Xu Hướng 10/2023 # Bé Đổ Mồ Hôi Đầu Có Đáng Lo Và Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ # Top 15 Xem Nhiều | Mfua.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Bé Đổ Mồ Hôi Đầu Có Đáng Lo Và Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bé Đổ Mồ Hôi Đầu Có Đáng Lo Và Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thông thường các trẻ lớn và trẻ thanh thiếu niên sẽ gặp vấn đề đổ mồ hôi nhiều ở đầu. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh hoặc người lớn cũng có thể gặp vấn đề này.

Tình trạng đổ mồ hôi đầu cũng có thể đi kèm với đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân. Một số người cũng có thể đổ mồ hôi vùng nách.

Một số nguyên nhân phổ biến của tình trạng bé đổ mồ hôi đầu là:

Thay đổi hormone

Nếu trẻ đổ mồ hôi đầu nhiều khi ở tuổi dậy thì thì rất có thể tuổi dậy thì chính là nguyên nhân. Cụ thể là sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể khiến việc điều hòa bài tiết mồ hôi bị rối loạn.

Cường giáp ở trẻ em

Bé đổ mồ hôi đầu có thể là một triệu chứng của bệnh cường giáp. Cường giáp ở trẻ  thường đi kèm với các triệu chứng khác như:

Mệt mỏi.

Hành vi cáu kỉnh và bồn chồn.

Trẻ sụt cân, chậm lớn.

Trẻ đổ mồ hôi đầu vì bệnh tiểu đường

Đổ mồ hôi nhiều ở đầu có thể là triệu chứng của một tình trạng sức khỏe như bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, khởi phát của bệnh tiểu đường thường được đánh dấu bằng các triệu chứng khác. Chủ yếu là khát nước, mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên và đói nhiều.

Trẻ bị đổ mồ hôi đầu do bệnh tim

Đổ mồ đầu nhất là trong lúc ngủ có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Đây là một trường hợp hiếm xảy ra. Nhưng dù sao nó cũng có thể là một nguyên nhân.

Cách bệnh lý tim mạch thường sẽ đi kèm với các triệu chứng khác như khó thở, giảm cân quá mức và ho. Các chuyên gia cho rằng đổ mồ hôi vào ban đêm ở trẻ là một nguyên nhân đáng lo ngại và cần báo ngay cho bác sĩ.

Bé bị đổ mồ hôi đầu do hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng là một lý do khiến cho bé đổ mồ hôi đầu nhiều. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở các bé sinh non. Dấu hiệu đi kèm như màu da hơi xanh, thở khò khè, ngưng thở đến 20 giây trong lúc ngủ khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu.

Cách tốt nhất để tìm ra nguyên nhân chính xác là hỏi ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ có thể tiến hành một loạt các xét nghiệm (chủ yếu để kiểm tra chức năng của tuyến nội tiết) để tìm ra nguyên nhân chính xác của tình trạng bé bị đổ mồ hôi.

Đổ mồ hôi đầu là một hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Tình trạng này có thể sẽ thuyên giảm bằng các biện pháp tại nhà để giảm thiểu sự tích tụ nhiệt trong cơ thể bé.

Tuy nhiên, bé đổ mồ hôi đầu quá nhiều cũng có thể là triệu chứng của nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý hiếm gặp.

Điều quan trọng vẫn là cha mẹ nên tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia y tế. Nhất là khi bạn nghĩ chứng đổ mồ hôi đầu của trẻ nằm ngoài những hiện tượng bình thường.

Đối với tình trạng bé đổ mồ hôi đầu, bác sĩ chuyên khoa nhi gợi ý đến các bậc cha mẹ một số gợi ý như sau để khắc phục:

Bổ sung vitamin D cho bé

Cha mẹ có thể bổ sung vitamin D cho bé bằng cách tắm nắng. Vitamin D còn giúp con giảm nguy cơ mắc bệnh còi xương.

Thời điểm tắm nắng thích hợp là vào buổi sáng trước 10 giờ. Cho trẻ tắm trong khoảng thời gian từ 10 – 30 phút. Chú ý là khi tắm nắng cho trẻ, không để mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời.

Đảm bảo cơ thể bé luôn mát mẻ

Trẻ nhỏ thường có thân nhiệt cao hơn người lớn. Do đó, cha mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của con luôn được thoáng mát. Nhất là khi thời tiết nắng nóng, cha mẹ nên cho trẻ chơi đùa trong bóng râm.  Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày và bổ sung lượng nước cho con đầy đủ.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa trẻ em bị đổ mồ hôi đầu. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi nên cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ để giúp tăng cường sức đề kháng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu ăn dặm. Cha mẹ nên bổ sung nhiều loại rau củ quả có tính mát như bí đao, cải ngọt, cam, quýt, rau má,… trong khẩu phần ăn.

Dùng khăn mềm lau khô vùng ra mồ hôi

Nếu trẻ bị ra mồ hôi đầu thì cha mẹ sử dụng một chiếc khăn mềm có khả năng thấm hút để lau sạch mồ hôi cho trẻ. Điều này giúp cho mồ hôi không thể thấm ngược vào cơ thể. Ngoài ra còn có thể phòng ngừa triệu chứng sốt và cảm lạnh ở trẻ.

Đưa trẻ đi khám bác sĩ

Nếu em bé đổ mồ hôi đầu bất thường thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Chẳng hạn như bé vừa đổ mồ hôi vừa mệt mỏi, tóc thưa, chậm mọc răng, chậm biết bò, chậm biết đi…

Hy vọng qua bài viết trên cha mẹ đã hiểu được tình trạng bé đổ mồ hôi đầu. Tuy nhiên bài viết này có mục đích truyền tải thông tin và không nên được sử dụng để thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu trẻ đổ mồ hôi quá nhiều cách thường xuyên và bất thường.

Chế Độ Ăn Cầu Vồng Có Thật Sự Tốt Và Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ

Nói một cách đơn giản, chế độ ăn cầu vồng nghĩa là kết hợp các loại trái cây, rau củ với nhiều màu sắc khác nhau vào thực đơn hằng ngày.

Mỗi loại thực vật sẽ chứa những loại sắc tố hoặc chất dinh dưỡng khác nhau. Đây chính là yếu tố tạo nên màu sắc cho rau củ quả. Do đó, tùy theo từng màu sắc mà mức độ dinh dưỡng sẽ có sự khác biệt.

Việc ăn nhiều rau củ quả luôn là ý tưởng tốt. Song nếu bạn ăn đa dạng nhiều màu sắc, cơ thể sẽ nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Khi đó, sức khỏe của bạn cũng được hỗ trợ về nhiều mặt.

Mặc dù các dưỡng chất từ thực vật được cho là có nhiều lợi ích, hiện nay vẫn chưa có nhiều thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng – loại thử nghiệm chặt chẽ nhất –  chứng minh được hiệu quả. Có thể nói, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy lợi ích và gần như không có nhược điểm khi ăn rau củ quả nhiều màu. Khi duy trì chế độ ăn cầu vồng, cơ thể sẽ được cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các sắc tố thực vật có lợi cho sức khỏe.

Mỗi màu sắc đại diện cho một loại hóa chất thực vật và chất dinh dưỡng khác nhau; bao gồm hàm lượng vitamin, khoáng chất và lợi ích nhất định.

Màu đỏ Loại thực phẩm chính

Cà chua.

Tương cà chua.

Sốt cà chua.

Dưa hấu.

Ổi hồng.

Bưởi.

Loại dưỡng chất tự nhiên chính

Lycopene (thuộc nhóm vitamin A).

Vitamin và khoáng chất chính

Sắt.

Kali.

Vitamin A (lycopene).

Vitamin C.

Vitamin K1.

Những lợi ích đối với sức khỏe

Kháng viêm.

Chống oxy hóa.

Có lợi cho tim mạch.

Làm giảm những tổn thương gây ra bởi ánh nắng mặt trời.

Làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Màu cam và vàng Loại thực phẩm chính

Cà rốt.

Khoai lang.

Ớt chuông vàng.

Quýt.

Bí đỏ.

Bí mùa đông (winter squash).

Bắp.

Loại dưỡng chất tự nhiên chính

Carotenoids (VD: beta carotene, alpha carotene, beta cryptoxanthin), thuốc nhóm vitamin A

Vitamin và khoáng chất chính

Chất xơ.

Sắt.

Kali.

Vitamin A (beta carotene).

Vitamin C.

Những lợi ích đối với sức khỏe

Kháng viêm.

Chống oxy hóa.

Có lợi cho tim mạch.

Hỗ trợ cho mắt.

Làm giảm nguy cơ ung thư.

Màu xanh Loại thực phẩm chính

Rau bina.

Cải xoăn.

Bông cải.

Bơ.

Măng tây.

Bắp cải xanh.

Cải Brussels.

Các loại thảo mộc xanh.

Loại dưỡng chất tự nhiên chính

Với những loại rau xanh: chlorophyll và carotenoid.

Với những loại cải (bông cải xanh, bắp cải): indoles, isothiocyanates, glucosinolates.

Vitamin và khoáng chất chính

Chất xơ.

Sắt.

Magie.

Kali.

Vitamin A (beta carotene).

Vitamin K1.

Những lợi ích đối với sức khỏe

Kháng viêm.

Chống oxy hóa.

Một số loại cải có thể làm giảm nguy cơ ung thư và các bệnh tim mạch.

Màu xanh dương và tím Loại thực phẩm chính

Việt quất.

Mâm xôi đen.

Nho tím.

Bắp cải đỏ/tím.

Cà tím.

Mận.

Cây cơm cháy.

Loại dưỡng chất tự nhiên chính

Anthocyanin.

Vitamin và khoáng chất chính

Chất xơ.

Mangan.

Kali.

Vitamin B6.

Vitamin C.

Vitamin K1.

Những lợi ích đối với sức khỏe

Kháng viêm.

Chống oxy hóa.

Có thể có lợi đối với tim mạch.

Làm giảm nguy cơ rối loạn thần kinh.

Có thể cải thiện chức năng não.

Làm giảm khả năng mắc đái tháo đường type 2.

Làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Đỏ đậm Loại thực phẩm chính

Củ dền.

Quả lê gai.

Loại dưỡng chất tự nhiên chính

Betalains

Vitamin và khoáng chất chính

Chất xơ.

Sắt.

Magie.

Mangan.

Kali.

Vitamin B6.

Những lợi ích đối với sức khỏe

Kháng viêm.

Chống oxy hóa.

Làm giảm nguy cơ bị tăng huyết áp.

Tốt cho tim mạch.

Làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Tăng hiệu suất của vận động viên điền kinh do tăng hấp thu oxy.

Trắng và nâu Những loại thực phẩm chính

Bông cải trắng.

Tỏi.

Tỏi tây.

Hành tây.

Nấm.

Củ cải trắng.

Củ cải vàng.

Khoai tây.

Dưỡng chất tự nhiên chính

Anthoxanthins (flavonols, flavones), allicin.

Vitamin và khoáng chất

Chất xơ.

Sắt.

Magie.

Mangan.

Kali.

Vitamin B6.

Vitamin K1.

Những lợi ích đối với sức khỏe

Kháng viêm.

Chống oxy hóa.

Làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và các loại ung thư khác.

Có thể có lợi cho tim mạch.

Điều tuyệt vời là chế độ ăn cầu vồng rất dễ thực hiện.

Bữa sáng

Trứng tráng với rau bina, nấm và ớt chuông cam.

Sinh tố xoài, chuối và thanh long.

Sữa chua Hy Lạp với việt quất, kiwi và dâu tây.

Bánh mì trứng ăn sáng với cà chua, rau xanh và bơ.

Bữa trưa hoặc bữa tối

Salad trộn với bắp cải xanh, rau diếp, táo, cà rốt bào sợi, ớt đỏ, dưa chuột và cà chua bi kết hợp với một nguồn protein (ví dụ: đậu tây, đậu xanh, gà nướng, cá hồi).

Gà với khoai lang nướng, cải Brussels và tỏi.

Súp với cà chua đóng hộp, hành tây, tỏi, cà rốt băm nhỏ, khoai tây hoặc củ cải và cải xoăn.

Salad pho mát dê với củ cải muối, rau arugula, bơ và hồ đào.

Mì Ý sốt cà chua, nấm và bí ngòi.

Bữa phụ

Một trái táo với bơ đậu phộng.

Ớt chuông đỏ xắt lát ăn kèm với sốt Hummus.

Nho và phô mai.

Sinh tố rau xanh hoặc nước ép.

Một trái chuối.

Việt quất và sữa chua.

Bông cải xanh, cà rốt và rau nhúng.

Xoài khô cắt lát.

4- 5 trái nhãn hoặc vải.

Đậu nành Nhật.

Cần tây và phô mai đun chảy.

Có rất nhiều cách để đưa các loại rau củ quả vào thực đơn ăn uống. Nếu bạn sống ở khu vực không có thực phẩm tươi quanh năm, bạn có thể thay bằng rau củ quả đông lạnh trong một vài bữa ăn. Chúng vẫn dồi dào chất dinh dưỡng, dễ tiếp cận và có giá cả hợp lý.

Việc duy trì chế độ ăn này hằng ngày là cách tuyệt vời và đơn giản để bảo đảm cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong mỗi bữa ăn. Những loại trái cây và rau củ với màu sắc khác nhau mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khi đưa rau củ quả nhiều màu vào khẩu phần ăn, bạn đang góp phần tăng cường sức khỏe cho bản thân.

Để bắt đầu chế độ ăn cầu vồng, hãy hướng tới việc thêm ít nhất hai hoặc ba loại trái cây hoặc rau có màu vào mỗi bữa ăn và ít nhất một hoặc hai vào mỗi bữa ăn nhẹ.

Hạ Canxi Máu Có Nguy Hiểm Không? Lời Giải Từ Bác Sĩ

Sự thiếu hụt canxi trong thời gian dài có thể dẫn đến các vẫn đề về răng và xương. Mức độ nhẹ có thể không gây triệu chứng gì. Vậy sự hạ canxi máu có nguy hiểm không? Trong bài viết này, chúng tôi Vũ Thành Đô sẽ giải đáp câu hỏi này cũng như chia sẻ một số nguyên nhân và cách phòng ngừa hạ canxi máu.

Nồng độ canxi máu thấp có thể làm tăng nguy cơ đột tử do ngừng tim. Nghiên cứu đã chỉ ra, người có mức canxi thấp có nguy cơ bị ngừng tim cao gấp đôi so với những người có mức canxi cao. Tình trạng này gây tử vong trong hơn 90% trường hợp.1

Mức canxi bao nhiêu là nguy hiểm?

Đối với người lớn trên 40 tuổi, mức canxi bình thường khoảng 9.3 – 9.9 mg/dl.2 Nồng độ canxi cao hơn gợi ý bệnh tuyến cận giáp.

Nếu cơ thể không nhận đủ canxi và vitamin D thì sẽ lấy canxi từ xương, điều này được gọi là tình trạng mất khối lượng xương. Mất khối lượng xương làm xương trở nên yếu và xốp, dẫn tới nguy cơ bị loãng xương.

Tình trạng thiếu hụt canxi lâu dài không được điều trị có thể gây ra một số biến chứng sau:

Các vấn đề về nha khoa: sâu răng, chân răng, nướu răng yếu.

Phiền muộn, mệt mỏi.

Các vấn đề về da khác nhau

Đau khớp, đau cơ mãn tính.

Gãy xương.

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hạ canxi máu đó là:

Người mắc bệnh thận mạn.

Người nghiện rượu, bia.

Sự thiếu hụt vitamin D và magie. Do làm giảm chuyển hóa canxi trong cơ thể.

Người mắc các bệnh lý về máu ví dụ là bệnh bạch cầu.

Người dùng nhiều caffein. Vì caffein làm giảm hấp thu canxi.

Bệnh nhân đang, đã điều trị bằng hóa trị.

Người dùng thuốc lợi tiểu và một số loại thuốc khác.

Hạ canxi có thể do một số nguyên nhân nêu trên. Ngoài ra nó có thể do suy tuyến cận giáp, cũng như do chế độ ăn uống.

Thiếu canxi nhẹ có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ phát triển khi tình trạng bệnh tiến triển. Triệu chứng hạ canxi máu có thể khác nhau ở từng đối tượng.

1. Ở trẻ em

Ở trẻ nhỏ, hạ canxi có thể gây ra các triệu chứng sau:

Kích thích cơ hoặc ngủ gà, chậm chạp.

Trẻ hay bỏ bú, chán ăn.

Trẻ có dấu tăng phản xạ gân xương.

Dấu co rút cơ (dấu Trousseau).

Co giật, run tay, chân.

2. Ở người lớn

Dấu tăng phản xạ gân xương (dấu Chvostek).

Dấu co thắt cơ (dấu Trousseau).

Thường xuyên bị chuột rút.

Triệu chứng co giật.

Rối loạn nhịp tim.

Rối loạn cảm giác ở bàn tay, bàn chân.

3. Hạ canxi máu cấp

Tình trạng hạ canxi máu nghiêm trọng có thể có các triệu chứng sau:

Hay nhầm lẫn, mất trí nhớ, ảo giác.

Co thắt cơ, chuột rút.

Tê và ngứa ran ở bàn tay, bàn chân, mặt

Móng tay yếu và dễ gãy

Tóc mọc chậm, mỏng.

Dễ gãy xương

Trên lâm sàng, hạ canxi máu cấp thường được biểu hiện bằng cơn tenany. Cơn tenany là tình trạng hạ canxi máu nghiêm trọng, khi nồng độ canxi máu < 1.9 mmol/L.3

Khi bệnh nhân có dấu hiệu hạ canxi máu cấp hoặc cơn tetany cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Cách an toàn và dễ dàng nhất để phòng ngừa hạ canxi là bổ sung thêm canxi vào chế độ ăn uống.

Bạn có thể bổ sung canxi qua một số thực phẩm giàu canxi như:

Các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa, pho mát và sữa chua.

Các loại đậu.

Quả sung.

Bông cải xanh.

Đậu hũ, sữa đậu nành.

Rau bina.

Ngũ cốc.

Các loại hạt như hạt hạnh nhân và hạt vừng.

Trước khi bổ sung canxi, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Vì nếu hấp thụ quá nhiều canxi, cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, sỏi thận và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Khi sự thiếu hụt canxi nghiêm trọng hoặc khi bổ sung bằng chế độ ăn uống không đạt hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định tiêm canxi truyền tĩnh mạch.

Nếu nhận thấy các triệu chứng hạ canxi nói trên, bạn cần thăm khám với bác sĩ. Các bác sĩ xác định nồng độ canxi trong huyết tương qua một số xét nghiệm.

Sự thiếu hụt canxi có thể do nhiều nguyên nhân. Cách tốt nhất là bổ sung thêm canxi vào chế độ ăn uống. Hàm lượng canxi được khuyến nghị cho người lớn từ 19 – 50 tuổi là 1.000 mg/ ngày. Phụ nữ từ 51 tuổi trở lên và nam giới từ 71 tuổi trở lên nên tiêu thụ 1.200 mg/ngày.4

Uống Gì Để Ngủ Ngon Giấc Và Lời Khuyên Từ Bác Sĩ

Từ lâu, sữa là thức uống được nhiều người lựa chọn để uống vào buổi tối. Họ cho rằng một cốc sữa ấm có thể giúp bản thân nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Theo các bác sĩ, sữa có một lượng lớn amino acid tryptophan. Khi tryptophan vào cơ thể, nó sẽ được chuyển hóa thành melatonin, một hormone giúp thúc đẩy và điều hòa giấc ngủ.

Tryptophan thường có mặt trong bữa ăn giàu tinh bột. Do đó, không quá khó hiểu khi mọi người dễ buồn ngủ sau khi ăn một bữa no. Ngoài ra, trong sữa còn chứa serotonin, có thể giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Để ngủ ngon hơn, bạn nên uống một cốc sữa ấm trước khi ngủ. Bạn cũng có thể thay sữa bò thông thường bằng sữa hạnh nhân. Với hàm lượng cao magie, sữa hạnh nhân là giải pháp tuyệt vời cho những trường hợp hay mất ngủ.1

Cũng như sữa, trà hoa cúc cũng là loại đồ uống nổi tiếng với công dụng giúp ngủ ngon. Khi được hỏi “Nên uống gì để ngủ ngon giấc?”, nhiều người đã lựa chọn trà hoa cúc. Nhiều chuyên gia cho rằng lợi ích trà hoa cúc làm giảm các căng thẳng và các triệu chứng lo âu, nhờ đó bạn sẽ ngủ ngon hơn.

Bạn có thể tự pha trà hoa cúc bằng cách:

Cho 4 muỗng cà phê hoa cúc tươi (hoặc 2 muỗng hoa cúc khô) vào khoảng 250 ml nước sôi.

Ủ trà trong 5 phút.

Thưởng thức trà hoa cúc.

Bạn có thể uống trà hằng ngày hoặc phối hợp thêm với các nguyên liệu thiên nhiên khác để cải thiện hiệu quả.2

Bạc hà được sử dụng nhiều trong thuốc cổ truyền. Với nhiều đặc tính nổi trội như kháng khuẩn, chống dị ứng, bạc hà là loại cây được nhiều người yêu thích.

Bạc hà còn chứa menthol, chất hóa học giúp bạn thả lỏng cơ và ngủ sâu hơn. Ngoài ra, do có khả năng làm dịu những kích thích đường tiêu hóa, bạn sẽ không gặp phải tình trạng đau dạ dày dẫn đến mất ngủ nữa.1

Để pha trà bạc hà, bạn cần:

Đun sôi khoảng 500ml với 1 nắm lá bạc hà. Bạn có thể tùy ý điều chỉnh lượng lá phù hợp với vị trà mong muốn.

Ủ trà khoảng 5 phút và thưởng thức khi còn nóng.

Trà bạc hà có thể tương tác với một số thuốc điều trị tăng huyết áp hoặc đái tháo đường. Do đó, hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kì loại thuốc nào trước khi uống trà bạc hà.2

Với 2 thành phần quan trọng là nuciferin và nelumbin, trà tâm sen giúp điều trị các bệnh như mất ngủ, nhức đầu, hồi hộp hoặc tim đập nhanh. Nhờ đó, cơ thể luôn được giữ ở trạng thái ổn định và thư giãn, có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

Bạn có thể cho một lượng nhỏ tâm sen vào ấm trà và đun sôi khoảng 5 phút. Trà nên được uống khoảng 2 lần/ngày để cho hiệu quả tốt nhất.1

Quả cherry khá phổ biến do hay được trang trí trên bánh ngọt. Tuy nhiên, ít người biết rằng nước ép cherry có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.

Tương tự như sữa, cherry có chứa tryptophan, là 1 amino acid rất tốt cho giấc. Để trả lời cho câu hỏi “Uống gì để ngủ ngon giấc?”, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên uống khoảng 2 ly nước ép (~480ml) mỗi ngày.2

Nước dừa tươi hẳn là một bất ngờ trong danh sách “Uống gì để ngủ ngon giấc?”. Rất nhiều người tin rằng dừa là thức uống cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, sự thật là nước dừa có các thành phần hỗ trợ tốt cho giấc ngủ của bạn, bao gồm magie và kali. Ngoài ra, dừa còn dồi dào vitamin B, một vitamin có thể làm giảm stress.1

Sinh tố chuối và hạnh nhân là một công thức dễ làm dành cho những người bị mất ngủ. Chuối có chứa magie, tryptophan và melatonin, đều là những thành phần có lợi cho chất lượng giấc ngủ. Đồng thời, chuối còn chứa kali, nguyên tố giúp thư giãn cơ và toàn bộ cơ thể vào cuối ngày.2

Sự kết hợp chuối và hạnh nhân là lựa chọn tuyệt vời giúp bạn “tạm biệt” những đêm dài trằn trọc. Bạn có thể tham khảo công thức sau đây:2

1 trái chuối tươi hoặc đông lạnh.

1 ly sữa hạnh nhân (khoảng 250ml).

1 muỗng cà phê bơ hạnh nhân.

½ ly đá (nếu dùng chuối tươi).

Bên cạnh đó, bạn có thể tùy ý thêm những nguyên liệu khác giàu magie và kali khác vào công thức này như:

Trẻ Đổ Mồ Hôi Nhiều Vào Ban Đêm Và Những Điều Bạn Nên Biết

Đổ mồ hôi ở đầu, lưng vào ban đêm, là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ em. Việc trẻ đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm có thể có các ý nghĩa khác nhau. Những triệu chứng có thể là:

Đổ mồ hôi cục bộ. Mồ hôi chỉ xuất hiện ở một khu vực trên cơ thể trẻ. Đó có thể là da đầu, vùng mặt và cổ. Trường hợp này bạn sẽ thấy gối của bé bị ướt trong khi giường bé nằm thì khô. Trẻ lớn hơn có thể chỉ ra mồ hôi nách vào ban đêm.

Đổ mồ hôi toàn thân. Đây là hiện tượng đổ mồ hôi trên toàn bộ cơ thể. Trường hợp này, bạn sẽ thấy khăn trải giường và gối bé nằm đều ẩm ướt. Vì mồ hôi đã thấm qua quần áo.

Cùng với việc đổ mồ hôi, bé còn có thể có một số triệu chứng khác như:

Đỏ bừng mặt hoặc đỏ bừng toàn thân.

Nhiệt độ bàn tay và cơ thể tăng.

Chảy nước mắt vào ban đêm vì mồ hôi nhễ nhại.

Buồn ngủ vào ban ngày vì giấc ngủ của chúng bị xáo trộn do đổ mồ hôi quá nhiều.

Đổ mồ hôi ban đêm ở trẻ có thể được chia thành hai loại:

Đổ mồ hôi nguyên phát. Đây là hiện tượng đổ mồ hôi không có lý do hoặc do bé bị nóng.

Đổ mồ hôi thứ phát. Đây thường là kiểu đổ mồ hôi toàn thân. Nguyên nhân thường là do bệnh lý.

Đổ mồ hôi ban đêm do nhiệt độ tăng

Đổ mồ hôi ban đêm thường gặp ở trẻ em mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Nếu khi ngủ bạn đắp quá nhiều chăn cho bé hoặc nhiệt độ phòng quá cao có thể khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.

Di truyền

Nếu cha mẹ là người dễ bị đổ mồ hôi nhiều, trẻ có thể bị đổ mồ hôi nhiều là do di truyền.

Đổ mồ hôi ban đêm do bé bị cảm lạnh

Trẻ đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm có thể là phản ứng đáp ứng của cơ thể khi bé bị cảm lạnh.

Trẻ dưới 6 tuổi có khả năng bị cảm lạnh cao nhất. Các triệu chứng thường kéo dài hơn một tuần. Cùng với đổ mồ hôi nhiều, bé có thể có các triệu chứng của cảm lạnh khác:

Nghẹt mũi.

Sổ mũi.

Hắt xì.

Đau họng.

Ho.

Đau nhức cơ thể.

Bệnh mũi, họng và bệnh phổi

Dị ứng.

Hen suyễn.

Chứng ngưng thở lúc ngủ.

Viêm amidan.

Hiếu động thái quá.

Thay đổi nội tiết tố

Trẻ lớn có thể đổ mồ hôi ban đêm do thay đổi nội tiết tố. Một nguyên nhân thay đổi nội tiết tố mạnh mẽ nhất chính là bắt đầu tuổi dậy thì. Nếu con bạn dậy thì sớm, bé có thể có chứng đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.

Tuổi dậy thì sớm nhất là 8 tuổi ở trẻ gái và 9 tuổi ở trẻ trai. Tuổi dậy thì có thể gây ra nhiều mồ hôi toàn cơ thể. Nếu con bạn bắt đầu có mùi cơ thể, thì việc đổ mồ hôi đêm ở trẻ có thể là do bé bước vào tuổi dậy thì.

Vô căn

Nếu không gian trong phòng thông thoáng và trẻ đang mặc quần áo thoáng mát nhưng chúng vẫn đổ mồ hôi nhiều thì có thể chứng đổ mồ hôi ban đêm ở trẻ em xảy ra mà không có lý do gì cả.

Hiện tượng này có thể được giải thích như sau

Trẻ mới biết đi hoặc trẻ nhỏ có nhiều tuyến mồ hôi hơn so với người lớn. Ngoài ra, cơ thể trẻ vẫn chưa học được cách cân bằng nhiệt độ cơ thể một cách thành thạo như cơ thể người lớn. Do đó bé sẽ đổ mồ hôi đêm nhiều.

Trẻ đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm có thể không cần điều trị gì. Vì đây là hiện tượng bình thường đối với nhiều trẻ em, đặc biệt là các bé trai.

Cha mẹ hãy thử mặc cho con những bộ đồ ngủ thoáng khí hơn, nhẹ hơn. Hoặc hãy chọn ga giường nhẹ hơn và tắt sưởi vào ban đêm.

Nếu có các bệnh lý như cảm lạnh hoặc cúm, thì chứng đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm có thể sẽ biến mất sau khi trẻ hết bệnh.

Các bác sĩ nhi khoa có thể kiểm tra mồ hôi của trẻ để loại trừ các bệnh lý khác. Các xét nghiệm này đơn giản không gây đau đớn cho trẻ. Ví dụ:

Thử nghiệm iốt trong tinh bột

Một dung dịch được thấm lên da của trẻ để tìm những khu vực đổ nhiều mồ hôi. Cụ thể:

Da trẻ sẽ được rửa và làm khô. Sau đó bác sĩ đặt hai miếng gạc nhỏ trên da.

Một miếng đệm được ngâm với một loại thuốc làm cho da đổ mồ hôi, được gọi là pilocarpine.

Miếng khác được ngâm với nước muối.

Thử nghiệm trên giấy

Một loại giấy đặc biệt được đặt trên những khu vực mà trẻ đổ mồ hôi nhiều. Giấy này sau đó được cân để xem chúng thấm mồ hôi như thế nào.

Trẻ đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm có thể xảy ra vì một số lý do. Đôi khi không có lý do sức khỏe nào cả. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ không cần điều trị gì thêm. Nhưng nếu quá lo lắng, phụ huynh hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn thích hợp

Ung Thư Gan Nên Ăn Gì? Lời Khuyên Đến Từ Bác Sĩ

Khi bị ung thư gan, sức khoẻ bệnh nhân sẽ giảm sút nhanh chóng và phải bước vào quá trình điều trị căng thẳng. Một vấn đề sai lầm mà đa số các bệnh nhân đều mắc phải. Đó là chỉ tập trung vào điều trị ung thư gan mà ít quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng. Điều này khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm.

Chính vì thế, ngoài việc tuân thủ theo quá trình điều trị. Các bác sĩ lúc nào cũng khuyên bệnh nhân phải duy trì một chế độ ăn uống phù hợp để tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn.

Sử dụng các loại thức ăn hữu cơ

Gan có vai trò rất quan trọng trong việc thải ra các chất độc hại. Chính vì thế, để bảo vệ gan, chúng ta nên lựa chọn các thực phẩm hữu cơ như rau, củ, quả để giảm tải gánh nặng cho gan.

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày

Đối với những bệnh nhân ung thư gan, cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày ra thành 6 đến 8 bữa. Mối bữa ăn cách nhau khoảng 2 đến 3 tiếng. Điều này giúp cho người bệnh ăn được nhiều hơn, cũng như cảm giác ăn ngon miệng hơn.

Bổ sung các thực phẩm giàu tinh bột, đường và các chất xơ

Tinh bột, đường carbohydrate đều cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chất xơ giúp ruột loại bỏ các chất thải, giảm lượng cholesterol cho gan. Điều này rất tốt cho bệnh nhân ung thư gan.

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Những bệnh nhân ung thư gan là đối tượng có nguy cơ thiếu hụt nhiều vitamin và các loại khoáng chất. Vì thế, người bệnh cần bổ sung đầy đủ các chất vitamin để tăng cường đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin và khoáng chất cần được các bác sĩ đánh giá phù hợp cho từng bệnh nhân.

Ăn ít các thực phẩm giàu chất béo

Người bệnh ung thư gan cần tránh các loại thực phẩm giàu béo như thịt heo, thịt bò… Thay vào đó chúng ta nên ăn các loại cá. Thức ăn khi chế biến cần hạn chế chiên xào mà hãy luộc, nướng…

Bỏ rượu bia

Gan của bạn đã rất yếu. Chính vì thế ta nên bỏ rượu bia để gan giảm tải được công việc của nó.

1. Trái cây và rau quả tươi

Thực phẩm này chứa nhiều vitamin, khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Trái cây và rau quả tươi ngoài ngăn ngừa bệnh ung thư còn giúp chống lại bệnh tim mạch, đột quỵ… Một số loại trái cây và rau củ tốt cho bệnh ung thư gan như: Cam, dâu tây, bông cải xanh, cà rốt…

2. Các loại ngũ cốc

Trong ngũ cốc có chứa carbohydrate, giúp sản sinh glucose làm tế bào khoẻ mạnh. Ngoài ra, trong ngũ cốc còn chứa nhiều lignans, các axit béo không bão hoà rất tốt cho người bệnh ung thư gan.

3. Sữa và sữa chua

Uống sữa và ăn sữa chua làm giảm khả năng phát triển của ung thư gan. Đồng thời giúp cơ thể phục hồi tốt hơn.

4. Nên ăn các loại thịt trắng

Theo các nghiên cứu, việc sử dụng các loại thịt gia cầm: gà, vịt, ngan giúp chống lại bệnh ung thư gan tốt hơn.

5. Thực phẩm ít chất béo

Các loại thực phẩm ít chất béo tốt cho bệnh nhân ung thư gan như: Các loại hạt, dầu thực vật, dầu ô liu… Các loại thực phẩm này giúp tiêu hoá dễ dàng hơn.

6. Các món ăn chế biến dưới dạng hấp, luộc

Các món này hạn chế được lượng dầu mỡ, dễ tiêu hoá hơn.

7. Trà

Trong trà có chứa lượng polyphenol. Một chất chống oxy hoá, giúp ngăn ngừa sự phân chia và di căn của các tế bào ung thư. Uống trà hàng ngày giúp tăng cường và bảo vệ các bệnh về ung thư, trong đó có ung thư gan.

8. Bổ sung gừng

Một trong các triệu chứng của ung thư gan là buồn nôn. Chính vì thế, gừng là một loại thực phẩm tốt giúp bệnh nhân chống buồn nôn.

Sau khi đã tìm hiểu bệnh nhân ung thư gan nên ăn gì, bạn cũng nên biết một số loại thực phẩm mà người bệnh nên tránh như sau:

Các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như thức ăn chiên xào…

Các loại đồ ăn đóng hộp, thịt đỏ…

Các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao.

Rượu, bia hay thức uống có cồn.

Tuy ung thư gan là một bệnh lý phổ biến và có tỉ lệ tử vong cao. Nhưng không vì thế mà người bệnh không quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Việc tuân thủ các phác đồ điều trị của bác sĩ. Giữ tâm lý thoải mái. Kết hợp với một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý là chìa khoá giúp nhiều bệnh nhân ung thư, trong đó có ung thư gan chiến thắng được căn bệnh quái ác này.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bé Đổ Mồ Hôi Đầu Có Đáng Lo Và Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!