Xu Hướng 10/2023 # 8 Sai Lầm Khi Mua Thực Phẩm Có Thể Khiến Bạn Tốn Tiền # Top 11 Xem Nhiều | Mfua.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # 8 Sai Lầm Khi Mua Thực Phẩm Có Thể Khiến Bạn Tốn Tiền # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 8 Sai Lầm Khi Mua Thực Phẩm Có Thể Khiến Bạn Tốn Tiền được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đi mua thực phẩm vào lúc đói, bạn rất dễ mua nhiều hơn nhu cầu thật của mình.

Với một người dân bình thường sống ở thành phố, việc đi mua sắm thực phẩm thường bao gồm các công đoạn sau: mở tủ lạnh, xem món gì hết, sau đó chất vào đấy tất cả những gì bạn cần, thậm chí không có món hàng nào được giảm giá. Phương pháp mua sắm này thật sự không thân thiện với túi tiền của bạn.

Business Insider đã liệt kê những sai lầm chúng ta thường mắc phải khi đi mua sắm thực phẩm và gợi ý những cách khắc phục.

1. Đi siêu thị mà không có một danh sách những thứ cần mua

Hãy lên kế hoạch cho các bữa ăn trước khi đi, kể cả thời gian dài là một tuần. Bạn chắc chắn sẽ không mua thừa những món ăn vặt đắt tiền hay những nguyên liệu thực phẩm hiếm rồi về để trong tủ mà không sử dụng đến.

2. Mua hàng lúc đói

Nghe hơi buồn cười, nhưng đúng là bạn nên ăn gì đó trước khi đi siêu thị. Khi đói, bạn thường mua sắm rất lãng phí do nhìn thấy cái gì cũng thèm, cũng ngon. Các chuyên gia khuyên bạn nên nhai một miếng kẹo cao su bạc hà trong lúc đi chọn hàng, bạn sẽ ít khả năng trở thành nạn nhân của những chiến thuật tiếp thị bằng mùi của cửa hàng.

3. Mua hàng vào sáng sớm hoặc cuối tuần

Mọi người thường có thói quen đi mua hàng vào cuối tuần vì có nhiều thời gian nhưng giữa tuần là thời điểm mà nhiều món hàng thực phẩm có thời gian “sống” trên kệ ngắn như thịt, sữa tươi được giảm giá. Với nhiều loại rau, mua vào chiều tối thường rẻ hơn sáng sớm. Ngoài ra, nhiều hệ thống siêu thị tặng thêm điểm tích lũy nếu bạn mua sắm vào giữa tuần. 

4. Không chú ý đến chu kỳ giảm giá

Việc giảm giá tại các đại siêu thị là không hề ngẫu nhiên, họ thường áp dụng chu kỳ 12 tuần. Hiểu điều này, bạn sẽ không bị sốc khi nhìn giá hàng. Ngoài ra, mua thực phẩm đúng mùa thu hoạch sẽ luôn rẻ và tươi hơn.

5. Không mua lượng lớn

Mua theo lốc, thùng thường rẻ hơn mua lẻ. Với những mặt hàng lâu hỏng như giấy vệ sinh, nước đóng chai… tốt nhất bạn nên mua theo lượng lớn.

6. Mua mọi thứ theo lượng lớn

Bạn có thể mua mọi thứ theo lượng lớn không có nghĩa là cái gì cũng mua theo lượng lớn, bởi bạn có thể lãng phí thức ăn (vì chưa kịp dùng đến đã hỏng) và nhà bạn sẽ giống như cái nhà kho. Hơn nữa, nếu bạn luôn xem giá tính theo đơn vị, bạn sẽ thấy nhiều loại thực phẩm đông lạnh hoặc ngũ cốc mua số lượng nhỏ sẽ rẻ hơn mua với lượng lớn.

7. Không biết trước giá món hàng bạn định mua

8. Chỉ nhìn vào những kệ hàng vừa tầm mắt hoặc ở phía trên

Có một mẹo ít người biết: các mặt hàng rẻ hơn thường được để ở những giá dưới cùng trong khi những mặt hàng đắt tiền thường được bày ở giá vừa tầm mắt người mua. Người tiêu dùng bình thường sẽ không biết mình đang tiêu nhiều tiền hơn do chỉ mua sắm vừa tầm mắt.

Ăn Sữa Chua Có Béo Không? Những Sai Lầm Khi Ăn Sữa Chua Khiến Bạn Tăng Cân

Ăn sữa chua có béo không? Sữa chua có thể giúp giảm cân “thần kỳ” như lời đồn? Câu trả lời hoàn toàn do bạn quyết định khi biết ăn đúng cách.

Ăn sữa chua có béo không?

Béo có phải là do ăn sữa chua hay không là điều nhiều người băn khoăn

Sữa chua giống như nhiều loại thực phẩm khác, khi sử dụng quá nhiều cũng sẽ gây ra một vài vấn đề nhất định. Không những vậy, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa chua khác nhau. Vì vậy, để xác định ăn sữa chua có béo không bạn cần lưu ý đến những thông tin dinh dưỡng của chúng trước khi dùng.

Sữa chua mềm thường có hàm lượng calorie cao hơn. Đồng thời lượng đường cao trong sữa chua nếu sử dụng quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến bạn tăng cân. Vì vậy nếu bạn dùng sữa chua có đường chung các chất bổ sung như caramen hoặc trái cây có siro, thì nó sẽ góp phần giúp bạn tăng cân. Do đó, bạn nên lựa chọn sữa chua nguyên chất hoặc sữa chua không đường.

Bên cạnh đó, ăn quá nhiều sữa chua cũng sẽ khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Để giảm hoặc duy trì cân nặng, tốt hơn hết bạn nên có ý thức về vấn đề ăn sữa chua như thế nào. Bạn chỉ nên ăn các loại sữa chua không chứa chất béo trong các bữa ăn chính. Hoặc sử dụng chúng như đồ ăn nhẹ khi bạn cảm thấy đói và cần protein hoặc canxi.

Những sai lầm khi ăn sữa chua khiến bạn tăng cân

Sữa chua được ví như một món ăn nhẹ tuyệt vời đối với những ai đang trong quá trình giảm cân. Tuy nhiên, vấn đề là nếu sử dụng không đúng cách sữa chua có thể biến thành quả bom calorie bí mật.

Tập trung quá nhiều vào lượng calorie

Ăn yaourt  liệu có khiến bạn tăng cân

Việc đếm calorie có thể hữu ích khi bạn đang cố gắng duy trì lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, nó lại có thể khiến bạn hiểu lầm khi nói đến sữa chua. Nhiều người thường lo lắng về vấn đề ăn sữa chua có mập không nên họ rất chú ý đến lượng calorie trong sữa chua. Nhưng họ lại không biết rằng nhiều loại sữa chua có hàm lượng calorie thấp và không có đủ protein. Điều này không những không giúp ích cho việc giảm calorie tiêu thụ mà còn có thể khiến bạn sẽ đói hơn. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc đến loại sữa chua có thể chứa nhiều calorie hơn nhưng có 12 – 15g protein. Nó sẽ giúp bạn no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn.

Không đo lường từng phần

Việc mua những hũ sữa chua cỡ lớn hoặc cả thùng sữa chua sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn. Nhưng đây cũng là lý do khiến bạn khó có thể kiểm soát được chính xác lượng ăn. Đừng chỉ đánh giá các phần ăn bằng mắt – hãy thực sự đo chúng để đảm bảo rằng bạn không ăn quá nhiều. Nếu bạn đang ăn sữa chua từ một hộp lớn, bạn có thể nhắm đến một chiếc cốc để đo lường chính xác khẩu phần ăn.

Thêm quá nhiều đồ ăn kèm

Ăn sữa chua có tăng cân không? Câu trả lời là không nếu bạn chỉ ăn duy nhất sữa chua, đặc biệt là sữa chua nguyên chất. Việc thêm các món ăn kèm không phải là không tốt. Tuy nhiên nếu bạn không thể kiểm soát được hàm lượng dinh dưỡng của chúng rất có thể bạn đang phá hủy nỗ lực giảm cân của chính mình. Đầu tiên, hãy quyết định xem bạn đang ăn sữa chua như một bữa ăn nhẹ hay như một bữa sáng đầy đủ. Nếu nó chỉ là một bữa ăn nhẹ, hãy giữ nó ở mức không quá 200 calorie.

Không có chất béo

Ăn sữa chua có đường có béo không? Điều này phụ thuộc vào lượng đường mà các nhà sản xuất sử dụng. Thực tế, có một số loại sữa chua có lượng đường bổ sung cao để tăng hương vị. Nếu tổng lượng đường trong một khẩu phần ăn trên 18g bạn nên cân nhắc về việc ăn loại sữa chua này. Hoặc nếu đường là thành phần đầu tiên được in trên nhãn sản phẩm thì bạn nên chọn loại sữa chua khác. Bạn không cần ăn kiêng chất béo hoàn toàn, nhưng bạn nên kiểm soát tốt lượng protein cũng như lượng đường trong mỗi khẩu phần ăn. Hãy đảm bảo bạn đang cung cấp đủ protein và không quá nhiều đường.

Quan tâm đến sữa chua chứa men vi sinh

Men vi sinh hay probiotics được chứng minh có lợi cho sức khỏe và trở thành một trong những thành phần mới nhất của sữa chua. Men vi sinh giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa nhưng không phải là yếu tố duy nhất bạn cần quan tâm khi sử dụng sữa chua. Và cũng chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy mối liên hệ giữa probiotics với vấn đề giảm cân.

Chuyển sang Parfaits

Parfaits chứa nhiều chất béo

Parfaits đóng gói là một trong những món tráng miệng hấp dẫn được làm từ sữa chua. Tuy nhiên, đây lại là một món ăn được xem là không lành mạnh với những ai đang giảm cân. Một phần Parfaits có thể có sữa chua với đầy đủ chất béo của nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Điều này sẽ khiến bạn dễ lầm tưởng khẩu phần ăn đang giảm xuống vì lượng sữa chua ít đi. Nhưng thực tế bạn đang nạp lượng lớn chất béo vào cơ thể.

Vậy ăn sữa chua có béo không? Câu trả lời mà chúng mình đưa ra là có. Bất cứ một loại thực phẩm nào dù tốt đến đâu cũng sẽ gây ra những tác động nhất định nếu bạn dùng sai cách.

Đăng bởi: Phú Đoàn

Từ khoá: Ăn sữa chua có béo không? Những sai lầm khi ăn sữa chua khiến bạn tăng cân

7 Sai Lầm Khi Nấu Cháo Khiến Bé Biếng Ăn, Chậm Tăng Cân

Các món cháo giúp trẻ bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng – Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, hàng ngày có nhiều mẹ đưa con đến khám cho biết bé lười ăn cháo, dẫn đến chậm tăng cân.

“Các mẹ thường tự tìm hiểu hoặc được bạn bè xung quanh góp ý về kinh nghiệm chăm sóc con. Nhiều mẹ chủ quan hoặc do bận rộn nên áp dụng những cách chăm bé như nấu các món cháo chưa phù hợp với con. Điều này biếng ăn, chậm tăng cân”, bác sĩ Duy Tùng nói.

Chỉ nấu cháo bằng nước hầm xương: Rất nhiều mẹ truyền tai nhau về việc dùng nước hầm xương để nấu những món cháo giúp bé tăng cân. Các mẹ tin rằng nước hầm xương thường chứa nhiều canxi, protein, chất béo, khoáng chất,… Tuy nhiên, trong 100 ml nước hầm xương chỉ chứa khoảng 0,6 g đạm và 33,5 mg canxi. Trong khi đó, nhu cầu của trẻ một tuổi cần đến 20 g đạm và 500 mg canxi mỗi ngày.

Canxi chỉ được cơ thể hấp thụ khi tỷ lệ phốt pho đi cùng nằm ở mức tương đối. Trong nước hầm xương, tỷ lệ phốt pho quá thấp nên cơ thể trẻ rất khó hấp thụ được lượng canxi này. Liên tục cho con dùng nước hầm xương trong thời gian dài, cơ thể sẽ xảy ra hiện tượng “thẩm thấu ngược”. Điều này có nghĩa là cơ thể tự rút ngược phốt pho trong xương của bé ra để hấp thụ canxi từ nước hầm, khiến bé tăng nguy cơ loãng xương, còi cọc, thấp lùn.

Nấu cháo quá nhuyễn hoặc quá đặc: Bước vào độ tuổi đang mọc răng, trẻ cần ăn các loại cháo nấu sệt vừa phải để hình thành phản xạ nhai ở trẻ. Cháo quá nhuyễn khiến trẻ lười nhai, trong khi đó cháo quá đặc sẽ khiến bé nuốt không trôi, lâu dần có thể hình thành phản xạ biếng ăn ở trẻ.

Lạm dụng cháo dinh dưỡng bên ngoài: Các loại cháo dinh dưỡng nấu sẵn thường dùng nhiều gia vị và phẩm màu không cần thiết. Ví dụ, cháo cà rốt có thể có nhiều phẩm màu cam đậm, cháo rau xanh thì có phẩm màu xanh đậm,… Ngoài ra, thực phẩm có thể không đảm bảo an toàn vệ sinh. Trẻ ăn lâu ngày sẽ ảnh hưởng sức khỏe đường ruột, ngán, biếng ăn.

Khi nấu cháo cho bé, mẹ cần chú ý nguồn gốc thực phẩm, cân bằng các dưỡng chất, hạn chế muối. Ảnh: Freepik

Nấu nhiều cháo và đun lại nhiều lần cho bé ăn: Nhiều mẹ thường chọn cách nấu một phần cháo thật lớn, sau đó chia thành nhiều bữa nhỏ cho bé. Việc làm này giúp mẹ tiết kiệm thời gian nhưng khiến cháo mất chất dinh dưỡng, bé dễ ngán, gây nên chứng biếng ăn tâm lý. Ngược lại, nếu bé ăn nhiều lần một món quen thuộc sẽ hình thành phản xạ phụ thuộc. Bé cần ăn đa dạng thực phẩm để có đầy đủ chất dinh dưỡng.

Lạm dụng quá nhiều đạm hoặc rau củ: Trẻ em 12 tháng tuổi cần tiêu thụ 20 g đạm mỗi ngày. Trong đó, hàm lượng đạm đến từ lượng sữa mẹ mà trẻ một tuổi cần bú (600 ml) là 7,8 g. Như vậy, 12,2 g protein còn lại mẹ có thể cung cấp thông qua các món cháo giúp bé tăng cân. Nếu lượng đạm trong những món cháo giúp bé tăng cân nhiều hơn mức khuyến cáo, bé có thể bị sỏi thận, suy thận, biếng ăn, bỏ bú, thiếu vi chất, mất nước,…

Ngược lại, nếu mẹ cho trẻ ăn quá nhiều rau củ vì nghĩ chúng giúp trẻ không bị táo bón thì cũng không phải là lựa chọn tốt. Rau củ quả cung cấp chất xơ và vitamin, khoáng vi lượng cho trẻ, nhưng lạm dụng sẽ phản tác dụng. Ví dụ, khoai tây chứa nhiều solanin. Ăn quá nhiều khoai tây trong nhiều ngày mà không sơ chế kỹ có thể khiến trẻ bị ngộ độc solanin, gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt…

Advertisement

Nêm nếm theo khẩu vị của mẹ: Khẩu vị của người lớn khác trẻ nhỏ. Thông thường, để cảm thấy “vừa ăn”, người trưởng thành thường phải “cắn thêm miếng ớt”, “vắt thêm miếng chanh”,… Trong khi đó, thận, lưỡi và hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ rất dễ bị “quá tải” trước các gia vị, kích thích.

Khi chế biến những món cháo giúp bé tăng cân, mẹ không nên thêm muối hay xì dầu, nước mắm, bột nêm… Tiêu thụ quá 2,3 gam muối mỗi ngày có thể khiến trẻ bị tổn thương thận, cao huyết áp và thậm chí tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim. Chế độ ăn nhiều muối có thể khiến bé hình thành sở thích ăn mặn suốt đời, làm giảm chất lượng sống tổng thể của trẻ khi trưởng thành vì nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính.

Kiêng dầu ăn: Nhu cầu về chất béo ở trẻ rất cao, lên đến 40% lượng calo đến từ khẩu phần ăn hàng ngày. Trung bình, trẻ em một tháng tuổi cần từ 31- 33 g chất béo mỗi ngày đến từ dầu thực vật và mỡ động vật. Mẹ nên lựa chọn loại dầu ăn phù hợp với trẻ.

Thư Nguyễn

5 Sai Lầm Không Đáng Có Khi Đi Du Lịch

Cần nắm rõ 5 sai lầm không đáng có khi đi du lịch để những chuyến đi của mình không biến thành những chuyến đi tồi tệ. Du lịch mùa cao điểm, chọn chỗ nghỉ xa trung tâm… thường ảnh hưởng đến trải nghiệm trong chuyến đi.

Ở ngoại ô để tiết kiệm tiền

Việc ở khu vực xa thường giúp bạn có không gian ở rộng, giá rẻ hơn. Tuy nhiên, số tiền bạn tiết kiệm được có thể bằng với chi phí cho việc di chuyển trong ngày. Khi bạn đang đi nghỉ, không gian xung quanh nên là những con đường lãng mạn hơn là một nơi nào đó với tầm nhìn nhàm chán của vùng rìa điểm du lịch. Nếu ở trung tâm của thành phố, bạn có thể đi bộ xung quanh những địa điểm nổi bật vào ban đêm hoặc sáng sớm với ít khách tham quan. Lợi thế khác là bạn có thể trở về chỗ nghỉ vào ban ngày để nghỉ ngơi hoặc ngủ trưa.

Việc ở ngoại ô sẽ khiến bạn phải di chuyển xa hơn

Đi du lịch mùa cao điểm

Nếu từng xem những hình ảnh trên mạng và ngoài đời thật, bạn sẽ nhận ra đám đông du khách có thể làm hỏng không gian tại điểm đến. Ngoài ra, bạn sẽ phải trả chi phí đắt đỏ, chen chúc giữa dòng người trong mùa cao điểm. Thậm chí đối với các địa điểm như nhà hàng, khách sạn giá rẻ, có thể bạn sẽ bị nhân viên đối xử hời hợt bởi họ phải phục vụ quá nhiều người cùng lúc. Trước khi lên đường, bạn nên tìm hiểu trước thông tin về mùa du lịch tại điểm đến để có một chuyến đi trọn vẹn.

Nên cân nhắc khi đi du lịch mùa cao điểm

Cố gắng xem nhiều nhất có thể

Nhiều du khách muốn tận dụng thời gian để đi đến nhiều điểm tham quan nhất, chạy liên tục không ngừng nghỉ. Lời khuyên của những người du lịch chuyên nghiệp là nên chậm lại, tận hưởng chuyến đi, hít thở bầu không khí tại đất nước bạn đang dừng chân. Thời gian vừa đủ để thực sự cảm nhận một thị trấn, thành phố là hai ngày. Tận dụng tối đa thời gian du lịch chỉ phù hợp với những người coi du lịch là công việc thay vì nghỉ dưỡng.

Việc tham quan quá nhiều địa điểm trong 1 ngày khiến bạn mệt mỏi

Mang theo quá nhiều hành lý

Nhiều du khách tiết lộ họ nhận ra nhiều thứ trong vali không được dùng đến trong suốt chuyến đi. Cách tốt nhất là bạn nên tìm hiểu thời tiết nơi đến, địa điểm mình sẽ đi rồi mang đồ thích hợp. Đối với những thứ có thể mua tại điểm đến, có sẵn ở khách sạn hoặc không quá cần thiết, hãy mạnh dạn bỏ lại để có túi hành lý gọn nhẹ nhất. Một chiếc khăn lớn có thể dùng làm khăn quàng cổ hoặc làm chăn để đắp.

Chỉ nên mang hành lý đủ dùng

Chỉ mang theo tiền mặt hoặc thẻ tín dụng

Bạn không nên chỉ mang theo một trong hai thứ trên trong các chuyến đi. Bạn có thể bị mất tiền, mất thẻ, ngân hàng chặn giao dịch… Kinh nghiệm của những người thường xuyên đi du lịch là mang theo cả tiền mặt và thẻ. Ngoài ra, bạn cũng nên có tối thiểu hai thẻ tín dụng để chủ động trong mọi tình huống, bởi việc hết tiền trên đường du lịch nghiêm trọng hơn so với lúc ở nhà.

6 Sai Lầm Thường Gặp Khi Trị Nhiệt Miệng Khiến Bệnh Lâu Khỏi Hơn

Quan niệm nhiệt miệng là nóng trong

Có một quan niệm phổ biến mà nhiều người cho rằng nhiệt miệng là do bị nóng trong người. Do đó, nhiều người cho rằng việc uống nước mát hoặc sử dụng thuốc giải độc gan là đủ để chữa trị bệnh.

Tuy nhiên, nhiệt miệng có nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm di truyền, lo âu, căng thẳng, suy giảm miễn dịch, thay đổi nội tiết tố, thức ăn và tổn thương niêm mạc miệng do chấn thương, tự cắn hay thực hiện các thủ thuật nha khoa.

Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc giải độc gan hoặc ăn thực phẩm giải nhiệt có thể không đủ để chữa trị nhiệt miệng, thậm chí còn có thể làm cho bệnh kéo dài hoặc lan rộng hơn.

Bỏ qua không điều trị

Theo thông tin được đăng tải trên trang báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, mặc dù nhiệt miệng là một vấn đề phổ biến và có tính chất lành tính, tuy nhiên, việc xem nhẹ việc điều trị và tự chấp nhận sống chung với vết loét đau đớn không phải là giải pháp tốt.

Nếu không được điều trị kịp thời, nhiệt miệng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, bao gồm viêm cấp và tấy đỏ vết loét, gây đau đớn và khó chịu. Ngoài ra, nhiệt miệng cũng có thể gây sốt và nổi hạch tại góc hàm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây khó khăn trong việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Do đó, việc điều trị nhiệt miệng là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng và đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Dùng thuốc không có nguồn gốc xuất xứ

Nhiều người khi gặp phải tình trạng nhiệt miệng muốn thoát khỏi vết loét khó chịu nên đã tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc và các biện pháp khác để tự điều trị. Tuy nhiên, việc này có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn và gây bội nhiễm cho miệng.

Sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc có thể làm cho tình trạng bệnh không khỏi hoặc còn trở nên nặng hơn. Do đó, việc chữa trị nhiệt miệng cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe của người bệnh.

Tự ý dùng kháng sinh

Kháng sinh có thể được sử dụng trong điều trị nhiệt miệng, tuy nhiên, loại thuốc, liều lượng và cách sử dụng phải được điều chỉnh phù hợp với từng trường hợp bệnh, lứa tuổi và thể trạng của người bệnh.

Việc sử dụng kháng sinh một cách vô tội vạ có thể gây tổn thương gan. Do đó, chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe của người bệnh.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý

Để điều trị nhiệt miệng hiệu quả, chế độ ăn uống và sinh hoạt là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Việc tiêu thụ đồ ăn cay nóng, chất kích thích, thức uống có cồn, đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, căng thẳng… từ đó tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc miệng, làm bệnh lâu khỏi hơn.

Do đó, nên ăn uống điều độ, tránh những thực phẩm có tính nóng, kích thích cơ thể, uống đủ nước để giúp cơ thể giải độc và hạn chế stress để tăng cường hệ miễn dịch.

Sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc

Có nhiều loại thuốc tại chỗ được sử dụng trong trị nhiệt miệng, bao gồm nước súc miệng chứa benzydamine và gel nha khoa salicylate cholinem, thuốc gây tê dạng kem hoặc gel bôi tại chỗ, thuốc corticoid, thuốc sát trùng và nhiều loại khác.

Tuy nhiên, sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc này có thể gây ra các phản ứng nguy hiểm. Vì vậy, cần điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng thuốc được chỉ định và an toàn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có các vấn đề sức khỏe khác, đang dùng thuốc hoặc có tiền sử dị ứng.

Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống

12 Sai Lầm Thường Gặp Khiến Điện Thoại Di Động Của Bạn Càng Dùng Càng Nóng Lên

4 giờ 10 phút là thời gian trung bình hàng ngày mọi người thường sử dụng cho điện thoại di động. Do đó, điều ít nhất chúng ta mong đợi là yếu tố hiện diện trong cuộc sống của chúng ta, cho cả các mối quan hệ cá nhân và công việc cũng như giải trí, luôn hoạt động một cách tối ưu. Và khi điều này không xảy ra, nó có thể gây ra cảm giác bực bội và khó chịu cho nhiều người. Một trong những vấn đề bạn có thể gặp phải là nhiệt độ quá cao khi sử dụng điện thoại thông minh trong một thời gian dài. Đó là lý do tại sao chúng mình quyết định đưa ra những giải pháp cho bạn biết phải làm gì và không nên làm gì khi điện thoại của bạn nóng lên trong một thời gian dài sử dụng.

Bạn bỏ qua “chế độ” mà điện thoại yêu cầu

Nếu điện thoại của bạn ấm hơn bình thường, hãy thử sử dụng chế độ màn hình tối, chế độ này làm giảm hoạt động của màn hình và do đó tạo ra ít nhiệt hơn. Bạn hãy kích hoạt từ cài đặt chung của điện thoại hay trong một số ứng dụng phổ biến, như Facebook hoặc WhatsApp. Một mẹo khác để hạ nhiệt thiết bị nữa là kích hoạt chế độ máy bay, chế độ này cũng làm giảm hoạt động bên trong của điện thoại.

Cách xử lý khi điện thoại nóng lên

Bạn bỏ qua “chế độ” mà điện thoại yêu cầu

Nếu bạn không mắc phải bất kỳ lỗi nào được đề cập ở trên và điện thoại của bạn vẫn nóng lên, bạn cũng có thể thử các mẹo sau:

Tắt nguồn và để nó nghỉ cho đến khi điện thoại điều chỉnh được nhiệt độ.

Đặt cạnh quạt hay trong môi trường có máy lạnh.

Không bao giờ cho điện thoại vào tủ lạnh để làm lạnh, vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột về lâu dài có thể gây hại hơn và hơi nước tạo ra bên trong sẽ làm ẩm điện thoại.

Nguồn: BRIGHTSIDE

Cách xử lý khi điện thoại nóng lên

Dấu hiệu cho thấy điện thoại của bạn có thể đang bị căng nhiệt

Cách xử lý khi điện thoại nóng lên

Ngay cả trước khi có điều hiển nhiên, tức là bạn cảm thấy điện thoại thông minh của mình ấm hơn bình thường một chút hay cảm nhận được nhiệt độ khác so với bình thường, đây có thể là những dấu hiệu khi điện thoại của bạn nóng lên:

Các cập nhật hay internet đang chạy chậm hơn, một số ứng dụng mất một khoảng thời gian khá lâu để mở hoặc chúng đóng đột ngột.

Đèn flash máy ảnh ngừng hoạt động.

Quá trình sạc pin mất nhiều thời gian hơn bình thường hay hoàn toàn không vào sạc.

Màn hình có thể mờ hoặc thậm chí tắt hẳn.

Bạn bị lỗi tín hiệu khi điện thoại chuyển sang chế độ nguồn điện thấp.

Bạn không để ý đến điện thoại của bạn đang hoạt động như thế nào

Dấu hiệu cho thấy điện thoại của bạn có thể đang bị căng nhiệt

Để điện thoại gần nguồn nhiệt không phải là lý do duy nhất khiến điện thoại có thể nóng lên vì nó giống như một máy tính thu nhỏ, nhưng không có quạt, các bộ phận bên trong của điện thoại sẽ nóng lên đáng kể. Nếu bạn đang gặp phải sự cố này, hãy tắt các chức năng như bản địa hóa hay các quy trình không cần thiết như cập nhật nền, điều này sẽ tiêu tốn tài nguyên và năng lượng của điện thoại di động.

Sạc pin không đúng cách

Bạn không để ý đến điện thoại của bạn đang hoạt động như thế nào

Các vấn đề với pin và sạc pin thường là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến điện thoại di động của bạn nóng lên. Đó là lý do tại sao bạn nên tránh mắc một số sai lầm nhất định, chẳng hạn như sử dụng điện thoại trong khi sạc hay sử dụng bất kỳ bộ sạc thông thường nào. Một sai lầm khác có thể tạo ra nhiều nhiệt hơn khi sạc là đặt điện thoại dưới gối hay trên bề mặt không thích hợp để tản nhiệt.

Sạc pin không đúng cách

Bạn không cập nhật điện thoại di động và các ứng dụng

Ngoài ra, hãy tập thói quen dọn dẹp các ứng dụng bạn không sử dụng. Có thể một số trong số chúng đang chạy ở chế độ nền, điều này sẽ khiến bộ xử lý và pin điện thoại của bạn phải hoạt động nhiều hơn.

Bạn không bao giờ tháo ốp lưng khi sạc

Bạn không cập nhật điện thoại di động và các ứng dụng

Ốp lưng điện thoại di động giúp bảo vệ chúng khỏi bất kỳ cú rơi hay hư hỏng bên ngoài nào. Nhưng thật không may, không phải tất cả chúng đều phù hợp để điện thoại có thể tản nhiệt tốt. Nếu bạn cảm thấy ốp lưng hơi ấm hơn bình thường, bạn có thể thử tháo ra. Bạn cũng nên thực hiện việc này khi đang sạc pin cho điện thoại. Và nếu bạn biết mình sẽ ở ngoài nắng trong một thời gian dài, bạn không cần thiết phải thoát bỏ ốp lưng ra.

Bạn không bao giờ tháo ốp lưng khi sạc

Để điện thoại di động trong túi quần áo

Bạn không bao giờ tháo ốp lưng khi sạc

Nếu đó là vào một ngày có nhiệt độ cao và cộng thêm nhiệt độ này vào cơ thể, bạn sẽ rất khó để hạ nhiệt cho chiếc điện thoại đang quá nóng của mình. Đó là lý do tại sao bạn không nên để điện thoại di động trong túi quần,áo mọi lúc, chứ đừng nói đến những ngày quá nóng vì điều này cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.

Bạn luôn đặt điện thoại bên cạnh máy tính, máy tính bảng, điện thoại khác

Để điện thoại di động trong túi quần áo

Trong khu vực làm việc, chúng ta thường đặt tất cả các công cụ mình cần như máy tính, bên cạnh điện thoại di động. Và thậm chí sau khi sử dụng, chúng ta sẽ cất tất cả chúng trong cùng một túi.

Nếu bất kỳ thiết bị nào trong số này bị nóng, chỉ cần ở gần nhau, chúng sẽ truyền nhiệt sang các thiết bị khác của bạn, điều này sẽ làm thay đổi nhiệt độ và ảnh hưởng đến hiệu suất của chúng về lâu dài. Đó là lý do tại sao tốt nhất là chúng ta nên để những thiết bị điện tử này tách nhau ra.

Bạn dùng hay để ngoài trời nắng nóng

Bạn luôn đặt điện thoại bên cạnh máy tính, máy tính bảng, điện thoại khác

Vào những ngày nắng nóng, hãy tránh để điện thoại thông minh của bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay để bên trong ô tô của. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi chúng ta không để ý, ví dụ, nếu chúng ta đang ăn trưa ngoài trời với điện thoại để trên bàn hay khi chúng ta đang chụp ảnh ngoài bãi biển. Cũng có thể xảy ra trường hợp chúng ta sử dụng bộ điều hướng với điện thoại di động được đặt trên kính chắn gió xe hơi để hỗ trợ. Nếu nhiệt độ ngoài trời vượt quá 35°C, bạn nên tránh sử dụng điện thoại dưới ánh nắng trực tiếp.

Bạn sử dụng các ứng dụng có yêu cầu cao trên điện thoại

Bạn dùng hay để ngoài trời nắng nóng

Nếu bạn thích chơi trò chơi trên điện thoại hay có thể xem một bộ phim hoặc toàn bộ phần của một loạt các tập phim, tất cả từ điện thoại thông minh thì hãy nhớ rằng những loại hoạt động này có thể khiến điện thoại di động của bạn nóng hơn bình thường một chút đó. Bằng cách sử dụng màn hình quá lâu, các ứng dụng này sẽ buộc bộ vi xử lý trong điện thoại phải hoạt động nhiều hơn, tạo ra nhiều nhiệt năng hơn trong quá trình này.

Bạn không tắt những kết nối không dây

Bạn sử dụng các ứng dụng có yêu cầu cao trên điện thoại

Nhiều khi điện thoại của chúng ta vẫn hoạt động mà chúng ta không hề hay biết. Nếu chúng ta đang ở một nơi có tín hiệu kém hoặc kết nối internet kém, điện thoại di động của chúng ta sẽ tiếp tục tìm kiếm mạng hoặc trong trường hợp là Bluetooth, sẽ tìm kiếm các thiết bị khác để kết nối. Nếu điện thoại thông minh của bạn bắt đầu nóng lên, hãy thử tắt các kết nối, ít nhất là cho đến khi nó điều chỉnh được nhiệt độ.

Bạn không tắt những kết nối không dây

Nếu bạn đang sống ở một khu vực với khí hậu nóng, bạn có thể phải đối mặt với những loại vấn đề này thường xuyên hơn. Bạn sử dụng điện thoại di động bao nhiêu giờ một ngày? Bạn có thể cho chúng mình biết bạn làm gì để máy bạn không bị nóng khi sử dụng không?

Đăng bởi: Thái Tiểuu Yến

Từ khoá: 12 Sai lầm thường gặp khiến điện thoại di động của bạn càng dùng càng nóng lên

Cập nhật thông tin chi tiết về 8 Sai Lầm Khi Mua Thực Phẩm Có Thể Khiến Bạn Tốn Tiền trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!