Bạn đang xem bài viết Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Sơ Sinh Mẹ Cần Phải Biết được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Con sinh ra khỏe mạnh, tăng cân đều là mong muốn của rất nhiều người mẹ. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để bé luôn phát triển tốt đó là dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh.
I. Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh là gì?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ sơ sinh
II. Chế độ sinh dướng cho trẻ sơ sinh giúp bé tăng cân đều
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh: Giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng
Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là thức ăn không gì thay thế được cho sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ. Trẻ cần được cho bú mẹ theo nhu cầu hoàn toàn trong 4 tháng đầu sau sinh không cần ăn hay uống thêm thứ gì khác. Giai đoạn trẻ tròn 4 tháng tuổi bước sang tháng thứ 5 do nhu cầu dinh dưỡng của bé tiếp tục tăng trong khi lượng sữa mẹ đã tăng đến tối đa, cần thiết phải tập cho trẻ ăn dặm thêm ngoài sữa mẹ, nhưng sữa mẹ vẫn là một nguồn dinh dưỡng quý giá cần tiếp tục duy trì. Mẹ lưu ý cách cho bé bú cũng rất quan trọng:
– Mỗi lần bú, mẹ cho bé bú một chút bên bầu vú này rồi một chút bên bầu vú kia.
– Sữa trong bầu vú mẹ không giống nhau, sữa chảy ra khi bé bắt đầu bú gọi là “sữa đầu”, có nhiều nước làm cho bé đã khát, còn sữa của cuối bữa bú gọi là “sữa cuối”, có chứa nhiều chất béo giúp bé tăng cân.
– Muốn bé tăng cân thì bé phải được bú cả sữa đầu lẫn sữa cuối. Mẹ cho bé bú một chút bên này rồi một chút bên kia làm cho bé chỉ nhận được sữa đầu, do đó bé không tăng cân nhiều mặc dù mẹ nhiều sữa.
– Mẹ nên cho bé bú một lần hết một bên, nếu bé còn đói thì hãy cho bú bên kia và lần sau cho bú bên kia trước và cứ thế.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh: Giai đoạn 6 đến 10 tháng tuổi
Bổ sung các thức ăn cần thiết để bé phát triển toàn diện
Giai đoạn này vẫn cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa bột. Bên cạnh đó mẹ cần bổ sung: Một lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai, Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp). Trái cây và rau quả (chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang). Các loại thực phẩm bé có thể cầm tay và ăn (bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường hình chữ O). Một lượng nhỏ thực phẩm giàu đạm (trứng, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu đen).
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh: Giai đoạn 10 đến 12 tháng tuổi
Lúc này Bé nuốt thức ăn dễ dàng hơn, bé mọc răng không còn đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi. Khi đó mẹ có thể ho bé sử dụng những thưc phẩm sau: Sữa mẹ hoặc sữa bột.Phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (không nên dùng sữa bò cho đến khi 1 tuổi).Các loại ngũ cốc giàu sắt. Trái cây nghiền hoặc bóc vỏ và cắt thành từng miếng vuông.Rau hấp cho chín mềm, cắt thành miếng nhỏ. Các món ăn kết hợp (mì ống và phô mai, thịt hầm). Thực phẩm giàu chất đạm. Thực phẩm cho bé ăn bốc.
Cần chú ý thử trước khi cho bé hoàn toàn sử dụng để đề phòng dị ứng cho bé
Tăng Cân Ở Trẻ Sơ Sinh: Những Điều Mẹ Cần Biết
Ba mẹ có thể dễ dàng theo dõi sự tăng trưởng về cân nặng của trẻ sơ sinh bằng việc so sánh với số liệu chuẩn từ Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO). Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp trẻ bị sụt cân đều ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trong tuần đầu tiên sau khi chào đời, thường thì trẻ sẽ có hiện tượng sụt cân sinh lý. Tuy nhiên, khi bước vào tuần thứ 2-3, cân nặng của trẻ sẽ tăng đều thậm chí có những bước phát triển “ngoạn mục”.
– Tuần đầu tiên, cân nặng của trẻ sơ sinh sẽ giảm từ 5-10% và sẽ tăng đều vào những tuần sau đó.
– Trong 3 tháng đầu tiên, bé sẽ tăng từ 1-1,3kg/tháng. Càng về sau, cân nặng của bé có dấu hiệu “chững lại” hoặc tăng chậm hơn. Trong giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi, trẻ có thể tăng 600g/tháng và 300-400g trong giai đoạn sau đó.
– Cân nặng của trẻ 4 tháng tuổi có thể tăng gấp 2 lần so với giai đoạn mới sinh.
– Trong vòng 12 tháng, chiều dài của trẻ có thể tăng 1,5 lần và tăng 11cm với vòng đầu.
Trẻ giảm cân sau sinh chắc chắn sẽ khiến ba mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng và bắt đầu tìm kiếm nguyên nhân. Liệu có phải do mẹ xấu sữa hay do bé đang gặp vấn đề về sức khỏe?
Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng giảm cân sinh lý, là điều hết sức bình thường sau sinh. Thường thì khoảng 10 ngày sau, trẻ sẽ có hiện tượng sụt cân, giảm từ 6-9% trọng lượng cơ thể.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do da của trẻ rất mỏng, lớp mỡ dưới da ít cùng với việc đi ngoài phân su nên dễ mất nước. Lúc này, mẹ đừng quá lo lắng khi so sánh cân nặng của con với các bạn đồng trang lứa vì sự phát triển của mỗi bé là không giống nhau.
Tình trạng giảm cân sinh lý dù không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ nhưng mẹ vẫn cần giữ ấm, tránh cho bé ra gió, quan tâm tới bữa ăn và thời gian ngủ của con.
Trái với hiện tượng giảm cân sinh lý, tăng cân ở trẻ sơ sinh cũng là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bà mẹ bỉm sữa.
Trước hết, mẹ hãy tham khảo chuẩn cân nặng trung bình của trẻ từ 1-12 tháng tuổi để biết con yêu có tăng cân quá nhanh hay không.
– Giai đoạn từ 1 – 3 tháng tuổi: cân nặng trung bình cần tăng là 700g – 800g.
– Giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi: cân nặng trung bình cần tăng mỗi tháng là 500g – 600g.
– Giai đoạn từ 7 – 8 tháng tuổi: cân nặng trung bình cần tăng mối tháng dao động nhiều hay ít hơn một chút so với 400g.
– Giai đoạn từ 9 – 12 tháng tuổi: cân nặng trung bình cần tăng mỗi tháng khoảng 300g – 350g.
Vì bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, chất béo được tích trữ một phần dưới da nên việc tăng cân nhanh trong giai đoạn này là điều không đáng ngại thậm chí còn cho thấy khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé rất tốt.
Tuy nhiên, việc tăng cân ở trẻ sơ sinh quá nhanh so với chuẩn cân nặng trung bình cũng là nguyên nhân của một số vấn đề sức khỏe trong thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành.
Đặc biệt, trẻ sơ sinh tăng cân quá nhanh và tiếp tục tăng mạnh trong hai năm đầu đời có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì. Hậu quả của bệnh lý này là các vấn đề về sức khỏe mãn tính như huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường type 2.
Lúc này, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời. Đồng thời, mẹ cũng nên áp dụng những cách sau để giúp bé cải thiện cân nặng:
– Giúp bé ngủ ngon và sâu giấc: Ngủ cũng chính là quá trình trẻ lớn lên vì khi ngủ, tuyến yên sẽ tiết ra hormone giúp bé phát triển chiều cao và cân nặng. Trong giai đoạn này, trẻ có thể ngủ đến 20 tiếng/ngày. Để giúp bé có một giấc ngủ ngon hơn, mẹ cần đảm bảo cho bé ăn no trước khi ngủ, lựa chọn không gian yên tĩnh để bé ngủ sâu giấc hơn.
– Cho bé bú đúng cách: Sữa là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất đối với trẻ sơ sinh. Vì thế, việc cho bé bú đầy đủ và đúng cách sẽ giúp bổ sung năng lượng cần thiết cho sự phát triển.
Đánh Giá Bài Viết
Bảng Chế Độ Dinh Dưỡng Hợp Lý Cho Người Việt
Hàng ngày cơ thể con người cần hấp thu rất nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên không phải thực phẩm nào cũng mang nhiều giá trị dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tham khảo bảng chế độ dinh dưỡng hợp lý, chúng ta sẽ có thêm kiến thức để kiểm soát chế độ ăn uống một cách cân bằng và lành mạnh.
Bảng chế độ dinh dưỡng được thể hiện như hình Kim Tự Tháp. Nó gồm 7 tầng trình bày lượng thực phẩm cần thiết cho một người Việt Nam trưởng thành trong vòng một tháng. 7 tầng của tháp dinh dưỡng bao gồm 7 nhóm thực phẩm xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày. Chúng là: lương thực, rau xanh, quả chín, chất đạm (đạm động vật và đạm thực vật), chất béo (dầu ăn và mỡ động vật), đường và muối.
Theo bảng chế độ dinh dưỡng này, nhìn từ trên xuống, mỗi nhóm thực phẩm được các chuyên gia khuyên ăn với một lượng khác nhau hoàn toàn:
1. Muối
Ăn hạn chế, dưới 180gr/người/tháng. Đây là thành phần bị hạn chế nhất trong bảng chế độ dinh dưỡng. Vì nếu ăn quá nhiều muối sẽ gây ra nguy cơ dẫn đến các bệnh: huyết áp, bệnh tim, bệnh thận. heo khảo sát, người ăn mặn nhiều sẽ có tuổi thọ thấp hơn những người bình thường.
2. Đường
Ăn ít, dưới 500gr/người/tháng. Đường cung cấp cho chúng ta năng lượng tức thời, nhưng không chứa bất kỳ dinh dưỡng nào tốt cho cơ thể. Thực trạng phổ biến hiện nay, các căn bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì…là do dung nạp quá nhiều đường. Nếu không biết cách kiểm soát lượng đường hợp lý, sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh. Một số bệnh phổ biến: ung thư, tăng huyết áp, gây sâu răng, làm xấu da, tăng stress.
Chúng ta nên ăn gì ngừa bệnh tiểu đường từ sớm?
Ăn gì ngừa bệnh tiểu đường là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc trong những năm gần đây khi tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở nước ta ngày càng tăng và số bệnh nhân ngày càng trẻ hóa. Giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường ăn gạo…
3. Chất béo
Ăn có mức độ, khoảng 600gr/người/tháng. Có nhiều loại thực phẩm cung cấp chất béo trong bữa ăn hàng ngày: dầu ăn, bơ, hạt vừng, đậu phộng. Trong đó, dầu ăn là thực phẩm không thể thiếu trong khâu chế biến của các chị em nội trợ. Dầu ăn cung cấp một số vitamin có lợi như A, E, D, K. Theo khuyến cáo, chúng ta nên sử dụng dầu ăn có nguồn gốc từ thực vật. Tuyệt đối, không được ăn quá nhiều thức ăn chiên xào đầy dầu mỡ.
4. Chất đạm (đạm thực vật, đạm động vật)
Đứng ở trung tâm của bảng chế độ dinh dưỡng, chúng ta nên ăn vừa phải. Trung bình 2,5 kg cá và thủy sản; 1,5 kg thịt; 2kg đậu phụ/người/tháng. Đạm thực vật xuất hiện trong các loại đậu, sản phẩm từ đậu nành, bơ thực vật. Đạm động vật có trong các loại thịt, cá, trứng, hải sản…chúng có giá trị dinh dưỡng cao hơn đạm thực vật. Tuy nhiên trong quá trình chuyển hóa chúng có thể sản sinh ra urê, axit uric…có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm, phổ biến là bệnh gout như hiện nay. Vì vậy, chúng ta nên ăn cân đối giữa đạm động vật và thực vật. Ăn uống hợp lý giúp bảo vệ sức khỏe và nâng cao vai trò của chất đạm.
10 Thực phẩm chứa nhiều chất đạm tốt cho cơ thể
Chất đạm (protein) là một chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể. Lượng đạm được khuyến cáo cần cung cấp cho cơ thể hàng ngày ở độ tuổi từ 19-70 tuổi với nữ giới là 46 gram, đối với nam giới là 56 gram. Nếu không cung cấp đủ…
5. Quả chín
Các loại hoa quả chính là một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên số lượng không bắt buộc, chỉ nên ăn đủ tùy theo khả năng. Những loại quả như cam, kiwi, đu đủ, bơ, táo, chuối…không chỉ giúp cho cơ thể khỏe mạnh mà còn làm đẹp da, chống lão hóa.
6. Rau, củ
Ăn đủ, trung bình 10kg/người/tháng. Rau, củ chứa nhiều vitamin, cung cấp khoáng chất và chất xơ cần thiết. Có nhiều loại rau với hình dạng và màu sắc khác nhau, tuy nhiên các loại rau có màu xanh sẫm thường chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn.
7. Nhóm lương thực, chất bột đường (gluxit)
Đây là loại thực phẩm cơ bản của một chế độ dinh dưỡng hợp lý, chúng ta nên ăn đủ, trung bình 12kg/người/tháng. Các loại thực phẩm chủ yếu trong các bữa ăn: gạo, mì, bánh, khoai tây…cung cấp lượng tinh bột đáng kể và cần thiết tạo ra năng lượng phục vụ nhu cầu hoạt động hàng ngày.
Bí quyết ăn uống lành mạnh cho sức khoẻ vàng
Qua những chia sẻ về bảng chế độ dinh dưỡng, bạn có thể tự nhận xét mình đã ăn uống đúng cách hay chưa? Nếu chưa, hãy điều chỉnh kịp thời chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập những thói quen ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Dinh Dưỡng Cho Bé Dưới 1 Tuổi Mẹ Nên Biết
Bé trên 6 tháng tuổi mẹ nên cho bé tập ăn dặm để bổ sung dưỡng chất. Ảnh – Internet
3. Những lưu ý mẹ cần biết khi cung cấp dinh dưỡng cho bé 3.1 Không cho bé uống sữa bòSữa bò chứa một lượng lớn protein gây ra cảm giác đầy bụng ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, trong sữa bò có chứa một loại enzim thẩm thấu gây triệu chứng khó tiêu cho các bé. Vì vậy, mẹ không nên cho các con uống sữa bò khi bé dưới 1 tuổi.
Không nên cho bé dưới 1 tuổi uống sữa bò. Ảnh – Internet
3.2 Không nên cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá trễKhi bé mới 3-4 tháng nhiều bà mẹ đã cho bé tập ăn dặm bằng các món bột hoặc nước cháo. Tuy nhiên, điều này lại gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ, mà mẹ không thể lường trước được như rối loạn tiêu hóa hoặc suy dinh dưỡng, khi áp dụng chế độ ăn dặm không khoa học hoặc cho trẻ ăn không đúng cách. Ngược lại, có nhiều bà mẹ khi trẻ đã trên 6 tháng tuổi mà vẫn chưa cho con tập ăn dặm, điều này sẽ làm cho bé bị thiếu chất và chậm tăng cân, vì sữa mẹ lúc này đã không thể đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ trên 6 tháng tuổi.
3.3 Không được trộn bột với sữa cho béCác mẹ thường có thói quen trộn các loại bột với sữa rồi cho bé ăn, vì nghĩ bé sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển. Nhưng việc này vô tình lại làm thay đổi công thức của sữa và có thể gây ra một số tình trạng không tốt cho bé như: đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng tới thận và bộ máy tiêu hóa của các cục cưng. Cách tốt nhất là mẹ chỉ nên trộn bột với sữa khi có sự chỉ dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng, để đảm bảo sức khỏe của các con yêu.
3.4 Cho bé ăn dặm đúng cáchTrong thời kỳ bé tập ăn dặm, mẹ nên canh lượng thức ăn vừa đủ để nạp vào cơ thể con. Nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều: mới bắt đầu mẹ chỉ nên cho con ăn vài muỗng bột để quen với thức ăn, sau đó có thể tăng từ từ lên 1/2 chén/ ngày, rồi đến 1 chén/ ngày.
Mẹ cho bé ăn thức ăn từ loãng đến đặc, từ nhuyễn mịn đến độ thô tăng dần và từ đơn giản đến phức tạp: như lần đầu mẹ chỉ nên pha bột với nước rau, tiếp đó có thể dùng nước thịt có thêm 1 ít dầu ăn, khi bé đã quen với thức ăn mẹ có thể cho bé ăn luôn cả lá rau và thịt.
Bé sẽ vui khỏe khi được ăn dặm đúng cách. Ảnh – Internet
Như vậy, cung cấp dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi đúng cách và khoa học là điều quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp mẹ tích lũy thêm nhiều thông tin và kiến thức, trong việc bổ sung chế độ dinh dưỡng thích hợp cho bé. Chúc các mẹ luôn chăm con khỏe mạnh, tăng cân đều và ngày càng thông minh.
Kim Chi tổng hợp
Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu – 6 Tháng Cuối
Những dinh dưỡng cần thiết mà mẹ bầu nên biết. Để cho thai nhi phát triển một cách toàn diện và mẹ bầu luôn trong tình trạng khỏe mạnh, không thể bỏ qua chế độ dinh dưỡng khi mang thai. Trong khi mang thai, mẹ bầu cần được bổ sung các nhóm dinh dưỡng thiết yếu thông qua việc sắp xếp chế độ ăn uống lành mạnh.
Khi mang thai cần bổ sung dinh dưỡng
Dinh dưỡng cho bà bầu cần bổ sungSau khi mang thai các bạn nên bổ sung 4 nhóm dinh dưỡng tốt và quan trong nhất bao gồm: bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Sắp xếp chế độ ăn uống mỗi ngày của mẹ bầu cần khoảng 2.300 – 2.400kccal / ngày. Trong đó chiếm khoảng 55% là carbohydrate, 20% là protein và 25% là chất béo.
Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho mẹ bầu
Những chất dinh dưỡng cho mẹ bầu được phân bổ thành các giai đoạn nhất định, tùy thuộc vào độ tuổi của thai nhi, chuyên gia dinh dưỡng sẽ có lời khuyên cụ thể cho từng người. Thông thường, chế độ ăn uống được chia thành phụ nữ mang thai theo tam cá nguyệt (ba tháng đầu) hoặc thời kỳ hình thành – sự phát triển của thai nhi.
Dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầuThời kỳ mẹ bầu trong 3 tháng đầu của thai nhi, các mẹ bầu cần bổ sung cho cơ thể các chất cần thiết sau: nhóm protein, chất béo, bột, canxi, axit folic, sắt để cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Sức đề kháng tốt chống lại vi khuẩn gây bệnh từ môi trường xung quanh. Nhóm Omega 3 từ cá và trứng giúp mẹ có sức khỏe tốt để sinh ra những đứa bé khỏe mạnh và thông minh.
Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ
Nó cung cấp vai trò quan trọng nhất của axit folic trong 3 tháng đầu thai kỳ vì 3 tháng đầu là giai đoạn thai nhi hình thành. Nhóm Axit folic được biết đến là chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ, được kiểm chứng bởi nhiều chuyên gia giúp giảm nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi và hỗ trợ sự phát triển bình thường của các tế bào bên trong.
Đối với những phụ nữ có nguy cơ mang thai bị dị tật bẩm sinh ngoài mong muốn, những người dùng thuốc chống động kinh sẻ được Bác Sỉ kê đơn thuốc acid folic và lời khuyên về chế độ ăn uống để ngăn ngừa khuyết tật thai nhi trong 3 tháng đầu.
Dinh dưỡng cho bà bầu trong 6 tháng cuốiỞ trong thời kỳ 6 tháng cuối thai kỳ, các mẹ bầu không nên ăn quá nhiều đồ ngọt để ngăn ngừa rối loạn đường huyết (tiểu đường thai kỳ) và tránh ăn mặn để ngăn ngừa huyết áp cao và sản giật. Trong giai đoạn này, mẹ bầu chỉ nên ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng giàu protein như cá cơm, tôm, cua, trứng, thịt gia cầm …Đồng thời, bổ sung thêm nhiều rau và trái cây để cung cấp chất dinh dưỡng vitamin và khoáng chất.
Mẹ bầu nên ăn gì trong 6 tháng cuối thai kỳ
Ngoài ra, các mẹ bầu nên ăn thêm 2 đến 3 bữa ăn phụ bao gồm các loại thực phẩm giàu protein như trứng vịt, nghêu, sò, hàu, sữa tươi không đường, vitamin bổ sung có trong nước ép và cung cấp mức omega 3.6 bằng cách ăn nhiều hạt bí ngô, hạt hướng dương, hạt dẻ để phát triển trí não của trẻ.
Để giúp thai kỳ khỏe mạnh, tập thể dục hoặc yoga là cần thiết cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa tăng cân quá mức, giảm lượng muối để tránh phù nề, huyết áp cao và sản giật. Điều quan trọng hơn là mẹ bầu cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, ngăn ngừa các trường hợp xấu nhất có thể xảy cho cả mẹ và bé.
Đăng bởi: Luân Bùi
Từ khoá: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu – 6 tháng cuối
Bệnh Hen Suyễn Và Chế Độ Dinh Dưỡng Lành Mạnh
Bệnh hen suyễn thực chất là một chứng bệnh mang tính dị ứng. Vấn đề quan trọng là cần nâng sức đề kháng, xây dựng lại phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với vật lạ xung quanh xâm nhập. Cách tốt nhất nên làm là điều chỉnh lại chế độ ăn uống hợp lý.
Người bệnh hen suyễn nên ăn gì?
Nên ăn nhiều rau xanh, củ, quả có chứa nhiều vitamin C (cần được cung cấp đến 2g vitamin C mỗi ngày) như cam quýt, chanh, bưởi, kiwi, sơ ri, ổi, xoài, thanh long, rau bồ ngót, cần tây, ớt chuông, rau dền đỏ, rau đay, mồng tơi, cải xanh, cà chua…
Nên dùng nhiều thực phẩm giàu beta caroten có trong gấc, bí đỏ, cà rốt, đu đủ, khoai lang bí, rau bồ ngót, ớt chuông màu vàng, màu cam…, và vitamin E có nhiều trong dầu thực vật và các loại đậu, hạt, cũng có giúp bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp.
Cách uống vitamin E thế nào để đạt hiệu quả cao?
Vitamin E thường được mệnh danh là “thần dược” giữ mãi tuổi thanh xuân. Thế nên nhiều chị em phụ nữ tăng cường bổ sung bằng cách uống vitamin E mỗi ngày nhưng không phải ai cũng sử dụng đúng cách. Thực phẩm ngừa mụn cho da luôn mịn màng…
Ưu tiên các thực phẩm giàu chất béo omega 3 có thể làm giảm bớt tình trạng viêm, giảm nguy cơ bị khó thở, thở khò khè. Các loại thực phẩm giàu omega 3 là cá hồi, cá trích, cá thu, các loại hạt có dầu, còn có thể giúp phòng ngừa chứng hen suyễn di truyền ở trẻ nhỏ.
Nên dùng nhiều thực phẩm giàu beta caroten có trong gấc, bí đỏ, cà rốt, đu đủ, khoai lang bí, rau bồ ngót, ớt chuông màu vàng, màu cam…, và vitamin E có nhiều trong dầu thực vật và các loại đậu, hạt, cũng có giúp bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp.
Người bệnh hen suyễn nên kiêng gì?
– Trái cây sấy khô: Nhiều loại trái cây sấy khô có sulfite, đó là chất bảo quản kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm và là một trong các chất phụ gia trong thực phẩm không có lợi cho nhiều người bị bệnh hen suyễn. Nên chú ý đọc các từ như “kali bisulfit” và “sodium sulfite” trên những gói quả sấy khô như quả anh đào hoặc quả mơ, tránh dùng những loại quả đóng gói này ở bệnh nhân hen suyễn, vì chúng có thể gây ra đợt kịch phát của bệnh hen suyễn.
– Tôm đông lạnh: Tôm đông lạnh hoặc chế biến sẵn có thể nguy hiểm cho người mắc bệnh hen suyễn. Tôm đông lạnh và hải sản đông lạnh khác thường chứa sulfite không có lợi cho bệnh hen suyễn.
– Dưa chuột muối: Dưa chuột muối thường chứa chất bảo quản sulfite. Sulfite cũng thường có mặt trong các loại thực phẩm lên men khác như dưa bắp cải chẳng hạn. Thay vì ăn thực phẩm muối chua, bạn có thể thay thế bằng salad.
– Mứt anh đào ngâm: Loại thực phẩm này trông rất đẹp mắt, giống như đồ trang sức sáng màu trong một lọ thủy tinh, nhưng bất cứ ai bị hen suyễn dễ nhạy cảm với sulfite thì không nên ăn. Trái cây đóng hộp và các loại nước ép trái cây đóng chai, chẳng hạn như chanh ép, có thể cũng chứa chất bảo quản làm kích hoạt cơn co thắt phế quản hoặc các triệu chứng khác của bệnh hen suyễn.
– Hạn chế muối: Hạn chế dùng muối, chỉ nên sử dụng dưới 6g/ngày là điều được các bác sĩ khuyên làm nếu bạn đang cố gắng cải thiện bệnh hen suyễn của mình.
Ngoài những lưu ý trong ăn uống, người bệnh còn nên luyện tập thể dục nhẹ nhàng một cách đều đặn, xoa bóp cơ thể hàng ngày và luôn giữ mình trong một tâm thế bình tĩnh, không lo âu, không căng thẳng quá mức.
Sữa cho người cao huyết áp và dinh dưỡng lành mạnh
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, người cao huyết áp được khuyến cáo nên uống sữa thường xuyên để bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Sữa cho người cao huyết áp tốt nhất là sữa tươi, đặc biệt là loại sữa hữu cơ giàu Omega 3…
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Cập nhật thông tin chi tiết về Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Sơ Sinh Mẹ Cần Phải Biết trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!