Xu Hướng 9/2023 # Bệnh Đường Ruột Nên Ăn Gì Để Có Lợi Cho Tiêu Hóa? # Top 9 Xem Nhiều | Mfua.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bệnh Đường Ruột Nên Ăn Gì Để Có Lợi Cho Tiêu Hóa? # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bệnh Đường Ruột Nên Ăn Gì Để Có Lợi Cho Tiêu Hóa? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Bệnh đường ruột nên ăn gì?

Nước

Những triệu chứng của bệnh đường ruột có thể dẫn tới mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng, do đó, người bệnh cần phải bổ sung thêm nước cho cơ thể. Đảm bảo uống đủ 2,5 lít nước cho một ngày để cho dạ dày được hoạt động tốt hơn.

Các loại rau

Rau xanh thường có tính kiềm là chủ yếu giúp trung hòa axit tạo ra trong dạ dày khi ăn các thực phẩm khác như đường, trứng, thịt… và từ đó duy trì được tính kiềm yếu cho ruột cũng như loại bỏ máu độc. Ăn nhiều các loại rau như củ cải, cải xoăn, cải bắp, cà rốt, súp lơ… sẽ tốt hơn cho bệnh đường ruột, nhất là khi người bệnh có triệu chứng táo bón.

Ăn bao nhiêu rau trong một ngày thì đủ

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo ăn 400 gam rau/ngày, trong khi đó người VN chỉ ăn 200 gam. Tại sao? Theo bà Lê Bạch Mai – nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, hai lý do dẫn đến tình trạng người Việt ăn quá ít…

Các loại trái cây

Những loại hoa quả tươi như chanh, cam, bưởi, nho, táo, chuối… đều chứa rất nhiều dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể và sẽ giúp cho bệnh viêm đại tràng được cải thiện phần nào. Đặc biệt là loại quả chứa nhiều vitamin C giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tránh các vi khuẩn xâm hại vào đường ruột.

Khoai lang

Khoai lang chứa một hàm lượng vô cùng dồi dào ba chất là bete-carotene, vitamin C và axit folic. Thêm khoai lang vào khẩu phần ăn hằng ngày sẽ giúp thúc đầy nhu động đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và ung thư đại trực tràng. Không chỉ vậy, đây còn là một loại thực phẩm vô cùng tốt cho tim mạch cũng như ngăn ngừa ung thư.

Trứng luộc và cá biển

Những người bị bệnh đường ruột có thể ăn một trong hai món này ba lần một tuần để cung cấp vitamin D cho cơ thể giúp kháng viêm hiệu quả. Không chỉ vậy, cá và trứng còn sẽ cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho sức khỏe người bệnh.

2. Bệnh đường ruột không nên ăn gì?

Bệnh đường ruột thường có những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa… Do đó, để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng thêm thì nên hạn chế một số món ăn cũng như thức uống sau đây.

Sữa

Những tổn thương trong đường tiêu hóa gây bệnh đường ruột sẽ khiến dạ dày không thể dung nạp lactose cũng như không thể tiêu hóa được đường trong sữa cũng như các sản phẩm từ sữa. Thậm chí, sữa còn có thể làm đầy hơi và trầm trọng thêm các triệu chứng khác của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh có thể thay sữa bò bằng sữa đậu nành, sữa óc chó hay sữa hạnh nhân vẫn được.

Sữa óc chó hạnh nhân Hàn Quốc và công dụng tuyệt vời

Từ khi xuất hiện trên thị trường, sữa óc chó Hàn Quốc đã chiếm được rất nhiều thiện cảm từ người tiêu dùng. Sữa óc chó với mùi vị vừa lạ vừa ngon có lợi cho người tiểu đường, người mắc các chứng bệnh về tim mạch, đặc biệt đối với…

Thực phẩm chiên, rán

Người bị bệnh về đường ruột nên ăn các loại thịt gia cầm cũng như cá, tuy nhiên không nên chế biến những thực phẩm này bằng cách chiên, rán. Các món ăn chiên nhiều dầu mỡ sẽ không tốt cho tiêu hóa và có thể khiến sức khỏe của người bệnh yếu đi.

Các loại chất kích thích

Người bị bệnh đường ruột tuyệt đối không nên dùng những thức ăn nước uống có chứa chất kích thích như cà phê, thức uống có gas, rượu bia… vì có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí là gây viêm loét đại tràng.

Bệnh đường ruột nên ăn gì là một câu hỏi quan trọng để có một chế độ ăn uống hợp lý, góp phần kiểm soát cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Mùa Lạnh Nên Cho Trẻ Ăn Gì Để Tránh Xa Bệnh Cảm Cúm?

1.5. Các loại thực phẩm giúp giữ ấm

Gừng và nghệ có tác dụng làm ấm cơ thể và kháng khuẩn rất tốt. Ảnh Internet

Theo y học dân gian, các loại thực phẩm có tính cay nóng sẽ giúp cơ thể được giữ ấm và tránh các bệnh cảm, cúm. Vài loại thực phẩm giúp làm nóng cơ thể và kháng khuẩn rất tốt cho trẻ trong mùa lạnh là tỏi, gừng, nghệ, quế, mật ong,… Các mẹ có thể dùng những loại thực phẩm này như một loại gia vị hàng ngày hoặc pha cùng với nước ấm cho con uống để phòng ngừa bệnh cảm cúm.

2. Lưu ý trong chế độ ăn uống của trẻ vào mùa lạnh

Bên cạnh khẩu phần ăn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng, ba mẹ cũng cần lưu ý một số thói quen cũng như sinh hoạt ăn uống thường ngày để giúp con phòng tránh tối đa các bệnh vào mùa lạnh.

2.1. Không nên cho trẻ ăn đồ lạnh

Không nên cho trẻ ăn đồ lạnh để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa. Ảnh Internet

Hạn chế cho trẻ ăn đồ lạnh vào mùa lạnh là lưu ý rất quan trọng để ba mẹ phòng tránh bệnh cho con. Thay vào đó, thức ăn ấm nóng sẽ giúp làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp con giữ ấm và làm quá trình tuần hoàn trong cơ thể được diễn ra tốt hơn. Ăn đồ ấm nóng ngoài tác dụng phòng tránh cảm cúm ra còn giúp trẻ không mắc các bệnh về đường tiêu hóa trong mùa lạnh như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,…

2.2. Đảm bảo trẻ uống đủ nước

Bước vào tiết trời lạnh, trẻ thường không cảm nhận được mình đang khát. Trẻ không đổ nhiều mồ hôi không có nghĩa là trẻ không bị mất nước. Vì thời tiết lạnh và khô hơn nên trẻ đi tiểu nhiều và dễ mất nước qua hơi thở. Thế nên một trong những cách chăm sóc trẻ mùa lạnh để phòng tránh bệnh tật là cho trẻ uống đủ nước. Uống đủ nước sẽ giúp hệ tiêu hóa và hệ bài tiết của trẻ làm việc tốt hơn, giúp đào thải chất độc trong cơ thể ra ngoài một cách hiệu quả, phòng tránh nhiều bệnh cho trẻ.

Nấu các món súp nóng vào mùa lạnh vừa giúp con giữ ấm vừa cung cấp đủ nước cho con. Ảnh Internet

Ngoài việc cho con uống nước ấm, mẹ có thể bổ sung nước cho con vào những ngày lạnh bằng cách cho con ăn thêm trái cây, nấu các món súp, món canh để con cả ngày không bị thiếu nước.

2.3. Tăng khẩu phần ăn hợp lý

Dù trời lạnh nên cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng sức đề kháng, tuy nhiên các mẹ đừng nên ép con ăn quá nhiều. Vì mùa lạnh, trẻ sẽ ít ra ngoài vận động hơn nên nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dễ tăng cân nhanh dẫn đến bệnh béo phì ở trẻ , khiến cho hệ miễn dịch cũng yếu đi. Tốt nhất vào mùa lạnh, mẹ không nên cho trẻ ăn vượt quá 30% khẩu phần ăn bình thường.

Không nên ép trẻ ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và cân nặng của trẻ. Ảnh Internet

Mùa lạnh nên cho trẻ ăn gì để phòng ngừa cảm cúm hiệu quả sẽ không còn là nỗi lo của các mẹ nữa nhỉ. Chỉ cần bổ sung thêm vào khẩu phần ăn những loại thực phẩm cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng cho con vào những ngày lạnh là mẹ đã phần nào phòng ngừa bệnh cho con rồi đấy. Thông qua bài viết trên, Chuyên mục Có con 1-12 tuổi hi vọng mẹ sẽ biết thêm nhiều loại thực phẩm tốt cho bé con khi trời trở lạnh, chúc cả nhà có thể chuẩn bị sức khỏe tốt nhất để đón một mùa lạnh đang sắp tới.

Nguyễn Diệp tổng hợp

Ăn Gì Cho Nhanh Béo?Người Gầy Nên Ăn Gì Để Cho Nhanh Béo

Ăn gì cho nhanh béo?người gầy nên ăn gì để cho nhanh béo

Nhiều bạn trẻ sở hữu thân hình “mũm mĩm” thường lo lắng về các biện pháp giảm cân trong khi đó những người gầy băn khoăn không biết nên ăn gì cho nhanh béo? Có nhiều bạn trẻ đã thực hiện ngược lại những điều mà chuyên gia dinh dưỡng khuyên những người thừa cân. Nhưng liệu điều này có đúng? Và người gầy nên ăn gì để cho nhanh béo?

Muốn “béo” phải tìm rõ nguyên nhân

Có không ít người chỉ cần ăn uống thoải mái bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là một tuần lên vài ký. Trong khi đó, lại có những người ăn một ngày vài ba bữa mà cơ thể vẫn không chịu nhích lên gam nào. Không riêng các bạn gái trẻ, các bạn đã lập gia đình hay người lớn tuổi cũng đối diện với sự “tong teo” của cơ thể. Thân hình còm nhom, “ăn hoài chẳng béo”, có không ít người hướng dẫn nhau cách ăn uống cho tăng cân, trong đó nhiều người lầm tưởng làm ngược lại những điều mà các chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn người thừa cân như: ăn khuya, ăn nhiều bữa, ăn các thức ăn nhiều đường, mỡ… thì sẽ béo nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm.

Để có một chế độ tăng cân khoa học mà vẫn đảm bảo sức khỏe bạn cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân vì sao khiến bạn bị sụt cân như hiện nay. Vì nếu thực hiện sai chế độ ăn uống bạn dễ có nguy cơ mắc phải các bệnh như tiểu đường, mỡ máu, đau dạ dày… nếu như duy trì thói quen thiếu khoa học này. Vì vậy cần phải “truy tìm” đúng nguyên nhân thì giải pháp đưa ra mới hiệu quả.

Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng

Hoạt động ăn uống của chúng ta hàng ngày giúp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu đi nuôi cơ thể để các tế bào khác trên các cơ quan trong cơ thể được hoạt động bình thường và thực hiện đúng các chức năng của chúng. Khi lượng thức ăn bạn “nạp” vào cơ thể không đủ hay thiếu hụt chất dinh dưỡng, chủ yếu là thiếu vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm, vitamin A và i-ốt sẽ khiến các cơ quan trên cơ thể thiếu “nguồn năng lượng” lâu ngày sẽ dẫn đến còi cọc, nhẹ cân, chậm lớn.

Mắc bệnh tiêu hóa

Nếu mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, viêm loét dạ dày mạn tính chúng ta thường có xu hướng chán ăn vì mỗi lần ăn vào thường cảm thấy đau, tức bụng, đầy bụng, có cảm giác khó chịu hay buồn nôn sau khi ăn.

Ngoài ra khi gặp các vấn đề về đường tiêu hóa khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở những người này cũng kém hơn do đó bạn sẽ chẳng thể tăng cân được nếu như chưa điều trị triệt để các bệnh lý về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó cũng đừng quên sổ giun định kỳ 6 tháng/lần.

Thói quen sinh hoạt không khoa học

Thói quen nhịn ăn sáng hoặc biếng ăn, căng thẳng thường xuyên do áp lực công việc, mất ngủ, thức khuya khiến cơ thể dễ suy nhược hoặc ăn kiêng không khoa học, khiến bạn ăn bỏ bữa, ăn không ngon miệng. Tình trạng kéo dài sẽ khiến bạn biếng ăn, khẩu phần ăn ngày càng giảm. Sử dụng nhiều các chất kích thích như bia, rượu, café, hút thuốc lá… có thể dẫn đến lượng đạm, calo và vi chất dinh dưỡng không đủ khiến cơ thể khó tăng cân trong thời gian dài.

Khi thấy cơ thể sụt cân mà muốn tăng cân bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và tập luyện khoa học. Không nên làm theo các biện pháp chưa được kiểm chứng như đi ngược lại các lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng dành cho những người đang béo cần giảm cân. Điều này là hoàn toàn sai lầm và có thể gây hại đến sức khỏe của bạn.

Một điều đặc biệt quan trọng là bạn nên đi thăm khám sức khỏe để có thể phát hiện chính xác mình đang gặp phải những vấn đề gì, thiếu những chất gì để bổ sung. Trị bệnh phải trị đúng nguyên nhân thì mới có hiệu quả tốt. Đôi khi việc sút cân không rõ nguyên nhân cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như ung thư. Hãy chắc chắn rằng bản thân thiếu những chất gì? hay đang mắc những bệnh lý gì? thì việc tăng cân của bạn sẽ dễ dàng và có hiệu quả hơn.

Một số loại thực phẩm giúp tăng cân

Theo các chuyên gia dinh dưỡng: Một thực đơn tăng cân hoàn hảo trong bữa ăn dành cho người gầy phải luôn đảm bảo đủ 4 nhóm chất: đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nếu thiếu một trong 4 nhóm này sẽ không đảm bảo duy trì sức khỏe, càng không thể tăng cân một cách khỏe mạnh được.

Thực phẩm cung cấp nhiều protein

Các loại cá: cá hồi, cá ngừ… có chứa nhiều protein và chất béo không bão hòa rất tốt cho sức khỏe, ăn thường xuyên các loại cá này giúp tăng cường trí não và giúp cơ thể sớm đạt được cân nặng.

Trứng và sữa: là những thực phẩm giàu protein và canxi, chính vì vậy đây là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn tăng cân của người gầy.

Thịt gia cầm: thịt gà, thịt ngan, thịt vịt,… cũng là nguồn cung cấp protein dồi dào.

Thực phẩm giàu tinh bột

Bánh mì, gạo, ngũ cốc, ngô, khoai lang, khoai tây… là những thực phẩm cung cấp tinh bột lành mạnh mà cơ thể cần nạp. Các loại thực phẩm này không chỉ cung cấp carbonhydrate mà chúng còn cung cấp một lượng lớn chất xơ, sắt và canxi cho cơ thể.

Thực phẩm giàu chất béo

Cá hồi, bơ, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt dẻ…) là những thực phẩm cung cấp chất béo lành mạnh. Các loại dầu ép từ các loại hạt: hướng dương, vừng oliu… được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên dùng. Những người muốn tăng cân lành mạnh cần đưa những loại chất béo này vào thực đơn ăn uống của mình để đảm bảo đủ chất và bổ sung chất béo có lợi cho sức khỏe.

Thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất

Các loại trái cây, rau củ quả đều có chứa lượng vitamin và khoáng chất cao. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua các loại thực phẩm này trong bữa ăn chính và bữa phụ. Trong đó, bạn nên dùng các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như: súp lơ xanh, rau chân vịt, giá đỗ,… Những thực phẩm trên là những thức ăn giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe giúp bạn tăng cân tự nhiên, hiệu quả.

Một điều quan trọng mà bạn đừng quên là nên thăm khám sức khỏe để biết được bản thân đang gặp phải những vấn đề gì? thiếu những chất gì? để từ đó bổ sung các chất đó vào cơ thể khiến bản thân không những tăng cân mà còn khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Mọi vấn đề thắc mắc về chế độ dinh dưỡng và thăm khám sức khỏe cho người lớn, trẻ em, bạn vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được thăm khám với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi và giàu kinh nghiệm tại Thu Cúc.

Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Có Nên Uống Sữa Không?

1. Rối loạn tiêu hóa có nghĩa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng xảy ra do hệ tiêu hóa hoạt động không như bình thường và gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như là Đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng,… Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như là:

Bị tấn công bởi các yếu tố gây hại bên ngoài như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng,… gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.

Sử dụng kháng sinh để trị bệnh cũng ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật có lợi ở đường ruột gây rối loạn tiêu hóa.

Thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh và môi trường sống ô nhiễm.

Một số loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, các nước ngọt có ga cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa.

Đối với trẻ em, đa số các trẻ trong khoảng 6 năm đầu đời đều bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài các nguyên nhân đã kể ở trên thì đối với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện, còn rất yếu nên rất nhạy cảm với các yếu tố gây hại bên ngoài, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ em mắc chứng bệnh này nhiều hơn người lớn.

2. Các triệu chứng của bệnh

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ có những triệu chứng sau:

Nôn trớ: Đây là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện.

Táo bón: Cũng do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn chỉnh, cộng với đó là thực phẩm mà trẻ ăn khó tiêu hóa, chế độ ăn khô, ít rau, ít chất xơ.

Tiêu chảy: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa cũng có thể bị tiêu chảy do mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột( nguyên nhân thường là do sử dụng kháng sinh, thức ăn k đảm bảo vệ sinh,…)

Đau bụng: Đây cũng là triệu chứng thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?

Sữa là một nguồn dinh dưỡng quan trọng và không thể thiếu cho trẻ những năm đầu đời. Trẻ mới sinh đến 1 tuổi hầu hết đều sử dụng nguồn sữa từ người mẹ, trừ những trường hợp người mẹ không có sữa hoặc không đủ để cung cấp cho bé thì cũng sẽ được bác sĩ chỉ định loại sữa thích hợp nhất cho bé. Sau khi cai sữa, trẻ vẫn tiếp tục cần phải sử dụng các loại sữa khác thích hợp vì đây là giai đoạn trẻ phát triển mọi mặt và sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển về thể chất và tinh thần.

Việc sử dụng sữa đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm do bệnh thường xảy ra ở hầu hết các trẻ và khi phụ huynh cho trẻ dùng sữa thì các triệu chứng như nôn trớ hay tiêu chảy thường xảy ra ngay sau đó nên các bậc phụ huynh rất lo lắng về việc không biết nên cho trẻ tiếp tục uống sữa hay không.

3.1. Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu sữa được hấp thu vào cơ thể như thế nào?

Tuy nhiên lượng enzyme lactase trong cơ thể mỗi người là mỗi khác, và đa số chúng sẽ giảm theo quá trình lớn lên và cơ thể không thể tự tổng hợp lactase được nữa. Khi đó đường lactose sẽ không bị phân hủy thành đường glucose và galactose mà đi thẳng xuống ruột già và bị vi khuẩn ở đó xử lý. Đây chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy,… và được gọi là hội chứng không dung nạp lactose.

Chính vì vậy các nhà sản xuất đã giải quyết bằng cách thêm enzyme lactase vào các sản phẩm sữa để các enzyme này sẽ phân hủy đường lactose thành glucose và galactose trước khi chúng được đưa vào cơ thể để có thể sử dụng cho người mắc hội chứng không dung nạp được lactose. Các sữa này được gọi là sữa không chứa lactose nên sẽ không gây các triệu chứng đầy bụng, tiêu chảy,… cho người sử dụng. Và sữa này cũng có giá trị dinh dưỡng tương đương như sữa thông thường.

3.2. Các trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa, chúng ta phải xem xét xem nguyên nhân là do đâu, tùy từng nguyên nhân mà phụ huynh có thể sử dụng sữa cho trẻ hoặc là không.

3.2.1. Đối với trường hợp trẻ bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy có thể sử dụng sữa bình thường, tuy nhiên phải đảm bảo được sữa phải đảm bảo vệ sinh và các dụng cụ chứa sữa như ly hoặc bình sữa phải được tiệt trùng trước bằng nước sôi.

3.2.2. Đối với trường hợp trẻ rối loạn tiêu hóa do đổi sang loại sữa khác

Trường hợp này nên ngưng sử dụng sữa đang dùng và quay lại sử dụng sữa mẹ, nếu trẻ đang trong thời kì bú mẹ hoặc là sữa trẻ đang dùng trước đó.

Khi hệ tiêu hóa của trẻ ổn định có thể cho trẻ uống lại nhưng nên bắt đầu với lượng nhỏ để theo dõi đáp ứng của trẻ. Nếu trẻ vẫn tiếp tục, nên gặp bác sĩ để bác sĩ xem xét đổi loại sữa khác thích hợp với bé.

3.2.3. Trường hợp trẻ rối loạn tiêu hóa do thuốc kháng sinh

Khi gặp tình trạng này nên ngừng thuốc đang sử dụng và đưa trẻ đi khám để được tư vấn và chữa trị.

3.2.4. Trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn uống

Cần điều chỉnh lại chế độ ăn của trẻ cho hợp lý, giảm lượng sữa từ động vật như sữa bò và lượng đường lactose có trong sữa vì chúng có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

3.2.5. Với trường hợp rối loạn tiêu hóa do không dung nạp đường lactose

Đối với trường hợp này phụ huynh nên cho trẻ uống các loại sữa không chứa đường lactose, các loại sữa này sẽ giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn. Các loại sữa không chứa đường lactose này không mất đi chất dinh dưỡng so với các loại sữa thường nên phụ huynh cũng không cần quá lo lắng khi đổi sữa cho bé.

4. Cốm chất xơ BobBaby hỗ trợ cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Thực phẩm bổ sung chất xơ cho cơ thể Cốm BobBaby. Đây là sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ. Sản phẩm chứa các thành phần Litesse, Hay còn gọi là chất xơ hòa tan, được nhập khẩu từ Mỹ. Litesse có vai trò như là chất xơ cung cấp cho cơ thể giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ. Ngoài ra sản phẩm còn có chứa các vitamin B1, B6 và vitamin D3. Các loại vitamin này giúp trẻ tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

BobBaby được bào chế dưới dạng cốm với hương vị ngon, ngọt nên sẽ kích thích vị giác của trẻ.

Cốm BobBaby có công dụng: Giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể, giảm nguy cơ táo bón, giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu và giúp bé ăn ngon. Cốm BobBaby sử dụng cho trẻ có các triệu chứng như chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, táo bón, hấp thu kém, trẻ có chế độ ăn ít chất xơ.

Hướng dẫn sử dụng:

Trẻ em từ 6 tháng đến 1 tuổi: Ngày uống 1 lần, mỗi lần ½ gói.

Trẻ em từ 1 đến 6 tuổi: Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần ½ gói.

Trẻ em trên 6 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói.

Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các kiến thức cho bạn. Nếu có thắc mắc gì thêm bạn có thể đăng ký tư vấn hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn Miễn phí cho bạn.

Đăng Ký Tư Vấn

Tên của bạn (*):

Số điện thoại (*):

Nội dung tư vấn:

* Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì an toàn và tốt cho bé?

Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà an toàn và hiệu quả

Trẻ bị đầy hơi có nguy hiểm không ?

Top 5 loại thuốc bổ cho trẻ biếng ăn và chậm lớn

Ăn Salad Rau Xanh Có Những Lợi Ích Gì Cho Sức Khỏe

Tìm hiểu về salad

Salad rau tươi

Salad là hỗn hợp gồm có rau củ và nước sốt, có thể được ướp lạnh trước khi dùng hoặc ăn trực tiếp (ở nhiệt độ phòng).

Hầu như nguyên liệu làm nên món salad chủ yếu là các loại rau củ với nước sốt, và tùy theo mục đích sử dụng mới dùng thêm thực phẩm chứa hàm lượng chất đạm như thịt, trứng,… hoặc dùng nước sốt ngọt như kem để thay cho nước sốt giấm quen thuộc.

Hiện nay salad được chia làm 4 loại:

Salad khai vị: là món ăn đầu tiên trong bữa ăn, để kích thích vị giác ngon miệng khi dùng các món ăn sau.

Salad ăn kèm: Là món được dùng kèm với món chính trong bữa ăn, như món chiên và nướng.

Salad ăn chính: thay vì là món ăn khai vị hay món ăn kèm, thì salad có thể được chế biến để trở thành món ăn chính trong bữa ăn bằng cách chứa thêm một số thực phẩm giàu protein (như thịt, trứng, cá, các loại đậu,…).

Salad tráng miệng: thường chứa các loại trái cây thay vì rau củ và bổ sung thêm một số thành phần ngọt béo như kem.

Lợi ích của salad rau xanh

Lợi ích của salad rau xanh

Hỗ trợ giảm cân: Salad rau tươi chứa ít calo, thêm rau tươi vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn giảm cân và thải độc cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên chỉ ăn thuần rau sống để giảm cân, vì cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng khác mà rau không đáp ứng được.

Điều hòa cơ thể: Salad giúp làm mát và cấp nước cho cơ thể. Nhờ chứa nhiều nước, salad rau tươi và các loại hoa quả cấp ẩm cho cơ thể và giúp làm mát từ bên trong.

Tốt cho ruột: Salad rau không dễ để tiêu hóa, nhưng đây vẫn là một món tốt cho ruột. Salad giàu chất xơ, nhờ đó ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong ruột.

Chống oxy hóa: Rau chân vịt tươi, rau diếp tươi, cà rốt, ớt chuông đỏ, cà chua và súp lơ tươi là những loại rau quả rất giàu chất chống oxy hóa. Nhiều loại rau quả tươi khác cung cấp cho bạn lượng vitamin A và C dồi dào.

Giàu protein: Cơ thể người không dự trữ protein, do đó việc thường xuyên cung cấp đủ protein cho cơ thể là rất cần thiết. Rau xanh kết hợp với phô mai ít béo và thịt nạc là đủ để đáp ứng nhu cầu protein một ngày của cơ thể.

Ngăn ngừa bệnh: Rau quả tươi giúp phòng ngừa nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh tim và bệnh ung thư. Nghiên cứu đã cho thấy ăn nhiều rau xanh và các chất béo có lợi giúp tăng cường sức khỏe toàn diện.

Giữ tối đa hàm lượng dinh dưỡng: Nấu nướng có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng trong rau quả. Bạn sẽ không phải lo lắng về điều này khi ăn rau tươi. Ăn salad rau tươi giúp bạn giữ nguyên hàm lượng vitamin và chất khoáng.

Tốt cho mắt: Nhiều loại salad giúp cải thiện thị lực, ví dụ như salad rau chân vịt, rau xà lách và rau diếp tím. Tổ hợp trên cung cấp carotenoid, vitamin A, lutein và zeaxanthin, các chất này bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do.

Làm đẹp da: Ăn rau tươi giúp cấp ẩm tự nhiên cho làn da, nhờ đó ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa như da sần sùi, chảy xệ, bong tróc hay nếp nhăn. Hơn thế nữa, các chất dinh dưỡng trong rau xanh giúp cơ thể tổng hợp collagen giúp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.

Topcachlam

Đăng bởi: Thịnh Nguyễn

Từ khoá: Ăn salad rau xanh có những lợi ích gì cho sức khỏe

Bệnh Tiểu Đường Nên Và Không Nên Ăn Gì?

Lưu ý khi chọn sữa cho người tiểu đường

Khi mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân thường rất kiêng khem trong việc ăn uống. Do đó, người ta thường chọn cách uống sữa để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trên thị trường ngày nay xuất hiện rất nhiều loại sữa cho người tiểu đường. Chúng ta cần…

Hiện nay tỷ lệ người bị tiểu đường đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở lứa tuổi trung niên. Tiểu đường gây ra những triệu chứng nguy hiểm về sức khỏe, cũng như tiềm ẩn những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Để điều trị tiểu đường, người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn kiêng không đường và tinh bột để có thể thúc đẩy giảm thiểu lượng đường trong máu

1. Xác định nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây ra tiểu đường rất khó xác định, cụ thể thường do thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt không lành mạnh. Một số bệnh nhân bị ảnh hưởng do yếu tố di truyền.

2. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì?

Từ lý do gây bệnh tiểu đường do chế độ ăn uống, bệnh nhân tiểu đường cần thực hiện ngay một chế độ ăn uống nghiêm khắc để loại bỏ thói quen hấp thu những loại thực phẩm không lành mạnh.

Những loại thực phẩm nên dùng trong giai đoạn bị tiểu đường:

– Tăng cường hấp thu các loại thực phẩm rau củ, trái cây giàu chất xơ và cung cấp vitamin C như rau xanh, trái cây vị chua, ngũ cốc… nhằm điều chỉnh lượng đường huyết hấp thư.

– Chỉ ăn những loại hoa quả có tính ngọt thấp, thiên về vị chua như bưởi, cam, chanh, mận… Lượng đường trong những loại trái cây này không quá nhiều, vẫn giúp bổ sung lượng đường để chuyển hóa thành năng lượng, đồng thời cung cấp thêm chất xơ.

– Ăn các loại thịt cá biển và cá nước ngọt để cung cấp axit béo, giảm nguy cơ tăng cholesterol trong máu cũng như hạn chế ung thư, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp… Những dưỡng chất như omega, vitamin A, D, B2… cũng rất tốt cho người lớn tuổi hấp thu để giảm thiểu quá trình lão hóa.

– Chia nhỏ lượng thức ăn sẽ dùng trong ngày thành nhiều bữa. Hạn chế những thói quen ăn uống thất thường, bỏ bữa, lượng thức ăn không đều giữa các bữa.

– Để có nguồn dinh dưỡng cho cơ thể, chỉ nên chọn lựa những dạng tinh bột lành mạnh, không có khả năng gây béo phì. Một số tinh bột an toàn cho bệnh nhân tiểu đường: gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch, khoai lang, bánh mì đen…

– Chỉ sử dụng những loại chất béo an toàn như bơ, các loại hạt như hạnh nhân, hồ đào, óc chó, hạt dẻ… cũng như chế biến với các loại dầu thực vật, dầu đậu nành thay thế cho mỡ động vật.

Chúng ta nên ăn gì ngừa bệnh tiểu đường từ sớm?

Ăn gì ngừa bệnh tiểu đường là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc trong những năm gần đây khi tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở nước ta ngày càng tăng và số bệnh nhân ngày càng trẻ hóa.  Giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường ăn gạo…

3. Không nên ăn gì khi bị tiểu đường?

Ở người bị tiểu đường, những thực phẩm nên tránh rất nhiều, có thể kể đến:

– Tuyệt đối tránh các món ăn chế biến từ đường, sử dụng đường và không dùng đường trong chế biến món ăn hằng ngày. Những loại kẹo, chè, nước ngọt có gas… chính là những nguyên nhân gia tăng lượng đường huyết trong máu, gây bệnh tiểu đường và tăng huyết áp.

– Hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ chiên xào, đặc biệt là sử dụng mỡ động vật.

– Không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia. Cũng như không hút thuốc và uống cafe khi nhận thấy bản thân đang có triệu chứng tiểu đường.

– Hạn chế ăn các loại tinh bột có đặc tính sản sinh lượng đường cao như cơm, bánh mì, bột mì, nếp, bún, hủ tiếu… bởi lượng đường có thể tăng cao bất ngờ.

– Không nên ăn các loại đồ hộp như thịt hộp, mì gói… bởi những nguy hại tăng cao lượng cholesterol trong máu.

– Chỉ nên dùng sữa tươi không đường, hoặc các loại sữa làm từ đậu và không pha đường thay thế cho sữa nguyên kem, sữa bò tươi có đường.

– Không nên ăn thường xuyên các loại thịt đỏ, thịt có kèm mỡ như thịt heo, thịt bò. Người ăn kiêng chỉ nên ăn cá hoặc ức gà không mỡ.

– Trong chế biến, hạn chế nêm nếm quá nhiều gia vị có thể khiến tình trạng tiểu đường ngày càng tăng cao.

– Không nên uống đồ uống có gas, nước ngọt, nước ép có đường, cà phê…

Tiểu đường cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để ngăn ngừa những nguy cơ biến chứng vô cùng nguy hiểm. Từ những giải đáp bệnh tiểu đường nên ăn gì, nên tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu đặt ra cho thực đơn dinh dưỡng người bị tiểu đường. Bên cạnh đó, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để duy trì sức khỏe là những giải pháp tốt nhất để hạn chế và ngăn ngừa tiểu đường xuất hiện.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Đường Ruột Nên Ăn Gì Để Có Lợi Cho Tiêu Hóa? trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!