến người ta không thể nào kiềm chế được khi đến với Nha Trang.

Món cơm chiên xá xíu này được du khách ghé thưởng thức nhiều nhất tại địa chỉ số 22 Thái Nguyên. Nơi đây nổi tiếng từ lâu, bên cạnh món cơm chiên còn có hủ tiếu. Đây cũng là quán ăn đêm Nha Trang được thực khách ghé đến thường xuyên mỗi khi đến với thành phố biển xinh đẹp này. Với giá chỉ từ 25.000đ – 35.000đ bạn đã có thể thưởng thức một đĩa cơm đầy ụ rồi đó.

Cơm chiên xá xíu (@kelvinphoto)

Bún riêu

Các địa chỉ bán bún riêu nổi tiếng tại Nha Trang phải nhắc đến đó là:

– Bún riêu cua cô Ba (số 36 Ngô Đức Kế)

– Bún riêu cua đồng Nha Trang (số 31 Tô Hiến Thành)

– Bún riêu cô Sáu (số 21 Lê Chân)

Một tô bún hấp dẫn ở đây có giá chỉ từ 20.000đ – 30.000đ chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng đó.

Bún riêu ngon tại Nha Trang cho các tín đồ ăn đêm (@cuahang2h)

Đồ nướng

Lượn một vòng quanh Nha Trang, bạn sẽ nhận ra một điều là ở đây người ta mở ra rất nhiều quán nướng. Đồ nướng được nhiều người lựa chọn bởi là món dễ ăn và hợp với khẩu vị người Việt nhất. Thịt, cá hay hải sản được ướp đậm đà rồi bỏ lên bếp than hồng nướng nức mùi thơm phức. Khiến cho bất cứ ai đi qua cũng không thể kìm lòng được. Vào những buổi tối thời tiết Nha Trang mát mẻ, nhâm nhi chút đồ có cồn ăn kèm đồ nướng và ngắm cảnh đẹp nơi đây thì tuyệt vời biết bao nhiêu.

Những địa chỉ bán đồ nướng nổi tiếng tại Nha Trang bạn có thể tham khảo đó là:

– Quán nướng Đá Núi Lửa – quán ăn đêm Nha Trang nổi tiếng (số 18 Cao Xuân Huy, Phước Hải)

– Beer Tô Nướng Ngói (số 114 Mai Xuân Thưởng, phường Vĩnh Hải)

– Bò nướng Lạc Cảnh (số 44 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Xương Huân)

Với khoảng 100.000đ mỗi người bạn đã có thể thỏa thích thưởng thức những món nướng ngon tuyệt này rồi đấy!

Đồ nướng Nha Trang (@foodynhatrang)

Ốc cay

Ăn khuya Nha Trang nên ăn món gì? Nha Trang là nơi có miền biển dài và đẹp. Thế nên món ốc cay ở đây không thể nào không nhắc đến. Ốc chuẩn hương vị biển, ăn hoài vẫn không bị ngấy hay chán. Có hơn 20 loại ốc với mỗi vị ngon ngọt khác nhau, du khách có thể lựa chọn thoải mái. Cách chế biến công phu đặc biệt là nước chấm siêu ngon làm mê đắm thực khách.

Có rất nhiều nơi từ nhà hàng đến các hàng quán ven đường đều có bán ốc cay như:

– Quán ốc Suri (số 115 Nguyễn Thái Học)

– Quán hẻm Ốc (số 89/5 Vân Đồng)

– Quán ốc Hàn Thuyên (số 10B Hàn Thuyên)

Ốc cay Nha Trang

Bánh căn

Nha Trang là một trong những nơi có món bánh căn ngon nhất. Bánh căn dường như đã trở thành đặc sản nơi đây. Nếu bạn muốn chọn món ăn khuya thì bánh căn la gợi ý hàng đầu. Hương vị đậm đà của nước chấm cũng dưa chua, rau sống ăn kèm với cái bánh giòn rụm. Nghe thôi đã muốn thưởng thức ngay phải không nào?

Đặc biệt ở Nha Trang người ta thường đúc bánh căn với hải sản như hến, tôm, mực, ốc,…khiến mùi vị bánh căn trở nên rất đặc trưng và thơm ngon, hấp dẫn.

– Bánh Căn Xóm Bóng (Trần Kim Hùng, P. Vĩnh Thọ)

– Bánh Căn Xíu Mại Bình Dân (1204 Đường 2 Tháng 4)

– Bánh Căn Cô Lan (107 Đường 2 Tháng 4, P. Vạn Thắng)

Một đĩa bánh căn thường từ 15.000đ – 30.000đ đầy ụ, thưởng thức một lần, hương vị vẫn đọng lại mãi.

Bánh căn Nha Trang

Bún sứa

Bún sứa Nha Trang – một món ăn đặc trưng miền biển được rất nhiều du khách biết đến và mong muốn có thể một lần được thưởng thức. Khi thời tiết bắt đầu nóng lên, sứa là món ăn ngon, bổ, mát và có tính giải nhiệt cao nên rất được ưa chuộng.

Những quán bún sứa nổi tiếng tại Nha Trang phải kể đến như:

– Quán Năm Beo (B2 chung cư Phan Bội Châu, TP. Nha Trang)

– Quán Nguyên Loan (số 123 Ngô Gia Tự)

– Quán bún lá Cây Bàng (số 6 Hàn Thuyên)

– Quán bún cá, sứa, bánh canh cua ngã tư Yersin – Bà Triệu

Tô bún ngập sứa đậm vị với giá chỉ từ 20.000đ – 30.000đ. Chắc chắn thử một lần sẽ khiến bạn khó lòng quên được hương vị này.

Bún sứa – đặc sản Nha Trang (@allyle)

Bánh xèo

Bánh xèo tại Nha Trang cũng là món ăn khuya được nhiều du khách yêu thích, lựa chọn. Chiếc bánh tròn vừa, giòn rụm vàng ươm đẹp mắt. Vị dai dai của hải sản cùng với nước chấm vừa miệng. Cuốn cùng bánh tráng và rau sống sẽ khiến thực khách thổn thức khi ăn.

Những quán bánh xèo về đêm nổi tiếng tại Nha Trang bạn nên ghé tới:

– Bánh xèo chảo tôm mực ( 79 Hoàng Diệu)

– Bánh xèo cô Tám ( 06 Tháp Bà )

– Bánh xèo ( 52 Phan Bội Châu )

– Quán bánh xèo Bà Bảy – (ngay góc ngã ba Lê Thành Phương – Trần Quý Cáp)

– Quán bánh xèo Bạch Đằng – Hẻm 172 Bạch Đằng

Bạn có thể thưởng thức vừa bụng món ăn đặc sản Nha Trang này với giá chỉ khoảng 10.000đ/chiếc bánh, quá rẻ phải không nào?

Bánh xèo chảo Nha Trang (@bossladyatl)

Nem nướng, chả giò

Nem nướng là món đặc sản Nha Trang. Cũng là món ngon Nha Trang về đêm không thể bỏ qua nếu bạn có dịp đến đây. Những cây nem thơm ngon, giòn giòn ăn kèm với rau sống, bánh tráng. Điểm cộng to đùng là nước chấm siêu hấp dẫn, sẽ khiến bạn thích thú ngay từ những miếng đầu tiên. Tại các quán nem nướng này thường bán kèm chả giò, bạn cũng nên thử qua vì đây cũng là lựa chọn ăn khuya rất thích hợp đấy!

Một số quán ăn ngon rẻ ở Nha Trang nổi tiếng với món nem nướng bạn có thể tham khảo đó là:

– Quán nem nướng Ngọc Tiên (số 59 Lê Thành Phương)

– Quán nem nướng Bà Sáu (số 02 Tô Vĩnh Diện)

– Quán nem nướng Nhã Trang (số 39 Nguyễn Thị Minh Khai)

– Quán nem nướng Vũ Thành An (số 15 Lê Lợi)

Mỗi người đến đây chỉ cần bỏ ra từ 50.000đ – 100.000đ là có bữa ăn nem nướng no nê và ngon miệng.

Nem nướng – đặc sản Nha Trang (@_nnghn)

Hải sản

Có rất nhiều nơi bán hải sản đặc biệt là dành cho du khách tìm kiếm các quán ăn đêm Nha Trang như:

– Quán Hải sản Nhật Phong 3 (63B Cù lao Trung, phường Vĩnh Thọ)

– Hải sản Bờ Kè Quán (số 52 Cù Huân)

– Hải sản bình dân Nhà Tôi (số 04 Ngô Quyền)

– Hải sản Gió biển Nha Trang (số 10 Phạm Văn Đồng)

Với giá từ 100.000đ – 300.000đ một người, bạn có thể thỏa thích thưởng thức những món đặc sản tươi ngon này.

Hải sản tươi ngon ở Nha Trang

Bánh mì

Lựa chọn bánh mì để ăn đêm là lựa chọn đơn giản, nhanh gọn lại thích hợp nhất. Bánh mì Nha Trang vì thế lại chiều lòng du khách tìm kiếm đồ ăn đêm. Bánh mì ở đây được chế biến theo công thức không có bơ khiến bạn không bị ngấy. Thay vào đó là ổ bánh mì với lớp vỏ giòn rụm, thơm lừng. Bạn có thể bắt gặp nhiều nơi bán bánh mì ven đường Lê Lợi hay Hoàng Diệu, Trần Hưng Đạo, Thống Nhất,…

Món ăn dân dã này có giá từ 10.000đ – 15.000đ một ổ tùy theo sở thích của bạn. Một món ăn vừa ngon rẻ lại tiện lợi thế này thì ngại gì mà không thử phải không nào?

Bánh mì – món ăn khuya tiện lợi tại Nha Trang (@_thedinnerpartyproject_)

Lưu ý khi ăn khuya tại Nha Trang

Món ăn khuya tại Nha Trang đa dạng, phong phú là vậy tuy nhiên với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm du lịch Nha Trang thì nên lưu ý một số mẹo sau:

– Hãy chọn ăn ở các hàng quán ven đường vì ở đây thường bán rất khuya. Bạn sẽ dễ dàng hơn để tìm được món mình muốn ăn khi đến đây.

– Bạn cũng không nên mang theo quá nhiều tiền mặt khi ra đường vào buổi tối muộn, vì món ăn thường rất rẻ và hợp túi tiền. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bảo quản tài sản của mình cẩn thận để tránh trường hợp bị mất cắp xảy ra.

– Không nên ăn quá no, để tránh trường hợp khi về lại khó ngủ. Giấc ngủ là điều cần thiết cho cơ thể sau một ngày dài rong chơi và chuẩn bị tinh thần cho ngày hôm sau.

Mau mau đặt ngay cho mình các tour Nha Trang khuyến mại hoặc combo du lịch Nha Trang tiết kiệm đã gồm vé máy bay đi Nha Trang và khách sạn Nha Trang tại chúng mình để có cơ hội khám phá trọn vẹn ẩm thực và cảnh đẹp nơi đây thôi nào!

Admin chúng mình

Nguồn ảnh: Instagram, Internet

Đăng bởi: Dương Nguyễn Thùy

Từ khoá: Top 15 món ngon Nha Trang về đêm và địa chỉ ăn siêu ngon, siêu rẻ

Top 11 Món Ăn Chế Biến Từ Thịt Lợn Xuất Sắc Nhất

Thịt băm bọc trứng luộc

Món thịt bọc trứng sốt nước tương bếp nhà Trúc!

Cho thịt ra bát, thêm chút rượu nấu ăn vào trộn chung. Lấy một ít thịt đã trộn ấn dẹt rồi cho trứng cút vào giữa.Bọc kín lại sau đó xếp thịt bọc trứng cút ra đĩa. Đặt đĩa thịt bọc trứng cút vào nồi hấp sôi khoảng 10 phút là chín.Thịt bọc trứng cút sau khi hấp sẽ tiết ra nước, đổ phần nước thịt vào chảo, thêm chút nước lọc và nước tương vào đun sôi sau đó đổ chút bột năng đã hòa nước vào đun chung cho sốt hơi sánh lại là được. Đổ nước sốt lên đĩa thịt bọc trứng hấp, rắc hành lá thái nhỏ lên là xong.

Thịt heo trộn chua ngọt

Món thịt luộc quen thuộc sẽ trở nên ngon miệng bất ngờ khi bạn biến nó thành món thịt trộn chua ngọt đấy. Thịt rửa sạch cho vào nồi nước rồi thêm chút gừng và rượu vào luộc chín. Thịt sau khi luộc chín thì thái lát vừa ăn. Dưa chuột, rau mùi rửa sạch, mộc nhĩ ngâm mềm, rửa sạch rồi luộc chín, thái mộc nhĩ thành miếng vừa ăn. Dưa chuột đập dập rồi thái miếng, cho dưa vào bát, thêm chút muối, trộn đều. Đổ nước tương, dầu mè, dầu ớt, giấm, đường vào bát trộn đều. Cho thịt luộc vào tô rồi thêm dưa chuột, mộc nhĩ, rau mùi, ớt thái nhỏ, tỏi băm vào. Cuối cùng đổ nước tương vừa pha vào trộn đều, thêm chút vừng rang chín vào là hoàn thành.

Thịt lợn rang cháy cạnh

Thịt Heo Rang Cháy Cạnh – Cách rang thịt ba chỉ ngon như nhà hàng

Không cần tốn quá nhiều thời gian mà vẫn có được món ăn mặn, hấp dẫn, thịt rang cháy cạnh đang là món ăn được ưa chuộng nhiều ở bữa cơm gia đình Việt. Nguyên liệu cũng khá đơn giản, chỉ cần chuẩn bị thịt ba chỉ, hành củ và hành hoa, hạt tiêu. Cách làm rất đơn giản mà cô nàng nào vụng cũng có thể làm được nhanh chóng, đun sôi 1 -2 thìa dầu ăn cho thịt vào đảo đều rang cháy cạnh thịt săn lại thì gia vị, cùng 1 thìa đường vào, đảo đều đến khi miếng thịt có màu vàng cánh gián thì cho thêm hành hoa và sử dụng được. Món ăn đơn giản này ăn cùng với cơm nóng, canh rau ngót thì rất được “lòng” các ông chồng, khiến bà mẹ chồng phải gật gù khen ngon, tiết kiệm thời gian làm nhiều công việc khác.

Thịt lợn xiên nướng

Cách làm thịt xiêng nướng đúng cách nhất

Thịt heo mua về rửa sạch, cắt miếng mỏng vừa ăn, khoảng 3-4mm. Không nên cắt dày quá khó xiên và không cắt mỏng quá thịt sẽ bị vụn khi rút khỏi xiên nướng. Riềng, sả, nghệ, tỏi và hành tím bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhỏ rồi cho vào cối giã nhuyễn. Cho thêm hạt ngò và mè vào giã chung. Sau đó cho 1 nhúm nhỏ tiêu vào. Pha các nguyên liệu của nước ướp thịt vào một chén nhỏ, sau đó bỏ hỗn hợp hành, sả, tỏi…đã giã nhuyễn vào, trộn đều. Cho hỗn hợp trên vào tô thịt heo và trộn đều. Ướp thịt trong khoảng từ 1-2 tiếng cho thịt thật ngấm gia vị. Trong thời gian ướp có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Trong lúc ướp thịt, mang xiên tre ngâm vào nước lạnh từ 30p -1 tiếng để khi nướng xiên tre sẽ không bị cháy.

Sau thời gian ướp, thịt đã thấm gia vị, lấy từng miếng thịt rồi xiên theo kiểu gấp khúc vào que tre đã ngâm nước. Dùng tay xoắn cho xiên thịt tròn đều. Xiên thịt khoảng ¾ của que tre. Tiếp tục làm cho đến khi hết số thịt. Thịt heo xiên nướng bằng than là ngon nhất. Cho than vào lò nhúm và quạt than cho than cháy đượm hồng rồi xếp thịt heo xiên lên vỉ. Tiếp tục quạt than, vừa quạt vừa nhanh tay trở các xiên thịt. Trong khi nướng quét nước ướp thịt còn lại cho tới khi xiên thịt chín vàng. Khi thịt chín vàng đều, dậy mùi thơm là thịt đã chín. Thịt heo xiên nướng ăn kèm với cơm gạo tấm hoặc

Thịt lợn quay

Các bước làm thịt quay đơn giản nhưng hấp dẫn

Thịt heo xay nhồi cà tím

Cùng làm thịt heo xay nhồi cà tím siêu ngon

Món ăn này thì dễ làm với những nguyên liệu đơn giản. Nguyên liệu gồm có quả cà tím tròn, thịt lợn xay, mắm, mì chính, hành lá. Cà tím cắt cuống, bổ dọc đôi quả cà rồi cho vào nước ngâm, bỏ chút muối. Thịt ướp: 2 thìa cafe nước mắm + 1 thìa cà phê mì chính + hành lá thái nhỏ. Trộn đều ướp 5 phút. Khía cà theo hướng dọc để lộ khe, không được làm đứt miếng. Nhồi thịt vào các khe quả cà đã khía. Xếp các miếng cà vào nồi hấp cách thuỷ. Sau khi nước sôi để nhỏ lửa hấp tiếp 5 phút. Cà chuyển màu tím nhạt là đã chín.

Sườn xóc tỏi

Cách làm sườn xóc tỏi đặc sắc cực ngon và thu hút

Sườn non mua về rửa sạch với nước muối để khử mùi tanh, dùng khăn giấy thấm khô và chặt sườn thành những miếng vừa ăn. Ướp sườn với 1 muỗng canh nước mắm, ½ muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, một ít hạt tiêu và ½ muỗng cà phê hạt nêm. Trộn đều các gia vị cùng thịt rồi để ướp chừng 30 phút cho sườn ngấm gia vị. Tiếp theo, đổ khoảng 2 muỗng canh bột năng vào tô, nhúng các miếng sườn vào bột năng sao cho bột bám đều các mặt.

Bắc chảo hoặc nồi nhỏ lên bếp, thêm 1 muỗng dầu ăn vào đun nóng. Khi dầu đã nóng già thì thả từng miếng sườn vào chiên vàng 2 mặt. Trong một bát nhỏ cho vào 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng nhỏ đường và khuấy đều. Làm nóng chảo trên bếp cùng 1 chút dầu ăn, khi dầu nóng già bạn đổ sườn vào đảo đều, sau đó cho hỗn hợp nước mắm vào đảo. Đun liu riu cho đến khi sườn thấm chín mềm, gia vị đã ngấm thì cho tỏi vào xóc đều rồi nhanh tay tắt bếp.

Thịt lợn om chuối

Nấu thịt ngon nhất bằng cách om chuối

Thay vì sử dụng thịt ếch khá “mắc” tiền, bây giờ ếch lại được nuôi nhiều khiến thịt bã không ngon ta nên sử dụng thịt lợn để thay thế. Thịt ba chỉ hoặc thịt nạc vai là loại thịt được sử dụng trong món ăn này, thịt không quá mỡ vừa dai lại có độ mềm vừa phải ăn rất ngọt. Thịt thái miếng vừa ăn, xào cho săn lại trong lửa lớn thêm ước cùng chuối, đậu om nhỏ lửa, nước vừa cạn, chuối mềm sệt sệt cho thêm tía tô là món ăn hoàn tất. Mùi vị rất dậy hương vị đồng quê, ngon chẳng kém gì thịt ếch. Miếng thịt không bị khô hòa quyện cùng chuối, đậu món ăn thơm ngon rất đưa cơm.

Ruốc

Cách làm ruốc đơn giản cho người lớn

Rửa sạch thịt thăn với nước muối loãng và nước lạnh nhiều lần. Cắt thịt thành từng khúc nhỏ và dài theo chiều của thớ thịt. Dùng khăn thấm thịt khô hoặc để thịt ráo nước trước khi ướp. Băm nhỏ củ hành tím, trộn đều với 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh đường và 1 ít tiêu. Cho hỗn hợp trên vào thịt thăn, trộn đều trong 1 – 2 phút. Đem thịt đi phơi nơi có nắng để thịt săn và sậm màu lại, khi làm ruốc sẽ không cần bước tạo màu.

Bắt nồi hấp lên bếp, cho nước cùng một ít muối ăn, hạt nêm, nước mắm và một chút giấm trắng vào. Nước sôi thì cho xửng hấp đã để sẵn thịt lên trên vào, hấp đến khi thịt chín hoàn toàn thì tắt bếp.

Cho thịt vào cối hoặc bịch nilon, dùng chày giã, đập thịt tơi ra thành từng miếng nhỏ là được. Thịt đã giã nhỏ cho vào chảo chống dính, sao liên tục trong 5 – 10 phút thì tắt bếp. Cho thịt đã sao ra cối hoặc bịch nilon, giã 1 lần nữa để thịt bông đẹp hơn. Thịt đã giã lần 2 cho lại vào chảo, sao thêm 5 – 10 phút hoặc đến khi ruốc lợn khô hoàn toàn là được.Lưu ý, khi sao thịt nên để lửa vừa hoặc nhỏ để không cháy đáy chảo, làm thịt bị ám mùi.

Thịt lợn kho trứng

Cách nấu thịt kho trứng chuẩn vị đầu bếp thượng hạng

Món ăn đậm vị miền Nam rất được yêu thích, không chỉ các gia đình trong đó mà còn làm vừa lòng tất cả những người thưởng thức. Món ăn này có đặc điểm là dùng nước cốt dừa để kho thịt, khiến thịt có vị ngọt thơm tự nhiên. Sử dụng trứng vịt cỏ, to vừa phải, thịt ba chỉ hoặc thịt mông thái miếng vuông. Trứng sau khi luộc lột vỏ cho vào cùng hỗn hợp thịt đã xào cùng hành phi từ từ trước, thêm nước hàng, nước cốt dừa sâm sấp mặt thịt và trứng, thêm gia vị súp, mì chính để món kho đậm đà.

Trứng cuộn thịt xay

Cách làm trứng cuộn thịt xay chuẩn vị nhất

Đăng bởi: Hoài Nguyễn

Từ khoá: Top 11 món ăn chế biến từ thịt lợn xuất sắc nhất

20 Công Thức Món Ngon Dễ Nấu Từ Thịt Bò, Dành Ăn Hàng Ngày Hay Đãi Khách Đều Hết Ý

Thịt bò không chỉ ngon mà còn giàu dinh dưỡng. Vậy nên các món ăn từ thịt bò thường xuất hiện trong mâm cơm của mọi gia đình, đặc biệt là vào những dịp có khách đến chơi nhà.

1/ Nộm rau muống trộn bò giòn giòn

Nguyên liệu:

1 bó rau muống tươi non

100g thịt bò mềm

500g lạc, 1 quả chanh, 3 nhánh tỏi, 3 quả ớt, 3 thìa nhỏ nước mắm, 2 thìa nhỏ đường, 1 thìa mì chính

Cách làm:

Bước 1: Rau muống rửa sạch, luộc với ít muối, rau muống vừa chín tới thì vớt ra để ráo, cho vào chậu nước đá sạch để rau giòn. Trong thời gian này, bạn pha nước mắm với chanh, tỏi, ớt, đường… Sau đó vớt rau muống ra để ráo.

Bước 2: Thịt bò rửa sạch, thái mỏng. Sau đó xào chín thơm với tỏi, tắt bếp. Lúc này tiếp tục cho rau muống vào cùng lạc rang, trộn đều rồi cho món ăn ra dĩa.

2/ Thịt bò nướng cay

Nguyên liệu:

500g thịt mông bò

1 thìa mật ong, 2 thìa dầu mè, 1 thìa ớt bột, ½ thìa hạt nêm, ½ thìa ngũ vị hương, 1 thìa đầu hành băm

Cách làm:

Bước 1: Thịt bò rửa sạch, lau khô, thái miếng lớn mỏng vừa để nướng. Cho thịt vào âu, trộn đều với các gia vị kể trên, đợi 30 phút để thịt ngấm gia vị.

Bước 2: Làm nóng lò nướng ở 200 độ C. Sau đó xếp thịt lên vỉ, nướng từ 15-17 phút là thịt chín. Món này ăn kèm với rau xà lách, dưa leo là đúng chuẩn.

3/ Thịt bò sốt vang

Nguyên liệu:

500g thịt bò

1 nhánh gừng, 5 tép tỏi, 1 củ cà rốt, 2 quả cà chua, 4 củ khoai tây, 1 củ hành tây, 1 chén rượu vang đỏ, tương cà, gia vị

Cách làm:

Bước 1: Thịt bò mua về chị em khử mùi với ít rượu, sau đó thái miếng vuông vừa ăn. Tiếp đó sơ chế các nguyên liệu kể trên. Ướp thịt bò với gừng băm, 3 thìa nước mắm, 1 ít đường,1 ít ngũ vị hương, ít rượu vàng và 1 thìa sốt cà chua.

Bước 2: Cho dầu ăn vào chảo nóng, tiếp đó cho cà chua vào đảo đều, tiếp đó cho thịt bò vào xào cùng, thêm 2 bát nước con ấm, hầm tầm 20 phút thì cho cà rốt, khoai tây, hành tây vào hầm cùng đến khi mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn là hoàn thành. Món này nên ăn kèm với bánh mì sẽ vô cùng ngon.

4/ Thịt bò bọc nấm

Nguyên liệu:

500g thịt bò xay

5 cây nấm hương (đông cô)

Gia vị ướp bò: 1 thìa đầu hành băm, 3 thìa xì dầu, 3 thìa đường, 3 thìa bột gạo, 2 thìa tỏi băm, ít hạt tiêu, dầu vừng.

Nước sốt: 3 thìa nước, 1 thìa tương, 1 thìa dầu mè, 1 ít mật ong

Cách làm:

Bước 1:Cho gia vị vào bò ướp 30 phút cho thấm. Nấm rửa sạch, bổ dọc thành từng thanh. Khi thịt bò đã ngấm, bạn mang bao tay, lấy từng ít bò bọc xung quanh từng thanh nấm, để chừa phần đầu và chân nấm.

Bước 2: Cho gia vị làm nước sốt trộn đều trong bát. Cho dầu vào chảo chiên vàng các thành bò. Sau cùng cho nước sốt vào đun sôi đến khi sệt sệt, thi thoảng đảo bò lên để bò ngấm gia vị là được.

5/ Bò lúc lắc

Nguyên liệu:

500g thịt bò

⅓ củ hành tây, ½ quả ớt chuông đỏ, 12/ quả ớt chuông vàng, 1 nhánh hành lá, 2 tép tỏi, 1 trái ớt sừng, một ít bơ

Gia vị: 1 thìa dầu hào, 1 thìa dầu mè, 1 thìa xì dầu, 1 thìa đường, ½ thìa tiêu pha sẵn trong 1 chén.

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu (ớt chuông thái miếng vừa ăn, tỏi đập dập, ớt sừng thái lát, hành cắt nhỏ). Thịt bò rửa sạch, thấm khô, cắt khúc vừa ăn. Sau đó ướp với ⅓ gia vị, 1 thìa tỏi băm trong 30 phút đến 1 tiếng để bò ngấm.

Bước 2: Cho dầu vào chảo, áp chảo thịt bò với lửa lớn đến khi thịt cháy sém cạnh 2 mặt thì tắt bếp. Tiếp ở chảo, thêm ít dầu, cho hành tây vào xào 1 phút, tiếp đó là ớt chuông xào 2 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn, cuối cùng cho bò vào, đổ phần gia vị còn lại vào, khi gia vị thấm thì cho bơ, hành lá và ớt sừng vào xào tầm 2-3 phút thì tắt bếp là hoàn thành.

6/ Bún bò xào

Nguyên liệu:

500g thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng

1 thìa dầu hào, 2 thìa xì dầu, 1 thìa đường, ½ thìa tiêu, 1 thìa dầu mè, 3 tép tỏi băm nhỏ, 1 củ hành tím băm nhỏ, ½ củ hành tây thái múi, 1 trái ớt sừng thái lát, hành lá thái khúc.

Nguyên liệu ăn kèm: bún, lạc rang, rau sống, đồ chua…

Nước chấm gồm: 2.5 thìa nước mắm + 2 thìa đường + 1.5 thìa nước cốt chanh + 7 thìa nước cho vào 1 chén + 1 thìa ớt tỏi băm là hoàn thành.

Cách làm:

Bước 1: Ướp thịt bò với gia vị (tiêu, xì dầu, dầu hào, ⅓ hành tím và tỏi băm), trộn đều, ướp trong 30 phút cho bò ngấm.

Bước 2: Cho 2 thìa dầu vào chảo, phi thơm với hành và tỏi băm, sau đó cho bò vào xào nhanh với lửa lớn. Khi bò chín tới thì cho tất cả gia vị còn lại vào, cuối cùng là hành tây, ớt và hành lá rồi tắt bếp.

7/ Bò kho dưa

Nguyên liệu:

500g thịt bò thăn

300g dưa chua

3 quả cà chua bổ múi cau

1 củ hành tím băm nhỏ, hành lá cắt khúc, gừng thái sợi

Gia vị

Cách làm:

Bước 1: Thịt bò rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp với gừng thái sợi, hành khô, chút bột nêm, hạt tiêu trong 20 phút để bò ngấm. Dưa chua mua về chị em rửa sạch (có thể tự làm bằng dưa cải)

Bước 2: Cho dầu vào nồi, phi thơm với hành củ băm nhỏ, xào nhanh tay với bò đến khi bò săn lại thì cho ra dĩa. Tiếp ở nồi đó, chị em có thêm ít dầu, dầu nóng thì thả cà chua vào đảo đều, kế đó là dưa chua, phần bò đã xào, thêm ít nước xâm xấp, kho nhỏ lửa đến khi bò mềm là tắt bếp.

8/ Cơm tỏi thịt bò rán

Nguyên liệu:

300g thịt bò

1,2 tép tỏi băm nhỏ

1 bát cơm, 1 quả ngô (bắp), ít hành lá, bơ, nước sốt thịt nướng

Cách làm:

Bước 1: Ngô gọt lấy hạt, cho vào bát trộn với bơ rồi cho vào lò vi sóng tầm 1 phút 30 giây. Phi tỏi trong chảo, rán sơ bò cho cháy xém là được.

Bước 2: Cho cơm vào giữa bát, xếp thịt xung quanh, rắc ngô lên trên, thêm hành lá, cuối cùng rưới nước sốt thịt nướng là hoàn thành. Khi ăn bạn chỉ cần trộn đều là được.

9/ Thịt bò xào miến

Nguyên liệu:

170g thịt bò, 100g cải bó xôi, 3 cây hành lá cắt khúc, 300 miến

3 tép tỏi băm nhỏ, 1 củ hành thái lát mỏng, 1 củ cà rốt thái sợi, 1 trái ớt thái sợi, 4 tai nấm hương thái lát mỏng.

1 thìa đường, 1 thìa tiêu, một ít nước tương, 1 thìa dầu mè

Cách làm:

Bước 1: Thịt bò ướp với 1 tép tỏi băm, 1 thìa đường, ¼ thìa tiêu, 1 thìa nước tương và 1 thìa dầu mè.

Bước 2: Chần miền trong nước sôi 7 phút, vớt ra sau đó nêm thêm 1 thìa dầu mè, 1 thìa nước tương, 2 thìa đường.

Bước 3: Cho dầu vào chảo, dầu nóng thì cho hành tây, cà rốt xào chín tới. Cho thêm vào chảo nấm hương, cải bó xôi, hành lá đảo đều đến khi chín thì cho ra khỏi chảo. Tiếp đó thêm dầu vào chảo xào chín thịt bò trên lửa lớn, tiếp đó cho phần miến, rau vào đảo đều, nêm thêm ít tiêu, đường, nước tương và dầu mè vừa ăn. Cuối cùng cho miến ra dĩa là hoàn thành.

10/ Bò kho gừng

Nguyên liệu:

400g bắp bò

1 củ gừng, 4 cây sả, 1 củ hành tím, gia vị (nước mắm, tiêu, ớt bột, hạt nêm…)

Cách làm:

Bước 1: Bò rửa sạch, lau khô, thái khúc vương vừa ăn. Gừng cạo vỏ, thái sợi. Sả bỏ vỏ già, chẻ nhỏ dọc thân, hành tím thái mỏng.

Bước 2: Cho dầu ăn vào chảo phi thơm với hành, sau đó cho thêm gừng, sả phi thơm tầm vài phút thì cho bò vào xào săn ở lửa lớn đến khi bò mềm. Tiếp đó nêm thêm 2 thìa nước mắm, ⅓ thìa tiêu, 1 thìa ớt bột và ít bột canh sao cho vừa ăn, cuối cùng thêm ít hành là được.

11/ Bò cuộn nấm kim chi

Nguyên liệu:

300g thịt bò thái lát mỏng

1 túi nấm kim chi

Gừng, tỏi, muối, hạt nêm, tương, dầu hào, ít rượu…

Cách làm:

Bước 1: Nấm mua về chị em rửa sạch với nước, để ráo. Thịt bò ướp với nước tương, ít muối, dầu hào, gừng, tỏi trong 30 phút để bò thấm gia vị.

Bước 2: Thịt bò trải thành từng miếng, cho từng nhúm nấm kim chi vào cuộn tròn, gói lại bằng 1 sợi hành (hành lá luộc sơ để dai hơn). Sau đó cho bò nướng trên bếp than, bò chín thì cho ra dĩa là hoàn thành.

12/ Thịt bò viên khô

Nguyên liệu:

750g thịt bò

Tỏi, gừng, sả, ớt bột, bột xá xíu, ngũ vị hương

Cách làm:

Bước 1: Thịt bò rửa sạch, thái miếng vuông vừa ăn. Tỏi, sả, gừng băm nhỏ cho ra dĩa. Ướp thịt bò với tỏi, gừng, sả, muối và một ít đường trong 8-10 tiếng để bò ngấm gia vị.

Bước 2: Sau khi bò ngấm, cho bò lên bếp đun đến khi cạn nước để thành bò khô.

13/ Bắp bò kho ngũ vị

Nguyên liệu:

500g bắp bò

Ngũ vị hương, đường, tỏi, dầu điều, gia vị nêm nếm

Cách làm:

Bước 1: Thịt bò rửa sạch, thái miếng vừa, ướp với 2 thìa nước mắm, 1 thìa ngũ vị hương, 1 thìa dầu điều, ½ thìa đường, tỏi đập dập, 1 thìa tiêu,ướp trong 2 tiếng hoặc để qua đêm thì càng tốt.

Bước 2: Cho thịt vào nồi với lửa vừa, đảo đều đến khi thịt chín tái thì cho nhỏ lửa, đậy nắp lại rồi đun cho đến khi thịt mềm. Nếu sợ thịt cháy bạn có thể cho thêm nước đến khi cạn, rắc thêm ít tiêu là hoàn thành.

14/ Bò cuốn lá lốt

Nguyên liệu:

100g thịt bò

50g thịt heo

50g thịt mỡ

2 bó lá lốt

Một ít xì dầu, đậu phộng, mắm nêm, dứa, sả, chanh, ớt, hành củ, tỏi…

Bún, rau thơm, chuối chát, khế ăn kèm

Gia vị

Bánh tráng cuốn

Cách làm:

Bước 1: Thịt rửa sạch, để ráo, xay nhuyễn. Hành, tỏi, sả băm nhuyễn sau đó phi vàng cho ra chén. Đậu phộng rang chín, giã nhỏ. Mỡ heo cắt thành sợi nhỏ, thái nhuyễn ướp với ít đường rồi ướp 30 phút đến 1 tiếng. Lá lốt cắt riêng từng lá, chừa lại mỗi lá một đoạn cuống nhọn 1cm, rửa sạch để ráo nước. Thơm (dứa) cắt nhỏ, bỏ mắt, băm nhuyễn cho vào chén với 2 thìa mắm nêm, 3 thìa thơm, 2 thìa đường, ½ thìa bột ngọt.

Bước 2: Trộn thịt bò, thịt heo đã xay, mỡ heo đã ướp, hành bm, tỏi băm, sả băm đã phi thơm, 1 thìa xì dầu, ½ thìa muối, 1 thìa đường, ½ thìa bột ngọt, ½ thìa hạt nêm, 1 thìa dầu, 1 ít tiêu ướp trong 15 phút.

Bước 3: Trải lá lốt ra mâm, cho thịt đã ướp vào cuộn như nem, phần cuống lá còn dư cắm vào để cố định. Thực hiện cho đến khi hết thịt.

Bước 4: Tiến hành chiên phần thịt cuốn lá lốt. Lấy chén mắm nêm đã ướp thêm 3-5 thìa nước sôi tùy theo vị của mỗi người, thêm 1 thìa sả băm phi thơm, 1 thìa tỏi, ớt, vắt chanh vào là hoàn thành nước chấm.

15/ Bò hầm bia

Nguyên liệu:

800g thịt bò

1 lon bia, 1 củ hành tây, 3 tép tỏi băm nhuyễn, 1 lít nước dùng bò, 2 củ cà rốt, 2 củ khoai tây, 15g bơ, gia vị (dầu oliu, đường, tiêu, muối)

Cách làm:

Bước 1: Thịt bò thấm khô, cắt thành từng miếng vừa ăn. Sau đó áp chảo bò với bơ và dầu oliu đến khi bò chuyển sang màu nâu là được. Gắp thịt bò ra đợi nguội thì cắt đôi.

Bước 2: Hành tây cắt hạt lựu phi thơm với tỏi, thêm nước dùng bò và viên súp bò hầm vào. Tiếp đó cho bia vào, cuối cùng là cho bò vào, nêm nếm gia vị rồi hầm từ 1,5 đến 2h. Cuối cùng cho cà rốt, hành tây vào hầm thêm 30 phút cho mềm rồi thêm ít hành tây băm nhỏ, tiêu là hoàn thành.

16/ Bò sốt tiêu đen

Nguyên liệu:

300g thịt bò

1 thìa rượu vang, bột ngô

1 quả ớt chuông, hành tây, tiêu đen, bơ, gia vị…

Cách làm:

Bước 1: Thịt bò rửa sạch, thái con chì rồi ướp với 2 thìa tiêu đen, rượu vang, bột ngô trong 20 phút. Ớt chuông và hành tây thái nhỏ.

Bước 2: Đun chảy bơ rồi cho bò vào xào săn, thịt chín đều thì cho một ít nước vào xâm xấp, nêm thêm ít dầu vào và muối rồi hầm nhỏ lửa. Cho ớt và hành tây vào đảo đều cho đến khi mềm, sốt sánh lại thì tắt bếp.

17/ Canh bò viên

Nguyên liệu:

500g thịt bò

2 củ khoai tây, 3 quả cà chua

30g mộc nhĩ

800ml nước xương hầm

1 quả trứng

Gừng, hành, tiêu, muối

Cách làm:

Bước 1: Bò rửa sạch, cắt thành từng miếng vừa ăn. Cho vào máy xay cùng gừng, hành rồi xay nhuyễn. Sau đó cho bò ra bát, đập trứng và muối vào trộn đều, vo thành từng viên nhỏ vừa ăn rồi mang đi luộc chín.

Bước 2: Sơ chế khoai tây, mộc nhĩ, cà chua thành từng miếng. Đảo đều với dầu oliu, sau đó cho bò viên vào, nấu tầm 30 phút thì tắt bếp, nêm nếm gia vị vừa ăn là hoàn thành.

18/ Thịt bò xào mướp đắng

Nguyên liệu:

300g thịt bò

1-2 quả mướp đắng

Tỏi đập dập, nước tương, dầu mè, bột ngô…

Cách làm:

Bước 1: Rửa sạch mướp đắng, bỏ ruột rồi xắt thành từng lát mỏng và ngâm vào nước đá lạnh. Thịt bò rửa sạch thái mỏng ướp với gừng, dầu ăn trong 10 phút.

Bước 2: Phi thơm tỏi với thịt bò, xào săn bò rồi nêm nếm gia vị vừa ăn. Về phần mướp, khi mướp chuyển sang màu xanh thẩm thì vớt ra hòa với bột ngô cùng ½ bát con nước. Sau đó cho hỗn hợp này lên bếp, đảo nhanh tay cho sốt hòa quyện với mướp và thịt, nêm nếm vừa ăn thì hoàn thành

19/ Sườn bò xiên que

Nguyên liệu:

450g sườn bò

60ml xì dầu

30ml dầu vừng

2 củ hành, 2 tép tỏi hành băm nhuyễn

15ml tương ớt

13g gừng xay nhuyễn

26g đường nâu

Cách làm:

Bước 1: Nước sốt: Cho nước tương, dầu vừng, hành, tỏi, đường, tương ớt, gừng vào bát khuấy đều.

Bước 2: Cắt sườn bò thành miếng dày 2-3 cm cho vào xiên, ướp với nước sốt trong 2-3 tiếng. Sau đó nướng xiên thịt trên bếp than đến khi chín là được. Bạn có thể ăn kèm với ớt chuông, cà chua nướng và rau xà lách vô cùng ngon.

20/ Bò nướng mía

Nguyên liệu:

300g thịt bò

2 tấm mía

2 cây sả

20g vừng mè rang, ½ củ tỏi, 1 thìa muối, 1 thìa đường, 1 thìa dầu hào, ⅓ thìa dầu vừng, 2 thìa dầu ăn.

Cách làm:

Bước 1: Thái thịt bò thành từng miếng nhỏ, mỏng, dài. Dùng búa đập cho thịt mềm. Cùng lúc đó băm tỏi và sả. Trộn tỏi, sả và các gia vị ướp với thịt bò trong 30 phút để bò ngấm gia vị.

Bước 2: Chẻ mía thành từng đoạn nhỏ. Sau đó quấn chặt thịt bò vào mía. Cuối cùng chỉ cần nướng chín là hoàn thành.

Đăng bởi: Lợi Ngọc

Từ khoá: 20 công thức món ngon dễ nấu từ thịt bò, dành ăn hàng ngày hay đãi khách đều hết ý

Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh Và Những Nghi Thức Tâm Linh Cần Biết

Hiếm có ngôi đền nhỏ nào lại thu hút đông đảo khách thập phương, đặc biệt là giới kinh doanh như đền Bà chúa Kho. Tuy nhiên, ngôi đền này chỉ đông đúc vào đầu và cuối năm bởi nhân dân ta quan niệm “đầu năm đi vay – cuối năm đi trả”.

Nguồn gốc hình thành Đền Bà chúa Kho

Theo truyền thuyết, từ thời Hùng Vương, giặc phương Bắc kéo quân sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất hùng mạnh, lại có nội ứng là tù trưởng Cao Bằng tên Lục Đinh. Từ núi Nghĩa Lĩnh, gần ngã ba sông Việt Trì nhà vua xuất quân đem toàn Bản bộ đến trang Tiên Lát. Nơi đây có địa hình thuận lợi cho cả phòng giặc và đánh giặc.

Các Bản bộ đóng trại tại vùng này còn lưu tên địa danh như: Bộ Tre, Bộ Trạ, Bộ Ngạnh, Bộ Nứa, Bộ Trắng, Bộ Hồng… Sáu bộ, thời bấy giờ gọi là Lục bộ, mỗi bộ trông coi một việc. Nhà vua trao cho con gái Thanh Bình công việc thủ kho, trông giữ lương thực và binh sách tại Trại Cung. Công chúa vô cùng tháo vát, cung ứng kịp thời cho lục bộ, ba quân và cho Thạch Tướng quân. Nhờ đó, phiến quân đã đánh thắng quân giặc, đem lại hoà bình cho đất nước.

Làm tròn nhiệm vụ, Thạch Tướng quân đã hoá trên núi Phượng Hoàng. Công chúa Thanh Bình được nhân dân ca tụng nhờ đức tính giản dị, trung thực, công tâm. Đến khi công chúa hoá, nhà vua cho lập đền thờ, gọi là đền Bà Chúa Kho.

Ngôi đền “vay vốn” nổi tiếng linh thiêng

Đôi nét về kiến trúc Đền Bà chúa Kho

Đền thờ Bà Chúa Kho được xây dựng từ lâu và đã được tôn tạo qua nhiều giai đoạn. Khảo sát hiện trạng di tích cho thấy nhiều tại đền còn lưu lại dấu ấn văn hoá nhiều thời kỳ. Xung quanh ngôi đền còn rải rác các mảnh vỡ, đầu ngói mũi hài, gạch ngói cũ của thời Lê (thế kỷ XVII-XVIII). Ông Nguyễn Thế Đoàn, người trông coi đền cho hay: “Vào giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, đền Bà Chúa Kho bị thiệt hại nặng nề. Đến những năm 1978 – 1980, nhân dân địa phương mới chung tay tu sửa lại ngôi đền để duy trì tục thờ Bà Chúa Kho theo truyền thống ở địa phương”.

Tượng Bà chúa Kho được thờ bên trong đền

Đền hiện nay sở hữu lối kiến trúc kiểu chữ nhị gồm toà Tiền tế 3 gian và Hậu cung 3 gian. Trên mái đền, bạn sẽ thấy bức đại tự với dòng chữ Hán đắp nổi: “Chúa Kho từ”, có nghĩa là “đền Bà Chúa Kho”. Hai trụ phía trước có câu đối viết bằng chữ Hán, ca ngợi công lao của công chúa Thanh Bình: “Càn long tốn thuỷ lưu thắng cảnh/ Liệt nữ cao sơn hiển linh từ” (có nghĩa là: Phía Tây Bắc có mạch nguồn, phía Đông Nam có dòng nước chảy là nơi cảnh đẹp. Người nữ oanh liệt được tôn thờ ở ngôi đền linh thiêng trên đỉnh ngọn núi cao).

Những nghi lễ cần biết khi “vay vốn” ở Đền bà Chúa Kho

Mặc dù chỉ là nghi lễ tâm linh nhưng muốn nguyện ước linh ứng thì phải thành tâm khi “vay vốn” Bà chúa Kho và giữ đúng lời hứa. Theo ban Quản lý đền, việc “vay” bao nhiêu, bao giờ trả là tùy mỗi người. Nhưng có “vay” thì phải có “trả”. Dù có làm ăn lãi lời hay thua lỗ thì khi đã hứa với Bà Chúa Kho là trả thì phải giữ đúng lời hứa. Đó cũng chính là chữ “Tín” mà chúng ta cần tuân thủ trong cuộc sống hiện thực.

Nhân dân nô nức cầu tài lộc mỗi dịp Tết cổ truyền tại Đền

Việc sắm lễ của người dân khi đến Đền hoàn toàn là tùy tâm. Lễ vật dâng lên Đền bà Chúa Kho có thể đa dạng. Tuy nhiên bạn cũng phải chú ý những điều kiêng kị. Cụ thể như sau:

Dâng lễ

Lễ chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… Phần lễ chay dùng để dâng ban Thánh Mẫu.

Lễ mặn: Bạn có thể mua đồ chay hình tướng gà, lợn, hoặc dùng đồ mặn là thịt lợn, thịt gà,…

Lễ đồ sống: Tuyệt đối không sắp đồ lễ sống (trứng, gạo, muối, thịt). Tại các ban quan Ngũ hổ, Bạch xà, Thanh xà ở hạ ban Công Đồng Tứ Phủ.

Cỗ Sơn Trang: Bao gồm đặc sản chay Việt Nam. Lưu ý là không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả…

Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa,… Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị gương, lược, … Những đồ mã mô phỏng đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Những lễ vật này nhỏ nhắn, được làm cầu kỳ, và được gói trong những túi nhỏ đẹp mắt.

Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: Phải cúng đồ chay mới có phúc và những lời cầu nguyện mới được linh ứng.

Hạ lễ

Sau khi dâng lễ và khấn ở các ban thờ. Bạn phải đợi hết một tuần nhang mới được hạ lễ. Trong khi đó, người dân có thể viếng thăm phong cảnh trong nơi thờ tự. Thắp hương xong, bạn vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi mới được hạ sớ và hóa vàng. Hoá sớ xong thì hạ lễ, từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ chứ không được đem về.

Những mâm lễ đầy ắp, thể hiện sự thành kính của người dân

Lời kết

Cập nhật thông tin chi tiết về Đừng Chỉ Suốt Ngày Luộc Và Kho Rồi Kêu Chán Thịt Lợn: 15 Công Thức Siêu Hấp Dẫn Khỏi Cần Nghĩ Hôm Nay Ăn Gì trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!