Xu Hướng 9/2023 # Chọn Tã Cho Bé Như Thế Nào Và Những Lưu Ý Cần Thiết Bố Mẹ Nên Biết # Top 13 Xem Nhiều | Mfua.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Chọn Tã Cho Bé Như Thế Nào Và Những Lưu Ý Cần Thiết Bố Mẹ Nên Biết # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chọn Tã Cho Bé Như Thế Nào Và Những Lưu Ý Cần Thiết Bố Mẹ Nên Biết được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bạn hãy ngồi xuống để đỡ bị đau lưng. Nếu bạn dùng một chiếc bàn thì hãy luôn luôn để mắt tới bé. Bạn không nên đi khỏi hoặc quay lưng lại với bé dù trong khoảnh khắc. Việc bé bị rơi khỏi bàn và bị thương trong khi mẹ đang tìm tã hoặc khăn lau ở chỗ khác là điều rất thường xảy ra.

Hãy luôn chuẩn bị lượng tã dồi dào. Nếu bạn dùng tã vải thì sẽ cần một khoảng thời gian để quen với cách dùng, cách quấn tã và gấp tã sao cho đúng. Bạn hãy giặt tã trước để làm chúng mềm hơn. Hãy cẩn thận chọn đúng kích cỡ tã so với cân nặng của bé.

Bạn cũng cần chuẩn bị cả bông cotton, nước ấm và khăn lau. Việc chuẩn bị những bộ đồ tiện dụng để dự phòng cũng rất hữu ích, đặc biệt là trong những tuần đầu sau khi sinh bé.

3. Bắt đầu thay tã cho bé

Nếu tã của bé đã dơ, hãy dùng phần tã còn sạch để lau sạch phân còn dính ở mông bé, sau đó dùng bông cotton và nước ấm (hoặc khăn và xà phòng cho trẻ sơ sinh) để vệ sinh sạch hoàn toàn cho bé.

Đối với bé gái, hãy lau từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn vào âm đạo của bé. Đối với bé trai, hãy vệ sinh xung quanh bi và dương vật, nhưng không cần phải kéo phần bao quy đầu xuống. Tương tự như vậy, việc vệ sinh sạch cho bé khi bé tè cũng không kém phần quan trọng.

Nếu bạn dùng tã vải, hãy đặt một miếng lót tã vào sau đó quấn tã cho bé. Bạn hãy điều chỉnh tã cho vừa với phần hông và chân của bé. Nếu bạn dùng tã mặc một lần, hãy để ý không để nước hoặc kem bôi dây vào các miếng dính vì chúng sẽ hết dính và không thể dán được.

Khi thay tã cho bé , bạn hãy trò chuyện và cười với bé. Việc này sẽ giúp cả bạn và bé được thoải mái,cũng giúp ích cho việc phát triển của bé nữa.

Khi thay tã, bạn hãy trò chuyện và cười với bé. Ảnh Internet

4. Vệ sinh tã

Trước khi vứt bỏ tã dơ hãy xối sạch nhiều nhất có thể chất thải trong tã xuống bồn cầu, không vứt tã vào bồn cầu vì nó sẽ gây tắc nghẽn.

Tã dùng một lần có thể cuộn và dán lại. Bạn hãy bỏ tã vào bịch nilon dùng riêng cho tã sau đó cột lại và bỏ vào thùng rác bên ngoài. Tã giặt được có thể giặt bằng máy giặt ở 60oC hoặc dùng dịch vụ giặt tã ở địa phương.

Để tránh bị nhiễm bẩn, bạn hãy rửa tay sau khi thay tã và trước khi làm bất kì việc gì.

Một số lời khuyên về an toàn

Nếu bạn đang ngâm tã trong một cái xô, bạn hãy nhớ là chỉ một lượng nước nhỏ cũng có thể có nguy cơ gây đuối nước cho trẻ.

Bạn không được để chất lỏng nóng hoặc sôi không được kiểm soát hoặc trong tầm với của trẻ

Hãy giữ các loại hóa chất và dung dịch hóa học ngoài tầm với của trẻ.

Theo Pregnancy Birth Baby

Lily Nguyễn lược dịch

Tiêm Huyết Thanh Viêm Gan B Cho Trẻ Sơ Sinh Và Lưu Ý Cần Thiết Dành Cho Mẹ

Nếu mẹ mắc bệnh viêm gan B trước hoặc trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị nhiễm vi rút viêm gan B ở 3 tháng giữa thì tỷ lệ truyền bệnh sang con là 10% và ở giai đoạn 3 tháng cuối mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ lây truyền sang con sẽ tăng cao đến 60-70%.

Tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh giúp giảm 90% nguy cơ lây bệnh từ mẹ – Ảnh Internet

Sau khi sinh nếu không áp dụng biện pháp phòng ngừa cho con thì sẽ có tới 90% nguy cơ mẹ truyền bệnh sang cho con. Có đến 50% số trẻ này sẽ chuyển sang viêm gan B mãn tính. Và các trẻ này khi trưởng thành tỷ lệ bị xơ gan rất cao.

Việc phòng ngừa lây lan viêm gan B khó nhất đó là truyền từ mẹ sang con. Vì vậy khi mang thai thì các thai phụ nên đi khám định kỳ và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm để từ đó biết được mình có mắc viêm gan B không để có sự chuẩn bị tốt nhất cho trẻ. Hiện nay biện pháp phòng ngừa lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con đó là tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh.

3. Tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Việc tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh là việc làm rất quan trọng và cần thiết, để giúp giảm nguy cơ mẹ lây truyền bệnh viêm gan B sang cho con.

Tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 12 đến 24 giờ đầu sau sinh sẽ giúp trẻ có hơn 90% không bị lây bệnh viêm gan B từ mẹ.

Các thai phụ nên làm xét nghiệm viêm gan B, để từ đó bác sĩ có thể đưa ra phương án tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh theo từng trường hợp.

Trường hợp mẹ nhiễm viêm gan B có chỉ số HBsAg (+) và HBeAg (-) thì ngay sau sinh, trẻ sẽ được tiêm một liều huyết thanh viêm gan B, kèm với một mũi văc xin ngừa viêm gan B trong vòng 12 đến 24 giờ đầu sau sinh.

Trường hợp mẹ bị viêm gan B có chỉ số HBsAg (+) và HBeAg (+) thì bé sẽ được tiêm hai liều huyết thanh viên gan B, cùng với một mũi văcxin ngừa viêm gan B trong vòng 12 đến 24 giờ đầu sau sinh, để ngừa viêm gan B cho bé.

Tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 12 giờ đầu sau sinh – Ảnh Internet

Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng các bậc phụ huynh sẽ lưu ý hơn đến vấn đề tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh. Nếu ở trường hợp mẹ bị viêm gan B, cần thiết tiêm cho trẻ càng sớm càng tốt (trong vòng 12 đến 24 giờ đầu sau sinh) để làm giảm nguy cơ lây truyền bệnh sang cho con.

Thanh Ngân tổng hợp

Sắt Cho Bé Và Cách Bổ Sung Hiệu Quả Mẹ Nên Biết

Sắt là yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Không chỉ có chức năng tự tạo hồng cầu và giúp cơ thể trở nên hồng hào, giàu sức sống, chất dinh dưỡng này còn giúp não bộ bé phát triển, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và vận chuyển oxy đến khắp cơ quan trong cơ thể bé.

1. Lợi ích của sắt đối với sức khỏe của trẻ

Bé khỏe mạnh nhờ hấp thu đầy đủ sắt vào cơ thể – Ảnh Internet

Sắt là yếu tố dinh dưỡng quan trọng đối với sự sống của các bộ phận trong cơ thể chúng ta. Khoáng chất này nắm chức năng chính trong việc tạo ra hemoglobin, mang lại màu đỏ thẫm cho máu và giúp bé trở nên hồng hào hơn. Không những thế, sắt còn hỗ trợ vận chuyển oxy đến khắp các bộ phận trong cơ thể bé, duy trì chức năng sống của từng bộ phận này.

Khoáng chất này còn là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống Enzym, vì vậy, sắt có khả năng hỗ trợ sự hoạt động bộ phận tiêu hóa. Đồng thời, sắt giúp chuyển hóa nguồn năng lượng phân chia đến từng tế bào trong cơ thể giúp bé hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn, từ đó phát triển nhanh và hoàn thiện nhất.

Bằng cách lưu thông tuần hoàn máu đến mọi bộ phận trong cơ thể, khoáng chất sắt còn có khả năng rất quan trọng đó là điều chỉnh nhiệt độ thân thể, giúp thân nhiệt bé được cân bằng với nhiệt độ môi trường xung quanh. Nếu bé hay rùng mình hoặc ớn lạnh, rất có thể trẻ đã bị thiếu sắt. Hơn nữa, khoáng chất này còn đảm nhận vai trò hỗ trợ sự hoạt động của hệ miễn dịch, giúp bé được bảo vệ khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn.

2. Thiếu sắt gây nên những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của trẻ

Khi cơ thể bé bị thiếu sắt, bé sẽ bị chứng thiếu máu do không thể sản xuất được hồng cầu. Biểu hiện bên ngoài của bé là xanh xao và nhợt nhạt, đồng thời việc vận chuyển oxy đến khắp cơ thể sẽ trở nên khó khăn hơn, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng do không có sự hỗ trợ của sắt. Điều này dẫn đến hiện tượng bé hay mệt mỏi, quấy khóc, trẻ biếng ăn , từ đó dẫn đến sụt cân và suy dinh dưỡng.

Thiếu hụt dưỡng chất sắt gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ – Ảnh Internet

Hệ miễn dịch của trẻ cũng sẽ bị suy yếu nếu thiếu đi nhóm dưỡng chất này. Khi kháng thể của bé bị suy giảm, con sẽ dễ bị bệnh, nhiễm trùng và mệt mỏi. Trong vận động và học tập, bé sẽ rất khó tập trung và có thể mắc nguy cơ suy giảm trí nhớ.

Dinh Dưỡng Cho Bé Dưới 1 Tuổi Mẹ Nên Biết

Bé trên 6 tháng tuổi mẹ nên cho bé tập ăn dặm để bổ sung dưỡng chất. Ảnh – Internet

3. Những lưu ý mẹ cần biết khi cung cấp dinh dưỡng cho bé 3.1 Không cho bé uống sữa bò

Sữa bò chứa một lượng lớn protein gây ra cảm giác đầy bụng ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, trong sữa bò có chứa một loại enzim thẩm thấu gây triệu chứng khó tiêu cho các bé. Vì vậy, mẹ không nên cho các con uống sữa bò khi bé dưới 1 tuổi.

Không nên cho bé dưới 1 tuổi uống sữa bò. Ảnh – Internet

3.2 Không nên cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá trễ

Khi bé mới 3-4 tháng nhiều bà mẹ đã cho bé tập ăn dặm bằng các món bột hoặc nước cháo. Tuy nhiên, điều này lại gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ, mà mẹ không thể lường trước được như rối loạn tiêu hóa hoặc suy dinh dưỡng, khi áp dụng chế độ ăn dặm không khoa học hoặc cho trẻ ăn không đúng cách. Ngược lại, có nhiều bà mẹ khi trẻ đã trên 6 tháng tuổi mà vẫn chưa cho con tập ăn dặm, điều này sẽ làm cho bé bị thiếu chất và chậm tăng cân, vì sữa mẹ lúc này đã không thể đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ trên 6 tháng tuổi.

3.3 Không được trộn bột với sữa cho bé

Các mẹ thường có thói quen trộn các loại bột với sữa rồi cho bé ăn, vì nghĩ bé sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển. Nhưng việc này vô tình lại làm thay đổi công thức của sữa và có thể gây ra một số tình trạng không tốt cho bé như: đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng tới thận và bộ máy tiêu hóa của các cục cưng. Cách tốt nhất là mẹ chỉ nên trộn bột với sữa khi có sự chỉ dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng, để đảm bảo sức khỏe của các con yêu.

3.4 Cho bé ăn dặm đúng cách

Trong thời kỳ bé tập ăn dặm, mẹ nên canh lượng thức ăn vừa đủ để nạp vào cơ thể con. Nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều: mới bắt đầu mẹ chỉ nên cho con ăn vài muỗng bột để quen với thức ăn, sau đó có thể tăng từ từ lên 1/2 chén/ ngày, rồi đến 1 chén/ ngày.

Mẹ cho bé ăn thức ăn từ loãng đến đặc, từ nhuyễn mịn đến độ thô tăng dần và từ đơn giản đến phức tạp: như lần đầu mẹ chỉ nên pha bột với nước rau, tiếp đó có thể dùng nước thịt có thêm 1 ít dầu ăn, khi bé đã quen với thức ăn mẹ có thể cho bé ăn luôn cả lá rau và thịt.

Bé sẽ vui khỏe khi được ăn dặm đúng cách. Ảnh – Internet

Như vậy, cung cấp dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi đúng cách và khoa học là điều quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp mẹ tích lũy thêm nhiều thông tin và kiến thức, trong việc bổ sung chế độ dinh dưỡng thích hợp cho bé. Chúc các mẹ luôn chăm con khỏe mạnh, tăng cân đều và ngày càng thông minh.

Kim Chi tổng hợp

Ủ Sữa Cho Bé Sơ Sinh Như Thế Nào Cho Đúng Cách?

Sữa cho bé sơ sinh sau khi không dùng hết các mẹ thường bảo quản bằng cách ủ sữa, giữ ấm. Thế nhưng nhiều bà mẹ vẫn chưa biết cách ủ sữa cho bé sơ sinh như thế nào để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Ủ sữa cho bé sơ sinh như thế nào?

Đối với dạng sữa công thức, tốt nhất các mẹ nên chuẩn bị 2 bình đựng sữa. 1 bình dùng để đựng lượng sữa vừa đủ cho bé. Bình còn lại là lượng nước cần để pha sữa. Đối với bình đựng nước bạn có thể đặt bình ủ sữa để giữ nhiệt độ nước ở mức phù hợp cho bé dùng. Khi bé đói, mẹ chỉ cần đổ nước đã giữ ấm vào bình chứa sữa bột và lắc nhẹ.

Bảng giá sữa Similac cập nhật mới nhất 9/2023

Similac là dòng sữa thuộc thương hiệu Abbott nổi tiếng dành riêng cho các bà mẹ mang thai và cho con bú, cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Nhìn chung mức giá sữa Similac được đánh giá là phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam,…

Cách bảo quản sữa mẹ vắt ra

Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Thế nhưng không phải bà mẹ nào cũng đủ điều kiện, thời gian gần gũi và cho con bú. Vì vậy trên thực tế, nhiều bà mẹ đã vắt sữa ra để sẵn dần và cho bé bú mỗi khi đến lúc đói.

Sữa vắt ra nên được bảo quản trong tủ đông hoặc tủ lạnh. Thời hạn sữa chỉ nên được dùng tối đa 72 giờ trong tủ lạnh, 1 tháng trong ngăn đá, 3 tháng trong tủ đông. Sau khi đã hâm nóng 1 lần thì phần sữa thừa nên bỏ đi.

Cách sử dụng sữa mẹ sau khi bảo quản lạnh

– Cho bé uống sữa ngay sau khi rã đông.

– Một số mẹ có hàm lượng lipase trong sữa cao, khi rã đông sẽ khiến sữa có mùi vị của xà phòng, nhiều bé không muốn uống. Trong trường hợp này, bạn có thể đun nhẹ sữa ở 80 đến 82 độ C để làm mất lipase. Sau đó làm lạnh nhanh và bảo quản sữa lại trong tủ lạnh.- Trước khi cho bé uống nên ngâm bình sữa trong nước ấm. Đồng thời, mẹ cần lắc đều để tái phân bố lại lớp mỏng chất béo có trên bề mặt.

– Tuyệt đối không hâm sữa bằng lò vi sóng, vừa dễ gây bỏng cho con vừa làm mất các chất kháng thể tự nhiên có trong thành phần sữa mẹ.

Các loại sữa công thức dành cho bé hiện đang xuất hiện rất nhiều trên thị trường. Tuy nhiên chúng lại không có đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như trong sữa mẹ và đặc biệt là tình trạng sữa giả, sữa nhái và kém chất lượng ngày càng nhiều. Do đó sữa mẹ luôn là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bé.

Trong quá trình chăm sóc con các mẹ cũng cần học cách ủ sữa cho bé sơ sinh như thế nào để đảm bảo an toàn tốt cho sức khỏe của bé.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Gợi Ý 20 Kiểu Tóc Cho Bé Gái Cực Xinh Theo Độ Dài Và Những Chú Ý Cần Biết

Những kiểu tóc ngắn đáng yêu cho bé gái Đầu nấm ngộ nghĩnh, dễ thương

Quả tóc đầu nấm đáng yêu với chiếc mái ngang trên nửa trán, tóc ngắn vừa quá nửa tai khiến bé yêu của bạn trông thật ngộ nghĩnh, đáng yêu.

Tóc Bob uốn cụp và mái ngố xinh xắn

Với mái tóc ngắn, uốn cúp vào và kèm thêm mái ngố xinh xắn, đây sẽ là kiểu tóc xinh đẹp, nhí nhảnh cho mọi bé gái. Mẹ cũng không phải lo lắng tóc bé bị rối mỗi khi chơi đùa.

Tóc ngắn, xoăn nhẹ và mái ngố đáng yêu

Ngoài kiểu tóc ngắn uốn cúp như trên, mẹ cũng có thể uốn xoăn nhẹ phần đuôi tóc cho bé. Bé con sẽ trông rất điệu đà, tinh nghịch với kiểu tóc này.

Tóc pixie năng động

Mẹ cũng có thể tham khảo với kiểu tóc pixie cá tính này. Đây là kiểu tóc thích hợp cho những bé gái năng động và yêu thích những hoạt động thể chất.

Kiểu Cesson

Tóc ngắn kiểu Cesson là kiểu tóc ngắn đến giữa tai và mang phong cách của những năm 60.

Tóc ngắn nhiều lớp

Đây là kiểu tóc ngắn được cắt theo tầng. Kiểu tóc này phù hợp với những bé tóc mỏng, thưa.

Tóc xoăn sợi mì

Kiểu tóc ngắn xoăn tít thò lò sẽ làm các bé trông ngộ nghĩnh, đáng yêu. Gương mặt bầu bĩnh của bé sẽ sáng bừng lên.

Những kiểu tóc dài ngang vai xinh xắn cho bé gái Tóc ngang vai đơn giản, dễ thương

Với những bé gái, tóc ngang vai cắt tỉa gọn gàng sẽ trông rất xinh đẹp. Mẹ của bé có thể tạo cho bé những kiểu đơn giản và thêm vào những phụ kiện để tăng phần điệu đà.

Tóc ngang vai mái bằng dễ thương

Với chiếc mái bằng, tóc ngang vai, gương mặt của bé sẽ trông đầy đặn, xinh đẹp hơn rất nhiều.

Tóc layer xinh xắn, năng động

Tóc ngang vai cắt layer sẽ làm bé trông rất năng động, cá tính nhưng không kém phần nữ tính và dịu dàng.

Tóc ngang vai uốn cụp

Kiểu tóc ngang vai, uốn cụp sẽ trông thật đáng yêu với bé gái. Mái tóc sẽ làm tăng nét dễ thương cho khuôn mặt nhỏ xinh của bé.

Tóc ngang vai vai uốn xoăn nhẹ

Ngoài kiểu tóc uốn cụp, mẹ có thể uốn xoăn nhẹ cho bé. Mái tóc ngang vai xoăn nhẹ khiến bé trông như một cô tiểu thư xinh đẹp.

Tóc xoăn lọn nhỏ ngang vai

Những kiểu tóc dài đến lưng điệu đà cho bé gái Tóc dài ngang lưng đơn giản

Mái tóc dài ngang lưng tuy đơn giản nhưng lại mang đến cho bé gái nét dịu dàng, nữ tính.

Tóc dài ngang lưng được cắt bầu

Kiểu tóc dài cắt bầu phần đuôi sẽ làm bé con của bạn trông thật xinh đẹp và dịu dàng. Kiểu tóc này rất tôn đường nét dễ thương, xinh xắn trên gương mặt bé.

Tóc dài ngang lưng cùng mái ngang đáng yêu

Với mái tóc dài đơn giản, bạn có thể thêm cho bé chiếc mái ngang ngộ nghĩnh, đáng yêu.

Tóc cắt layer xinh xắn

Với tóc dài cắt layer, gương mặt của bạn sẽ trông rất đầy đặn hơn. Bạn cũng có thể kẹp cho bé một chiếc nơ, cài cho bé một cây cài thật xinh xắn.

Tóc dài thẳng để ngôi lệch

Tóc thẳng để ngôi lệch sẽ giúp bé gái trở nên xinh đẹp một cách dịu dàng, ngọt ngào.

Tóc uốn xoăn nhẹ phần đuôi

Với tóc uốn cho bé gái xoăn nhẹ phần đuôi, bé gái sẽ như một thiên thần, mẹ có thể thêm cho bé những phụ kiện tóc đơn giản, tinh tế.

Tóc uốn gợn sóng nhí nhảnh

Với những lọn tóc được uốn to vừa phải, thì kiểu tóc uốn cho bé gái này sẽ khiến con trông thật đặc biệt và lộng lẫy.

Tóc uốn xù mì

Với tóc uốn cho bé gái kiểu xù mì sẽ khiến bé sẽ trông năng động, cá tính và tinh nghịch hơn rất nhiều. Kiểu tóc sẽ làm gương mặt nhỏ xinh của bé nổi bật hơn với những lọn xoăn xù xung quanh.

Những chú ý cần biết khi lựa chọn kiểu tóc cho con

Để bé gái có được kiểu tóc cắt đẹp nhất, bạn nên cùng bé lựa chọn kiểu tóc sao cho phù hợp với khuôn mặt và những hoạt động thường ngày của bé.

Nếu bé còn quá nhỏ, bạn nên chuẩn bị tâm lý cho bé trước khi đến tiệm cắt tóc để bé không bị lo lắng, hoảng loạn khi cắt tóc.

Bạn nên hỏi kỹ lưỡng về thành phần trong các loại các hóa chất mà bạn muốn sử dụng lên tóc cho bé. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng chúng vì chúng có thể gây tổn hại đến tóc của trẻ sau này. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng những cách làm xoăn hoặc duỗi thẳng tạm thời cho bé khi cần thiết.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chọn Tã Cho Bé Như Thế Nào Và Những Lưu Ý Cần Thiết Bố Mẹ Nên Biết trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!