Bạn đang xem bài viết Cây La Rừng: Bộ Phận Sử Dụng, Công Dụng Và Cách Dùng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1.1. Mô tả dược liệuCây thảo, cao 0,8 -1m. Thân hình trụ, hóa gỗ ở gốc, có lông nháp. Lá mọc so le, có cuống dài, gốc hình tim, đầu nhọn, mép khía răng nhỏ, gân lá hình chân vịt, hai mặt có lông; lá phía dưới chia thùy nông, thùy hình tam giác; lá phía trên chia 5 thùy sâu, thùy hình mác; lá kèm nhỏ, hình giài.
Hoa to, màu vàng. Quả nang, hình chóp nhọn, có lông trắng, khi chín không còn tiểu đài; hạt nhỏ và nhiều, hình thận.
Mùa hoa quả: tháng 5 – 9.
1.2. Phân bố, sinh thái cây La rừngChi Abelmoschus Medik. có 5 loài ở Việt Nam, loài Vông vang vốn có nguồn gốc ở Ấn Độ, sau phát triển rộng khắp vùng nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam cây mọc rải rác từ vùng núi thấp (thường dưới 1000m) đến trung du và đôi khi thấy cả ở đồng bằng.
Cây La rừng là loại cây ưa sáng, có thể hơi chịu hạn, thường mọc lẫn với các loại cây cỏ thấp ở nương rẫy, ven đồi, bãi hoang hay ven đường đi. Quả La rừng già tự mở cho hạt phát tán ra xung quanh, sau đó toàn cây tàn lụi. Cá biệt có những cây sống nơi đất ẩm chỉ tàn lụi 1 phần (cành lá), phần thân cành còn lại sẽ mọc chồi vào mùa xuân năm sau.
1.3. Bộ phận dùngRễ, lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô. Hạt lấy ở những quả già phơi khô.
1.4. Thành phần hóa học La rừngHàm lượng ambretolid trong tinh dầu tương đối cao và tương đương với tinh dầu vông vang thương phẩm của Ecuador.
Hạt còn chứa các chất khác nhau như methionine sulfoxyd, phospholipid và sterol. Dầu hạt còn có acid palmitic, acid myristic. Hạt còn có các acid béo mạch dài và các acid béo. Các acid béo nói sau nếu đã được tinh chế sẽ tạo ra mùi xạ của ambretolid, hiệu suất từ 0,2 – 0,6%.
Cây La rừng có vị ngọt nhẹ, nhiều nhớt, tính mát, vào ba kinh: can, tỳ, phế, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, trừ thấp, nhuận tràng, lợi tiểu, làm dễ đẻ.
Lá được dùng chữa táo bón, thủy thũng, tán ung độc, thúc đẻ. Ngày dùng 20 – 40g, dạng thuốc sắc, thuốc hãm hoặc dùng tươi giã nhuyễn vắt nước uống. Rễ cây được dùng chữa nhức mỏi tay chân, các khớp sung nóng đỏ đau co quắp, mụn nhọt, viêm dạ dày hành tá tràng.
Liều dùng từ 20 – 40 g/ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc hãm.
Hạt chữa đái buốt, đái dắt, sỏi thận, sỏi bàng quang, đại tiểu tiện bí kết, làm dễ đẻ và bôi mụn lở, giã giập hạt thêm nước uống hoặc sắc uống. Hạt còn được dùng làm thuốc trấn kinh, chữa di tinh. Ngày dùng 4 – 6g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bôi.
Ngoài ra, để chữa rắn cắn, lấy 50 hạt vông vang hoặc nhiều ít tùy theo nặng nhẹ, nhai nhỏ, nuốt nước, bả đắp lên vết cắn.
Cơ thể suy nhược, tiêu chảy, đái đêm nhiều không nên dùng.
4.1. Chữa tiểu đụcRễ La rừng một nắm, cạo sạch vỏ ngoài, giã nát, sắc với 400ml nước còn 100ml, rồi phơi sương một đêm, uống vào lúc đói.
4.2. Chữa sỏi bàng quang và sỏi thậnLá, rễ và hạt dược liệu 40g, Rễ cỏ tranh, Bông mã đề, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày một thang.
4.3. Chữa đại, tiểu tiện không thông, bụng chướngHạt La rừng, Mộc thông, Hoạt thạch, lượng bằng nhau. Tán bột, uống mỗi lần 8-12g với nước hành, hay sắc cả 4 vị uống, ngày 3 lần.
4.4. Chữa mụn nhọt, làm chống mưng mủRễ La rừng, Rễ gai, lượng bằng nhau. Rửa sạch, giã nát đắp.
4.5. Chữa rắn cắn bằng La rừngLá dược liệu, Lá dây bông báo, mỗi vị 50g; Hạt hồng bì 20g. Tất cả dùng tươi, giã nát, lấy nước xoa bóp từ trên cho xuống đến vết cắn, rồi lấy bã đắp vào vết thương, băng lại. Ngày làm hai lần. Nếu dùng dược liệu khô thì tán và rây thành bột mịn, hòa với ít nước rồi đắp.
Cây La rừng có nhiều công dụng và tác dụng được dùng phổ biến trong kinh nghiệm dân gian. Quý bạn đọc trước khi dùng có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Nụ Hoa Tam Thất Là Gì? Công Dụng, Cách Dùng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
Tam thất là cây thân thảo, thường sống ở vùng núi cao và lạnh. Hoa tam thất (hay còn gọi là sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm…) là một bộ phận nằm trên cây tam thất.
Nói về nụ hoa, nụ hoa tam thất có màu xanh nhạt, hình dáng nhỏ, đường kính khoảng 3 – 5 cm, thường được thu hoạch vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 hằng năm. Theo đông y, nụ hoa tam thất có tính hàn, vị ngọt thanh và chứa hoạt chất rb1 rb2 nên có tính chất khá tương đồng với nhân sâm.
Hỗ trợ làm giảm chứng mất ngủTrong nụ hoa tam thất có chứa Saponin ginsenoid. Đây là thành phần có tác dụng an thần, giúp cải thiện tình trạng mất ngủ cho người mắc bệnh mất ngủ kinh niên, ngủ không sâu giấc. Sử dụng nụ hoa tam thất thường xuyên giúp giấc ngủ ngon hơn và đảm bảo sức khỏe.
Hỗ trợ cho người bị xơ vữa động mạch, huyết áp caoTrong nụ hoa tam thất 3 năm tuổi có chứa hoạt chất rutin, có công dụng tăng sức chịu đựng của mạch máu trong cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa xơ vữa động mạch, hỗ trợ người có tiền sử huyết áp cao và người mắc bệnh tai biến mạch máu não.
Hỗ trợ cho người tiểu đường và mỡ máuThành phần hoạt chất GS4 có trong nụ hoa tam thất giúp hỗ trợ làm giảm quá trình hấp thu đường ở ruột, làm tăng men sử dụng đường ở mô cơ, giảm cholesterol và lipid có trong gan và máu, từ đó giúp hạ đường huyết, ổn định đường huyết, ngăn ngừa những biến chứng của bệnh tiểu đường và mỡ máu.
Hỗ trợ giải độc và bảo vệ ganKhoa học đã chứng minh, nụ hoa tam thất có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ làm mát gan, hạ men gan rất tốt và đặc biệt phù hợp với người đang mắc các bệnh về gan. Sử dụng nụ hoa tam thất thường xuyên còn giúp bảo vệ tế bào gan khỏi các tác nhân gây hại và giúp giải nhiệt rất tốt vào những ngày hè nóng bức.
Advertisement
Hỗ trợ làm giảm những biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch
Trong nụ hoa tam thất có chứa Noto ginsenosid có tác dụng hỗ trợ giãn mạch, giúp phòng tránh bệnh xơ vữa động mạch, hỗ trợ giảm lượng homocysteine trong máu, từ đó giúp phòng tránh các bệnh về tim mạch.
Hỗ trợ giảm cânNụ hoa tam thất được nghiên cứu có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và giúp cân bằng lượng mỡ trong cơ thể. Do vậy việc sử dụng nụ tam thất thường xuyên sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp thanh lọc cơ thể, từ đó giúp quá trình giảm cân được tốt hơn.
Nguyên liệu
3-5g nụ hoa tam thất
600 ml nước sôi
Cách thực hiện
Bước 1 Cho 3 – 5g nụ hoa tam thất (khoảng 15 – 20 nụ) vào ấm.
Bước 2 Rót vào ấm khoảng 100ml nước sôi, lắc đều và đổ phần nước đầu đi.
Bước 3 Tiếp tục rót vào ấm 500ml nước sôi, ngâm trà trong khoảng 10 – 15 phút là có thể dùng được rồi.
Nụ hoa tam thất có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai sử dụng nụ hoa tam thất cũng sẽ mang lại hiệu quả.
Một số trường hợp không khuyến cáo sử dụng nụ hoa tam thất là:
Người có tiền sử huyết áp thấp: Nụ hoa tam thất có tác dụng hạ đường huyết, do vậy chỉ phù hợp với những người có tiền sử huyết áp cao.
Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi: Hoạt chất có trong nụ hoa tam thất sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ nhỏ.
Người có tiền sử bị dị ứng với nụ tam thất: Người dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong nụ hoa, nếu sau khi sử dụng bị đau bụng và đi ngoài thì nên ngưng sử dụng.
Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống
Cây Chìa Vôi: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Tốt Cho Sức Khỏe
Sơ lược về cây chìa vôi
Cây chìa vôi thuộc họ Vitaceae (họ nho) với tên tiếng anh là Cissus modeccoides Planch. Ở nước ta, loài thảo dược này còn gọi bằng nhiều cái tên khác nhau tùy theo từng khu vực như dây chìa vôi, cây đau xương, bạch phấn đằng, bạch liên…
Loài cây này được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó chủ yếu là bệnh về xương khớp.
Đặc điểm cây chìa vôiCây chìa vôi là cây thân leo, có kích thước nhỏ, chiều dài trung bình của cây rơi vào khoảng 2 – 4m. Cây có thân tròn nhẵn, màu xanh, nhiều tua cuốn giúp bám chắc vào vật chủ, thân cây chìa vôi không có vỏ, được phủ một lớp bột trắng.
Lá cây chìa vôi mọc đơn lẻ, so le với thân, màu xanh thẫm, lá có khía, đường gân giữa lá nhìn từ phía dưới rất rõ, cuống lá dài khoảng 7cm, màu xanh.
Hoa chìa vôi mọc theo chùm, có màu vàng nhạt, mọc đối diện với lá. Quả chìa vôi có màu xanh, hình cầu, khi chín chuyển sang màu nâu đen.
Củ chìa vôi có tác dụng dược lý với hình dáng giống quả trứng gà. Vỏ ngoài của củ có màu đen nhưng ruột bên trong là màu trắng.
Cây chìa vôi phân bố ở đâu?Cây chìa vôi thích hợp sống ở những nơi ẩm ướt, ưa sáng hay ưa tối. Bạn có thể bắt gặp loài cây này mọc hoang ở bất cứ nơi đâu từ Bắc vào Nam. Loài cây này có mặt nhiều nhất ở một số tỉnh có rừng núi như: Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình… Đặc biệt, chìa vôi còn xuất hiện ở ven sông, bờ rào, ven đường, bụi rậm ở vùng đồng bằng.
Trên thế giới, loài cây này xuất hiện ở nhiều nước nhưng chủ yếu là ở các nước thuộc Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia,…
Theo Đông y, cây chìa vôi có tính mát, vị đắng nên chúng giúp hành huyết, giải nhiệt, thanh độc. Bên cạnh đó, người ta còn dùng cây chìa vôi để trị rắn cắn, viêm thân, lở ngứa ngoài da… Riêng củ chìa vôi có vị đắng, tính bình nên còn có tác dụng lợi tiểu, sát trùng và đả thông kinh ngạc.
Theo y học hiện đại cây chìa vôi có nhiều thành phần có tính chất dược lý như: Vitamin C, caroten, protid, glucid, chất xơ, saponin, acid hữu cơ, acid amin…Các thành phần này, có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, như:
Chữa đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm.
Cải thiện máu tụ trong trường hợp chấn thương, điều trị bong gân hay ở những trường hợp sưng nề do va đập.
Đối với những trường hợp nhiễm trùng, mụn nhọt nặng cũng có thể sử dụng dược liệu này để điều trị và cho tác dụng trong thời gian rất ngắn.
Bài thuốc ngâm rượu trị đau nhức xương khớp từ chìa vôiNguyên liệu
50g chìa vôi
40g ngưu tất
20g cẩu tích
20g đương quy
10g xuyên khung
Cách làm
Bạn cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị đi làm sạch rồi để cho ráo nước hoàn toàn. Tiếp đến bạn cho các nguyên liệu vào bình thủy tinh dung tích 3 lít trở lên.
Sau đó, bạn cho vào bình 1 lít rượu trắng 40 độ ngâm trong vòng 10 ngày là có thể lấy ra sử dụng. Tuy nhiên các bạn cần bảo quản bình ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp cũng như nơi ẩm ướt.
Bài thuốc dành cho người bị thoát vị đĩa đệmNguyên liệu
30g chìa vôi
20g dền gai
20g cây cỏ xước
20g cây cỏ ngươi
20g lá lốt
20g tầm gửi
Cách làm
Trước khi sắc thuốc, các bạn đem rửa sạch các nguyên liệu trên. Tiếp đến, bạn cho các vị thuốc vào nồi sắc, rồi cho thêm 1 lít nước sạch vào.
Bạn đun sôi thì hạ nhỏ lửa và đun tiếp khoảng 20 phút để các dưỡng chất có trong thuốc ngấm vào nước.
Cuối cùng bạn gạn lấy phần nước thuốc này để uống trong ngày.
Lưu ý: Đối với những người mới uống lần đầu sẽ cảm thấy hơi khó uống vì nó có vị đắng nhẹ. Tuy nhiên, sau khi đã dùng một thời gian sẽ không còn thấy đắng nữa mà dễ uống hơn rất nhiều. Nếu kiên trì sử dụng trong vòng 1 tháng sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt mà vị thuốc này đem lại.
Bài thuốc điều trị thoái hóa cột sốngNguyên liệu
50g chìa vôi
40g ngưu tuất
20g đương quy
20g cẩu tích
10g xuyên khung
Cách làm
Bạn mang các nguyên liệu đi rửa sạch rồi cho tất cả vào một bình thuỷ tinh. Tiếp đến bạn cho vào bình 1 lít rượu trắng sao cho thuốc chìm hết trong rượu rồi để ngâm trong 1 tuần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ.
Phụ nữ mang thai hay đang trong thời kỳ cho con bú tuyệt đối không được sử dụng cây chìa vôi làm thuốc chữa bệnh.
Đối với những người bị thoát vị đĩa đệm không nên quá coi trọng bài thuốc này mà cần phải tham khảo lời khuyên của bác sĩ.
Advertisement
Cơ địa của mỗi người là khác nhau nên bạn đừng quá coi trọng bài thuốc từ cây chìa vôi mà có thể tìm phương pháp khác hiệu quả hơn nếu dùng một thời gian mà không thấy hiệu quả.
Nếu trong quá trình sử dụng người bệnh thấy có biểu hiện bất thường thì cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ can thiệp ngay.
Cây Tầm Gửi Có Mấy Loại? Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
Tìm hiểu về cây tầm gửi Cây tầm gửi là cây gì?
Cây tầm gửi hay còn gọi là chùm gửi, có tên khoa học là Loranthaceae, tên theo tiếng Anh là Mistletoe và theo tiếng Hy Lạp là Phoradendron. Đây là loại cây thân leo, sống ký sinh trên loại cây khác.
Chúng thường leo hay bò lên các loại cây thân gỗ, rễ của chúng sẽ bám chặt và hút các chất dinh dưỡng từ cây chủ để sống. Do là cây ký sinh nên sẽ có nhiều loại tầm gửi khác nhau với những đặc tính và tác dụng khác nhau tùy thuộc vào các loại cây chủ khác nhau.
Đặc điểm cây tầm gửiTầm gửi là cây sống ký sinh, hút chất dinh dưỡng từ cây chủ để sống. Tầm gửi có rễ thuộc loại rễ giác mút, có khả năng bám chặt vào cây chủ. Cành cây tầm gửi giòn, trơn, nhiều đốt. Lá cây mọc thành cụm hoặc mọc đối xứng, lá trơn bóng và có hình mác hoặc hình bầu dục.
Hoa tầm gửi mọc thành từng cụm ở kẽ lá, theo dạng chùm, tán, hoa thường nở vào khoảng tháng 8-9, hoa tầm gửi có thể là đơn tính hoặc lưỡng tính và ra quả vào khoảng tháng 9-10. Hạt cây tầm gửi có chất lỏng sền sệt bên ngoài, đây cũng chính là đặc điểm tự nhiên giúp cây bám vào cây chủ.
Cây tầm gửi phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, cây tầm gửi chủ yếu mọc trong rừng ở các tỉnh trung du miền núi, ở đồng bằng cũng có nhưng số lượng không quá nhiều. Ngoài ra, với dược tính quý của mình, cây tầm gửi còn được nhiều trung tâm, cơ sở dược liệu nuôi trồng.
Bộ phận sử dụng làm dược liệuHầu hết các bộ phận của cây đều có thể sử dụng để làm thuốc. Theo kinh nghiệm từ xưa của ông cha ta, khi chọn tầm gửi thì nên chọn những cây có lá to, dày, xanh để làm thuốc, những cây có lá nhỏ, ngả vàng và mỏng thường dược tính sẽ kém hơn nên tác dụng phát huy cũng kém hơn.
Vì là cây sống ký sinh trên cây chủ, sử dụng chất dinh dưỡng từ cây chủ để sống và phát triển nên tầm gửi không bị rụng lá vào mùa đông, do đó chúng ta có thể thu hái chúng quanh năm. Tuy nhiên, theo dân gian thì thời điểm cây phát triển mạnh nhất, đảm bảo được dược tính là vào mùa hè, đây là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch tầm gửi.
Công dụng của cây tầm gửiTác dụng trong Đông y
Tầm gửi là loại dược liệu có vị hơi ngọt, đắng, tính bình và có mùi thơm, cây rất tốt cho thận và gan. Sử dụng tầm gửi giúp bồi bổ sức khỏe, bổ thận, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và tốt cho gân, xương. Hơn nữa, tầm gửi còn hỗ trợ trị các bệnh như đau nhức xương khớp, viêm cầu thận, huyết áp cao, sỏi thận,…
Tác dụng trong y học hiện đại
Cây tầm gửi chứa một số chất rất tốt cho sức khỏe, tác dụng cụ thể như sau:
Trong tầm gửi có chứa Catechin, hoạt chất này giúp ngăn chặn sự hình thành của sỏi canxi, điều trị tình trạng sỏi ở đường tiết niệu.
Một số thành phần như trans-phytol, alpha-tocopherol, afzeline,… giúp chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ.
Cây tầm gửi còn có tác dụng chống viêm, hiệu quả tương tự như thuốc aspirin.
Polysaccharide trong tầm gửi giúp điều hòa miễn dịch và có tác dụng chống oxy hóa.
Theo Vinmec International Hospital, chúng ta không nên sử dụng các loại tầm gửi ký sinh trên cây lim, trúc đào, thông thiên… vì những cây chủ này có độc tính, sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe người dùng.
Một số bài thuốc cây tầm gửi giúp điều trị bệnhBài thuốc từ tầm gửi cây dâu
Bài thuốc hạ huyết áp:
Nguyên liệu: 32gr tầm gửi cây dâu, 2gr thảo quyết minh, 20gr hà thủ ô, 16gr ngưu tất, 20gr bạch linh, 12gr đỗ trọng, 16gr ích mẫu, 12gr thiên ma, 12gr chi tử, 12gr hoàng cầm.
Bài thuốc điều trị đau nhức đầu gối:
Nguyên liệu: Tang ký sinh khô và rượu trắng 40 độ
Cách thực hiện: Bạn sao vàng dược liệu rồi đem ngâm với rượu trắng, sau 1 tháng là bạn có thể sử dụng. Bạn dùng rượu tầm gửi xoa bóp đầu gối và những vị trí bị đau nhức. Nếu kiên trị sử dụng bạn sẽ thấy tình trạng đau đầu gối được cải thiện rất nhiều.
Bài thuốc uống tầm gửi cây gạo
Bài thuốc tăng cường giải độc và mát gan:
Nguyên liệu: 20gr – 30gr tầm gửi khô
Cách thực hiện: Bạn đun tầm gửi với khoảng 400ml nước với lửa nhỏ trong khoảng 15-20 phút thì tắt bếp. Bạn nên dùng thuốc trong lúc còn nóng để dược tính phát huy tác dụng tối ưu.
Bài thuốc điều trị bệnh lý sỏi bàng quang, sỏi thận:
Nguyên liệu: 15gr tầm gửi gạo, 10gr kim tiền thảo, 10gr mã đề, 10gr rễ cỏ tranh, 10gr thổ phục linh
Cách thực hiện: Bạn đun các dược liệu cùng khoảng 1.5-2 lít nước với lửa nhỏ trong khoảng 20 phút rồi tắt bếp. Bạn nên sử dụng bài thuốc này hằng ngày để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó lượng canxi hình thích sỏi cũng được đào thải và kích thước sỏi sẽ giảm đáng kể.
Bài thuốc từ tầm gửi cây khế
Hỗ trợ điều trị bong gân:
Nguyên liệu: Lá tầm gửi cây khế và nước vo gạo.
Lưu ý khi dùng cây tầm gửi chữa bệnhDù là dược liệu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề để tầm gửi phát huy được hiệu quả tốt nhất:
Không nên dùng quá nhiều hay quá ít tầm gửi, nên dùng lượng thích hợp để phát huy hiệu quả tối ưu.
Không nên sử dụng song song bài thuốc từ tầm gửi với thuốc Tây mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Không dùng dụng cụ bằng kim loại để sắc thuốc vì có thể ảnh hưởng đến dược tính của tầm gửi. Bạn nên sử dụng nồi đất hoặc ấm sứ để sắc thuốc.
Advertisement
Phải hỏi ý kiến của những người có chuyên môn trước khi áp dụng các bài thuốc từ cây tầm gửi.
Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ chỉ được phép sử dụng tầm gửi khi có sự cho phép và chỉ định của bác sĩ.
Cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và tránh sử dụng các chất kích thích để quá trình điều trị phát huy hiệu quả tối ưu.
Cây tầm gửi giá bao nhiêu? Mua ở đâu?Bạn có thể dễ dàng tìm mua tầm gửi khô ở các nhà thuốc đông y, các cơ sở y học cổ truyền hoặc đặt mua chúng trên các website, sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì bạn nên tìm mua ở những nơi uy tín, có giấy phép kinh doanh, dược liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tùy loại cây chủ ký sinh mà tầm gửi sẽ có giá khác nhau, ví dụ như tầm gửi gạo có giá khoảng 200.000 đồng/kg, tầm gửi dâu có giá khoảng 160.000 đồng/kg.
Nguồn: Trung tâm dược liệu VietFarm
Starch Là Gì? Công Dụng, Thành Phần Và Cách Sử Dụng Starch
1. Starch là gì?
Còn có tên gọi khác là tinh bột, starch là thành phần quan trọng trong nấu nướng và làm bánh. Sau khi thu được bột từ các loại thực vật, người ta sẽ tinh luyện và gạn lọc từ bột, loại bỏ hầu hết chất dinh dưỡng, protein và chỉ giữ lại tinh bột – chính là starch. Tùy vào mỗi loại bột starch mà chúng sẽ được sản xuất từ các loại nguyên liệu khác nhau như khoai tây, sắn dây, bắp, củ mã thầy.
Ảnh: Sưu tầm
2. Công dụng của Starch là gì?Bột starch có 2 công dụng chính vô cùng hữu ích là giúp duy trì kết cấu đồng nhất và giữ hương vị thơm ngon của thực phẩm.
Đầu tiên, trong thành phần của tinh bột có chứa các chất làm đặc, chất nhũ hóa và chất chống vón cục. Chất làm đặc có tác dụng tạo nên cấu trúc nhuyễn mịn, trong khi chất nhũ hóa giúp kết cấu của thực phẩm giữ được trạng thái đồng nhất và không bị phân tách. Các hợp chất chống vón cục giúp duy trì độ tơi, rời, tránh tình trạng đông đặc, vón cục.
Ảnh: Maria Teneva
Starch còn chứa các hợp chất mang tính oxy hóa cao, làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm, giúp bảo quản thực phẩm không bị biến chất hoặc ôi thiu. Starch còn giúp các loại trái cây tươi khi tiếp xúc với không khí sẽ không bị chuyển sang màu đen, đảm bảo chất lượng thành phẩm. Điều này sẽ giúp bạn an tâm trong việc làm các loại bánh trái cây. Không chỉ vậy, starch còn giúp bánh nở phồng, tạo ra độ thơm ngon và màu sắc bắt mắt.
3. Các loại starch phổ biến Tinh bột bắp (corn starch)Ảnh: Sưu tầm
Được chế biến từ hạt bắp, tinh bột bắp rất hữu dụng trong việc định hình nên kết cấu vững chắc cho một số món ăn. Tinh bột bắp là loại nguyên liệu quan trọng trong công thức của nhiều loại bánh như bánh cupcake, crepe, bánh sữa chiên. Tinh bột bắp còn được dùng để tạo độ sệt cho các loại súp hoặc nước xốt.
Tinh bột khoai tây (potato starch)Đây là loại bột làm từ củ khoai tây, có màu trắng, mịn, khi sờ vào có cảm giác mát và không bị dính. Bột khoai tây được dùng trong nhiều loại bánh như bánh Mochi, bánh cam, softcake,… hoặc tạo độ sệt, và sánh mịn trong một số món ăn khác. Tuy không quá phổ biến, nhưng bột khoai tây vẫn được bày bán nhiều ở các cửa hàng nguyên liệu làm bánh.
Bột năng (tapioca starch)Bột năng (bột mì tinh, bột đao) không còn xa lạ gì với phần đông mọi người, khi chúng hầu như luôn xuất hiện ở mọi căn bếp. Bột năng có nhiều ứng dụng quan trọng trong nấu nướng, nhất là để chế biến các loại món súp hoặc nước sốt nhờ tính tạo độ sệt của nó.
Ngoài ra, bột năng còn được sử dụng để lăn bột chiên giòn hoặc giúp tăng độ dẻo dai của bột bánh cuốn, bánh canh, bánh bèo. Khả năng tạo độ dẻo thơm của bột năng còn được ứng dụng nhiều trong việc làm một số loại bánh khác.
Bột tàn mì (wheat starch)Bột tàn mì là loại bột mì được loại bỏ đi hợp chất gluten, có vẻ ngoài trắng tinh, không mùi và rất mịn. Bột tàn mì khá dai và có màu trắng đặc trưng nên được dùng để làm bánh phở, bún, bánh cao hay há cảo. Một công dụng đặc biệt khác của bột tàn mì là để giúp nhân đậu xanh giữ được kết cấu đứng khi sên nhân làm bánh nướng.
Bột nếp rang (bột bánh dẻo)Ảnh: Sưu tầm
Khác với một số loại starch khác, bột bánh dẻo thường có màu trắng ngà, khá dính và có mùi thơm của nếp. Đây là loại nguyên liệu quan trọng trong việc làm bánh, bởi chúng có mặt trong công thức của nhiều loại bánh khác nhau. Các tín đồ đam mê việc làm bánh có thể sử dụng bột bánh dẻo để làm ra bánh Mochi, bánh dẻo, bánh in, bánh cam,…
4. Starch mua ở đâuStarch là nguyên liệu tương đối phổ biến, có thể mua ở các cửa hàng cung cấp nguyên liệu làm bánh hoặc pha chế. Chợ, siêu thị tiện lợi, đặt hàng qua mạng là những phương thức khác để bạn dễ dàng có trong tay loại bột hữu hiệu này.
5. Những lưu ý khi sử dụng StarchStarch gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại lại có công dụng riêng biệt. Vì vậy mà khi mua starch, hãy nhớ xem kỹ bao bì, thành phần bên trong để tránh nhầm lẫn các loại starch. Đặc biệt, hãy chú ý phân biệt kỹ các loại starch khá giống nhau như bột tàn mì, bột nếp rang hoặc tinh bột khoai tây.
Đăng bởi: Hằng Lâm
Từ khoá: Starch là gì? Công dụng, thành phần và cách sử dụng Starch
Thuốc Clotrimazole: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý
Thuốc có thành phần tương tự: Amfuncid; Aphaneten; Bigys; Biroxime; Biroxime-V; Bosgyno; Cafunten; Calcrem; Candid; Candid Mouth Paint; Candid-V; Canesten;..
Các dạng bào chế của thuốc và hàm lượng cụ thể
Viên ngậm 10 mg.
Dùng ngoài: Kem 1% (Clotrimazole cream), dung dịch 1%, thuốc rửa 1%.
Kem bôi âm đạo 1%, 2%.
Viên nén đặt âm đạo 100 mg, 200 mg.
Dạng kem phối hợp với một số thuốc khác như betamethason, hydrocortison để dùng ngoài.
Công dụng của Clotrimazole
Clotrimazole là một thuốc chống nấm tổng hợp thuộc nhóm imidazol phổ rộng được dùng điều trị tại chỗ các trường hợp bệnh nấm trên da.
Thuốc hoạt động bằng cách liên kết với các phospholipid trong màng tế bào nấm, làm thay đổi tính thấm của màng. Đồng thời gây mất các chất thiết yếu nội bào dẫn đến tế bào nấm bị tiêu hủy.
Kem bôi trị nấm Canesten 20g:
Thành phần Clotrimazol 10mg/g
Quy cách đóng gói: Tuýp 20gr.
Sản xuất tại: Ấn Độ.
Giá kem bôi trị nấm Canesten 20g: 52.000 VNĐ/tuýp
Clotrimazole 1%:
Quy cách đóng gói: Tuýp 15gr.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Trung Ương 2.
Giá Clotrimazole 1%: 12.000 VNĐ/tuýp.
Chimitol: Thuốc điều trị nhiễm trùng âm đạo do nấm.
Thành phần: Clotrimazole 500mg
Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ x 2 viên.
Giá Chimitol: 120.000 VNĐ/hộp.
Xuất xứ: Hàn Quốc
Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể thay đổi tuỳ thời điểm và phụ thuộc vào nhà cung cấp.
Bên cạnh đó, Clotrimazole có nhiều dạng bào chế khác nhau. Vì thế tuỳ thuộc vào sản phẩm sẽ có mức giá cụ thể. Theo đó, bạn nên đến tiệm thuốc tây để biết được mức giá chính xác và được tư vấn cụ thể nhất.
Clotrimazole giúp điều trị tại chỗ các bệnh nấm:
Bệnh nấm Candida ở miệng, họng.
Bệnh nấm da.
Trường hợp nhiễm bệnh nấm Candida ngoài da, nấm kẽ ngón tay, kẽ chân, cũng như bệnh nấm Candida ở âm hộ, âm đạo, lang ben do Malassezia furfur.
Ngoài ra, Clotrimazole còn được dùng trong điều trị viêm móng và quanh móng…
Dị ứng với Clotrimazole hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong công thức của thuốc.
Dùng đường miệng để điều trị tại chỗ
Ngậm viên thuốc 10 mg cho tới khi tan hoàn toàn.
Thời gian mất khoảng 15 – 30 phút.
Lưu ý nuốt nước bọt trong khi ngậm.
Không nhai hoặc nuốt cả viên.
Mỗi ngày dùng 5 lần x 14 ngày liền.
Dự phòng nấm Candida ở miệng ở người dùng thuốc ức chế miễn dịch
Viên ngậm 10 mg x 3 lần/ ngày.
Dùng ngoài da
Bôi nhẹ một lượng thuốc vừa đủ lên vùng da bị bệnh x 2 lần/ngày.
Nếu bệnh không đỡ sau 4 tuần điều trị, cần phải xem lại chẩn đoán. Vì bệnh thường hồi phục trong vòng 1 tuần.
Nếu nặng hơn có khi phải điều trị đến 8 tuần.
Điều trị nấm âm đạo
Đặt một viên 100 mg vào âm đạo mỗi tối trước khi đi ngủ x 7 ngày.
Hoặc một viên 500 mg, chỉ một lần.
Với dạng kem: Dùng 5 g/lần/ngày x 7 – 14 ngày.
Gây kích ứng và rối loạn tiêu hóa, nôn, buồn nôn. Các triệu chứng về tiết niệu như tiểu rắt, tiểu ra máu. Tình trạng này xảy ra khi dùng Clotrimazole theo đường uống.
Ngoài ra, thuốc có thể làm tăng men gan; giảm bạch cầu trung tính, trầm cảm.
Khi dùng tại chỗ có thể gây ra các phản ứng tại chỗ như nóng rát, kích ứng, viêm da dị ứng do tiếp xúc, đau rát vùng bôi thuốc ở da hoặc âm đạo.
Cho đến hiện tại, vẫn chưa có thông báo về tương tác giữa clotrimazol và nystatin, amphotericin B hay flucytosin với các loài nấm C. albicans.
Ngoài ra, ở người bệnh ghép gan thì nồng độ tacrolimus trong huyết thanh tăng lên khi dùng đồng thời với clotrimazol. Do vậy nên giảm liều tacrolimus.
Lưu ý không dùng clotrimazol trong những trường hợp điều trị nhiễm nấm toàn thân.
Đối với clotrimazol đường miệng, không nên dùng cho trẻ <3 tuổi, vì chưa đánh giá được mức độ hiệu quả và độ an toàn.
Trường hợp nếu có kích ứng hoặc mẫn cảm khi dùng clotrimazol, phải ngừng thuốc và điều trị thích hợp.
Phải điều trị thuốc đủ thời gian dù các triệu chứng có thuyên giảm. Nhớ rằng, sau 4 tuần điều trị, nếu không đỡ cần khám lại.
Thông tin ngay cho bác sĩ nếu có biểu hiện tăng kích ứng ở vùng bôi thuốc như đỏ, ngứa, bỏng, mụn nước, sưng. Đây chính là dấu hiệu của sự quá mẫn.
Ngoài ra, nên tránh các nguồn gây nhiễm khuẩn hoặc tái nhiễm.
Phụ nữ mang thaiVẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu về sử dụng thuốc clotrimazole trên người mang thai trong 3 tháng đầu. Clotrimazole chỉ được dùng cho người mang thai trong 3 tháng đầu trừ khi có chỉ định rõ ràng của bác sĩ.
Phụ nữ cho con búVẫn chưa biết liệu clotrimazole có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Do đó, thận trọng khi dùng thuốc này trên đối tượng là phụ nữ đang con bú vì có thể gây hại lên trẻ.
Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
Để thuốc Clotrimazole tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là từ 15 – 30 ºC.
Thông tin hạn dùng được trình bày đầy đủ trên bao bì sản phẩm. Do đó, hãy kiểm tra cẩn thận thông tin và không nên dùng nếu thuốc đã hết hạn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cây La Rừng: Bộ Phận Sử Dụng, Công Dụng Và Cách Dùng trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!