Xu Hướng 9/2023 # Chinh Phục Cột Mốc 1305 (Bình Liêu # Top 13 Xem Nhiều | Mfua.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Chinh Phục Cột Mốc 1305 (Bình Liêu # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chinh Phục Cột Mốc 1305 (Bình Liêu được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chinh phục cột mốc 1305 tại Bình Liêu – Quảng Ninh, xin chia sẻ với các bạn chi tiết về hành trình chinh phục cột mốc 1305 là cột mốc cao nhất không chỉ ở Bình Liêu mà còn cả tỉnh Quảng Ninh.

Di chuyển từ Hà Nội – Từ Sơn (Bắc Ninh) – Phố Mới (Bắc Ninh) – Chí Linh (Hải Dương theo quốc lộ 18) – Uông Bí (Quảng Ninh) – Hạ Long (Quản Ninh) – Cẩm Phả (Quảng Ninh) – Tiên Yên (Quản Ninh) – Bình Liêu (Quảng Ninh theo quốc lộ 18C)

6h sáng trời đă nắng to khi qua cầu Đuống

9h20 nghỉ chân dọc đường

Cầu Tình Yêu (TP Hạ Long, Quảng Ninh)

Đường đẹp nhưng rất vắng, không có nhà dân hay người qua lại

Biển chỉ dẫn hướng đi Bình Liêu

Đang mùa lúa chín

Tiếp tục theo google map chỉ dẫn

Qua cầu treo Nà Làng

Phía bên kia hàng rào là gã khổng lồ Trung Quốc

Tiếp tục đi theo google map

Có những đoạn đường đang sửa, cũng rất ngắn, tiện thể hỏi thăm công nhân làm đường chỉ dẫn lên cột mốc 1305

Loanh quanh lên các diễn đàn, youtube tìm điểm đến cột mốc mất 30 ph trong khi chị google map chỉ dẫn rất gần với nhưng không có lối lên mốc, may sao có 2 bạn trẻ người địa phương đi xe máy qua và chỉ dẫn mình đến điểm dừng xe để đi bộ

Nơi để xe lưu trú

Mình có điện thoại với số điện thoại 0332523688 ghi sẵn ngoài cửa để gửi xe và hỏi chỉ dẫn lên mốc, họ nói lâu rồi không có người lên và cứ để xe ở đó không sao cả. Mình đi 1 mình nên chả biết thế nào, khoá cổ xe cẩn thận, mang theo 2 chai nước uống. Vì khoảng cách đến mốc ban đầu không ai chỉ dẫn nên chả biết đi thế nào, bao xa, có ai trên đó không. Thôi đành liều mình đâm lao theo lao. Qua đây cũng chia sẻ luôn với các bạn kinh nghiệm.

Đường dôc đi cực kỳ mất sức

Nhìn không biết điểm nào là điểm đến cột mốc, cứ có đường là đi, không chỉ dẫn hay thông tin gì

Rào chắn không cho người đi tiếp, tuy nhiên có 1 ô thép gai đã vạch ra đủ cho người chui qua

Lúc này đâm lao thì theo lao, tiếp tục chui qua cửa thép gai để chinh phục cột mốc, tuy cũng sợ vì là khu vực biên giới

Cỏ lau um tùm, nhiều chỗ cỏ che khuất ngang mặt

Hết đường bê tông, bắt đầu đường đất

Men theo đường đất 500m tớí cột mốc

Cột mốc nhìn từ phía Việt Nam (Bên Trung Quốc họ làm hàng rào, khoá cửa, có camera giám sát)

Do khu vực biên giới, vắng vẻ không có người nên mình vội vã chụp mấy bức hình rồi chuồn vội

Trên đường quay về Bình Liêu dọc đường có 1 cột mốc phụ 1302

Cột mốc 1302

Về chiều mây lẫn núi đồi

Cám ơn các bạn đã xem bài review

Đăng bởi: Biển Cạn

Từ khoá: Chinh phục cột mốc 1305 (Bình Liêu -Quảng Ninh)

Hành Trình Chinh Phục Cột Mốc Biên Giới 79 Cao Nhất Việt Nam

Khám phá đỉnh Khang Su Văn

Đỉnh Khang Su Văn còn có tên gọi khác là Phàn Liên San hay U Thái San. Nằm ở xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, đỉnh Khang Su Văn cao 3.012 m, là ngọn núi cao thứ 5 ở Việt Nam.

Theo anh Mạnh Chiến, quản trị viên của Diễn đàn Hội Đam mê leo núi với hơn 35.000 thành viên, cung leo Khang Su Văn có tổng chiều dài khoảng 20 km được dân leo núi chinh phục lần đầu vào giữa năm 2023. Cung leo nhanh chóng trở thành điểm đến của dân trekking do đi qua khu rừng nguyên sinh với hệ sinh thái độc đáo và cột mốc biên giới 79, cột mốc cao nhất toàn tuyến biên giới của Việt Nam.

Sau hai lần hoãn leo vì Covid-19, đoàn 30 người từ mọi miền của Tổ quốc lên đường chinh phục Khang Su Văn trong 2 ngày 1 đêm vào giữa tháng 4, trước khi mùa leo núi tạm nghỉ.

Bắt đầu hành trình

Chúng tôi thuê hai xe ôtô xuất phát từ Sa Pa lúc 5h sáng đi 140 km để tới đồn biên phòng Vàng Ma Chải. Sau khoảng 5 tiếng gồm cả thời gian ăn sáng dọc đường, xe đến đồn biên phòng, mọi người vào làm các thủ tục cần thiết trước khi leo: khai báo y tế, trình giấy phép của Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu.

Sau đó, chúng tôi gặp nhóm người dẫn đường và gùi đồ địa phương (thường được gọi là porter). Cả đoàn phân chia đồ đạc và xuất phát lúc 10h30 theo kế hoạch. Leo núi được 3 tiếng, mọi người dừng chân bên một ngọn thác lớn để nghỉ và ăn trưa. Sau khoảng 45 phút lại tiếp tục lên đường. Lúc này các porter mang đồ của cả đoàn đã đi trước để tới điểm dừng chân sớm chuẩn bị bữa tối cũng như dựng lều.

Đến chiều, nhóm khách leo đầu tiên đến khu lán nghỉ lúc 15h30. Những người đi cuối cùng có mặt sau khoảng một tiếng. Lán nghỉ nằm cạnh một con suối nhỏ trong một thung lũng ở độ cao 2.600 m.

Gặp gỡ người dân tộc

Tại đây có một lán nương nhỏ được bà con người dân tộc dựng để trồng và thu hoạch thảo quả. Lán nhỏ không đủ cho 30 du khách và 17 porter nên các porter đi trước đã dựng thêm lều cho đoàn ngủ đêm.

Tất cả tranh thủ ăn tối lúc 18h30, nhanh chóng đi ngủ để chuẩn bị cho chặng leo gian nan nhất hành trình – vượt “dốc 3h” theo cách gọi của dân địa phương.

Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ dậy vào 4h, ăn sáng rồi xuất phát đến cột mốc biên giới lúc 5h. Tuy nhiên, đêm đó trời mưa rất to, mọi người buộc phải đợi ngớt mưa mới có thể lên đường lúc 6h30. Trời không còn mưa, nhưng mây mù và sương nặng hạt khiến đường trơn trượt rất nguy hiểm, khó đi.

Dốc 3h là con dốc mà dân địa phương leo mất khoảng 3 tiếng, người leo núi bình thường sẽ tốn 4 – 5 tiếng. Đường trơn, dốc cao dựng đứng liên tục. Địa hình có nhiều đất đá nên đoàn phải chia ra, không leo cùng lúc để tránh đá lở. Trên đường, qua bộ đàm, chúng tôi được báo 5 người trong đoàn quyết định không leo tiếp, bởi lượng sức không vượt được con dốc này. Các porter đưa họ trở về lán nghỉ đợi đoàn leo xuống.

Tiến vào rừng nguyên sinh

Khoảng một tiếng sau khi leo, trườn, bò và bám vào cây để đi, chúng tôi bắt đầu bước vào rừng nguyên sinh với những thân cây khổng lồ được rêu phủ kín, như đang lạc vào một thế giới huyền ảo. Sương mù che tầm mắt, cùng tiếng gió rít, làm cho khung cảnh càng thêm ma mị.

3,5 tiếng leo liên tục xuyên rừng trong sương mù và gió rít nhóm đầu tiên đã chạm được tới cột mốc 79 trên một sườn núi cao. Cảm giác vỡ òa hạnh phúc, bởi chúng tôi đã vượt qua một chặng đường khó khăn dài như bất tận. Cột mốc này làm bằng đá hoa cương được cắm ngày 24/10/2004 nằm ở trên độ cao 2.880,69 m, có tọa độ địa lý 22°45′ 14,145″ vĩ độ Bắc, 103°26′ 08,476″ kinh độ Đông. Đây chính là cột mốc biên giới cao nhất trên toàn tuyến biên giới của Việt Nam.

Thời tiết khắc nghiệt

Nhiệt độ lúc này chỉ 5 – 7 độ C, gió mạnh nên chúng tôi tranh thủ chụp ảnh ở cột mốc rồi tiếp tục đường lên đỉnh Khang Su Văn cách đó khoảng 200 m. Đoạn từ cột mốc 79 lên đỉnh khá khó đi, phải xuyên qua rừng trúc rậm rạp. Nhiều lúc các porter đi trước phải dùng dao chặt cành cây mở đường. Sau khoảng 30 phút leo từ cột mốc 79, tức sau 4 tiếng 15 phút leo tính từ khu lán nghỉ, nhóm đầu tiên đã chạm tay vào chóp inox đặt trên đỉnh núi.

Trời bắt đầu mưa nhẹ, gió và lạnh. Nhiệt độ thấp, độ ẩm cao và sương nặng hạt khiến cho toàn bộ đồ mặc trên người tôi đều bị ướt. Đã nhiều lần chinh phục các đỉnh núi cao nhưng đây là lần đầu tiên tôi leo núi mà cơ thể không nóng toát mồ hôi.

Hành trình vội vàng

Khi đã check-in trên đỉnh Khang Su Văn, chúng tôi quyết định rời đi ngay mà không đợi các nhóm khác, để tránh bị cảm lạnh. Đường đi xuống, mọi người động viên các thành viên khác của đoàn đang đi lên để họ dốc sức chinh phục cột mốc 79 và đỉnh Khang Su Văn.

Nhóm tôi về tới khu cắm trại lúc 14h30 chiều. Sau khi nghỉ ngơi và ăn để nạp thêm năng lượng rồi nhanh chóng đi xuống núi luôn.

Nhóm đầu tiên của đoàn 30 người xuống tới đồn biên phòng là 18h và nhóm cuối cùng là 21h. Tất cả đã lên xe di chuyển về Sa Pa để ăn tối và nghỉ ngơi trước khi lên đường về Hà Nội, hoàn tất hành trình ấn tượng chinh phục cột mốc biên giới 79 và đỉnh Khang Su Văn hùng vĩ.

Đăng bởi: Vũ Hảo

Từ khoá: Hành trình chinh phục cột mốc biên giới 79 cao nhất Việt Nam

Đi Dọc Việt Nam Chinh Phục Những Cột Mốc Biên Giới Thiêng Liêng Nhất

Những cung đường lắt léo, những dốc đá cheo leo chưa phải là tất cả thỏa mãn đối với giới phượt thủ, bởi lẽ sau mỗi cung đường đó đôi khi là quả ngọt, thành tích vượt qua chính mình, chinh phục những cột mốc biên giới Việt Nam.

Top các cột mốc biên giới Việt Nam đáng để chinh phục trong đời Cột mốc không số

Đỉnh A Pa Chải nằm ở núi Khoang Lan San, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là điểm cực Tây của Tổ quốc, ngã ba biên giới của ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc và được hoàn thành việc cắm cột mốc vào 27/6/2005.

Cột mốc đặt trên đỉnh không được đánh số ở độ cao 1.400 mét so với mặt nước biển, cột xây bằng đá hoa cương có hình đa giác cao 2m, đặt trên bệ đỡ vuông diện tích 5*5m. 3 mặt của cột quay về 3 hướng, mỗi mặt khắc tên bằng ngôn ngữ và quốc huy của mỗi quốc gia.

Để chinh phục cột mốc biên giới Việt Nam này, bạn cần phải có giấy giới thiệu của nơi công tác, hoặc giấy xác nhận đi du lịch của địa phương sinh sống để xin được giấy phép ở Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Điện Biên. Sau đó trải qua 4 tiếng vượt rừng (trong điều kiện thời tiết thuận lợi) là bạn đã có thể chạm tay tới nơi đánh dấu cực Tây.

Cột mốc 428

Ảnh: @yenchee07

Thuộc địa phận xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cột mốc 428 nằm cách cột cờ Lũng Cú khoảng 5km về phía Bắc là điểm đánh dấu phần lãnh thổ Việt Nam với nước bạn Trung Quốc và đồng thời là nơi con sông Nho Quế chảy vào đất Việt.

Đường tới cột mốc bằng đá hoa cương này không quá xa, từ cuối bản Xéo Lủng du khách chỉ cần đi bộ khoảng 2km, nhưng quãng đường này có thể kéo dài tới 3 giờ đồng hồ bởi đặc thù địa hình hiểm trở, đồi núi ngoằn ngoèo với những đoạn dốc thẳng đứng. Nhiều người lựa chọn cung kết hợp chinh phục cột mốc 428 và tới thăm cột cờ Lũng Cú – cực Bắc Việt Nam.

Cột mốc 1378

Ảnh: @keookwonn

Chạy dọc biên giới Việt – Trung, cột mốc 0 A Pa Chải khởi đầu thì cột mốc 1378 chính là điểm kết thúc. Cột mốc này nằm ở cửa sông Bắc Luân trên hòn Dậu Gót, trong cụm đảo nhỏ thuộc mũi Sa Vĩ thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Việc cắm mốc ở đây được hoàn thành vào ngày 18/11/2009.

Không nhiều người chọn tới thăm cột mốc 1378 bởi các công đoạn khá phức tạp. Trước hết, bạn phải được Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh cấp phép, sau đó đồn biên phòng trực tiếp quản lý cột mốc sẽ sắp xếp thời gian và cử cán bộ đưa bạn đi. Đến đê Tràng Vỹ và sau nửa giờ đò máy, bạn sẽ ra đến cột mốc tròn to có 3 vạch sơn đen, vàng, đỏ trên nền trắng.

Cột mốc 79

Ảnh: Dương Xuân Phi

Phàn Liên San là đỉnh núi thuộc biên giới Việt Trung, thuộc sự quản lý của đồn biên phòng xã Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Trên vùng yên ngựa của đỉnh núi Phàn Liên San có cột mốc 79 (thuộc xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ) là cột mốc cao nhất nước ta, ở độ cao 2.880m so với mực nước biển, được cắm vào ngày 24/10/2004.

“Nóc nhà biên cương” này nằm ở khu vực được xem là hiểm trở nhất trên đường biên giới Việt – Trung. Để được tới đây, bạn cần có giấy phép của Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu và trình báo với đồn biên phòng Vàng Ma Chải. Trước đó, để đáp ứng đủ yêu cầu cho chuyến chinh phục cột mốc biên giới Việt Nam này bạn phải có sức khỏe tốt cộng thêm sự kiên trì dẻo dai mới có thể đặt chân tới cột mốc đánh số 79 heo hút trong rừng già.

Cột mốc 17

Ảnh: Hachi8

Cột mốc 17 thuộc địa phận xã Mù Cả, Mường Tè, Lai Châu, cắm ngày 28/11/2004, nơi đây được coi là thượng nguồn của sông Đà chảy vào Việt Nam. Chặng đường 60km đi từ Mường Tè – Pắc Ma – ngã ba Nậm Lằn – Trạm biên phòng Kẻng Mỏ tới cột mốc 17 là gian khổ bậc nhất. Để đi đến tận mốc biên giới 17, phải đi qua cầu treo rồi xuyên rừng (có thể đi xe máy chậm) thêm 5-6 km nữa. Nơi ngã ba sông cắm mốc 17, có một con suối lớn phụ nhánh tuôn ra, nên mốc biên giới được chia làm ba mốc: 17 (1), 17 (2), 17 (3).

Cột mốc 92

Ảnh: Internet

Từ trung tâm xã A Mú Sung (huyện Bát Xát, Lào Cai) đi gần 20 km men bờ sông Hồng là đến cột mốc số 92 thuộc đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Mốc được dựng hướng ra ngã ba,  nơi sông Nguyên Giang của Trung Quốc hòa cùng dòng Lũng Pô của Việt Nam đánh dấu điểm con sông Hồng chảy vào đất Việt mang theo cả một nền văn minh sông Hồng.

Cột mốc 92 được cắm ngày 7/12/2004 ở độ cao 114m. Cột mốc 92 gồm: mốc 96(1) nằm ở phía Việt Nam; mốc 92(2) và mốc 92(3) nằm trên bờ sông phía Trung Quốc.

Công trình cột cờ Lũng Pô – điểm nhấn của du lịch địa phương cách không xa. Phần cột cờ chính có chiều cao 31.43m tượng trưng cho đỉnh Fansipan cao 3.143m; lá cờ có diện tích 25m2 tượng trưng cho 25 dân tộc anh em tỉnh Lào Cai. Một điểm đến đầy tự hào và kiêu hãnh khi đứng chào Tổ quốc từ đây.

Cột mốc 304

Ảnh: Internet

Cột mốc 304 (còn gọi là G8) là nơi phân chia ranh giới của nước ta và nước bạn Lào, giữa xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa với bản Phiềng Khạy, Viêng Xay, Lào. Cột mốc trên đỉnh núi Đá Đỏ cao 1.889m so với mực nước biển, các phượt thủ muốn tới đây phải vượt qua nhiều đoạn đường hiểm trở của rừng sâu và rậm rạp.

Những năm gần đây cột mốc 304 là điểm đến yêu thích của nhiều người, sau số phát sóng chương trình Điều Ước Thứ 7 kể câu chuyện của cụ Lâu Văn Hự với hơn 30 năm trông coi, bảo vệ cột mốc như người thân của mình. Đặt chân tới cột mốc biên giới Việt Nam này, sự tự hào trỗi dậy, ước muốn mãi chung tay để bảo vệ non nước Việt trực trào.

Cột mốc ngã ba Đông Dương

Ảnh: VTV

Cột mốc ngã ba Đông Dương nằm gần cửa khẩu Bờ Y thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum cũng là một điểm dừng không số. Đây vừa là điểm khởi đầu của biên giới Việt Nam – Campuchia, vừa là điểm kết thúc của biên giới Việt Nam – Lào, nơi một con gà gáy ba nước cùng nghe.

Theo đường mòn Hồ Chí Minh từ Quảng Nam lên Kon Tum, đi 80 km đường hẹp, bạn sẽ đến cửa khẩu quốc tế Bờ Y, và những bậc thang bê tông sẽ đưa bạn đến với cột mốc này. Cột mốc nằm trên ngọn núi cao 1.086m này được xây từ ngày 29/11/2007 đến ngày 18/1/2009.

Sở hữu các nét đặc trưng riêng và không gian núi đồi trập trùng tuyệt đẹp khi nhìn từ trên cao, không lại khi cột mốc ngã ba Đông Dương nằm trong danh sách ‘4 cực 1 đỉnh 2 ngã ba’ nhất định phải chinh phục khi còn trẻ.

Cột mốc 240

Ảnh: Internet

Cột mốc 240 nằm tại cửa khẩu Thường Phước, tỉnh Đồng Tháp là nơi phân chia ranh giới giữa Việt Nam và Campuchia. Tại đây cũng là nơi sông Mekong chảy vào Việt Nam sau khi bắt nguồn từ Tây Tạng của Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia vun đắp phù sa cho đồng bằng sông Cửu Long bao đời.

Đăng bởi: Nguyễn Như Quỳnh

Từ khoá: Đi dọc Việt Nam chinh phục những cột mốc biên giới thiêng liêng nhất

Chinh Phục Mũi Đôi Cực Đông Chiêm Ngưỡng Ánh Bình Minh

Hành trình trekking Mũi Đôi cực Đông là cung đường trải dài qua địa hình đầy gian nan và thử thách với những cồn cát trắng, những núi đá dăm trơn trượt, những con đường khô cằn, nứt toác. Nhưng kết quả nhận được sau những vất vả ấy chính là chinh phục Mũi Đôi cực Đông thành công- nơi đón ánh bình minh đầu tiên của mảnh đất hình chữ S. Vậy bạn còn chần chờ gì nữa mà không soạn ngay hành trang và trekking cực Đông. 

1. Vị trí của Mũi Đôi cực Đông

Mũi Đôi nằm ở làng chài Đầm Môn, thuộc địa phận của huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây chỉ cách thành phố Nha Trang khoảng 80km theo hướng quốc lộ 1A về hướng Bắc. Cách thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) khoảng 35km về hướng Nam. Phượt Mũi Đôi chính là bạn đang chinh phục cực Đông trên đất liền của Việt Nam. Nơi đây đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích quốc gia. Khi thực hiện hành trình tour trekking cực Đông, bạn sẽ chạm 1 trong 4 cực của Việt Nam với một chóp inox đã được gắn vào ngày 4-12-2012 để làm mốc điểm cực.

Mũi Đôi cực Đông (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

2. Vẻ đẹp hoang sơ, huyền ảo của cực Đông

Chặng đường trekking với những bãi cát trắng mịn trải dài. Làm bạn liên tưởng đến xa lộ ở Texas, Mỹ.

Chặng đường trekking băng qua quốc lộ

Ngoài ra trong suốt cuộc hành trình, sẽ có những đoạn đường đi sát biển. Lúc này bạn có thể thưởng thức làn gió biển man mác cùng với đó là cảnh bầu trời trong xanh. Bãi cát trắng ven biển và màu biển trong vắt hoang sơ dọc con đường. 

Chắc chắn sẽ không thể thiếu khung cảnh hoàng hôn nơi biển cả. Một chút đỏ cam sẽ dần thay thế màu xanh dương của bầu trời. Phảng phất xuống mặt nước những tia nắng rực rỡ cuối cùng. Bạn cũng có thể hòa vào dòng nước mát của bãi biển vào lúc chiều tà. Rũ bỏ đi cái nóng bức sau những giờ mệt mỏi trên cung đường trekking dài ngoằn ngoèo. Hoặc bạn sẽ muốn ngồi xuống tại chỗ ven biển và chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền ảo của cực Đông này. 

3. Chiêm ngưỡng ánh bình minh đầu tiên trên đất liền

Để chiêm ngưỡng được ánh bình minh trong hành trình chinh phục Mũi Đôi cực Đông thì bạn sẽ phải dành một buổi tối ở bãi Rạng.

Vào rạng sáng hôm sau, để đón bình minh vào lúc 6 giờ sáng tại Mũi Đôi, bạn phải dậy từ 4 giờ sáng và trekking thêm khoảng 45 phút đến 1 giờ. Những thử thách cuối cùng trước khi chiêm ngưỡng “ánh bình minh đầu tiên” tại cực Đông. Bạn sẽ phải:

Nhảy qua ghềnh;

Vượt vài trăm mét những tảng đá lớn nằm san sát và chồng lên nhau;

Thỉnh thoảng sẽ có những vách đá cheo leo khá nguy hiểm. 

Chiêm ngưỡng ánh mặt trời đầu tiên

Mặt trời sẽ mọc rất nhanh. Bởi vậy nếu muốn lưu giữ lại những kỷ niệm thì hãy chuẩn bị sẵn sàng máy ảnh trước 6 giờ sáng nếu không muốn bỏ lỡ giây phút đáng giá nhất của cả hành trình.

Sau những nỗ lực quên mệt mỏi, bạn sẽ có cảm giác vô cùng sung sướng và phấn khích khi đặt chân lên điểm cực Đông của Tổ quốc. Nơi những tia nắng lấp lánh đầu tiên. Ánh bình minh dường như cũng rạng rỡ hơn thường ngày.

Ngồi trên vách đá hướng ánh mắt nhìn về phía xa, nơi “ông mặt trời” đang dần ló dạng sau đường chân trời. Ẩn hiện giữa mặt nước, phản chiếu ánh nắng vàng dịu dàng xuống màu xanh trong vắt. Một vài chiếc thuyền thúng ngoài xa cũng bắt đầu hoạt động. Những chú chim bay phấp phới trên bầu trời cùng với những áng mây trắng. 

Tất cả như đang báo hiệu, một ngày mới chuẩn bị bắt đầu. 

Có khá nhiều cách để bạn có thể đến với cực Đông như du lịch Mũi Đôi cực Đông tự túc. Nhưng theo kinh nghiệm đi trekking của chúng mình bạn nên lựa chọn đi theo đoàn cùng với hướng dẫn viên dày dặn kỹ năng. Bởi lẽ cung đường trekking chinh phục Mũi Đôi cực Đông không phải chỉ là những đoạn đường thẳng. Mà nó bao gồm những gian nan và thử thách vượt sa mạc, băng rừng, leo vách đá. Và nếu bạn chỉ có một mình thì chắc chắn sẽ khó lòng vượt qua được. “Ánh bình minh đầu tiên” trên cực Đông của mảnh đất hình chữ S vẫn đang chờ đợi bạn đến và chiêm ngưỡng. 

Xem tổng hợp các tour trekking và đặt tour trekking giá rẻ hơn hoặc miễn phí bằng cách tham gia chương trình referral mời bạn bè đăng ký tài khoản Phuotvivu. Sau khi người được mời hoàn tất bất kỳ hoạt động du lịch nào trên Phuotvivu bạn được 50K/1 người mới. Xem hướng dẫn.

Đăng bởi: Thắng Hoàng

Từ khoá: Chinh phục mũi Đôi cực Đông chiêm ngưỡng ánh bình minh

Chinh Phục Đèo Cả Ở Phú Yên

Đèo Cả ở Phú Yên là một trong những con đèo khó đi và hiểm trở nhất ở nước ta. Thế nhưng chính điều đấy lại kích thích các phượt thủ với mong muốn có thể chinh phục được nó.

Đèo cao 333m, dài 12 km, cắt ngang qua dãy núi Đại Lãnh ở chỗ giáp ranh của hai tỉnh Phú Yên (huyện Đông Hòa) và Khánh Hòa (huyện Vạn Ninh), trên Quốc lộ 1A. Hiện nay đã có hầm đường bộ Đèo Cả thay thế cho đèo hiện hữu, toàn bộ đường dẫn và 2 hầm chính dài 13,5 km.

Vắt qua một trong những nhánh núi của dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển, cung đèo kéo từ chân núi Đá Bia đến Đại Lãnh với chiều dài khoảng 12km, trong đó 9km thuộc địa phận Phú Yên và 3km thuộc địa phận Khánh Hòa. Như con trăn khổng lồ uốn lượn giữa mây ngàn gió núi, đường đèo tuy không quá dài nhưng đến trăm vòng cua, với những khúc cua có độ dốc “trật ót”, những đoạn quanh “tức ngực” hiểm nguy.

Đèo Cả ở Phú Yên đã lừng lững đi vào những trang sử Việt từ thế kỷ XV. Năm 1471, khi mở rộng cương vực của Đại Việt, vua Lê Thánh Tông đã lấy núi Đá Bia sừng sững như cột chống trời làm ranh giới hai nước Việt – Chăm. Suốt gần 2 thế kỷ, con đường Nam tiến của Đại Việt đã bị chặn lại bởi hòa ước giữa 2 bên và phần nào đó là bởi sự hiểm trở của đèo. Mãi đến tháng Tư năm Quý Tỵ (1653), vua Chiêm Thành là Bà Tấm xâm phạm đất Phú Yên, chúa Nguyễn Phúc Tần sai cai cơ Hùng Lộc đi đánh. Bà Tấm thua trận xin hàng, chúa Nguyễn tiếp nhận vùng đất từ mũi Đá Bia đến sông cái Phan Rang đặt dinh mới là Thái Khang (nay là tỉnh Khánh Hòa). Kể từ đó, tao nhân mặc khách nước Việt đã biết đến một danh thắng của trời Nam. Để rồi năm 1836, vua Minh Mạng đã cho khắc dãy Đại Lãnh vào Tuyên Đỉnh trong hệ thống Cửu Đỉnh đặt trước sân Thái Miếu ở hoàng thành Huế. Tiếp đến, cuối thế kỷ XIX, Phan Thanh Giản – vị tiến sĩ đầu tiên của Nam kỳ trên đường về kinh đô Huế, ngang qua đèo Cả từng có bài thơ vịnh Đá Bia với tựa đề: Nhất phiến sơn đầu thạch (Mảnh đá đầu non dựng).

Trên đỉnh Đèo Cả ở Phú Yên phóng tầm mắt nhìn ra biển thấy mặt nước mênh mông mãi tận chân trời, sóng gợn lao xao, một vài hòn đảo xa gần nhấp nhô trong làn sóng bạc, phản chiếu ánh mặt trời lóng lánh.

Đường đèo nhiều vòng cua theo sườn núi nhô ra, lõm vào quanh co. Nơi nhô ra thường nằm sát biển, chỗ lõm vào có nhiều khe, thác nước chảy quanh năm từ trên cao xuống. Những lúc trời  yên, gió thổi nhẹ, rừng cây lá khua xào xạc, hoà với tiếng nước chảy rì rào tạo thành khúc nhạc trầm bổng êm đềm khiến du khách qua đường thư thái tâm hồn, quên đi những phiền muộn, nhọc nhằn.

Trong số 98 vòng cua trên có đến 10 vòng cua gấp khúc nguy hiểm. Vòng cua nguy hiểm nhất là vòng cua cánh chỏ ở mỏm Đá Đen: phía trên là tảng đá màu đen tuyền dựng đứng, sừng sững như một bức tường khổng lồ, đường đèo chạy men theo sát bờ biển là một vực sâu hoắm. Đứng trên nhìn xuống thấy dòng nước sâu thăm thẳm.

Tuy hiểm trở, nhưng tuyến du lịch Đèo Cả ở Phú Yên cũng rất hữu tình, khung cảnh mở ra như một bức tranh thủy mặc được vẽ nên bằng những gam màu sống động với sự pha trộn hài hòa của đất trời và biển cả bao la… thu hút bao lữ khách dừng chân thưởng ngoạn, để rồi xao xuyến trước vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng của chốn này.

Đăng bởi: Quân Lê

Từ khoá: Chinh phục Đèo Cả ở Phú Yên

Có Một Lũng Pô Lào Cai Với 2 Cột Mốc Thiêng Liêng Nơi Đất Trời Tây Bắc

Về Lũng Pô Lào Cai, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng cột cờ tổ quốc thiêng liêng, check in cột mốc đánh dấu điểm đầu tiên con sông Hồng chảy vào đất Việt.

Lũng Pô Lào Cai ở đâu?

Lũng Pô Lào Cai vốn không phải một bản làng hay một xã. Tên gọi này dùng để chỉ một dòng suối chảy trên địa bàn huyện Bát Xát. Thế nhưng từ lâu, Lũng Pô được gọi như một địa danh ở miền biên viễn tổ quốc. Suối Lũng Pô có ý nghĩa quan trọng trong việc phân chia đường thủy của hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Đặc biệt, dòng suối này chảy ra gặp sông Hồng, tạo thành ngã 3 Lũng Pô. Đó là điểm đánh dấu sự gặp gỡ của dòng suối nhỏ và điểm đầu tiên của sông Hồng trên lãnh thổ nước ta. 

Lũng Pô nằm ở Bát Xát Lào Cai. Ảnh: @th_trang__

Ngày nay, Lũng Pô được nhiều người biết đến vì là nơi gìn giữ những dấu ấn lịch sử hào hùng nơi miền biên viễn. Đó là nơi những người lính biên phòng A Mú Sung anh dũng đã chiến đấu và hi sinh để bảo vệ biên giới tổ quốc. Có dịp du lịch Lào Cai, bạn hãy dành ít thời gian về thăm nơi này để thấy được sự thiêng liêng của từng tấc đất quê hương.   

Suối Lũng Pô gặp con sông Hồng chảy vào Việt Nam, tạo thành ngã 3 Lũng Pô nổi tiếng. Ảnh: @sonhainguyen0212

Từ trung tâm thành phố Lào Cai đến Lũng Pô khoảng 70km. Bạn có thể di chuyển theo tuyến đường DT 158 qua những cung đường đèo dốc quanh co, trùng điệp trước khi đến ngã ba Lũng Pô. Tốt nhất bạn nên đi bằng xe máy để thuận tiện hơn cho chuyến hành trình vừa khám phá, vừa chiêm ngưỡng cảnh đẹp. 

Check in những tọa độ ở Lũng Pô Lào Cai

Hành trình khám phá Lũng Pô Lào Cai được du khách đi qua những cung đường xinh đẹp của huyện Bát Xát, thu trọn tầm mắt cảnh đẹp của miền biên viễn Tây Bắc. Cảnh sắc thiên nhiên của tỉnh miền núi phía Bắc này chưa bao giờ làm cho lữ khách phải thất vọng. Tất cả sự hoang sơ, kỳ vĩ đều thể hiện trọn vẹn qua những vạt rừng, những dãy núi, những ngọn đồi. 

Lũng Pô có cột cờ Lũng Pô và cột mốc 92 thiêng liêng. Ảnh: @dinhmaithy

Sau một chuyến đi dài từ thành phố Lào Cai, bạn sẽ đến với hai tọa độ quan trọng nhất ở Lũng Pô là cột cờ Lũng Pô và cột mốc 92. Cả hai “cột” này đều mang ý nghĩa thiêng liêng, đánh dấu lãnh thổ Việt Nam và đồng thời là điểm check in đẹp cho du khách khi khám phá Bát Xát, Lào Cai. 

Cột cờ Lũng Pô xây dựng từ 2023. Ảnh: @nguyenthithuy_linh

Cột cờ được xây dựng với chiều cao 31,43 mét, tượng trưng cho chiều cao của “nóc nhà Việt Nam” Fansipan cao 3143 mét. Trên đỉnh cột cờ là lá cờ đỏ sao vàng 25 m2, biểu trưng cho 25 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Toàn bộ cột cờ an tọa trên diện tích 2.100 m2 rộng lớn. 

Cột cơ cao 31,43 mét, tượng trưng cho chiều cao của Fansipan. Ảnh: @hin.ttl

Theo chia sẻ của nhiều du khách khi đến đây, du khách có thể men theo cầu thang xoắn ốc bên trong cột cờ để đi lên đỉnh. Từ đỉnh cột cờ, bạn sẽ được ngắm trọn cảnh đẹp núi non của huyện Bát Xát. Xa xa là những bản làng của đồng bào các dân tộc ít người, gần đó là ngã ba Lũng Pô nơi suối Lũng Pô và sông Hồng gặp nhau.

Cầu thang xoắn ốc bên trong cột cờ Lũng Pô. Ảnh: @bachhaiphong

Du lịch Lũng Pô Lào Cai, ngoài check in cùng cột cờ tổ quốc, du khách cũng đừng quên sống ảo cùng cột  mốc 92. Đây là điểm đánh dấu con sông Hồng bắt đầu chảy vào lãnh thổ Việt Nam. Cột mốc nằm ngay ngã 3 Lũng Pô. Cột mốc này gồm có 3 cột: mốc 92(1) nằm ở phía Việt Nam; mốc 92(2) và mốc 92(3) nằm trên bờ sông nơi lãnh thổ Trung Quốc.

Cột mốc 92 ở Lũng Pô Lào Cai. Ảnh: @hoang_viet_chord_man

Ngay từ vị trí cột mốc này chính là thượng nguồn con sông Hồng, dẫn những dòng nước phù sa mát lành chạy dọc về các tỉnh phía Bắc của nước ta. Dọc theo bờ sông là những bản làng bình yên, xen lẫn những thửa ruộng, những nương rẫy xanh mướt tuyệt đẹp. Thì ra, cảnh sắc miền biên viễn tổ quốc nước ta, nơi nào cũng đẹp, cũng tình.

Kinh nghiệm khám phá Lũng Pô

Bạn có thể kết hợp đi Y Tý, Mường Hum và Lũng Pô. Ảnh: @gio_sang

Vì Lũng Pô thuộc huyện Bát Xát nên bạn hãy lên lịch trình để đi thêm các điểm du lịch nổi tiếng khác của huyện như Y Tý, Mường Hum, bản Lao Chải,… Đây đều là những tọa độ cực kỳ xinh đẹp của huyện, đặc biệt là vào mùa thu khi ruộng bậc thang chín vàng óng ả.

Về Bát Xát Lào Cai, du khách không thể bỏ qua cột cờ Lũng Pô. Ảnh: @hannah.aqua

Lũng Pô Lào Cai là một trong những điểm du lịch có tiếng của huyện Bát Xát với điểm nhấn là cột cờ Lũng Pô và cột mốc 92 đầy thiêng liêng. Đến đây, bạn đâu chỉ ngắm cảnh hay chụp ảnh mà còn thêm tự hào về non nước Việt Nam, về những hi sinh anh dũng của người bộ đội biên phòng để gìn giữ biên giới tổ quốc.

Ảnh: Instagram

Đăng bởi: Huyền Trần

Từ khoá: Có một Lũng Pô Lào Cai với 2 cột mốc thiêng liêng nơi đất trời Tây Bắc 

Cập nhật thông tin chi tiết về Chinh Phục Cột Mốc 1305 (Bình Liêu trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!