Bạn đang xem bài viết 6 Bài Soạn “Phép Phân Tích Và Tổng Hợp” Lớp 9 Hay Nhất được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài soạn “Phép phân tích và tổng hợp” số 6I.Tìm hiểu về phép lập luận phân tích và tổng hợp
Câu 1 trang 9 sgk ngữ văn lớp 9 tập 2
Văn bản “ Trang phục” có bố cục ba phần:
Câu 2 trang 9 sgk ngữ văn lớp 9 tập 2
Mở bài tác giả đưa ra những dẫn chứng rất cụ thể về ăn mặc nhằm mục đích gợi ra vấn đề về sự chỉnh tề, đồng bộ, thích hợp trong việc sử dụng sản phẩm
Hai luận điểm chính:
Câu 3 trang 9 sgk ngữ văn lớp 9 tập 2
Từ những phân tích rất xác đáng đến diễn đạt bằng những biểu hiện cụ thể qua ăn mặc. Cuối cùng, tác giả đưa ra vấn đề bằng phép tổng hợp: “ Thế mới biết, trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp”
II. Luyện tập bài phép phân tích và tổng hợp
Câu 1 tang 10 sgk ngữ văn lớp 9 tập 2
Cách phân tích để làm rõ luận điểm :
Câu 2 trang 10 sgk ngữ văn lớp 9 tập 2
Phân tích đưa ra lí do phải chọn sách mà đọc là:
Câu 3 trang 10 sgk ngữ văn lớp 9 tập 2
Tầm quan trọng của việc đọc sách là:
Câu 4 trang 10 sgk ngữ văn lớp 9 tập 2
Phép phân tích cho ta thấy rõ được vấn đề, nó là cơ sở trước khi ta kết luận một vấn đề nào đó. Vì vậy, phép phân tích đúng đắn giúp ta có thể kết luận vấn đề một cách thuyết phục nhất.
Bài soạn “Phép phân tích và tổng hợp” số 3Bài soạn “Phép phân tích và tổng hợp” số 6
Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
Trả lời
a) Ở đoạn mở đầu, bài viết nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề trang phục đẹp và văn hoá.
Hai luận điểm chính trong văn bản là:
– Vấn đề văn hoá trong trang phục.
– Vấn đề các quy tắc bất thành văn buộc mọi người tuân theo.
Tác giả đã dùng phép lập luận phân tích để rút ra hai luận điểm trên. Cụ thể, tác giả nêu ra các hiện tượng về cách ăn mặc.
– Hiện tượng 1: .., thông thường trong doanh trại hay nơi công cộng, có lẽ không ai mặc quần áo chỉnh lề mà lại đi chân đất, hoặc đi giầy có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt ra trước mặt mọi người. Hiện tượng này nêu lên vấn đề cần ăn mặc chỉnh tề và đồng bộ.
– Hiện tượng 2: Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xòe váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay. Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không chải đầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ-mi là phẳng tắp… Đi đưa cưới không thể lôi thôi, lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc quần áo loè loẹt, nói cười oang oang. Hiện tượng này nêu lên yêu cầu phải ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh
– Hiện tượng 3: Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức. Cái đẹp bao giờ cũng đi liền với cái giản dị.
b) Sau khi đã nêu một số biểu hiện những quy tắc ngầm về trang phục, bài viết đã dùng phép tổng hợp để chốt lại vấn đề Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chau nơi công cộng hay toàn xã hội.
Từ việc tổng hợp các quy tắc ăn mặc, tác giả chốt lại vấn đề trang phục đẹp. Đó phải là trang phục đáp ứng được ba yêu cầu, ba quy tắc đã nêu. Vậy nên, thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức hợp môi trường mới là trang phục đẹp. Phép lập luận tổng hợp này thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài.
Luyện tập
Tìm hiểu kĩ năng phân tích trong văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm.
Gợi ý trả lời
Câu 1. Trong văn bản Bàn về đọc sách, tác giả Chu Quang Tiềm đã làm sáng tỏ luận điểm: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn bằng cách trình bày các luận cứ theo một thứ tự hợp lô-gíc. Cụ thể:
– Học vấn là công việc của toàn nhân loại (luận cứ 1).
– Học vấn được lưu truyền lại cho đời sau là nhờ sách (luận cứ 2)
– Sách chứa đựng những học vấn quý báu của nhân loại (luận cứ 3)
– Nếu không đọc sách, sẽ không tạo được điểm xuất phát vững chắc (luận cứ 4).
– Nếu xoá bỏ sách sẽ trở thành những kẻ lạc hậu (luận cứ 5)
Câu 2. Tác giả Chu Quang Tiềm đã phân tích những lí do phải chọn sách đọc như sau:
– Đọc không cần nhiều nhưng phải tinh và kĩ.
– Sách có nhiều loại (sách thường thức, sách chuyên môn), phải có sự chọn lựa.
Câu 3. Tầm quan trọng của cách đọc sách đã được tác giả Chu Quang Tiềm phân tích như sau:
– Không đọc thì không có điểm xuất phát cao về sách, là những cột mốc trên đường tiến hoá học thuật của nhân loại.
– Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức: đem kinh nghiệm tư tưởng của nhân loại mấy nghìn năm mà ôn lại.
– Không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc xuể.
– Đọc ít mà kĩ quan trọng hơn đọc nhiều mà qua loa không lợi ích gì.
Câu 4. Phân tích có vai trò vô cùng quan trọng trong lập luận vì:
– Phân tích là phương pháp chia nhỏ đối tượng để xem xét từng phần, từng phương diện, rồi sau tổng hợp lại.
– Phân tích là phương pháp khám phá nội dung, ý nghĩa ẩn kín của đối tượng bằng nhiều cách: so sánh, đối chiếu đối tượng với các đối tượng tương đồng hay khác biệt, xem xét mối liên hệ giữa các bộ phận của đối tượng với nhau, tìm ra nguyên nhân, dự đoán hậu quả của nó.
Ghi nhớ
• Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.
• Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
• Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phân kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
Bài soạn “Phép phân tích và tổng hợp” số 3
Bài soạn “Phép phân tích và tổng hợp” số 2Bài soạn “Phép phân tích và tổng hợp” số 3
Phần I: TÌM HIỂU PHÉP LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
Đọc văn bản Trang phục và trả lời câu hỏi(trang 10 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
a)
– Ở hai đoạn đầu, hàng loạt dẫn chứng về cách ăn mặc đẹp để rút ra nhận xét về vấn đề ăn mặc chỉnh tề.
– Hai luận điểm chính:
+ Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh.
+ Ăn mặc phù hợp với đạo đức và hài hòa với môi trường sống.
– Tác giả dùng phép phân tích để rút ra hai luận điểm.
b)
– Sau khi đã nêu một số biểu hiện của “những quy tắc ngầm” về trang phục; bài viết đã dùng phép lập luận tổng hợp để chốt lại vấn đề, rút ra kết luận (thế mới biết trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp).
– Lập luận tổng hợp thường đặt ở vị trí cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoậc toàn bộ văn bản.
Phần II: LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 10 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Trả lời:
Để làm sáng tỏ luận điểm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn”, tác giả đã phân tích như sau:
– Nêu ra luận điểm cơ bản làm tiền đế cho lập luận: Học vấn là của nhân loại. Sách là nơi ghi chép và lưu truyền học vấn, kho báu di sản tinh thần của nhân loại.
– Đưa ra giả thiết: Muốn tiến lên phía trước phải đọc sách để chiêm lĩnh thành tựu nhân loại đã đạt trong quá khứ.
– Đưa ra giả thiết: Không đọc sách là xóa bỏ thành tựu nhân loại đã đạt được trong quá khứ, sẽ lùi điểm xuất phát hàng nghìn năm.
Câu 2 (trang 10 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Tác giả đã phân tích những lí do phải chọn sách để đọc như thế nào?
Tác giả đã phân tích những lí do phải chọn sách để đọc như sau:
– Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, chọn sách mà đọc kĩ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm mới có tác dụng.
– Sách nhiều dễ bị lạc hướng. Chọn sách quan trọng, cơ bản để đọc, không cần đọc nhiều.
Câu 3 (trang 10 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách như thế nào?
Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách như sau:
– Đọc sách không cần nhiều.
– Quan trọng nhất là chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
– Đọc 10 quyển sách không quan trọng bằng đọc kĩ một quyển sách quan trọng.
– Đọc ít mà kĩ sẽ tạo thành nếp suy nghĩ sâu xa, tích lũy dần dần tri thức.
– Đọc sách không phải để trang trí bộ mặt như kẻ trọc phú khoe của. Đó là cách đọc sách tự lừa dối mình, thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém.
– Phải đọc cả hai loại sách: sách thưởng thức và sách chuyên môn. Không nên coi thường sách thường thức vì nó tạo nên nền văn hóa rộng cho chuyên môn sâu. Có như thế, mới có tri thức vững.
Câu 4 (trang 10 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Qua đó, em hiểu phân tích có vai trò như thế nào trong lập luận.
Qua đó, em hiểu phân tích có vai trò trình bày các khía cạnh khác nhau của một vấn đề, một sự vật. Chẳng hạn, bàn về đọc sách là bàn về tầm quan trọng của việc đọc sách với việc tích lũy học vân, là bàn về việc chọn lựa sách để đọc trong tình trạng sách quá nhiều, là bàn về cách đọc sách như thế nào cho có hiệu quả thiết thực. Từ đó người đọc sẽ hiểu được cặn kẽ nội dung của vấn đề, của sự vật.
Bài soạn “Phép phân tích và tổng hợp” số 1Bài soạn “Phép phân tích và tổng hợp” số 2
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp
Bài văn trên bố cục 3 phần:
– Mở bài: tác giả đòi hỏi việc cân nhắc ăn mặc trong cộng đồng xã hội
– Thân bài: Tác giả bàn đến vấn đề phải ăn mặc sao cho hợp văn hóa, đạo đức, hợp với môi trường
– Kết bài: Rút nhận định về trang phục đẹp
– Hai luận điểm chính của văn bản:
+ Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh chung, thích hợp từng công việc, hoàn cảnh
+ Ăn mặc phù hợp với đạo đức, giản dị, hòa mình với cộng đồng
Các luận điểm trên được diễn đạt bằng phép lập luận phân tích
– Những biểu hiện “quy tắc ngầm” trong cách ăn mặc, tác giả kết lại vấn đề bằng phương thức lập luận tổng hợp: “Thế mới biết trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp
Bài 1 (trang 10 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Tác giả sử dụng lập luận làm rõ luận điểm: “Học vẫn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”
– Học vấn là thành quả của nhân loại, do tích lũy dần . Sách là phương tiện lưu giữ thành quả đó
– Nếu không lưu lại trong quá khứ thì làm lại từ đầu, do đó, có tiến có lùi
Bài 2 (trang 10 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Phân tích lí do phải chọn sách mà đọc của tác giả: Di sản tinh thần của con người ngày một phong phú, việc đọc sách ngày càng không dễ
– Số lượng sách nhiều, chất lượng khác nhau
– Sức người có hạn
– Sách chuyên môn, sách thường thức; giữa tri thức chuyên môn và tri thức thường thức có quan hệ với nhau
Bài 3 (trang 10 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Tác giả chỉ ra tầm quan trọng của đọc sách:
+ Đọc sách không cần nhiều
+ Quan trọng nhất đọc cho tinh, đọc cho kĩ
– Đọc 10 quyển không quan trọng bằng đọc kĩ một quyển sách quan trọng
– Đọc ít mà kĩ sẽ tạo thành nếp nghĩ sâu xa, tích lũy dần dần tri thức
– Đọc sách phải trang trí bộ mặt như trọc phú khoe của. Đó là cách đọc sách tự lừa dối mình, thể hiện phẩm chất tầm thường
– Cần đa dạng loại sách cần đọc: sách thường thức, sách chuyên môn. Không nên coi thường loại sách thường thức
Bài 4 (Trang 10 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Vai trò của lập luận:
– Phân tích, trình bày vai trò khía cạnh khác nhau của một vấn đề sự vật
Bàn về đọc sách là bàn về:
+ Tầm quan trọng của việc đọc sách với việc tích lũy học vấn
+ Việc chọn lựa sách để đọc trong tình trạng quá nhiều sách
+ Bàn về đọc sách cho có hiệu quả, thiết thực
– Người đọc hiểu được cặn kẽ nội dung vấn đề, của sự vật
Bài soạn “Phép phân tích và tổng hợp” số 5Bài soạn “Phép phân tích và tổng hợp” số 1
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Phân tích và tổng hợp là phượng pháp nhận thức của con người đối với thế giới khách quan. Phân tích là đem chia một sự vật, hiện tượng thành các bộ phận nhỏ hơn nhằm tìm ra đặc điểm, tính chất của chúng; tổng hợp là đối chiếu các bộ phận của một sự vật hiện tượng, tìm ra đặc điểm, tính chất chung và quan hệ giữa chúng với nhau.
2. Tổng hợp và phân tích là những thao tác đối lập nhau nhưng thường đi đôi, kế tiếp nhau. Trên cơ sở cái nhìn toàn cục (tổng hợp), ta có điều kiện đi sâu vào các mặt, các bộ phận riêng lẻ (phân tích); và trên cơ sở các mặt, các bộ phận riêng lẻ ấy, ta lại có cái nhìn chung, bản chất (tổng hợp).
3. Phân tích và tổng hợp là hai thao tác cơ bản trong viết văn, nhất là với văn bản nghị luận, thuyết minh, báo chí,… Bố cục một bài văn, một đoạn văn thường theo trình tự “tổng – phân – hợp” (tổng quát – phân tích – tổng hợp).
II – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
1. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp
Câu hỏi a
Ở hai đoạn đầu, hàng loạt dẫn chứng về cách ăn mặc đẹp để rút ra một điều : mỗi người phải đáp ứng những quy tắc về ăn mặc của xã hội (“Ăn cho mình, mặc cho người”).
Ở đoạn thứ ba, các lí lẽ và dẫn chứng nhằm rút ra kết luận về tiêu chuẩn mặc đẹp : giản dị, phù hợp môi trường xung quanh, phù hợp với nội dung (trình độ hiểu biết của bản thân).
Con đường tác giả đi đến hai kết luận nói trên là phép phân tích.
Câu hỏi b
Thao tác chốt lại vấn đề sau khi đã đưa lí lẽ, dẫn chứng, đó là phép tổng hợp.
2. Luyện tập
Tìm hiểu kĩ năng phân tích trong bài Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm.
Bài tập 1
Tìm hiểu cách sáng tỏ luận điểm : “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”.
– Học vấn là thành quả của toàn nhân loại, do tích luỹ dần. Sách là phương tiện lưu giữ thành quả đó.
– Nếu không lưu lại thành quả trong quá khứ thì phải làm lại từ đầu, do đó, có tiến lên cũng là đi lùi lại.
Bài tập 2
Phân tích lí do phải chọn sách đọc : Di sản tinh thần của con người mỗi ngày một phong phú, việc đọc sách ngày càng không dễ.
– Do sách nhiều, chất lượng khác nhau nên phải chọn sách tốt mới có ích.
– Do sức người có hạn, không chọn sách mà đọc thì lãng phí sức mình.
Bài tập 3
Tầm quan trọng của cách đọc sách:
– Không đọc thì không có điểm xuất phát cao.
– Đọc sách là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức.
– Không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc xuể, đọc không có hiệu quả.
– Đọc ít mà kĩ quan trọng hơn đọc nhiều mà không ích lợi gì.
Bài tập 4
Tác dụng của phép lập luận phân tích :
Tác giả dùng thao tác phân tích nên chỉ ra được nhiều mặt (lợi hại, đúng sai,…), làm cho kết luận có sức thuyết phục cao.
Bài soạn “Phép phân tích và tổng hợp” số 5
Bài soạn “Phép phân tích và tổng hợp” số 4Bài soạn “Phép phân tích và tổng hợp” số 5
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I- Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp
II. Ghi nhớ:
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: trang 10 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Tác giả đã phân tích như thế nào để sáng tỏ luận điểm: ” Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường của học vấn”?
Đăng bởi: Xuân Đào Trần Thị
Từ khoá: 6 Bài soạn “Phép phân tích và tổng hợp” lớp 9 hay nhất
6 Bài Soạn “Mây Và Sóng” Của Ta
Bài soạn “Mây và sóng” số 5
I. Tác giả
1. Tiểu sử
– Ta-go từng mở trường học, đi diễn thuyết phản đối sự xâm lược của thực dân Anh, tham gia thành lập Hội các nhà văn tiến bộ ấn Độ, tích cực kêu gọi đấu tranh chống ách nô dịch của đế quốc và tàn dư phong kiến
2. Sự nghiệp sáng tác
– Ta-go có sức sáng tạo thật phi thường. Ông đã để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ, gồm:
– 52 tập thơ, trong số đó, đáng chú ý là các tập Thơ dâng (1910), Thiên nga (1914-1916), Người làm vườn (1914), Mùa hái quả (1915), Thơ ngắn (1922), Mơ-hua (1928).
– 42 vở kịch, trong đó xuất sắc nhất là Vua và Hoàng hậu (1889), Lễ máu (1890), Dòng tự do (1922).
Kịch Ta-go rất đa dạng, một số vở viết theo lối tượng trưng như: Ông vua (1913); một số vở kết hợp giữa kịch và thơ trữ tình như: Phòng bưu điện (1913), Thầy tu khổ hạnh (1916).
– 12 bộ tiểu thuyết, trong đó đáng chú ý có: Đắm thuyền (1906), Hạt bụi trong mắt (1913), Ngôi nhà và thế giới (1916), Gô-ra (1905-1908).
– Khoảng một trăm truyện ngắn, rất nhiều bút ký, luận văn, diễn văn, thư tín,… và 1.500 bức hoạ.
Những tác phẩm của Ta-go mang đến cho bạn đọc những cảm xúc rất sâu sắc, mãnh liệt một phần cũng bởi đã được trải nghiệm qua cuộc sống đầy gian nan, trắc trở của chính nhà thơ.
Ông là nhà văn châu á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học.
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
– Bài thơ Mây và sóng được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập Si-su, xuất bản năm 1909, sau này được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915.
2. Bố cục:
Gồm có 2 phần
– Phần 1: (Từ đầu đến “xanh thẳm”): Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ
– Phần 2: (Còn lại): Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.
3. Giá trị nội dung
– Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc
– Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời
4. Đặc sắc nghệ thuật
– Sử dụng hình ảnh mang giàu chất trữ tình mang ý nghĩa biểu tượng
– Kết cấu bài thơ như một câu chuyện kể tạo ấn tượng thú vị với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé
– Nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, nhân hóa….
1. Câu 1, trang 88, SGK.
Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau.
a) Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ để của bài thơ.
b) Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không ?
Trả lời:
– Có thể xác định được một cách khá dễ đàng là bài thơ gồm có hai phần. Vấn đề là nêu lên ý nghĩa của bố cục đó qua việc chỉ ra và phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa hai phần.
– Hai phần có rất nhiều điểm giống nhau về nội dung cũng như hình thức diễn đạt :
+ Đều có lời rủ rê của mây hoặc sóng đối với em bé.
+ Đều nói lên cách ứng xử hợp lí, thông minh của em bé (chần chừ rồi từ chối vì em đã sáng tạo được trò chơi “thú vị hơn” với mẹ).
+ Đều dùng hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé.
+ Các câu ở vị trí tương ứng đều có hình thức và cấu trúc cơ bản giống nhau. Nếu ở thơ Đường luật ta đã thấy hiện tượng đối nhau giữa hai vế trong một câu, giữa hai câu trong một cặp câu thì ở đây, cũng có thể nói có hiện tượng đối nhau giữa hai phần trong một bài, một hiện tượng của điệp cấu trúc.
Bài thơ gồm hai phần như vậy là hợp lí vì tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai nội dung cũng như mạch cảm xúc. Nhan đề là Mây và sóng nên bài thơ cũng cần có hai phần tương ứng, một phần cho người “trên mây” rủ rê và cho em bé biến thành mâỵ, một phần cho người “trong sóng” rủ rê và cho em bé biến thành sóng. Rủ rê hai lần tất có sức cám dỗ hơn một lần. Vượt qua được nhiều lần cám dỗ, tất tình cảm, bản lĩnh của em bé được bộc lộ rõ ràng hơn.
– Hai phần cơ bản giống nhau song không phải lặp lại một cách đơn giản mà có phát triển. Các em có thể so sánh từng ý, từng câu tương ứng ở hai phần để thấy sự khác biệt theo hướng tăng tiến ấy.
Chẳng hạn lời từ chối của em bé ở phần một : “Mẹ mình đang đợi ở nhà” (nguyên văn : My mothes is waiting for me at home) khác với phần hai : “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà” (nguyên văn : My mother, always wants me at home in the evening). Không phải bây giờ rủ rê, tôi từ chối mà rủ rê bất cứ lúc nào, tôi cũng từ chối !…
Nếu đối chiếu một cách kĩ lưỡng, còn có thể thấy, nếu ở phần trên có 9 dòng thì phần dưới có đến 10 dòng, dòng cuối cùng không có vế tương ứng ở phần thứ nhất. Cứ cho câu “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” là dòng (câu) thứ 9 kéo dài thì câu này (trong nguyên văn) có đến 27 chữ trong khi câu thứ 9 ở phần thứ nhất (trong nguyên văn) chỉ có 16 chữ.
Ở các văn bản có các phần đối xứng, các yếu tố mang tính chất phi đôi xứng như vậy thường có một ý nghĩa đặc biệt. Các em hãy tự lí giải vai trò, ý nghĩa của dòng thơ cuối cùng, dòng thơ mang tính chất phi đối xứng này.
2. Câu 2, trang 88, SGK.
Xác định vị trí của dòng thơ “Con hỏi : …” ở mỗi phần.
Hai dòng thơ : “Con hỏi : Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?” và “Con hỏi : Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được ?” cho thấy em bé, với tính ham vui chơi của trẻ thơ, đã bị lời rủ rê cuốn hút. Hai dòng thơ vừa thể hiện sinh động tính cách hồn nhiên, chân thực của trẻ thơ, vừa tạo ra được một tình huống gay cấn, ở đó, em bé được đặt giữa hai lực níu kéo. Em yêu mẹ hơn tất cả song cũng rất thích vui chơi và cuối cùng đã tìm ra được một cách giải quyết viên mãn. Sự xuất hiện của hai dòng thơ này cho thấy Ta-go rất am hiểu tâm lí trẻ thơ và xứng đáng là nhà thơ của thiếu nhi bên cạnh những danh hiệu cao quý khác.
Câu 3. Vì sao có thể nói những cuộc vui chơi do em bé tưởng tượng sáng tạo là thú vị hơn những cuộc vui chơi do những người “sống trên mây” và “sống trong sóng” sắp đặt ?
Vì sao trong hai cuộc vui chơi do em bé tưởng tượng ra, cuộc vui chơi lần thứ hai lại thú vị hơn ?
Các cuộc vui chơi do em bé tưởng tượng ra thú vị hơn vì ở đây không chỉ có em và cảnh vật thiên nhiên mà còn có cả mái nhà ấm cúng và đặc biệt là có cả mẹ ; trong hai cuộc chơi tưởng tượng, cuộc vui chơi lần thứ hai lại thú vị hơn vì sự gắn bó giữa mẹ và em (và cũng là giữa sóng và bờ biển) còn mật thiết hơn cả giữa mây và trăng, mật thiết tới mức khi sóng “cười vang vỡ tan vào lòng mẹ” thì không còn ai biết chốn nào là nơi ở của mẹ và em nữa. “…không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” cũng có nghĩa là “mẹ con ta” ở khắp mọi nơi, không ai có thể chia cách, cũng có nghĩa là tình mẫu tử bao la, bất diệt. Giả dụ tác giả chuyển hình ảnh “sóng” và “bờ biển” lên đoạn trên và chuyển hình ảnh “mây” và “trăng” xuống dưới thì dư âm của bài thơ sẽ kém phần lan toả.
Câu 4. Hãy nêu những thành công của tác giả trong việc xây dựng những hình ảnh thiên nhiên.
Có thể nêu sự thành công trong việc xây dựng hình ảnh thiên nhiên ở những mặt sau :
– Sinh động (đầy sức sống ; âm thanh, màu sắc đa dạng, phong phú).
– Chân thực (sóng “cười vang”, sóng “ca hát”, sóng “ngao du nơi này nơi nọ mà không biết tìm đến nơi nao” : đặc điểm của sự vật luôn được tôn trọng).
– Vừa thể hiện rõ tình cảm yêu thiên nhiên, vừa qua phép so sánh để làm nổi bật được tầm vóc vũ trụ của tình mẫu tử.
– Lối nói ẩn dụ, cách chuyển trường từ vựng “thiên nhiên” sang trường từ vựng “con người”… ; ý nghĩa, tác dụng của việc chuyển trường từ vựng ấy.
Câu 5. Câu 6*, trang 88, SGK.
Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa ?
– Đây là đề mở và tương đối khó, song nếu chịu khó suy nghĩ, phát huy liên tưởng, thì em nào cũng có thể nêu lên được một vài cảm nghĩ lí thú.
– Chủ đề cơ bản ở bài thơ là tình mẹ con nên SGK tập trung cho HS tìm hiểu vấn đề đó, song ý nghĩa của bài thơ không chỉ có vậy.
Có thể nói tất cả hình ảnh trong bài thơ (từ hình ảnh thiên nhiên : mây, sóng, trăng, bến bờ đến hình ảnh mẹ, con) đều mang tính biểu tượng cao, có thể gợi cho người đọc nhiều liên tưởng phong phú, chẳng hạn :
+ Không phải riêng trẻ thơ có thể bị cám dỗ mà người lớn cũng vậy. Muốn chống lại được cám dỗ, phải có nội lực, phải có điểm tựa, phải tự sáng tạo được “điều thú vị hơn” cả ma lực cám dỗ.
+ Hạnh phúc không phải là cái gì quá cao xa mà là rất bình thường, gần gũi.
+ Thoạt nhìn dường như có sự mâu thuẫn giữa tình yêu thiên nhiên với tình yêu mẹ song cuối cùng, cuối mỗi phần của bài thơ và đặc biệt là ở câu thơ dôi ra của phần hai, con người (mẹ và con) không chỉ đã hoá thân thành những hiện tượng thiên nhiên (mây, trăng, sóng, bến bờ) mà còn như hoà tan vào thế giới tự nhiên. Phải chăng tác giả còn muốn gợi cho chúng ta suy nghĩ sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa thiên nhiên và thế giới con người ?…
Bài soạn “Mây và sóng” số 4Bài soạn “Mây và sóng” số 5
Kiến thức cơ bản
Những kiến thức về tác giả và tác phẩm bạn cần nắm vững.
1. Tên tuổi nhà thơ Ta-go (Rabindranath Tagore: 1861 – 1941) đã rất quen thuộc với độc giả Việt Nam. Ông là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ. Tác phẩm của ông mang đến cho bạn đọc những cảm xúc rất sâu sắc, mãnh liệt một phần cũng bởi đã được trải nghiệm qua cuộc sống đầy gian nan, trắc trở của chính nhà thơ. Ta-go có sức sáng tạo thật phi thường. Ông đã để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ với 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, ngoài ra còn có trên một trăm truyện ngắn và 1.500 bức hoạ… Ông là nhà văn châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng No-ben về văn học.
2. Bài thơ Mây và sóng được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập Si-su, xuất bản năm 1909, sau này được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915.
Câu 1 – Trang 88 SGK
b) Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không?
Trả lời
a) Bài thơ có cấu trúc hai phần khá giống nhau:
– Ban đầu là thuật lại lời rủ rê.
– Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lí do từ chối.
– Cuối cùng là những trò chơi của em bé.
Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.
b) Hai phần giống nhau về số dòng thơ, có sự lặp lại một số từ ngữ, cấu trúc, cách xây dựng hình ảnh nhưng không hoàn toàn trùng lặp.
– Lời tâm tình của bé đặt trong hai tình huống thử thách khác nhau, diễn tả tình cảm dạt dào, dâng trào của em bé.
– Qua lời từ chối, bé đã thể hiện tình thương yêu mẹ qua những trò chơi bé tự nghĩ ra, tình thương yêu ấy mới càng trở nên nổi bật. Sự thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của em bé càng được chứng minh, được củng cố. Trò chơi em bé nghĩ ra càng thú vị hơn, càng thể hiện tình mẹ con thắm thiết thiêng liêng.
Câu 2 – Trang 88 SGK
Xác định vị trí của dòng thơ “Con hỏi: …” ở mỗi phần.
Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:
“Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”
“Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”
Trẻ em cũng ham chơi. Nếu em bé từ chối ngay lời rủ rê của những “người sống trên mây” và “những người sống trong sóng” thì không hợp tâm lí. Phần nào em bé cũng bị quyến rũ, có phân vân: “Nhưng bằng cách nào tôi lên được với các bạn? – Nhưng bằng cách nào tôi gia nhập cùng các bạn?”. Nhưng cuối cùng là quyết không đánh đổi những thú vui chính với việc phải rời xa mẹ. Tình thương yêu mẹ đã thắng những lời mời gọi của “những người sống trên mây” và “những người sống trong sóng”.
Câu 3 – Trang 88 SGK
Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra. Sự giống nhau cũng như sự khác nhau giữa các cuộc chơi đó nói lên điều gì?
– Em bé đè nén ham muốn, từ chối những trò chơi của mây và sóng giữa thế giới tự nhiên không có nghĩa là ghét bỏ mây và sóng. Em đã nghĩ ra một hình thức hay hơn, một trò chơi thú vị để hòa hợp tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử: “Con sẽ là mây và mẹ là vầng trăng; Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ”.
– Những trò chơi mây và sóng do em bé tạo ra tuyệt diệu, hơn hẳn trò chơi của tự nhiên.
Câu 4 – Trang 88 SGK
Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên (chú ý các hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển).
• Trong phần 1, trò chơi của em bé: em là mây, mẹ là trăng, không phải chỉ để dùng chơi với vầng trăng bạc như “những người sống trên mây”, mà để cùng sống dưới một mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm và con sẽ lấy đôi tay choàng lên người mẹ.
• Trong phần 2, trò chơi của em bé: em là sóng, mẹ là bến bờ, không phải chỉ để cùng ngao du, nhảy múa như “những người sống trên sóng”, mà đế Con là sóng sẽ lăn, lăn, lăn mãi, cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ. Quả là những trò chơi thật kì lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nông âm, thân thiết đến mức nào.
Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời… là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? “Trong mây có người gọi con”, “Trên sóng có người gọi con”… Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sáng là tiếng của sóng. Hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ một tình yêu vô cùng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ một tình yêu vô cùng sâu sắc, đầm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vị hằng ngày, mãnh liệt đến mức lấn át tất cả.
Những thú vui chơi trên mây” và “trong sóng” tượng trưng của mọi quyến rũ của cuộc đời. Bến bờ kì lạ tượng trưng cho tấm lòng bao la của người mẹ
– Không ai trên thế gian này biết chốn nào là nơi ở của mẹ con ta có nghĩa là mẹ con ta ở khắp mọi nơi, không có ai có thể chia cách được mẹ với con, cũng có nghĩa là tình mẫu tử ở khắp nơi, bất diệt và thiêng liêng.
Câu 5 – Trang 88 SGK
Phân tích ý nghĩa của câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi… ở chốn nào”.
Câu thơ mang một ý nghĩa hết sức cao đẹp mà lại dễ hiểu: Tình mẫu từ là một nguồn hạnh phúc dồi dào, bí mật và vô biên không bờ bên như biển cả. Người con nào sống bên mẹ hãy biết tận hưởng hạnh phúc ấy.
Câu 6 – Trang 88 SGK
Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa?
Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.
– Hạnh phúc không phải là điều gì quá bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế do chính con người tạo dựng nên.
Bài soạn “Mây và sóng” số 4
Bài soạn “Mây và sóng” số 6Bài soạn “Mây và sóng” số 4
I. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
– Rabinđranát Tagor (1861 – 1941) là thi hào Ân Độ và cũng là một thiên tài của nhân loại.
Ông sinh ra và trưởng thành tại thành phố Can-cút-ta bang Bengan, Ấn Độ trong một gia đình ưu tú, tài hoa, có truyền thống văn hóa nổi tiếng. Ông đoạt giải Nobel và văn chương năm 1913 với tập Thơ Dâng.
Rabinđranát Tagor là một nhà thơ gặp bất hạnh trong cuộc sống gia đình. Trong 6 năm từ 1902 đến 1907, ông đã mất 5 người thân: vợ (1902), con gái thứ hai (1904), cha và anh (1905) và con trai đầu (1907). Nhiều người cho rằng đó cũng là nguyên nhân khiến cho tình cảm gia đình đã trở thành một trong những đề tài quan trọng của thơ ông.
– Ông đã để lại khoảng năm mươi tập thơ, hơn một chục cuốn tiểu thuyết, vài chục vở kịch, bút kí, tiểu luận.
Thơ ông viết theo một nguồn cảm hứng vô tận: tình yêu, một tình yêu dành cho hoa cỏ, con người và vũ trụ.
Ông cũng là nhà thơ của tuổi thơ, đã viết nhiều thơ cho lứa tuổi nhi đồng. Bài thơ nào cũng bát ngát bầu trời, lộng lẫy ánh sáng, màu sắc, sinh động những hình ảnh đẹp đẽ, dào dạt tình cảm nhân văn.
Mây và sóng là bài thơ hay và đẹp về tình mẹ con đầm ấm, vui tươi, chan chứa, hài hòa một niềm hạnh phúc bình dị, sâu xa.
Đó là một câu chuyện của một em bé kể với mẹ em là mây rủ em lên trời chơi, em thích lắm, muôn đi lắm. Sóng rủ em ra biển chơi, em cũng thích lắm, muốn đi lắm. Nhưng em thương mẹ, muốn gần mẹ nên em nghĩ ra cách làm mây, mẹ làm trăng, em làm sóng, mẹ làm biển, đế ở nhà chơi với mẹ.
II. GỢI Ý ĐOC HIỂU
Câu 1. a) Đây là một bài thơ văn xuôi không ràng buộc bởi luật thơ nào và cũng không có vần. Tuy nhiên bài thơ vẫn có âm điệu nhịp nhàng cho thấy đuợc qua bố cục, qua cấu tạo các dòng thơ.
Lời nói của em bé trong bài thơ Măy và sóng gồm hai phần có nhiều nét giống nhau, gắn với hai cảnh thơ ngoạn mục được sáng tạo bằng trí tưởng tượng. Cảnh đầu Mây, cảnh sau Sóng đã rủ em bé bỏ nhà đi rong chơi. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. ít nhiều em bé đã bị lôi cuô’n trước lời rủ rê, mời gọi nhưng cuỗì cùng, tình thương yêu mẹ đã chiến thắng.
b) Mây và sóng cũng có thể xem là lời thổ lộ tình cảm của em bé với mẹ. Lời thổ lộ đó tự nhiên, liền mạch. Điều đáng chú ý ở đây là sự thổ lộ tình cảm của em bé không phải là sự thố lộ tình cảm trong tình huống thông thường mà chính là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống cỏ thử thách, không chỉ xảy ra một lần. Chính vì thế, đến phần thứ hai thì ý thơ mới được trọn vẹn. Có như vậy, tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện đầy đủ.
c) Trừ cụm từ “Mẹ ơi”, hai phần đều giông nhau về trình tự tường thuật.
– Lời rủ rê.
– Lời từ chối và lí do từ chối.
– Đưa ra trò chơi do em bé sáng tạo.
Trong lí do từ chối đã thấy được tình con thương yêu mẹ, song qua trò chơi do con sáng tạo ra tình thương yêu ấy mới trở nên nổi bật hẳn.
– “Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm”.
– Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
– Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”.
Tuy là trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời ở hai phần không hề trùng lặp. Cả mây và sóng đều là những cảnh vật tự nhiên hấp dẫn không giống nhau. Cả hai trò chơi do em sáng tạo ra cũng khác nhau. Hình ảnh mẹ, tấm lòng mẹ tuy cùng hiện ra qua lời con trẻ nhưng ở phần hai thấm đượm rõ nét hơn, da diết hơn.
Câu 2. Ớ mỗi phần, khi những người sống “trên mây” và những người sống“trong sóng” rủ rê, chú bé đều hỏi lại:
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó dược?”
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”
Chú bé hỏi và những người kia đã trả lời, hướng dẫn.
Nếu chú bé từ chối ngay lời rủ rê của những người ấy thì tình cảm thiếu chân thực vì trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe lời mời gọi rủ rê, hai lần, lần nào chú cũng ra vẻ băn khoăn. ít nhiều chú bé đã bị lôi cuổn. Thế nhưng, tình yêu thương mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muôn chú đi chơi là chú bé đã từ chô’i những lời rủ rê mời gọi dù những trò chơi đó hấp dẫn đến đâu chăng nữa.
Câu 3. Tuy không nhận lời để được nhấc bổng tận tầng mây, và được làm sóng nâng đi nhưng chú bé vẫn yêu mây và sóng, vẫn hòa hợp được tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử trong trò chơi sáng tạo của mình. Trong trò chơi đó, chính chú biến thành mây, rồi thành sóng, còn mẹ thành “mặt trăng” và “bến bờ kì lạ”.
So với những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” giữa thế giới tự nhiên, những trò chơi của “mây và sóng” của chú bé hay và thú vị hơn nhiều. Chú bé không chì có “mây” (chính chú biến thành mây) mà còn có mặt trăng, hiện thân cùa mẹ để cùng sống dưới một mái nhà, cho chú được ôm ấp, tiếp nhận ánh sáng dịu dàng. Chú không chỉ có “sóng” (chính chú biến thành sóng) mà còn có “bến bờ kì lạ” hiện thân của mẹ, luôn bao dung rộng mở luôn sắn sàng tiếp đón em “lăn, lăn mãi vào lòng”.
Câu 4. Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời… vốn là những hình ảnh thiên nhiên mơ mộng gần gũi quen thuộc với mọi người. Tất cả những hình ảnh đó trong bài thơ đều do chú bé tưởng tượng ra. Đó là hình ảnh đẹp, lung linh, kì ảo. Những ai sòng trên mây, sống trong sóng. Đó là những nhân vật thần kì của cố tích… rất gần gũi thân thuộc với tuổi thơ.
Những hình ảnh đó tuy lung linh kì ảo nhưng cũng rất sinh động và chân thực. Tất cả được nhà thơ miêu tả với những hình dáng, hoạt động, âm thanh mà màu sắc đều rất phù hợp.
Câu 5. Những hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ đều mang ý nghĩa tượng trưng. Bến bờ kì lạ là biếu tượng của tấm lòng mẹ bát ngát bao dung rộng mở với con. Đem tình mẹ con so sánh với mây, trăng, sóng, biển, bờ bên, nhà thơ đã dụng ý nâng cao tình cám đó lên ngang tầm vũ trụ. Đặc biệt nhất là hai câu cuốii bài:
“Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”.
Nói “không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” nghĩa là mẹ con ta ở khắp mọi nơi không gì có thế chia cách, tách rời, phân biệt được. Tình mẹ con mãi là thiêng liêng, bất diệt ở khắp mọi nơi.
Câu 6. Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ Mây và sóng của Tago còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm bao điều khác.
– Muốn từ khước những cám dỗ và quyến rũ trong cuộc đời, con người phải có điểm tựa vững chắc. Tình mẹ con chính là một trong những điểm tựa vững chắc đó.
– Hạnh phúc không phải ở “trên mây” cao vợi, hay “trong sóng” xa xôi, do ai ban phát mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống trần thế và do chính con người chúng ta tạo dựng nên.
Ghi nhớ: Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ Mây và Sóng của Ta-go đã ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Bài soạn “Mây và sóng” số 1Bài soạn “Mây và sóng” số 6
Bố cục
– Phần 1 (từ đầu… bầu trời xanh thẳm): Câu chuyện tưởng tượng giữa em bé với những người sống trên mây và trò chơi của em bé
– Phần 2 (còn lại): câu chuyện tưởng tượng của em bé với người sống trong sóng, và trò chơi của em bé
Câu 1 (trang 88 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Bài thơ có hai phần, cấu trúc giống nhau:
– Ban đầu là lời mời gọi, rủ rê
– Tiếp đến là sự từ chối và lý do từ chối
– Những trò chơi em bé tự sáng tạo ra
b, Không thể lược bỏ phần thứ hai bơi như thế không tạo được sự cân bằng trong bài thơ
+ Thử thách thứ nhất, chú bé vượt qua vì chú yêu thương mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối
+ Những người bạn lại đến, thử thách càng lớn thì tình yêu thương mẹ được khẳng định, vì thế không thể bỏ khổ thơ thứ hai
Câu 2 (trang 88 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Trong cả hai lần, chú bé đều đáp:
– Nhưng làm thế nào mình lên đó được?
– Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?
– Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ
– Mỗi lần được gọi mờ, chú bé đều lưỡng lự, tuy nhiên tình yêu mẹ đã chiến thắng.
Câu 3 (Trang 88 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Sự giống nhau: sự khoáng đạt, mênh mông, bao la đi đến tận cùng mọi nơi
Sự khác nhau: trò chơi do em bé tạo ra thể hiện sự quấn quýt của tình mẹ con
– Ý nghĩa:
+ Trí tưởng tượng thông minh của em bé trong trò chơi sáng tạo
+ Ước muốn được hòa nhập với thiên nhiên vĩnh hằng con người
+ Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp
Câu 4 (Trang 88 sgk ngữ văn 9 tập 2)
– Hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời… hình ảnh tự nhiên đẹp.
+ Những hình ảnh này là trí tưởng tượng của chú bé.
+ Hai hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức hút kì lạ với con người
+ Là những hình ảnh ẩn dụ cho những điều cám dỗ trong cuộc đời
– Là những hình ảnh lung linh, huyền ảo có tính biểu tượng, tạo ra sự logic.
Câu 5 (trang 88 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Câu thơ “và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu. “
– Chú bé bày tỏ những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con
– Điều này thể hiện tình yêu vô cùng sâu sắc, chân thành của chú bé dành cho mẹ
– Tình yêu ấy vượt lên cả thú vui thường ngày, mãnh liệt tới mức muốn lấn át những thứ lớn lao khác
– Đứa bé muốn có không gian riêng để tỏ bày tình yêu thương và được gần bên mẹ
Câu 6 (trang 88 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Ngoài ý ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:
– Con người gặp nhiều cám dỗ trong cuộc đời, đặc biệt là những người còn non nớt. Để từ chối và tránh xa chúng phải cần điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là bền chặt nhất
– Hạnh phúc không phải điều bí ẩn, hạnh phúc hiện hữu ngay trong thực tế đời sống
Ý nghĩa – Giá trị
– Về nội dung: Học sinh cảm nhận được một cách thấm thía tình mẹ con thiêng liêng qua lời thủ thỉ của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với những người sống trên mây và sóng.
– Về kĩ năng: Học sinh biết cách phân tích một bài thơ mang hình thức mới mẻ: hình thức đối thoại lồng trong lời kể của nhân vật như bài thơ “Mây và sóng”.
Bài soạn “Mây và sóng” số 2Bài soạn “Mây và sóng” số 1
Câu 1 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Đây là một bài thơ văn xuôi không ràng buộc bởi luật thơ này và cũng khộng có vần. Tuy nhiên bài thơ vẫn có âm điệu nhịp nhàng : thấy được qua bố cục, qua câu tạo các dòng thơ.
Lời nói của em bé trong bài thơ Mây và sóng gồm hai phần có nhiều nét giống nhau, gắn với hai cảnh thơ ngoạn mục được sáng tạo bằng trí tưởng tượng. Cảnh đầu Mây, cảnh sau Sóng đã rủ em bé bò nhà đi rong chơi. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Ít nhiều em bé đã bị lôi cuốn trước lời rủ rê, mời gọi nhưng cuối cùng, tình yêu thương mẹ đã chiến thắng.
a)
* Điểm giống nhau: kết cấu, số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh đều theo trình tự thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và sự tưởng tượng sáng tạo trò chơi.
* Điểm khác nhau:
– Đối tượng: mây – sóng.
– Trò chơi: con là mây và mẹ là trăng – con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.
– Không gian: trên trời – dưới biển.
b) Mây và sóng cũng có thể xem là lời thổ lộ tình cảm của em bé với mẹ. Lời thổ lộ đó tự nhiên, liền mạch. Điều đáng chú ý ở đây là sự thổ lộ tình cảm của em bé không phải là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống thông thường mà chính là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống có thử thách, không chỉ xảy ra một lần. Chính vì thế, đến phần thứ hai thì ý thơ mới được trọn vẹn. Có như vậy, tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện đầy đủ.
Câu 2 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
– Ở mỗi phần, khi những người sống “trên mây” và những người sống “trong sóng” rủ rê, chú bé đều hỏi lại:
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình Lên đó được?”
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được “
-Nếu chú bé từ chối ngay lời rủ rê của những người ấy thì tình cảm thiếu chân thực vì trẻ con nào mà chẳng ham chơi Khi nghe lời mời gọi rủ rê, hai lần, lần nào chú cũng ra vẻ băn khoăn. Ít nhiều chú bé đã bị lôi cuốn. Thế nhưng, tình yêu thương mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đên việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi là chú bé đã từ chôi những lời rủ rê mời gọi dù những trò chơi đó hấp dẫn đên đâu chăng nữa.
Câu 3 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
– So với nhừng cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” giữa thế giới tự nhiên, những trò chơi của “mây và sóng” của chú bé hay và thú vị hơn nhiều.
– Chú bé không chỉ có “mây” (chính chú biến thành mây mà còn có mặt trăng, hiện thân cùa mẹ để cùng sống dưới một mái nhà cho chú được ôm ấp, tiếp nhận ánh sáng dịu dàng. Chú không chỉ có “sóng” (chính chú biến thành sóng) mà còn có “bến bờ kì lạ” hiện thân của mẹ, luôn bao dung rộng mở luôn sần sàng tiếp đón em “lăn, lăn mãi vào lòng”.
Câu 4 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
– Hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời… hình ảnh tự nhiên đẹp đẽ.
+ Hai hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức hút kì lạ với con người.
+ Là những hình ảnh ẩn dụ cho những điều cám dỗ trong cuộc đời.
Câu 5 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
– Bển bờ kì lạ là biểu tượng cúa tấm lòng mẹ bát ngát bao dung rộng mở với con. Đem tình mẹ con so sánh với mây, trâng, sóng, biển, bờ bến, nhà thơ đã dụng ý nâng cao tình cảm đó lên ngang tầm vũ trụ. Đặc biệt nhất là hai câu cuối bài:
“Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vờ tan vào lòng mẹ”.
Và không ai trên thế gian này biết rnẹ con ta ở chốn nào”.
– Nói “không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” nghĩa là mẹ con ta ở khắp mọi nơi không gì có thể chia cách, tách rời, phân biệt được. Tình mẹ con mãi là thiêng liêng, bất diệt ở khắp mọi nơi.
Câu 6 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ Mây và sóng của Tago còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm bao điều khác.
– Muốn khước từ những cám dỗ và quyến rũ trong cuộc đời, con người phải có điểm tựa vững chắc. Tình mẹ con chính là một trong những điểm tựa vững chắc đó.
– Hạnh phúc không phải ở “trên mây” cao vợi, hay “trong sóng” xa xôi, do ai ban phát mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống trần thế và đo chính con người chúng ta tạo dựng nên.
Bố cục: 2 phần
Nội dung chính
Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc. Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời.
Bài soạn “Mây và sóng” số 2
Bài soạn “Mây và sóng” số 3Bài soạn “Mây và sóng” số 2
I. Tìm hiểu tác phẩm
1. Tác giả
Bài thơ Mây và sóng được tác giả viết bằng tiếng Ben – gan, in trong tập thơ Si – su, xuất bản năm 1909 và được chính tác giả dịch ra tiếng Anh và in trong tập Trăng non
II. Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm Mây và sóng Ngữ văn 9
1. Câu 1 trang 88 SGK Ngữ văn 9 tập 1
a) Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phần là:
Giống nhau:
2. Câu 2 trang 88 SGK Ngữ văn 9 tập 2
3. Câu 3 trang 88 SGK Ngư văn 9 tập 2
So sánh những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra:
4. Câu 4 trang 88 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên là: Thiên nhiên trong bài thơ đề vô cùng gần gũi, thơ mộng, mang nhiều nét tưởng tượng do chú bé nghĩ ra. Những hình ảnh đó hiện lên trong trí tưởng tượng của cậu bé đều vô cùng lung linh, huyền ảo, một thế giới đầy mầu sắc đối với các bạn nhỏ, gần gũi với tuổi thơ.
5. Câu 5 trang 88 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Ý nghĩa của câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi… ở chốn nào”: Tình yêu thương của mẹ dành cho con, luôn luôn ở bên cạnh con. Tình cảm của mẹ dành cho con không ai có thể tách rời, không có gì có thể rời xa, thiêng liêng, bất diệt.
6. Câu 6 trang 88 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm
Đăng bởi: Lan’s Lan’s
Từ khoá: 6 Bài soạn “Mây và sóng” của Ta-go lớp 9 hay nhất
Top 6 Bài Soạn” “Buổi Học Cuối Cùng” Của An
Bài soạn” “Buổi học cuối cùng” số 5
Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
– An-phông-xơ Đô-đê (1840 – 1897) nhà văn Pháp, tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng.
– Văn chương của ông nhẹ nhàng, trong sáng, diễn tả cảm động những nỗi đau và tình thương, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước.
– Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng: “Một thời niên thiếu”, “Những cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Tactaranh ở Taraxcông”,…
2. Tác phẩm
– Truyện Buổi học cuối cùng lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Phổ là tên của một nước chuyên chế trong lãnh thổ Đức trước đây. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học bằng tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.
– Bố cục truyện chia làm 3 phần:
+ Đoạn 1 (từ đầu đến “… vắng mặt con”): Điểm khác đầu tiên trước khi Phrăng đến lớp.
+ Đoạn 2 (tiếp đến “… buổi học cuối cùng này”): buổi học cuối cùng và cảm xúc của tất cả mọi người.
+ Đoạn 3 (còn lại): Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng.
3. Tóm tắt truyện
Câu chuyện về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đầy xúc động giữa thầy trò và người dân ở vùng đất bị quân Phổ chiếm đóng. Theo lời kể của cậu bé Phrăng ham chơi, không khí của buổi học hôm ấy thật khác lạ, thấm đẫm tình yêu tiếng nói dân tộc.
Một buổi sáng – như thường lệ, cậu bé Phrăng đến lớp. Dọc đường cậu thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha-men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài – nhất là khi thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động. Kết thúc buổi học thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: “Nước Pháp muôn năm”.
Đọc – hiểu
1 – Trang 54 SGK
Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?
Trả lời
Câu chuyện kể về lớp học vùng An-dát của nước Pháp vì thua trận phải cắt cho quân Phổ. Từ đây, quân Phổ ra lệnh không cho phép dạy tiếng Pháp – tiếng mẹ đẻ nữa, thay vào đó là tiếng Đức. Buổi học cuối cùng ở đây có nghĩa là buổi dạy và học cuối được học tiếng mẹ đẻ của những người thầy yêu nước và những học sinh.
2 – Trang 55 SGK
Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện còn có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất?
– Truyện được kể theo lời nhân vật Phrăng, ngôi thứ nhất.
– Truyện có những nhân vật : phó rèn Oát-stơ và cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, dân làng, thầy Ha-men, các học sinh.
– Ấn tượng nhất là thầy Ha-men : tình yêu to lớn với nghề giáo – truyền bá tiếng nói dân tộc tới các thế hệ.
3 – Trang 55 SGK
Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
– Sáng ngày diễn ra buổi học, trên đường đến trường : nhiều người đứng trước bảng nhãn cáo thị, lời nói kỳ lạ của bác phó rèn. Quang cảnh ở trường : bình lặng. Trong lớp : thầy mặc lễ phục trang trọng, không mắng giận ai cả, có những người dân ngồi cuối lớp.
– Báo hiệu một điều đáng buồn sẽ đến : sẽ không còn được học tiếng Pháp nữa.
4 – Trang 55 SGK
Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
– Trước khi biết đó là buổi học cuối: cậu bé Phrăng ham chơi, lười học.
– Nghe thầy thông báo: thấy tiếc nuối, ân hận vì mình đã lười học.
– Thầy gọi lên đọc: xấu hổ, ân hận, ước mình có thể đọc to rõ, không bị lỗi.
– Kết thúc buổi học: buồn bã, xúc động trước thầy giáo. Thêm tình yêu tiếng Pháp.
5 – Trang 55 SGK
Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này về các phương diện:
– Trang phục;
– Thái độ đối với học sinh;
– Những lời nói về việc học tiếng Pháp;
– Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc.
Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì ?
– Trang phục: nghiêm chỉnh, trang trọng với chiếc áo rơ – đanh – gốt xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn, mũ tròn bằng lụa đen.
– Thái độ với học sinh: nhẹ nhàng, không quát mắng, kiên nhẫn.
– Lời nói về việc học tiếng Pháp: ca ngợi, coi tiếng Pháp là chìa khóa chốn lao tù để vượt ngục nô lệ.
– Lúc buổi học kết thúc: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, dồn hết tình yêu vào dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”.
6 – Trang 55 SGK
Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chỉ ra tác dụng của những so sánh ấy.
Câu văn so sánh :
– tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.
– dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi.
– … chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.
– Những tờ mẫu … như những lá cờ nhỏ …
– … một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp.
* Tác dụng: tạo hình tượng, sự sinh động, tăng sức gợi hình gợi cảm để thể hiện tình cảm của tác giả.
7* – Trang 55 SGK
Trong truyện, thầy Ha-men có nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?
Đây chính là một lời khẳng định sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc, yêu quý, học tập tiếng nói dân tộc là góp phần mở cửa tù lao thoát khỏi ách áp bức.
Luyện tập
1 – Trang 56 SGK
Kể tóm tắt lại truyện Buổi học cuối cùng.
Như thường lệ, buổi sáng hôm ấy cậu bé Phrăng đến lớp học, trên đường đi cậu thấy có rất nhiều sự khác lạ so với mọi hôm, cả khi vào trường cũng vậy, sân trường bỗng dưng yên ắng như một ngày chủ nhật.
Bước vào lớp cậu càng ngạc nhiên hơn vì thấy mọi người im phăng phắc, thầy Ha-men ăn mặc rất trang trọng, trong lớp lại còn có cả các cụ già cùng đến học. Qua lời nói xúc động của thầy giáo, cậu mới hiểu rằng hôm nay là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
Phrăng vô cùng ân hận vì sự ham chơi trước đây của mình, xấu hổ vì mình đã không đọc được bài như mong muốn. Thầy Ha-men nói về vẻ đẹp của tiếng Pháp về sự quý giá của tiếng nói dân tộc, ai nấy đều xúc động thiêng liêng… Cuối buổi học thầy giáo Ha-men viêt lên bảng dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”.
2 – Trang 56 SGK
Viết một đoạn văn miêu tả nhân vật thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
– Miêu tả thầy Ha-men : chú ý về trang phục, lời nói, thái độ, hành động mọi ngày và trong buổi học cuối.
– Chú bé Phrăng : suy nghĩ, tâm trạng của cậu trước khi đến lớp, khi ngồi học, quan sát thầy và tưởng tượng…
Bài soạn” “Buổi học cuối cùng” số 6Bài soạn” “Buổi học cuối cùng” số 5
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 29 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. 1. Mấy dòng đầu truyện Buổi học cuối cùng tả những điều chú bé Phrăng nghe và thấy trên đường đi học cùng ý nghĩ của em.
Bài tập
1. Mấy dòng đầu truyện Buổi học cuối cùng tả những điều chú bé Phrăng nghe và thấy trên đường đi học cùng ý nghĩ của em. Những chi tiết ấy có ý nghĩa như thế nào với việc thể hiện nhân vật Phrăng trong tác phẩm ?
2. Khi mới bước vào lớp học, điều gì làm cho Phrăng ngạc nhiên hơn cả ? Điều đó đã có tác dụng như thế nào đối với Phrăng ?
3. “Thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ (…) thế giới, (…) nhất, (…) nhất : phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn (…) tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù…”.
a) Hãy điền chính xác những từ còn để trống trong các ngoặc đơn.
a) Câu in nghiêng đã dùng phép so sánh. Hãy chỉ ra vế được so sánh, vế dùng để so sánh và từ so sánh.
b) Nên hiểu “nắm được chìa khoá chốn lao tù” là gì ?
c) Về ý nghĩa câu in nghiêng, trong hai cách lí giải sau đây, em cho cách lí giải nào sâu sắc và đầy đủ hơn ?
A – Tiếng nói là công cụ giao tiếp, nhờ tiếng nói của dân tộc mới có thể dựa vào đó mà liên lạc với nhau và tổ chức đấu tranh để giành lại độc lập.
B – Dùng tiếng nói thống nhất là một đặc điểm chủ yếu của dân tộc. Giữ vững được tiếng nói thì sẽ không bao giờ quên Tổ quốc, sẽ luôn ấp ủ nhiệt tình yêu nước, từ đó sẽ dấy lên những cuộc đấu tranh giành lãnh thổ đã mất và bảo vệ được truyền thống văn hoá thiêng liêng của dân tộc.
4. Có điều gì khác thường trong những động tác và lời nói của thầy Ha-men ở cuối truyện ? Những chi tiết đó cho thấy điều gì ở thầy Ha-men ?
a) Tên truyện đã khái quát được đầy đủ nội dung tác phẩm.
Gợi ý làm bài
Câu 1. Mấy dòng đầu truyện Buổi học cuối cùng cho thấy Phrăng là một chú bé ham chơi, lười học. Không chỉ vậy, Phrăng còn bị “cám dỗ” khi thấy “lính Phổ đang tập”, không biết chúng là kẻ thù của dân tộc.
Một em bé có tính cách và nhận thức như thế mà rốt cuộc không khí đặc biệt của “buổi học cuối cùng” đã cải biến và cảm hoá em, đã làm cho em thay đổi cơ bản về tư tưởng, tình cảm đối với đất nước, quê hương cũng như về thái độ học tập, thái độ đối với tiếng mẹ đẻ.
Câu 2. Khi mới bước vào lớp học, Phrăng ngạc nhiên về thái độ “dịu dàng” của thầy Ha-men với mình (đáng lẽ phải quở trách vì em đến lớp muộn), về cách ăn mặc trang trọng của thầy,… song điều làm cho em ngạc nhiên nhất là thành phần dự lớp. Đây hầu như không còn là lớp học nữa mà là một cuộc họp hoặc mít-tinh, không chỉ có học sinh mà gần đủ đại diện các tầng lớp dân làng (cụ già, bác đưa thư, cụ xã trưởng). Ai cũng “lặng lẽ”, “buồn rầu”; chi tiết đặc biệt làm cho Phrăng chú ý nhất là cụ xã trưởng Hô-de – hẳn là người đọc thông viết thạo – vẫn “mang theo quyển tập đánh vần cũ đã sờn mép để mở rộng trên lòng, cặp kính lớn đặt ngang trang sách”.
Không khí trang nghiêm ấy đã tạo cho Phrăng một tâm thế đặc biệt, tạo cơ sở thuận lợi cho sự cho sự chuyển biến tư tưởng, tình cảm nhanh chóng của Phrăng.
Câu 3. b) – Vế được so sánh : (giữ vững) tiếng nói (của mình);
– Vế dùng để so sánh : (nắm được) chìa khoá (chốn lao tù) ;
– Từ so sánh : chẳng khác gì.
c) Nên hiểu “nắm được chìa khoá chốn lao tù” là đập tan gông xiềng nô lệ, đánh đuổi quân xâm lược, giành lại nền độc lập, tự chủ của đất nước, dân tộc mình.
d) Cách lí giải ở mục B.
Câu 4. Em hãy đọc kĩ đoạn cuối của truyện để thấy được hoàn cảnh và những động tác, cử chỉ khác thường của thầy Ha-men.
Tiếng chuông nhà thờ điểm 12 tiếng và tiếng kèn của bọn lính Phổ đột ngột vang lên như báo hiệu giờ phút kết thúc của buổi học, cũng là giờ phút chấm dứt việc dạy và học bằng tiếng Pháp ở cả vùng. Ở vào thời điểm ấy, nỗi đau đớn, sự xúc động trong lòng thầy Ha-men đã lên tới cực điểm và bộc lộ ra những cử chỉ khác thường : người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, dồn tất cả sức mạnh viết lên bảng câu “Nước Pháp muôn năm !”, rồi như đã kiệt sức, đầu dựa vào tường, giơ tay ra hiệu cho học sinh.
Qua sự khác thường trong cử chỉ, cảm xúc và hành động của thầy Ha-men, em nhận ra được điều gì ở thầy ? (lòng yêu nước, sự yêu quý tiếng nói dân tộc, nỗi đau xót trước việc tiếng Pháp bị cấm dạy trong nhà trường,…)
Câu 5. Cách lí giải ở mục b.
Bài soạn” “Buổi học cuối cùng” số 6
Bài soạn” “Buổi học cuối cùng” số 2Bài soạn” “Buổi học cuối cùng” số 6
Trả lời câu 1 (trang 54 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Câu chuyện Buổi học cuối cùng được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?
Lời giải chi tiết:
Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha- men tại một trường làng trong vùng An- dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.
Trả lời câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất?
– Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng- một học sinh lớp thầy Ha-men. Truyện kể ở ngôi thứ nhất.
– Trong truyện còn có thầy Ha-men và một số nhân vật phụ xuất hiện thoáng qua không được miêu tả kĩ. Nhân vật Phrăng gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.
Trả lời câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
– Những điều khác là trên đường đến trường: khi qua trụ sở xã, Phrăng thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.
– Quang cảnh ở trường bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
– Phrăng đến lớp muộn nhưng không hề bị thầy giáo quở trách.
– Phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học, ai cũng có vẻ buổn rầu.
Trả lời câu 4 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
* Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:
– Choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha- men cho biết đây là buổi học cuối cùng.
– Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.
– Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận minh.
– Kinh ngạc khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “ Tất cả những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế…”
* Phrăng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhở tha thiết nhất cùa thầy Ha-men, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.
Trả lời câu 5 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?
Thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng:
– Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ -đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn – những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng.
– Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.
– Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước.
– Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học… nỗi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt … thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! ”
Trả lời câu 6 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chỉ ra dụng của những so sánh ấy
Những câu văn có hình ảnh so sánh:
– Tiếng ồn ào như chợ vỡ.
– Mọi sự đểu bình lặng y như buổi sáng chủ nhật.
– … thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy (hình ảnh so sánh này nói lên sự lưu luyến của thầy đối với ngôi trường) …
– “… Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của họ thì chẳng khác nào nắm dược chìa khóa chốn lao tù” (Khẳng định ý nghĩa quan trọng của tiếng nói dân tộc đối với độc lập của đất nước).
Trả lời câu 7 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “ … khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?
Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.
LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trả lời:
Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.
Trả lời câu 2 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Viết một đoạn văn miêu tả thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
Buổi sáng đẹp trời, Phrăng đã định trốn học để chạy nhảy trên cánh đồng cỏ Ríp – pe, nghe tiếng sáo hót ven rừng, đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Nhưng cậu bé cưỡng lại được và ba chân bốn cẳng chạy đến trường. Thầy Ha – men thông báo với cậu đây là buổi học Pháp văn cuối cùng. Phrăng nghe tin mà rụng rời. Khuôn mặt cậu đỏ bừng vì tức giận, rồi chuyển dần sang tái nhợt vì choáng váng. Đôi mắt đen láy ngây thơ không còn hiện lên vẻ tinh nghịch mà thay vào đó là một nỗi mất mát, một nỗi sợ mơ hồ. Đôi bàn tay nhỏ bé run run lấy sách từ trong cặp để lên bàn, lật giờ từng trang thật nhẹ nhàng. Ánh mắt của Phrăng dõi theo thầy Ha – men như thể sợ thầy có thể biến mất. Lúc được gọi lên đọc bài, Phrăng lúng túng và đung đưa người trên chiếc ghế dài, lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên vì xấu hổ. Cậu quan sát lớp học, những khuôn mặt, hành động và sự nhẫn nại của thầy Ha – men để khắc sâu hồi ức về buổi học này trước khi bị ép học tiếng Đức. Suốt cả buổi học, Phrăng chăm chú nghe thầy giảng như nuốt lấy từng lời cho đến khi tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa vang lên báo hiệu giờ học kết thúc.
Bố cục
Bố cục: 3 đoạn
– Đoạn 1 (Từ đầu … đến “mà vắng mặt con”): Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường qua sự quan sát của Phrăng.
– Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “buổi học cuối cùng này”): Diễn biến của buổi học cuối cùng.
– Đoạn 3 (Còn lại): Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng.
Nội dung chính
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng, Phrăng hiện lên là một chú bé hiếu động, thông minh, nhạy cảm, có tình yêu chân thành với người thầy, yêu nước sâu sắc.
Bài soạn” “Buổi học cuối cùng” số 3Bài soạn” “Buổi học cuối cùng” số 2
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
3. Tóm tắt tác phẩm:
Câu chuyện kể về một buổi sáng – như thường lệ, cậu bé Phrăng đến lớp. Dọc đường cậu thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha-men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài – nhất là khi thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động. Kết thúc buổi học thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: “Nước Pháp muôn năm”.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 2
Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh nào, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?
Bài soạn” “Buổi học cuối cùng” số 1III. Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học thuộc vùng An-dát ở nước Pháp, sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ, nước Pháp thua phải cắt vùng An-dat cho Phổ.
– Tên tác phẩm: có nghĩa là buổi học cuối cùng học bằng tiếng Pháp.
Câu 2 (trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 2)
Truyện được kể theo lời nhân vật Phrang, ngôi thứ nhất
– Các nhân vật khác trong truyện: bác phó rèn Oát-sto, các cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái thầy giáo, học sinh
– Nhân vật thầy giáo ấn tượng, nổi bật nhất, người đã dạy học suốt bốn mươi năm, người thể hiện tình yêu nước pháp bằng cả tấm lòng.
Câu 3 (trang 49 sgk ngữ văn 6 tập 2)
Vào sáng diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrang nhìn thấy điều khác lạ:
+ Có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị
+ Trường học không ồn ào như thường ngày mà “bình lặng”
+ Không khí trong lớp trang trọng, Ha-men mặc lễ phục, thầy dịu dàng không giận dữ
+ Có thêm cụ Hô-de, bác phát thư, và người dân làng ngồi trong lớp
Câu 4 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)
Đối với việc học tiếng Pháp, Phrang rất ngại, chú bé thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ
– Khi không thuộc bài, Phrang rất ân hận
+ Cậu bé ước có thể đọc tiếng Pháp “thật to, dõng dạc, không vi phạm một lỗi nào”
+ Cậu cảm thấy cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”
+ Thấy bài giảng của thầy dễ hiểu, cậu yêu mến thầy nghiêm khắc Ha-men
Câu 5 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)
Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:
+ Trang phục: mặc bộ lễ phục
+ Thái độ với học sinh: dịu dàng, ân cần
+ Những lời nói đối với việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp (tiếng Pháp là vũ khí), tự phê bình mình và mọi người đã có lúc sao nhãng việc học tập và tiếng Pháp.
+ Hành động, cử chỉ lúc kết thúc buổi học: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết được câu. Thầy viết “ Nước Pháp muôn năm”
Câu 6 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)
Một số câu văn trong truyện có sử dụng biện pháp so sánh:
+ Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào… như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.
+ … dân làng ngồi lặng lẽ… và nhiều người khác nữa.
+…, chừng nào họ vẫn giữ tiếng nói… chìa khóa chốn lao tù.
+ Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.
+…, chúng ta đang cặm cụi vạch… đó cũng là tiếng Pháp.
Câu 7 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)
Trong truyện, thầy Ha-men có nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ… chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”
– Đây là câu nói của người yêu tiếng Pháp- tiếng mẹ đẻ như chính hơi thở, nguồn sống
– Khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc
– Còn giữ vững tiếng nói là còn hy vọng đấu tranh giành lại tự do
– Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện rõ rệt, sâu sắc của lòng yêu nước.
III. LUYỆN TẬP
Câu 1: Tóm tắt
Câu 2: Viết một đoạn văn miêu tả thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
Hoặc miêu tả hành động, thái độ, những suy nghĩ,… của cậu bé Phrăng khi chứng kiến cảnh thầy Ha-men phải từ bỏ những giờ lên lớp (nếu là bài viết miêu tả cậu bé Phrăng). Đoạn văn cần miêu tả ngắn ngọn, chỉ nên chú ý và những nét tiêu biểu có khả năng làm nổi bật được tính cách của đối tượng.
Bài soạn” “Buổi học cuối cùng” số 1
Bài soạn” “Buổi học cuối cùng” số 4Bài soạn” “Buổi học cuối cùng” số 1
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Câu 1. Tóm tắt truyện
Chú bé Phrăng định trốn học, rong chơi vì muộn giờ đến lóp và không thuộc bài. Nhưng chú đã cưỡng lại được.
Phrăng chạy vội đến lớp. Dọc đường Phrăng thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha-men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng.Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài.
Thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động.
Phrăng thấy chưa bao giờ thầy giảng kiên nhẫn và dễ hiểu đến thế.
Kết thúc buổi học, thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: “Nước Pháp muôn năm !”.
Câu 2. Thông qua câu chuyện kể của Phrăng về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát bị chiếm đóng, tác giả đã ca ngợi tình yêu tiếng Pháp, tình yêu nước Pháp của những người Pháp. Từ đó gợi ra thái độ đúng đắn đối với ngôn ngữ, thứ của cải quý báu của mỗi dân tộc.
Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo Ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, tâm trạng và lời nói của họ.
II. HƯỚNG DẪN ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Câu truyện được kể diễn ra tại lớp học ở một xã thuộc vùng An-dát của nước Pháp. Thời gian sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, nước Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát cho nước Phổ. Theo lệnh của chính quyền Phổ, trường học ở đây không được dạy tiếng Pháp nữa. Buổi học cuối cùng là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, chứ không phải là buổi học kết thúc niên học.
Câu 2. Truyện được kể theo lời nhân vật chú bé Phrăng, thuộc ngôi thứ nhất. Truyện còn có các nhân vật khác như bác phó rèn Oát-stơ cùng cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, những người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái của thầy giáo, các em học sinh. Người gây ấn tượng nổi bật nhất là thầy giáo Ha- men, người đã phụng sự đất nước bốn mươi năm bằng nghề dạy học, người đã thể hiện sâu sắc tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng.
Câu 3. Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã nhìn thấy những điều khác lạ. Trên đường đến trường: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị. Trường học không ồn ào với những âm thanh quen thuộc mà bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Trong lớp, không khí trang trọng, thầy Ha-men mặc lễ phục, thầy dịu dàng chứ không giận dữ. Có thêm cụ Hô-de, bác phát thư và nhiều người dân làng ngồi ở cuối lớp.
Những điều đó báo hiệu đây là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng như là điều được niêm yết ở trụ sở xã.
Câu 4. Đối với việc học tiếng Pháp, Phrăng rất ngại. Cậu thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ.
Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp “thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào”. Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”. Và Phrăng thấy bài giảng của thấy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Ha-men. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác.
Câu 5. Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng
– Thầy mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: Áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.
– Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữ quát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.
– Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khoá của chốn lao tù.
– Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: “Nước Pháp muôn năm !”.
– Thầy Ha-men là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là nguời yêu nước sâu sắc.
Câu 6. Một số câu văn có sử dụng phép so sánh
– Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố… .
– …dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và nhiều người khác nữa.
– …, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù…
– Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.
– …, chúng đang cặm cụi vạch những “nét sổ” với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp…
Những so sánh này làm cho lời văn thêm tính hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
Câu 7. Câu nói của thầy Ha-men “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù…”. Câu nói này khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc. Còn giữ vững tiếng nói là còn phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước.
III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Muốn kể tóm tắt truyện, cần nắm vững nhân vật và sự việc trong truyện. Hai nhân vật chính là chú bé Phrăng và thầy Ha-men. Các sự việc xung quanh việc học tiếng Pháp trong buổi học cuối cùng. Hãy xem lại mục 1 trong phần I của bài để tập kể.
Câu 2. Trước hết hãy chọn nhân vật để miêu tả là Phrăng hoặc thầy Ha-men. ở trong truyện, thầy Ha-men được tả lại bằng lời của Phrăng. Còn nhân vật Phrăng tự bộc lộ mình qua tâm trạng, ý nghĩ. Khi miêu tả, chú ý nếu tả thầy giáo Ha-men, cần tập trung tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động. Còn đối với Phrăng thì tập trung tả tâm trạng, ý nghĩ.
Đăng bởi: Trần Thị Hồng Nhung
Từ khoá: Top 6 Bài soạn” “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê lớp 6 hay nhất
6 Bài Soạn “Thực Hành Tiếng Việt” Bài 10 Trong Sgk Chân Trời Sáng Tạo
Bài soạn tham khảo số 5
Thực hành tiếng việt
Nêu tính năng của dấu chấm phẩy trong các đoạn trích sau
5 1972, Đại hội đồng LHQ quyết định chọn ngày 5/6 hàng 5 là Ngày Môi trường Quốc tế. Mục tiêu của Ngày Môi trường Quốc tế là giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích hành động bảo vệ môi trường. Nhiều nhiệm vụ đang diễn ra trong ngày này: ký kết thỏa thuận về bảo vệ môi trường; tuần hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; Kiểm tra môi trường; khuyến khích tái chế.
(Ngày Quốc tế Môi trường và Tuổi trẻ Hành động, do nhóm tổng hợp từ báo Tuổi trẻ, Nhân dân, website Bộ Khoáng sản và Môi trường)
Trả lời:
Tính năng của dấu chấm phẩy là cản trở các giải pháp bảo vệ môi trường nhưng tác giả đưa ra.
Có thể thay dấu phẩy trong đoạn văn sau bằng dấu chấm phẩy được ko? Vì sao?
Trái đất đã tặng thưởng cho chúng ta và tất cả các loại không gian sống: những cánh rừng bao la, những cánh đồng xanh mướt, những bản nhạc blu thơ mộng, những ngọn núi hùng vĩ, biển cả rộng lớn, những khu dân cư bí hiểm, …
(Theo Trịnh Xuân Thuận, Cỗi nguồn – nỗi nhớ thuở lúc đầu, Phạm Văn Thiều – Ngô Vũ Địch, NXB Trẻ, 2006)
Không thể thay dấu phẩy bằng dấu chấm phẩy vì đây là kiểu liệt kê dễ ợt.
Vui lòng đọc lại văn bản Lễ cúng thần lúa, đất – mẹ của người Choro gõ và nói:
Những cách giao tiếp ko lời nào đã được sử dụng?
Hình ảnh được sử dụng trong Hành động của người Chơro đối với thần lúa có hiệu lực giảng giải nội dung của văn bản này là gì?
Các thông tin liên lạc ko lời được sử dụng là: ảnh, tháng ngày và dữ liệu.
Các hình ảnh được sử dụng trong Hành động của người Chơro đối với thần lúa có công dụng trình bày nghi lễ thờ thần lúa của họ.
* Viết ngắn gọn
Em hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 150 – 200 từ) giới thiệu cảnh tự nhiên nhưng em thích thú bằng dấu chấm phẩy.
Bài mẫu:
Gió thu yên ả như dải lụa khẽ luồn qua kẽ lá mang hương hoa thanh mát ra phố; mang hương sắc của tô phở Hà Nội cho những tân khách tò mò; mang hương thơm ngát hương của sương mai như làn tóc thanh nữ. Những tia nắng mong manh vừa tan trong sương sớm chạy đón gió, nhờ gió nhưng rắc những sắc màu kì ảo lên vạn vật. Chiếc lá vàng bay trên phố, gió như đưa lá nô giỡn rồi từ từ trả lá quay về mặt đất. Gió mùa thu ko như gió heo may của mùa hạ, ko giống gió lạnh dịu dàng của mùa đông, nhưng là cơn gió nhẹ, mát lạnh ve vuốt làn da mong manh. Gió như 1 sợi dây mảnh nối trời và đất, để cảnh vật và con người hòa vào nhau hình thành 1 toàn cầu lung linh, kì ảo và đầy màu sắc.
Bài soạn tham khảo số 5
Bài soạn tham khảo số 4Bài soạn tham khảo số 5Bài soạn tham khảo số 5
Câu 1.(trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Hãy nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn trích sau:
Năm 1972, Đại hội đồng Liên hiệp quốc quyết định chọn ngày 5 tháng 6 hằng năm là Ngày Môi trường thế giới. Mục đích của Ngày Môi trường thế giới là giúp mọi người nhận ra tầm quan trọng của môi trường và khuyên khích các hành động bảo vệ môi trường. Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn ra: kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tải chế rác thải.
(Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ, nhóm biên soạn tổng hợp từ báo Tuổi trẻ, Nhân dân, trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Dấu chấm phẩy trong đoạn ở: “….kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tải chế rác thải.”
Tác dụng: ngắt quãng các hoạt động bảo vệ môi trường được người viết đưa ra và các bộ phận trong câu này có cấu tạo khá phức tạp.
Trái Đất đã cho chúng ta và muôn loài môi trường sống: những cánh rừng rậm bạt ngàn, những cánh đồng có xanh mướt, những dòng sông trong xanh thơ mộng, những núi non hùng vĩ, những đại dương bao la huyện bí,…
(Theo Trịnh Xuân Thuận, Nguồn gốc – nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu, Phạm Văn Thiều – Ngô Vũ dịch, NXB Trẻ, 2006)
Không cần thiết phải sử dụng dấu chấm phẩm trong trường hợp này, vì đây chỉ là một phép liệt kê đơn giản.
Câu 3.(trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Em hãy đọc lại các văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro, Trái Đất – Mẹ của muôn loài và cho biết:
Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào đã được sử dụng?
Các hình ảnh được dùng trong Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro có tác dụng minh hoạ cho những nội dung nào của văn bản này?
Các hình ảnh được dùng trong Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro có tác dụng minh hoạ cho nghi thức cúng Thần Lúa của họ.
Viết ngắn
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) giới thiệu về một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích trong đó có sử dụng dấu chấm phẩy.
Bài làm:
Tả cảnh biển có sử dụng dấu chấm phẩy – Đoạn văn mẫu 1
Khung cảnh cánh đồng lúa quê em khi hoàng hôn thật đẹp biết bao. Phía phương Tây, bầu trời đỏ rực như lửa cháy. Ông mặt trời đỏ rực như một quả cầu khổng lồ đang lặn dần về phía chân trời. Dường như ông đã quá mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả. Từng đám mây lững thững trôi trên bầu trời. Trên cánh đồng, những bông lúa trĩu nặng đang đung đưa theo gió; màu lúa chín vàng bao trùm khắp cả cánh đồng; hương lúa thơm vị ngọt ngào của đất trời. Chiều xuống, các bác nông dân đang hối hả trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả. Phía xa, đám trẻ con đang chơi thả diều. Quê hương lúc này thật yên bình mà thơ mộng.
Tả cảnh biển có sử dụng dấu chấm phẩy – Đoạn văn mẫu 2
Trong tất cả các cảnh sắc và khung cảnh thiên nhiên, em thích nhất là cảnh biển. Mỗi lần được đi biển, em sẽ được ngắm vô vàn những cảnh sắc và khung cảnh tươi đẹp: bãi cát trắng vàng giòn được ánh nắng chiếu rọi; nước biển trong xanh quanh năm mát rượi; những dãy núi phía xa xa tít tắp; những rặng dừa, hàng phi lao rì rào thầm thì cùng sóng biển; những đoàn thuyền đi đánh cá trở về và khung cảnh rộn rã đông vui. Cảnh biển lúc bình minh luôn mang đến cho em cảm giác tươi mới và tràn trề sức sống. Nơi ánh nắng bình minh dịu nhẹ chiếu xuống mặt biển, mặt biển trong xanh, từng đàn hải âu bay lượn và ngư dân đánh cá trở về. Bầu trời lúc nào cũng trong xanh, cao vời vợi và không gian thì dài rộng vô tận không có điểm dừng. Hoàng hôn, biển nhuộm màu vàng huy hoàng và rực rỡ. Và đến chiều tối thì biển chỉ còn lại là màu đen. Thi thoảng ở phía xa, có những chấm đèn của những con tàu ra khơi, ngày một nhỏ dần và biến mất. Mẹ Biển đã ưu đãi cho con người biết bao nguồn hải sản và tài nguyên thiên nhiên. Tóm lại, cảnh biển là cảnh mà em yêu thích nhất vì nó thực sự đẹp và mang đến cho em cảm giác bình yên, hạnh phúc.
Tả cảnh biển có sử dụng dấu chấm phẩy – Đoạn văn mẫu 3
Trong những khung cảnh thiên nhiên mà em được chứng kiến thì em thích nhất là cảnh biển. Mỗi lần ngắm biển ta sẽ cảm nhận được những cảnh sắc tuyệt vời: từng bãi cát trắng vàng giòn được ánh nắng chiếu rọi; mặt biển trong xanh kéo dài tới tận chân trời; từng con sóng trắng ào ạt vỗ vào bờ; những đoàn thuyền đánh cá nối đuôi nhau trở về. Và có lẽ cảnh biển lúc bình minh luôn mang đến cho em cảm giác tươi mới và tràn trề sức sống nhất. Khi ánh nắng bình minh dịu nhẹ chiếu xuống mặt biển, mặt biển trong xanh, từng đàn hải âu bay lượn và ngư dân đánh cá trở về. Biển nhuộm màu vàng rực rỡ khi hoàng hôn buông xuống. Và đến chiều tối thì biển chỉ còn lại là màu đen. Cảnh biển lúc nào cũng như một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ. Nó thực đẹp và mang đến cho em cảm giác bình yên, hạnh phúc.
Bài soạn tham khảo số 6Bài soạn tham khảo số 4Bài soạn tham khảo số 4
Lưu ý xử lý dấu chấm phẩy trong phần sau
Năm 1972, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định lấy ngày 5 tháng 6 hàng năm là Ngày Môi trường Thế giới. Mục tiêu của Ngày Môi trường Thế giới là giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của môi trường và thúc đẩy hành động vì môi trường. Ngày nay, nhiều biện pháp đang được thực hiện: ký kết các hiệp định về môi trường; tuần hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi sinh thái; để thúc đẩy tái chế.
(Nhóm tổng hợp từ Ngày Môi trường Thế giới và Hoạt động Thanh niên, báo Tuổi trẻ, Nhật ký Nhân dân, website Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Câu trả lời:
Tác dụng của dấu chấm phẩy là ngăn chặn các hoạt động về môi trường của người viết.
Có thể thay dấu phẩy trong đoạn văn sau bằng dấu chấm phẩy được không? Tại sao?
Trái đất đã ban tặng cho chúng ta và mọi loại môi trường sống: những cánh rừng bạt ngàn, những cánh đồng xanh mướt, những dòng sông xanh thơ mộng, những ngọn núi hùng vĩ, những đại dương rộng lớn, những miền bí ẩn, …
(Theo Trinh Juan Thuana, Cội nguồn – nỗi nhớ những ngày đầu, Phạm Văn Thiều – Ngô Vũ Địch, NXB Trẻ, 2006)
Câu trả lời:
Không thể thay thế dấu phẩy bằng dấu chấm phẩy vì đây là danh sách đơn giản.
Vui lòng đọc lại các văn bản Lễ cúng Thần lúa, Mẹ đất tốt bụng và nói:
Một. Những công cụ nào đã được sử dụng cho giao tiếp không lời?
Hình ảnh được sử dụng Nghi lễ cúng thần lúa của người Chơro có hiệu lực nêu nội dung của văn bản này?
Hình ảnh sử dụng Nghi lễ cúng thần lúa của người Chơro có tác dụng mô tả nghi lễ thờ Thần lúa của họ.
* Bài viết ngắn
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150-200 từ) trình bày về cảnh quan thiên nhiên mà em yêu thích bằng dấu chấm phẩy.
Phân công
Gió thu dịu dàng như dải lụa chầm chậm luồn qua kẽ lá, mang hương hoa mát rượi khắp phố phường; mang mùi của nồi phở Hà Nội vào những món ăn thú vị; để truyền hương thơm ngọt ngào của sương vào những hàng liễu như mái tóc của những cô gái trẻ. Những tia nắng ban mai mỏng manh vừa tan ra đã vội vàng đón gió, nhờ gió mà rắc sắc tố ma thuật lên vạn vật. Chiếc lá vàng bay trên phố, gió đưa lá rong chơi, rồi từ từ đưa lá trở lại mặt đất. Gió mùa thu không giống gió nóng của mùa xuân, không giống gió lạnh của mùa đông, gió dịu mát mơn trớn làn da nhạy cảm. Gió như một sợi dây mảnh nối trời và đất, tạo nên một thế giới lung linh, hư ảo, muôn màu của cảnh vật và con người hòa quyện vào nhau.
Bài soạn tham khảo số 6Bài soạn tham khảo số 6
Bài soạn tham khảo số 1Bài soạn tham khảo số 6Bài soạn tham khảo số 6
Câu 1 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Dấu chấm phẩy trong đoạn được in đậm:
Năm 1972, Đại hội đồng Liên hiệp quốc quyết định chọn ngày 5 tháng 6 hằng năm là Ngày Môi trường thế giới. Mục đích của Ngày Môi trường thế giới là giúp mọi người nhận ra tầm quan trọng của môi trường và khuyên khích các hành động bảo vệ môi trường. Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn ra: kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tải chế rác thải.
(Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ, nhóm biên soạn tổng hợp từ báo Tuổi trẻ, Nhân dân, trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Tác dụng của dấu chấm phẩy là ngắt quãng các hoạt động bảo vệ môi trường được người viết đưa ra và các bộ phận trong câu này có cấu tạo khá phức tạp.
Câu 2 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Không nên thay dấu phẩy trong đoạn văn trên bằng dấu chấm phẩy vì dấu chấm phẩy chỉ nên dùng để ngăn cách những khoảng dừng lớn, trong câu có cấu tạo phức tạp.
Ví dụ:
Theo dõi câu cuối trong đoạn trích bài tập 1: Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn ra: kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tải chế rác thải.
Trong ví dụ trên, dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách các khoảng dừng lớn bảo trùm khoảng dừng nhỏ (tranh, ảnh). Còn trong đoạn trích ở bài tập 2, không có khoảng dừng nào nhỏ hơn, câu này cấu tạo đơn giản nên không cần thiết dùng dấu chấm phẩy.
Câu 3 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng là: hình ảnh, số liệu
Các hình ảnh được dùng trong Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro có tác dụng minh hoạ cho nghi thức cúng Thần Lúa của họ.
Viết ngắn: Viết đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) giới thiệu một cảnh thiên nhiên mà em thích, trong đó sử dụng dấu chấm phẩy.
Bài mẫu tham khảo
Trong tất cả các cảnh sắc và khung cảnh thiên nhiên, em thích nhất là cảnh biển. Mỗi lần được đi biển, em sẽ được ngắm vô vàn những cảnh sắc và khung cảnh tươi đẹp: bãi cát trắng vàng giòn được ánh nắng chiếu rọi; nước biển trong xanh quanh năm mát rượi; những dãy núi phía xa xa tít tắp; những rặng dừa, hàng phi lao rì rào thầm thì cùng sóng biển; những đoàn thuyền đi đánh cá trở về và khung cảnh rộn rã đông vui. Cảnh biển lúc bình minh luôn mang đến cho em cảm giác tươi mới và tràn trề sức sống. Nơi ánh nắng bình minh dịu nhẹ chiếu xuông mặt biển, mặt biển trong xanh, từng đàn hải âu bay lượn và ngư dân đánh cá trở về. Bầu trời lúc nào cũng trong xanh, cao vời vợi và không gian thì dài rộng vô tận không có điểm dừng. Hoàng hôn, biển nhuộm màu vàng huy hoàng và rực rỡ. Và đến chiều tối thì biển chỉ còn lại là màu đen. Thi thoảng ở phía xa, có những chấm đèn của những con tàu ra khơi, ngày một nhỏ dần và biến mất. Mẹ Biển đã ưu đãi cho con người biết bao nguồn hải sản và tài nguyên thiên nhiên. Tóm lại, cảnh biển là cảnh mà em yêu thích nhất vì nó thực sự đẹp và mang đến cho em cảm giác bình yên, hạnh phúc.
Chú thích: Dấu chấm phẩy được in đậm.
Bài soạn tham khảo số 1Bài soạn tham khảo số 1
Bài soạn tham khảo số 2Bài soạn tham khảo số 1Bài soạn tham khảo số 1
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích và tìm vị trí của dấu chấm phẩy.
Lời giải chi tiết:
Dấu chấm phẩy trong đoạn được in đậm:
Năm 1972, Đại hội đồng Liên hiệp quốc quyết định chọn ngày 5 tháng 6 hằng năm là Ngày Môi trường thế giới. Mục đích của Ngày Môi trường thế giới là giúp mọi người nhận ra tầm quan trọng của môi trường và khuyên khích các hành động bảo vệ môi trường. Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn ra: kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tải chế rác thải.
(Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ, nhóm biên soạn tổng hợp từ báo Tuổi trẻ, Nhân dân, trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Tác dụng: ngắt quãng các hoạt động bảo vệ môi trường được người viết đưa ra và các bộ phận trong câu này có cấu tạo khá phức tạp.
Xét cấu trúc câu văn và trả lời.
Không nên thay dấu phẩy trong đoạn văn trên bằng dấu chấm phẩy vì dấu chấm phẩy chỉ nên dùng để ngăn cách những khoảng dừng lớn, trong câu có cấu tạo phức tạp.
Ví dụ:
Theo dõi câu cuối trong đoạn trích bài tập 1: Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn ra: kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tải chế rác thải.
Trong ví dụ trên, dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách các khoảng dừng lớn bao trùm khoảng dừng nhỏ (tranh, ảnh). Còn trong đoạn trích ở bài tập 2, không có khoảng dừng nào nhỏ hơn, câu này cấu tạo đơn giản nên không cần thiết dùng dấu chấm phẩy.
Chú ý về các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu,…
Các phương tiễn giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu
Văn bản
Hình ảnh/ số liệu
Tác dụng
Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro
Cây nêu, những cây lúa trang trí trên bàn thờ, những lễ vật…
Hình dung rõ hơn về nghi thức và hoạt động trong buổi lễ
Trái Đất- Mẹ của muôn loài
Ba phần tư bề mặt là nước, 140 triệu năm, 6 triệu năm, 30000 năm, những dòng sông, đồng cỏ…
Tăng tính thuyết phục cho văn bản, giúp người đọc tiếp nhận thông tin một cách trực quan và dễ dàng hơn
Viết đoạn văn đáp ứng hình thức ngắn gọn và sử dụng dấu chấm phẩy, em lựa chọn một cảnh thiên nhiên mà em thích.
Bài soạn tham khảo số 3Bài soạn tham khảo số 2Bài soạn tham khảo số 2
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 88)
Câu 1. Hãy nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn trích sau:
Năm 1972, Đại hội đồng Liên hiệp quốc quyết định chọn ngày 5 tháng 6 hằng năm là Ngày Môi trường thế giới. Mục đích của Ngày Môi trường thế giới là giúp mọi người nhận ra tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích các hành động bảo vệ môi trường. Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn ra: kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tái chế rác thải.
(Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ,nhóm biên soạn tổng hợp từ báo Tuổi trẻ, Nhân dân, trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Câu văn có sử dụng dấu chấm phẩy: Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn ra: kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tái chế rác thải.
Công dụng của dấu chấm phẩy: Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
Trải Đất đã cho chúng ta và muôn loài môi trường sống: những cánh rừng rậm bạt ngàn, những cánh đồng có xanh mướt, những dòng sông trong xanh thơ mộng, những núi non hùng vĩ, những đại dương bao la huyện bí,…
(Theo Trịnh Xuân Thuận, Nguồn gốc – nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu, Phạm Văn Thiều – Ngô Vũ dịch, NXB Trẻ, 2006)
Không cần thiết phải sử dụng dấu chấm phẩm trong trường hợp này, vì đây chỉ là một phép liệt kê đơn giản.
Câu 3. Em hãy đọc lại các văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro, Trái Đất – mẹ của muôn loài và cho biết:
Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào đã được sử dụng?
Các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng: hình ảnh, đề mục.
Các hình ảnh được dùng trong Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro có tác dụng minh họa cho những nội dung nào của văn bản này?
Các hình ảnh được dùng trong Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro có tác dụng minh họa cho nghi thức cúng Thần Lúa.
Viết ngắn:
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) giới thiệu về một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích trong đó có sử dụng dấu chấm phẩy.
Đăng bởi: Hoàng Tuyết Nhi
Từ khoá: 6 Bài soạn “Thực hành Tiếng Việt” bài 10 trong SGK Chân trời sáng tạo – Ngữ văn 6 hay nhất
Top 6 Bài Soạn “Từ Và Cấu Tạo Của Từ Tiếng Việt” Lớp 6 Hay Nhất
Bài soạn “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt” số 6
1- KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Thế nào là từ?
Từ là một yếu tố của ngôn ngữ (tiếng Việt) có hai đặc điểm rất cơ bản, đó là:
a) Có nghĩa
Ví dụ: nàng; sinh, nở; bọc, trứng trăm, nghìn; hồng hào, đẹp đẽ; bú mớm, khoẻ mạnh,… là những từ trong tiếng Việt bởi tất cả đều có nghĩa.
b) Được dùng độc lập để tạo câu
Ví dụ, các từ trên có thể được dùng riêng biệt để tạo những câu như sau:
– Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng.
– Trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.
– Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mủi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.
c) Từ một tiếng và từ nhiều tíếng
Trong số các từ trên, có từ chỉ là một tiếng. Ví dụ: nàng; sinh, nở; bọc, trứng; trăm, nghìn. Nhưng cũng có từ gồm hai tiếng. Ví dụ: hồng hào, đẹp đẽ; bú mớm, kho ẻ mạnh,…
2. Đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt
a) Đơn vị cấu tạo từ
Đơn vị cấu tạo nên từ trong tiếng Việt là tiếng.
– trồng trọt, trồng tỉa, nuôi trồng, cây trồng, vun trồng,…
– nuôi nấng, nuôi dạy, con nuôi, mẹ nuôi,…
– buồn tủi, buồn vui, buồn buồn,…
– đẹp đẽ, tươi đẹp, xinh đẹp,…
b) Các kiểu cấu tạo từ
– Từ tiếng Việt có thể chia thành hai loại lớn: từ đơn, từ phức. Từ đơn là những từ chỉ có một tiếng. Ví dụ: Khi / có / việc / cần / thần / mới / hiện / lên. Từ phức là những từ có từ hai tiếng trở lên.
– Từ phức (dựa vào mối quan hệ giữa các tiếng: có láy âm hay không láy âm) lại có thể chia nhỏ ra thành:
+ Từ ghép là những từ giữa các tiếng không có quan hệ láy âm. Ví dụ : khỏe mạnh, yêu mến, lạ thường, dòng họ,…
+ Từ láy là những từ giữa các tiếng có quan hệ láy âm với nhau. Ví dụ: hồng hào, đẹp đẽ, thỉnh thoảng, khoẻ khoắn,…
II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. a) Để tìm được kiểu cấu tạo từ của một từ nào đó, các em có thể lần lượt tiến hành theo trật tự sau:
– Xem xét số lượng tiếng có trong các từ. Nếu từ một tiếng thì đó là từ đơn, còn nhiều tiếng thì đó là từ phức.
– Nếu là từ phức, các em cần tiếp tục tìm hiểu sâu hơn để biết từ đó được cấu tạo theo kiểu ghép hay kiểu láy:
+ Sẽ là từ láy nếu các tiếng có quan hệ láy âm.
+ Sẽ là từ ghép nếu các tiếng không có quan hệ láy âm mà có quan hệ về nghĩa.
Vậy, nguồn gốc, con cháu là từ phức vì đều là những từ gồm hai tiếng. Giữa các tiếng nguồn / gốc, con / cháu không có quan hệ láy âm mà có quan hệ ngữ nghĩa nên đều thuộc kiểu từ ghép.
b) Từ đổng nghĩa với một từ nào đấy là những từ có nghĩa giống hoặc gần giống với từ đó.
Để tìm những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc trong câu trên, các em có thể:
– Dựa vào cách hiểu của mình về nghĩa của từ.
– Tra từ điển đồng nghĩa.
Khi dùng từ điển để tìm hiểu nghĩa, các em sẽ hiểu: nguồn: nơi bắt đầu, nơi phát sinh ; gốc : cái hoặc nơi từ đó sinh ra, tạo ra cái được nói đến ; nguồn gốc có nghĩa là : nơi từ đó nảy sinh ra.
Dựa vào nghĩa này, các em có thể tìm thấy các từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc là : ngọn nguồn, cội nguồn.
c) Để tìm được các từ ghép như mẫu con cháu, anh chị, ông bà, các em có thể dùng các từ đơn chỉ quan hệ thân thuộc như cha, chú, cô, bác, cậu, mợ, dì, anh, chị, em… rồi ghép theo những mối quan hệ nghĩa kiểu như :
– Theo thứ bậc trên, dưới: cha chú, anh chị, con cháu, cháu chắt,…
– Theo giới tính : ông bà, bố mẹ, chú dì, chú thím, cậu mợ,…
Câu 2. Các từ ghép chỉ quan hệ họ hàng thân thuộc trong gia đình người Việt Nam có một số cách ghép chính như sau :
– Theo quan hệ giới tính (trai gái, gái trai)
Ví dụ : ông bà, bố mẹ, anh chị; cô chủ, cô cậu,…
– Theo quan hệ thứ bậc trên dưới
Ví dụ : cha con, con cháu, cháu chắt,…
– Theo quan hệ nội ngoại
Ví dụ : cô cậu
Câu 3. Để thực hiện được yêu cầu của bài tập này, các em cần lấy một từ đơn chỉ cách chế biến, chỉ chất liệu, chỉ tính chất hoặc chỉ hình dáng của bánh và ghép vào sau yếu tố bánh, các em sẽ được những từ ghép cần tìm. Theo công thức bánh + X, các em sẽ tạo được những từ ghép có nghĩa cụ thể hơn (chỉ một loại bánh) so với nghĩa của từ đơn bánh (chỉ chung các loại bánh).
Ví dụ :
– Nêu cách chế biến của bánh : bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh tráng,…
– Nêu tên chất liêu của bánh : bánh nếp, bánh tôm, bánh tẻ, bánh khoai, bánh ngô, bánh bột lọc, bánh đậu xanh,…
– Nêu tính chất của bánh : bánh dẻo, bánh xốp, bánh phồng,…
– Nêu hình dáng của bánh : bánh gối, bánh tai voi, bánh quấn thừng,…
Câu 4. Thút thít là từ láy tượng thanh. Đây là từ dùng để tả tiếng khóc nhỏ, không liên tục, xen với tiếng xịt mũi.
Những từ láy khác có cùng tác dụng ấy : sụt sùi, sụt sịt, tấm tức, rưng rức,..
Câu 5. Các từ láy tả tiếng cười : khúc khích, tủm tỉm, khanh khách, sằng sặc, sặc sụa, hô hố, hềnh hệch, ha hả, rinh rích, toe toét,…
– tả dáng điệu : mềm mại, lả lướt, thướt tha, lừ đừ, ngột ngưỡng, nghênh ngang, lóng ngóng, loay hoay, hí hoáy, lù đù, co ro, xiêu xiêu,:..
III – THAM KHẢO
1. Từ ghép có yếu tố “mạnh”: mạnh khỏe, mạnh giỏi, mạnh bạo, mạnh miệng, mạnh mồm, mạnh tay, mạnh dạn,…
2. Từ ghép có yếu tố “học”: /học sinh, học tập, học bạ, học kì, học cụ, học dường, học bổng, học vấn, học trò, học hỏi, học lực, học phí,…
3. Một số từ láy tượng hình: khúc khuỷu, khúm núm, lệt bệt, lững lờ, lả lả, xiêu xiêu, lùng bùng, nhoè nhoẹt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, thoi thóp,…
Bài soạn “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt” số 4Bài soạn “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt” số 6
Bài 1. a) Xác định kiểu cấu tạo của từ nguồn gốc là xét xem từ đó gồm bao nhiêu tiếng và quan hệ giữa các tiếng đó như thế nào (các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa hay láy âm nhau).
Ta thấy : từ nguồn gốc gồm hai tiếng, nó là từ phức. Các tiếng nguồn, gốc đều có nghĩa. Vậy, nó là từ ghép.
(Tương tự đối với từ con cháu.)
b) Tìm từ đồng nghĩa với từ cho trước là tìm những từ có ý nghĩa giống hoặc gần giống với từ đó. Ví dụ : từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc là cội nguồn.
c) HS có thể tìm những từ đơn chỉ quan hệ thân thuộc như : ông, bà, bố, cha, ba, má, mẹ, cô, chú, bác, cậu, mợ, thím, con, cháu, anh, chị, em,… rồi kết hợp các tiếng (là từ đơn) đã tìm được với nhau để tạo thành từ ghép.
Lưu ý : Một tiếng có thể kết hợp (ghép) với các tiếng khác nhau để tạo thành những từ ghép khác nhau. Ví dụ : ông bà, ông cha,…
(nam) (nữ)
(bậc trên) (bậc dưới)
Quy tắc 1 : nam trước, nữ sau (tiếng chỉ nam giới đứng trước, tiếng chỉ nữ giới đứng sau).
Quy tắc 2 : trên trước, dưới sau (tiếng chỉ người bậc trên đứng trước, tiếng chỉ người bậc dưới đứng sau).
Bài 3. Các từ ghép gọi tên các loại “bánh” cấu tạo theo công thức bánh + X có nghĩa cụ thể hơn nghĩa của bánh. Trong đó X là tiếng giữ vai trò cụ thể hoá loại “bánh” để phân biệt với loại bánh khác.
Ví dụ : tiếng nếp kết hợp với tiếng bánh tạo thành từ bánh nếp chỉ một loại bánh làm bằng gạo nếp. Bánh nếp khác với các loại bánh làm bằng chất liệu khác như bánh tẻ, bánh khoai ; đồng thời cũng khác với bánh rán (về cách chế biến), bánh dẻo (về tính chất), bánh gối (về hình dáng).
HS kẻ theo bảng đã cho trong SGK. Có thể tìm thêm các từ chỉ các loại bánh để bổ sung vào bảng. Ví dụ : bánh cốm, bánh mật, bảnh mì, bánh quế… *
Bài 4. Cách làm tương tự như bài tập 3. Chú ý đến các ý nghĩa về màu sắc, hình dáng, xuất xứ của từng loại “dưa”.
Bài 5. HS tìm tên các loại cá cụ thể. Ví dụ : cá chép, cá mè,…
Bài 6. HS xét xem từ thút thít bổ nghĩa cho từ nào, rồi tự kết luận xem nó miêu tả cái gì. HS có thể tìm thêm các từ khác như : sụt sùi, nức nở, tấm tức, rưng rức,…
Tham khảo các từ sau :
a) Tả tiếng cười : khúc khích, rinh rích,…
b) Tả tiếng nói : lè nhè, lí nhí,…
c) Tả dáng điệu : lừ đừ, co ro,…
Bài soạn “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt” số 4
Bài soạn “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt” số 5Bài soạn “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt” số 4
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1 (Trang 14 – SGK). Đọc câu văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
[…] Người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
(Con Rồng cháu Tiên)
a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào?
b. Tìm những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc trong câu trên.
c. Tìm thêm các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc theo kiểu: con cháu, anh chị, ông bà…
Câu 2 (Trang 14 – SGK) Hãy nêu quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc.Bài làm:
Ghép dựa vào quan hệ giới tính – nam trước nữ sau: ông bà, cha mẹ, chú dì, cậu mợ, bác bá, anh chị…
Ghép dựa vào thứ bậc, tuổi tác – trên trước dưới sau, lớn trước bé sau: ông cha, bác cháu, chú cháu, dì cháu, chị em, anh em, cháu chắt…
Câu 3 (Trang 14 – SGK) Các tiếng đứng sau trong các từ ghép bánh rán, bánh nếp, bánh dẻo, bánh nướng, bánh gối, bánh tôm, bánh tẻ, bánh gai, bánh xốp, bánh khúc, bánh khoai… có thể nêu đặc điểm gì để phân biệt với nhau?
Nêu cách chế biến bánh: (bánh) rán, hấp, nướng, tráng, …
Nêu tên chất liệu của bánh: (bánh) nếp, tẻ, tro, tôm, khúc, …
Nêu tính chất của bánh: (bánh) dẻo, xốp, …
Nêu hình dáng của bánh: (bánh) gối, gai…
Bài soạn “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt” số 2Bài soạn “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt” số 5
I – Từ là gì ?
Câu 1 trang 13 – SGK Ngữ Văn 8 tập 1: Lập danh sách các tiếng và danh sách các từ trong câu sau, biết rằng mỗi từ được phân cách với từ khác bằng dấu gạch chéo.
– Các tiếng: thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở.
– Các từ: thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi, và, cách, ăn ở.
Câu 2 trang 13 – SGK Ngữ Văn 8 tập 1: Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau ?
– Tiếng là âm thanh được phát ra. Mỗi tiếng là một âm tiết.
– Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa tạo thành câu.
– Tiếng cấu tạo nên từ, từ cấu tạo nên câu. Một tiếng được coi là từ khi nó có nghĩa và cấu tạo thành câu.
Ghi nhớ :
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
II – Từ đơn và từ phức
Bảng phân loại
– Từ phức
+Từ ghép: Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy
+ Từ láy: Trồng trọt
III – Luyện tập
Câu 2 trang 14 – SGK Ngữ Văn 8 tập 1: Quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc
Câu 4 trang 15 – SGK Ngữ Văn 8 tập 1: Từ láy được in đậm trong câu sau miêu tả cái gì ?
Bài soạn “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt” số 1Bài soạn “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt” số 2
I. Từ là gì?
Câu 1 (trang 13 sgk ngữ văn 6 tập 1)
– Các tiếng: Thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở.
– Các từ:
+ Tб»« Д‘ЖЎn: Thбє§n, dбєЎy, dГўn, cГЎch, vГ
+ Từ ghép: Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.
Câu 2 (trang 13 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Các đơn vị được gọi là tiếng và từ khác nhau
+ Tiếng là thành phần cấu tạo nên từ.
+ Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để tạo câu
II. Từ đơn và từ phức
Câu 2 (trang 14 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Từ ghép và từ láy giống nhau: đều có từ 2 âm tiếng trở lên tạo thành
– Khác nhau:
+ Từ ghép: được tạo ra bằng các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau
+ Từ láy: được tạo ra bởi quan hệ láy âm giữa các tiếng.
III. Luyện tập
Bài 1 (trang 14 sgk ngữ văn 6 tập 1)
a, Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép.
b, Những từ đồng nghĩa với nguồn gốc: gốc gác, nguồn cội, cội nguồn
c, Những từ ghép có quan hệ theo kiểu thân thuộc: con cháu, anh chị, vợ chồng, anh em, cô dì, chú bác, chị em…
Bài 2 (trang 14 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép thể hiện quan hệ thân thuộc:
– Theo giới tính (nam, nữ) : anh chị, cô chú, cô bác, chị em, cô cậu,…
– Theo bậc (bậc trên, bậc dưới): cha con, con cháu, cháu chắt…
Bài 3 (trang 14 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Bài 4 (trang 15 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Từ thút thít miêu tả tiếng khóc nhỏ, không liên tục, xen với tiếng xịt mũi của nàng công chú Út. Đây là từ láy tượng thanh.
– Các từ láy có cùng tác dụng: sụt sùi, sụt sịt, tấm tức, rưng rức,…
Bài 5 (Trang 15 sgk ngữ văn 6 tập 1)
a, Tả tiếng cười: khanh khách, khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, rinh rích, toe toét…
c, Tả dáng điệu: lom khom, thướt tha, mềm mại, lừ đừ, ngật ngưỡng, lóng ngóng, hí hoáy, co ro, liêu riêu…
Bài soạn “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt” số 1
Bài soạn “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt” số 3Bài soạn “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt” số 1
Bài 1 – Trang 13 sgk
Lập danh sách các từ và các tiếng trong các câu sau:
Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt, / chăn nuôi / và / cách / ăn ở.
(Con rồng cháu tiên)
Trả lời
Các dấu gạch chéo là dấu hiệu lưu ý về ranh giới giữa các từ. Như vậy, có từ chỉ gồm một tiếng, có từ lại gồm hai tiếng.
Trong câu này, có 12 tiếng và 9 từ.
– Những từ một tiếng: Thần, dạy, dân, cách, và.
– Những từ hai tiếng: trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.
Bài 2 – Trang 13 sgk
Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau?
a. Phân biệt giữa từ và tiếng?
– Tiếng là âm thanh được phát ra. Mỗi tiếng là 1 âm tiết.
– Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu. Từ được tạo bởi một hoặc hai tiếng trở lên.
– Tiếng dùng để cấu tạo nên từ. Từ dùng để cấu tạo nên câu. Vai trò của từ được thể hiện trong mối quan hệ với các từ khác trong câu.
b. Khi nào một tiếng được coi là từ?
Một tiếng nào đấy được coi là từ chỉ khi nó có khả năng tham gia cấu tạo câu. Tiếng mà không dùng được để cấu tạo câu thì cũng không mang ý nghĩa nào cả và như thế không phải là từ.
Điền các từ vào bảng phân loại:
“Từ/ đấy/ nước/ ta/ chăm/ nghề/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ có/ tục/ làm/ bánh Chưng/ bánh Giầy”
(Bánh Chưng, Bánh Giầy)
Từ và cấu tạo của từ tiếng việt
– Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng;
– Từ phức là từ gồm ít nhất hai tiếng.
Bài 1 – Trang 14 sgk Ngữ văn 6 tập 1
Đọc câu văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên” (Con Rồng cháu Tiên)
a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép.
b. Những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: cội nguồn, gốc tích, … c. Các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc theo kiểu con cháu, anh chị, ông bà: anh em, cậu mợ, cô dì, chú bác, …
Bài 2 – Trang 14 sgk Ngữ văn 6 tập 1
Quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc:
– Theo giới tính (nam trước, nữ sau): ông bà, cha mẹ, anh chị …(có thể gặp ngoại lệ: mẹ cha, cô chú, …)
– Theo bậc (vai vế, trên trước, dưới sau): cha anh, mẹ con, ông cháu, … (có thể gặp ngoại lệ: chú bác, cha ông, cụ kị, …)
Bài 3 – Trang 14 sgk Ngữ văn 6 tập 1
Các thứ tiếng đứng sau tiếng bánh có những đặc điểm để phân biệt các thứ bánh với nhau là:
Theo công thức “bánh + x“: Các tiếng đứng sau trong các từ ghép bánh rán, bánh nếp, bánh dẻo, bánh nướng, bánh gối, bánh tôm, bánh tẻ, bánh gai, bánh xốp, bánh khúc, bánh khoai,… có thể nêu những đặc điểm về cách chế biến, chất liệu, tính chất, hình dáng của từng loại bánh:
– Nêu cách chế biến bánh : (bánh) rán, nướng, nhúng, tráng, …
– Nêu tên chất liệu của bánh : (bánh) nếp, tẻ, tôm, khoai, …
– Nêu tính chất của bánh : (bánh) dẻo, xốp, …
– Nêu hình dáng của bánh : (bánh) gối, gai, …
Bài 4 – Trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 1
Từ láy “thút thít” trong câu “Nghĩ tủi thân, công chúa Út ngồi khóc thút thít” miêu tả cái gì?
– Từ láy thút thít trong câu “Nghĩ tủi thân, công chúa Út ngồi khóc thút thít.” miêu tả sắc thái tiếng khóc của con người (công chúa Út).
– Một số từ láy cùng tác dụng: nức nở, sụt sùi, rưng rức, …
Bài 5 – Trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 1
Những từ láy nào thường được dùng để tả tiếng cười, giọng nói, dáng điệu?
– Tả tiếng cười:khanh khách, khúc khích, khà khà, sằng sặc, …
– Tả dáng điệu: lom khom, lả lướt, khệnh khạng, nghênh ngang, khúm núm, …
Nội dung cần ghi nhớ
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
Tiếng là đơn vị cấu tạo lên từ
Tử chỉ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức.
Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.
Đăng bởi: Vương Võ Thị
Từ khoá: Top 6 Bài soạn “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt” lớp 6 hay nhất
Soạn Bài Tấm Cám
Tấm là người con gái xinh đẹp, hiền lành phải sống cùng mẹ kế và em Cám. Mẹ con Cám tìm cách bắt nạt Tấm, ép Tấm làm nhiều việc. Ngày hội, mẹ con Cám đi dự hội, bắt Tấm ở nhà nhặt thóc lẫn đỗ, Tấm khóc được Bụt giúp, cô có quần áo đẹp đi chơi. Nhờ chiếc hài Tấm đánh rơi, nhà vua tìm được Tấm, lấy nàng làm vợ. Mẹ con Cám ghen tức tìm cách giết Tấm, Tấm chết hóa thân thành chim vàng anh, khung cửi, cây xoan đào, quả thị. Cuối cùng Tấm và nhà vua cũng được đoàn tụ, mẹ con Cám bị trừng phạt.
– Phần 1 (từ đầu … “việc nặng”): giới thiệu các nhân vật
– Phần 2 (tiếp … “bà ngồi bán hàng”): sự hóa thân và đấu tranh của Tấm
– Phần 3 (còn lại): Tấm được trở về đoàn tụ với vua
Câu 1 (trang 72 skg ngữ văn 10 tập 1)
Xung đột truyện: quan hệ dì ghẻ – con chồng, giữa những người chị em cùng cha khác mẹ.
Từ đoạn truyện về chiếc yếm đỏ đến đoạn truyện Tấm đi xem hội: mâu thuẫn vật chất và tinh thần trong cuộc sống.
– Những mâu thuẫn trong gia đình:
+ Tấm bị mẹ con Cám bắt làm việc vất vả
+ Tấm bị lừa trút hết giỏ tép.
+ Mẹ con Cám ăn thịt cá bống
+ Mẹ con Cám đi hội, bắt Tấm ở nhà nhặt thóc trộn với gạo.
– Những mâu thuẫn xã hội (đẳng cấp):
+ Cái chết và sự hóa thân của Tấm (chim vàng anh, hai cây xoan đào,khung cửi, cây, quả thị)
– Diễn biến truyện cho ta hình dung sự phát triển của hai tuyến nhân vật:
+ Tuyến nhân vật phản diện- mẹ con Cám: càng ngày càng tàn nhẫn, độc ác.
+ Tuyến nhân vật Tấm: hành động và phản ứng yếu ớt, trở nên quyết liệt và chủ động hơn.
Câu 2 (trang 72 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Tấm trải qua 4 lần hồi sinh: tấm bị giết hóa thành chim vàng anh → cây xoan đào → khung cửi → cây thị (quả thị)
– Các hình thức biến hóa này cho thấy vẻ đẹp, phẩm chất của nhân vật (trong sáng, bình dị) đó cũng là sự phát triển trong ý thức đấu tranh của nhân vật.
– Sự hóa thân của nhân vật là yếu tố kì ảo thể hiện sự vươn lên đấu tranh của Tấm để giành lấy hạnh phúc, giữ lấy hạnh phúc, quá trình đấu tranh quyết liệt của cái thiện trước cái ác.
– Sự biến hóa, hồi sinh có thể bị ảnh hưởng từ thuyết luân hồi của đạo Phật, qua đó thể hiện ước muốn, khát vọng hạnh phúc của người dân lao động. Cô Tấm ở đây chết đi sống lại để giành và giữ hạnh phúc
Câu 3 (Trang 72 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Hành động trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám: là hành động gây nhiều ý kiến trái chiều- Tấm đúng, Tấm sai.
+ Tấm là nhân vật cổ tích, mang đặc trưng của kiểu nhân vật chức năng, không có tính cách riêng, thể hiện tinh thần, thái độ, cách đánh giá của nhân vật đều chịu sự chi phối
+ Truyện Tấm Cám tập trung phản ánh đạo lý của nhân dân ta: ở hiện gặp lành, ác giả ác báo. Mẹ con Cám liên tiếp gây ra cái chết cho Tấm nên chúng phải chết là hợp với logic truyện
Câu 4 (trang 72 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Bản chất mâu thuẫn và xung đột trong truyện:
– Mâu thuẫn mẹ con Cám với Tấm là mâu thuẫn dì ghẻ con chồng- vấn đề thuộc về phạm trù đạo đức, nguyên nhân từ việc kế thừa khối lượng vật chất trong gia đình.
– Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, cái thật và cái giả. Tấm đại diện cho cái thiện, sự ngay thẳng, mẹ con Cám hiện thân của cái ác, giả dối, lười biếng
– Mâu thuẫn giai cấp: mâu thuẫn giữa người bị áp bức với kẻ áp bức.
→ Cuộc đấu tranh quyết liệt của Tấm chính là cuộc đấu tranh vì chính nghĩa, vì công bằng.
Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì trong truyện cổ tích Tấm Cám:
– Các yếu tố thần kì, hoang đường kì ảo:
+ Ông Bụt xuất hiện cứu giúp Tấm
+ Tấm hóa thân sau khi chết (cây xoan đào, chim vàng anh, khung cửi, quả thị)
– Phản ánh khát vọng về công bằng xã hội, cái thiện chiến thắng cái ác:
+ Cuộc đấu tranh và chiến thắng của Tấm phản ánh ước mơ của nhân dân
– Kiểu nhân vật chức năng:
+ Các nhân vật trong truyện không có nội tâm, hay diễn biến tâm lý sâu sắc. Nhân vật không có tính cách riêng.
Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Bài Soạn “Phép Phân Tích Và Tổng Hợp” Lớp 9 Hay Nhất trên website Mfua.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!